Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nhật dụng theo quan điểm tích hợp (Ngữ văn 12 – chương trình cơ bản)

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nhật dụng theo quan điểm tích hợp (Ngữ văn 12 – chương trình cơ bản)

Văn học là một môn học quan trọng trong nhà trường. Cùng với các bộ môn khác, môn Văn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kỹ năng nhất định. Mục đích của dạy học văn là tạo sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn, trí tuệ, thẩm mĩ và hiểu biết để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Học văn chính là học cách làm người.

Nhưng khác với các bộ môn khác, văn học là một môn học có tính nghệ thuật ngôn từ. Do đó, nói đến tác phẩm văn chương là nói đến những sáng tạo tinh thần độc đáo của các nghệ sĩ, cũng là nói đến phương thức phản ánh đặc thù của văn học nghệ thuật. Chính vì vậy việc dạy học văn trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn từ được thể hiện qua sự sáng tạo của nhà văn. Phương pháp dạy học văn trong nhà trường cũng phải căn cứ một cách khoa học vào những quy luật của tâm lí sáng tạo và cảm thụ văn chương. Do đó việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương vừa có tính chất tự do, độc lập và mang tính cá nhân, lại vừa mang tính tập thể có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.

Tuy nhiên trong chương trình Ngữ văn ở THPT, ngoài một số tác phẩm có tính tư tưởng và nghệ thuật cao còn có nhiều văn bản gắn kết với đời sống, mang đậm màu sắc thực tiễn. Đó là những văn bản nhật dụng - những văn bản mà nội dung thể hiện những vấn đề có ý nghĩa thời sự, bức thiết đối với thời đại (như vấn đề môi trường, bệnh dịch thế kỉ, vấn đề văn hóa dân tộc .). Đây là loại bài học rèn luyện kĩ năng đọc các loại hình văn bản thông dụng mà con người thường xuyên phải tiếp cận trong mọi hoạt động xã hội để cập nhật thông tin, lĩnh hội tri thức, áp dụng vào thực tế học tập, lao động như văn bản khoa học phổ cập, văn bản báo chí, văn bản chính luận. Khác với văn bản nghệ thuật (tác phẩm văn học), chức năng chủ yếu của loại hình văn bản nói trên là chức năng thông báo tri thức. Về đặc điểm kết cấu văn bản, tổ chức thông tin, các loại hình văn bản này thường truyền đạt trực tiếp nội dung thông tin, không sử dụng các thủ pháp tổ chức ngôn từ để thực hiện chức năng thẩm mĩ, tạo tính hàm ẩn của nội dung thông tin qua hệ thống hình tượng như văn bản nghệ thuật. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc các loại hình văn bản này, giáo viên cần nhấn mạnh vào chức năng thông tin, tính cập nhật, tính thời sự, tính hiện thực, chính xác của thông tin. Hơn thế phải đặc biệt hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế đời sống để giúp học sinh không chỉ nắm được nội dung văn bản mà còn hiểu rõ bản chất vấn đề đang được phân tích. Qua đó học sinh biết vận dụng những kiến thức, hiểu biết của mình vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.

 

doc 25 trang thuychi01 5451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nhật dụng theo quan điểm tích hợp (Ngữ văn 12 – chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
 VĂN BẢN NHẬT DỤNG THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
(NGỮ VĂN 12 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận 
Văn học là một môn học quan trọng trong nhà trường. Cùng với các bộ môn khác, môn Văn có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những hiểu biết, những kỹ năng nhất định. Mục đích của dạy học văn là tạo sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn, trí tuệ, thẩm mĩ và hiểu biết để hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Học văn chính là học cách làm người.
Nhưng khác với các bộ môn khác, văn học là một môn học có tính nghệ thuật ngôn từ. Do đó, nói đến tác phẩm văn chương là nói đến những sáng tạo tinh thần độc đáo của các nghệ sĩ, cũng là nói đến phương thức phản ánh đặc thù của văn học nghệ thuật. Chính vì vậy việc dạy học văn trong nhà trường chịu sự chi phối của phương thức phản ánh bằng hình tượng ngôn từ được thể hiện qua sự sáng tạo của nhà văn. Phương pháp dạy học văn trong nhà trường cũng phải căn cứ một cách khoa học vào những quy luật của tâm lí sáng tạo và cảm thụ văn chương. Do đó việc tiếp nhận một tác phẩm văn chương vừa có tính chất tự do, độc lập và mang tính cá nhân, lại vừa mang tính tập thể có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên.
Tuy nhiên trong chương trình Ngữ văn ở THPT, ngoài một số tác phẩm có tính tư tưởng và nghệ thuật cao còn có nhiều văn bản gắn kết với đời sống, mang đậm màu sắc thực tiễn. Đó là những văn bản nhật dụng - những văn bản mà nội dung thể hiện những vấn đề có ý nghĩa thời sự, bức thiết đối với thời đại (như vấn đề môi trường, bệnh dịch thế kỉ, vấn đề văn hóa dân tộc.). Đây là loại bài học rèn luyện kĩ năng đọc các loại hình văn bản thông dụng mà con người thường xuyên phải tiếp cận trong mọi hoạt động xã hội để cập nhật thông tin, lĩnh hội tri thức, áp dụng vào thực tế học tập, lao động như văn bản khoa học phổ cập, văn bản báo chí, văn bản chính luận. Khác với văn bản nghệ thuật (tác phẩm văn học), chức năng chủ yếu của loại hình văn bản nói trên là chức năng thông báo tri thức. Về đặc điểm kết cấu văn bản, tổ chức thông tin, các loại hình văn bản này thường truyền đạt trực tiếp nội dung thông tin, không sử dụng các thủ pháp tổ chức ngôn từ để thực hiện chức năng thẩm mĩ, tạo tính hàm ẩn của nội dung thông tin qua hệ thống hình tượng như văn bản nghệ thuật. Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc các loại hình văn bản này, giáo viên cần nhấn mạnh vào chức năng thông tin, tính cập nhật, tính thời sự, tính hiện thực, chính xác của thông tin. Hơn thế phải đặc biệt hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế đời sống để giúp học sinh không chỉ nắm được nội dung văn bản mà còn hiểu rõ bản chất vấn đề đang được phân tích. Qua đó học sinh biết vận dụng những kiến thức, hiểu biết của mình vào việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống.
1.2. Cơ sở thực tế
Trên thực tế ta nhận thấy với những nỗ lực của toàn ngành Giáo dục và Đào tạo cũng như toàn xã hội đã đem lại những chuyển biến tích cực trong việc dạy và học, trong đó có việc dạy và học môn Ngữ văn. Nhiều giáo viên đã kịp thời đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học. Một trong những phương pháp mà nhiều giáo viên đã vận dụng vào quá trình dạy học của mình đó là giảng dạy theo hướng “tích hợp, liên môn”. Việc dạy và học Ngữ văn theo quan điểm “tích hợp, liên môn” bước đầu cũng đã có những chuyển biến và kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Ngữ văn ở THPT, trong số các văn bản học sinh được tiếp cận ở phân môn Đọc văn, thì việc dạy học văn bản nhật dụng gặp nhiều khó khăn hơn cả, bởi lí do nhiều giáo viên và học sinh không thích các giờ Đọc – hiểu văn bản nhật dụng. Đây là tâm lí ảnh hưởng lớn tới bài giảng của giáo viên và sự tiếp nhận của học sinh. Việc phân tích, giảng dạy văn bản nhật dụng còn chưa được chú ý đúng mức và chưa làm nổi bật đặc trưng thể loại; chưa kích thích học sinh tìm tòi, liên hệ với thực tế đời sống; bài học thường diễn ra khô khan, thiếu sinh động. Vì vậy để tiết dạy về văn bản nhật dụng thực sự có hiệu quả, đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu, tìm tòi những hình thức, phương pháp dạy học phù hợp để khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh, tránh sự nhàm chán, khô khan diễn ra trong tiết học.
Từ những vấn đề mang tính lí luận đến thực trạng của việc dạy và học văn hiện nay, chúng tôi chọn đề tài Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 (chương trình cơ bản) theo quan điểm tích hợp để nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc khắc phục những khó khăn khi dạy học văn bản nhật dụng trong nhà trường; qua đó đề xuất một hướng mới khi giảng dạy kiểu văn bản này để việc giảng dạy, học tập môn Ngữ văn ngày càng hiệu quả hơn.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với đề tài “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản nhật dụng trong Ngữ văn 12 theo quan điểm tích hợp” chúng tôi nhằm hướng đến các mục đích sau:
- Đối với người dạy: 
+ Giúp cho giáo viên khi giảng dạy các văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) sẽ có một trong những hướng khai thác hợp lí, làm nổi bật tính cập nhật, tính thời sự, tính hiện thực, chính xác của thông tin được nêu trong văn bản. Đồng thời làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn dễ đi vào tâm trí và tình cảm của học sinh.
+ Qua bài dạy, giáo viên nắm bắt được năng lực tiếp nhận và khám phá, lĩnh hội văn bản của học sinh; hiểu biết của học sinh về các vấn đề bức thiết của đời sống xã hội (căn bệnh AIDS, vốn văn hóa dân tộc). Từ đó, giáo viên có những điều chỉnh cần thiết trong việc lựa chọn nội dung tích hợp, phương pháp giảng dạy để đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
- Đối với người học: 
+ Tạo điều kiện cho học sinh được thực hành vận dụng giải quyết vấn đề nội dung mang tính tích hợp; tạo điều kiện để các em có cơ hội liên hệ, vận dụng, phối hợp những kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực vào giải quyết những vấn đề thực tế của đời sống; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Từ đó giúp các em có lòng say mê, kích thích sự tìm tòi, hứng thú trong học tập và yêu thích bộ môn Ngữ văn hơn.
+ Rèn cho học sinh khả năng kết hợp việc học tập với việc vận dụng, thực hành những điều đã học vào thực tế luyện tập làm văn ở nhà trường, cũng như vào xây dựng một thái độ sống đúng đắn, tích cực trong xã hội.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vận dụng quan điểm tích hợp và giảng dạy 02 văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan) và Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu). 
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Về lý thuyết
 - Tìm hiểu về quan điểm dạy học tích hợp và dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn.
 - Tìm hiểu văn bản nhật dụng, cách giảng dạy văn bản nhật dụng trong nhà trường.
 - Các tài liệu nghiên cứu, các thiết kế giáo án về văn bản: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)
4.2. Về thực tiễn
- Dự giờ các bài dạy: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) của đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm khi giảng dạy văn bản.
- Thực nghiệm triển khai đề tài trong giờ bài: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan), Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) – giảng dạy theo quan điểm tích hợp.
B. NỘI DUNG
	Chương 1
 DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP 
TRONG VĂN BẢN NHẬT DỤNG
1. Khái niệm dạy học tích hợp
Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 cho rằng: Dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển năng lực cần thiết trong đó có năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết có hiệu quả các tình huống thực tiễn. 
Trên tinh thần đó thì dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập ở nhà trường phổ thông phải được gắn với các tình huống của cuộc sống sau này mà học sinh có thể phải đối mặt và chính vì thế trở nên có ý nghĩa đối với học sinh. Như vậy, dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò người chủ gia đình, người công dân, người lao động trong tương lai.
2. Đặc trưng của dạy học tích hợp
Mục đích của dạy học tích hợp là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống. Dạy học tích hợp có những đặc điểm sau:
+ Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phù hợp.
+ Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
+ Làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
+ Giáo viên không đặt ưu tiên truyền đạt kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
3. Các dạng dạy học tích hợp
Tùy thuộc phạm vi tri thức được vận dụng, để giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau mà có các dạng dạy học tích hợp sau:
- Tích hợp nội dung trong một môn học, khi đó, vừa gắn kết đảm bảo tính đồng bộ giữa các nội dung có liên quan trong môn học, vừa đặt ra những tình huống đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng môn học để giải quyết.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục cần thiết nhưng không thành một môn học như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biển đảo, biên giới; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; an toàn gia thông) nội dung tích hợp tùy theo đặc trưng của từng môn.
- Tích hợp liên môn là tích hợp theo các chủ đề, ở đó chứa đựng các nội dung gần nhau của các môn học.
- Tích hợp xuyên môn là tích hợp bằng cách thiết kế các môn học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học (Ví dụ: Lý, Hóa, Sinh thành môn Khoa học tự nhiên; Sử, Địa, GDCD thành môn Tìm hiểu xã hội hoặc Khoa học xã hội).
Trên cơ sở các kiểu tích hợp trên, giáo viên trong quá trình giảng dạy phải biết tìm tòi, phân tích nội dung bài học, môn học để thiết kế các hoạt động sao cho khi thực hiện học sinh biết vận dụng kiến thức, kỹ năng ở các phạm vi khác nhau để giải quyết vấn đề phù hợp với bối cảnh của quá trình dạy học. Qua đó phát triển năng lực và rèn kĩ năng tự học, tìm tòi, khám phá ở học sinh.
4. Dạy học văn bản nhật dụng theo quan điểm tích hợp
4.1. Khái niệm văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nói đến loại văn bản này, người ta thường xuất phát từ góc độ chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung được đề cập. Cho nên nói văn bản nhật dụng là nói tính chất nội dung văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh giữ gìn hòa bình, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, ngược đãi đối với trẻ em và phụ nữ, đại dịch HIV/AIDS), thực hiện bình đẳng giới, hạn chế gia tăng dân số Xét về mặt hình thức, văn bản nhật dụng có thể được thể hiện bằng hầu hết các thể loại văn học cũng như các kiểu văn bản.
 Khi dạy loại bài này giáo viên không cần giới thiệu nhiều về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.. mà cần hướng dẫn, tổ chức học sinh đọc – hiểu, thảo luận, đi đến những vấn đề chung trước các vấn đề đặt ra cho dân tộc và nhân loại, giúp học sinh biết chia sẻ, gắn bó với đất nước và nhân loại trong các vấn đề chung đó.
4.2 Sự cần thiết của việc giảng dạy văn bản nhật dụng theo quan điểm tích hợp
Khi học các văn bản nhật dụng, ngoài việc tìm hiểu các luận điểm, những nội dung thông tin được đề cập trong đó, điều quan trọng nhất là học sinh phải tự rút ra được bài học thiết thực nhằm điều chỉnh nhận thức và hành động của bản thân, hướng tới việc tham gia giải quyết vấn đề nóng bỏng của xã hội, cuộc sống. Để đạt được điều này học sinh cần phải huy động sự hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực, nội dung. Vì vậy khi giảng dạy các văn bản này giáo viên có thể vận dụng quan điểm tích hợp, liên môn để hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài học, từ đó học sinh có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và quan trọng là qua đó các em biết vận dụng kiến thức tổng hợp liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn đặt ra.
4.3. Những nguyên tắc cơ bản khi tích hợp trong văn bản nhật dụng
4.3.1. Những nguyên tắc chung
- Chỉ tích hợp những phần có nội dung liên quan đến bài học.
- Đảm bảo đúng đặc trưng bộ môn.
- Không lạm dụng nhiều kiến thức dẫn đến quá tải.
4.3.2. Những nguyên tắc cụ thể khi tích hợp
- Tập trung vào những kiến thức trọng tâm của bài.
- Hệ thống câu hỏi cho nội dung bài học phải khoa học, hợp lý.
- Tích hợp những kiến thức đã, đang và sẽ học trong văn bản nhật dụng.
- Khai thác các vấn đề liên quan để nâng tầm hiểu biết và suy nghĩ của học sinh.
- Hiểu được ý nghĩa lồng ghép các nội dung tích hợp trong văn bản nhật dụng.
4.3.3. Công việc chuẩn bị cho giảng dạy tích hợp
- Lên kế hoạch, chọn bài giảng phù hợp; xác định nội dung tích hợp sao cho vừa đảm bảo trọng tâm bài học, vừa gần gũi, tự nhiên, thiết thực.
- Tiến hành soạn giáo án, lồng ghép vào các tiết học cụ thể.
- Chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết.
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn có liên quan.
- Tiến hành dạy lồng ghép phù hợp, hiệu quả
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu bài học
Chương 2.
THỰC HÀNH, ỨNG DỤNG
1. Văn bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan)
1.1. Đặc điểm bài học
HIV/AIDS là đại dịch đang hoành hành trên phạm vi toàn cầu. Người ta ví HIV/AIDS là quả bom hẹn giờ đang đe dọa tính mạng của hàng triệu người trên thế giới. Là người đứng đầu tổ chức quốc tế lớn nhất, Cô- phi An- nan kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới nhận thấy sự nguy hiểm của đại dịch này và tích cực chung tay góp sức ngăn chặn, đẩy lùi hiểm hoạ. Do đó khi dạy văn bản, giáo viên cần cho học sinh thảo luận nội dung bức thông điệp, nêu nguy cơ tiểm ẩn và cách hưởng ứng thông điệp của Cô-phi An-nan.
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 là một văn bản nghị luận. Vì thế khi dạy bản thông điệp này, giáo viên cũng phải chú ý đến những nét đặc sắc trong cách xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ, trong bố cục, lập luận và diễn đạt, hành văn.
Nhưng Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 còn được học ở chương trình với tư cách là một văn bản nhật dụng. Việc học bài văn này, với học sinh, chỉ thực sự có ý nghĩa khi nhờ đó, các em hiểu rõ hơn về một điều quan trọng, lớn lao và bức thiết, hiện đang tồn tại hàng ngày trong đời sống của dân tộc và của cả loài người – đó là phòng chống HIV/AIDS. Vì thế khi dạy bản thông điệp, giáo viên cần phải:
+ Cho học sinh tìm hiểu về HIV/AIDS hoặc các bệnh dịch, tệ nạn xã hội khác ở địa phương, trong nước và trên phạm vi toàn thế giới (khái niệm, biểu hiện, tình trạng và mức độ nguy hiểm, cách phòng tránh, trách nhiệm của mỗi người trong cuộc đấu tranh đẩy lùi hiểm họa)
+ Tổ chức cho học sinh tham gia những hoạt động tuyên truyền để phòng chống HIV/AIDS hoặc các bệnh dịch, tệ nạn xã hội khác.
+ Từ đó, xác định cho học sinh một thái độ sống có trách nhiệm, tích cực và nhân đạo trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS nói riêng và trong các vấn đề thiết thân của thực tế đời sống nói chung.
1.2. Giải pháp cho việc giảng dạy Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1 – 12- 2003 (Cô-phi An-nan) theo quan điểm tích hợp
Căn cứ vào đặc điểm nội dung bài học, chúng tôi đã lựa chọn những nội dung để tích hợp giảng dạy trong tiết học như sau:
1.2.1. Tích hợp kiểm tra kiến thức, hiểu biết của học sinh về HIV/AIDS
Để giúp học sinh thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa cấp bách của việc phòng chống hiểm họa HIV/AIDS, giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu về HIV/AIDS trước ở nhà và kiểm tra hiểu biết của các em, cung cấp thêm thông tin về căn bệnh thế kỉ này trong tiết học. Qua sự chuẩn bị bài và qua tiết học, học sinh một lần nữa có thêm hiểu biết về HIV/AIDS để có thể tham gia tích cực vào công cuộc phòng chống đại dịch này, trước mắt là trong phạm vi của địa phương mình. Cụ thể, giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu những vấn đề về HIV/AIDS như sau:
- HIV/AIDS là gì? HIV và AIDS liên quan với nhau như thế nào?
- Những biểu hiện của bệnh?
- Các con đường lây nhiễm HIV?
- Tác hại và hậu quả của bệnh?
- Cách phòng chống HIV/AIDS?
- Các hình ảnh, videominh họa về HIV/AIDS?
- Tình hình căn bệnh này và việc phòng chống căn bệnh này trên thế giới, ở Việt Nam, ở địa phương em (Quan Hóa) như thế nào)?
1.2.2. Tích hợp để giáo dục học sinh trước một vấn đề nhức nhối của xã hội: căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS
Từ việc hiểu rõ về căn bệnh HIV/AIDS (bản chất của bệnh, cách thức lây nhiễm, tác hại, hậu quả), tình trạng lây lan của căn bệnh này trên toàn cầu, việc chữa trị căn bệnh này hiện nay, giáo viên tích hợp để giáo dục học sinh tự nhận thức về tính chất nóng bỏng của cuộc chiến đấu phòng chống HIV/AIDS hiện nay trên thế giới và ở Việt nam, từ đó xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân khi tham gia vào cuộc chiến đấu này.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm về những tác hại to lớn của căn bệnh thế kỉ đối với cuộc sống, con người; những gì mỗi người cần làm để chung tay vào cuộc chiến phòng chống AIDS.
1.2.3. Tích hợp để giáo dục học sinh có thái độ đúng đắn với những người mắc căn bệnh AIDS
Từ việc hiểu rõ con đường lây lan của căn bệnh AIDS, từ lời kêu gọi của tác giả trong văn bản “Hãy cùng tôi giật đổ các thành lũy của sự im lặng, kì thị và phân biệt đối xử đang vây quanh bệnh dịch này”, “Hãy đừng để một ai ảo tưởn rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bước rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”. Trong thế giới AIDS khốc kiệt này không có khái niệm chúng ta và họ”, “Hãy sát cánh bên tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”giáo viên liên hệ với thực tế đời sống về tình tình phòng chống AIDS hiện nay (trên thế giới, trong nước, địa phương) và thái độ của những người xung quanh với người mắc phải căn bệnh HIV/AIDS, từ đó giáo dục sinh có thái độ, ứng xử và hành động đúng đắn, nhân đạo với những người không may mắc phải căn bệnh này.
- Giáo viên đưa ra bài tập tình huống về cách ứng xử của những người xung quanh với người không may bị nhiễm HIV/AIDS. Qua đó kiểm tra hiểu biết của các em về HIV/AIDS, hiểu biết về pháp luật, thái độ, ứng xử của các em về vấn đề này.
+ Bài tập tình huống: Chị A là người có HIV, có con được 5 tuổi đến trường mẫu giáo, xin học cho con không được. Vì cô giáo từ chối và nói cháu có HIV nên nhà trường không cho nhận. Cô giáo nói: “nếu các cháu chơi với nhau mà cào cấu, ăn, ngủ bán trú lây lan sang nhau thì không ai chịu trách nhiệm”.
Xin hỏi chị A phải làm gì để con chị được đi học?
1.2.4. Tích hợp để viết bài văn nghị luận xã hội (về một hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn nghị luận xã hội để viết bài. (Học sinh làm bài ở nhà)
Đề bài:
1. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện ma túy ở nước ta hiện nay.
2. “Điều đau lòng hơn nữa là những người bị HIV/AIDS luôn bị cô lập, xa lánh và bị đẩy ra ngày một xa khỏi cái quỹ đạo cuộc sống đang diễn ra quanh họ. Sự kì thị này lớn đến nỗi, ngay cả những bệnh nhân HIV/AIDS là tuyên truyền viên có thâm niên nhất mà chúng tôi gặp, đều tỏ thái độ bất ngờ hoặc thậm chí, ngay đến cái tên (chứ chưa nói đến địa chỉ, nơi làm việc), họ cũng rất sợ bị tiết lộ. Tại sao vậy?” (Theo Phương Anh, Lòng nhân á

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_hoc_sinh_tim_hieu_van_ban_nhat_dung_theo_quan_diem.doc