SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

- Từ vị trí của bộ môn văn trong cấp học THPT hiện nay:

 Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, kỹ năng sống. cho học sinh. “Đây vừa là bộ môn khoa học, vừa là bộ môn nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Với tính đặc thù riêng của nó, môn Ngữ văn giúp học sinh trang bị những kỹ năng sống cần thiết để ứng phó trước cuộc sống. Trong những năm gần đây, việc dạy học theo định hướng tích hợp liên môn đang được toàn ngành giáo dục quan tâm. Điều này xuất phát từ mục đích hoàn thiện nhân cách của người học ở nhiều lĩnh vực, giúp các em trưởng thành trong nhận thức và hành động. Đặc biệt là nhận thức về tình yêu tuổi dậy thì và nhóm kỹ năng cần thiết. Để trở thành những con người phát triển toàn diện, học sinh cần “Học để biết. Học để làm. Học để khẳng định mình. Học để cùng chung sống” . Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến thức mà quên đi giáo dục đạo đức, kỹ năng sống của con người. Nhiều học sinh bước vào đời với bao bỡ ngỡ, thậm chí thiếu cả hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đó là đầu mối của bao bi kịch sai lầm và đau đớn, có thể giết chết ước mơ và tương lai lớp trẻ, đặc biệt là học sinh 12.

 Trong những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà với bộ môn Ngữ văn là điều không hiếm. Người giáo viên dạy văn ngoài trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh thì chưa đủ. Thêm vào đó, người dạy văn cần phải khắc sâu những bài học đạo đức, trang bị kỹ năng sống, giáo dục tình yêu giới tính. mà một số tác phẩm đề cập thì đó mới là điều chúng ta cần bàn. Xã hội hiện nay càng phát triển bao nhiêu thì nhân cách đạo đức của học sinh càng sa sút bấy nhiêu. Để mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách, hướng tới xây dựng một xã hội sống đúng đạo lý, hợp tình người thì phải bắt đầu từ người thầy dạy văn.

 

doc 33 trang thuychi01 5701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU.
 Người thực hiện : Lê Thị Thanh Hương
 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc môn : Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ..
1
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...
2
1.3. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nghiên cứu ...
2
1.4. Phương pháp triển khai đề tài.
3
2. PHẦN NỘI DUNG........
4
2.1. Cơ sở lí luận...
4
2.2. Thực trạng của vấn đề.
4
2.3. Nội dung triển khai
5
2.3.1. Định hướng chung..
5
2.3.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên 
5
2.3.2.1. Nỗ lực tạo lập giá trị bản thân để xây dựng một tình yêu lí tưởng
5
2.3.2.2. Giữ gìn phẩm hạnh và thiên tính nữ trong tình yêu...
6
2.3.2.3. Chín chắn trong quyết định hôn nhân, sinh con đúng tuổi, đúng kế hoạch..
6
2.3.2.4. Tự vệ và đẩy lùi bạo lực trong hôn nhân gia đình.
7
2.3.2.5. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của gia đình trong việc phát triển nhân cách con cái...
8
2.3.3. Giáo dục kỹ năng sống
8
2.3.3.1. Kỹ năng nhận thức.
9
2.3.3.2. Kĩ năng đảm nhiệm trách nhiệm
9
2.3.3.3. Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
9
2.3.3.4. Kĩ năng xác định giá trị cuộc sống.
10
2.3.3.5. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
10
2.3.3.6. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông...
11
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
11
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....
14
3.1. Kết luận...
14
3.2. Kiến nghị.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...
15
PHỤ LỤC..
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
- Từ vị trí của bộ môn văn trong cấp học THPT hiện nay:
 Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, kỹ năng sống... cho học sinh. “Đây vừa là bộ môn khoa học, vừa là bộ môn nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Với tính đặc thù riêng của nó, môn Ngữ văn giúp học sinh trang bị những kỹ năng sống cần thiết để ứng phó trước cuộc sống. Trong những năm gần đây, việc dạy học theo định hướng tích hợp liên môn đang được toàn ngành giáo dục quan tâm. Điều này xuất phát từ mục đích hoàn thiện nhân cách của người học ở nhiều lĩnh vực, giúp các em trưởng thành trong nhận thức và hành động. Đặc biệt là nhận thức về tình yêu tuổi dậy thì và nhóm kỹ năng cần thiết. Để trở thành những con người phát triển toàn diện, học sinh cần “Học để biết. Học để làm. Học để khẳng định mình. Học để cùng chung sống” . Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến thức mà quên đi giáo dục đạo đức, kỹ năng sống của con người. Nhiều học sinh bước vào đời với bao bỡ ngỡ, thậm chí thiếu cả hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đó là đầu mối của bao bi kịch sai lầm và đau đớn, có thể giết chết ước mơ và tương lai lớp trẻ, đặc biệt là học sinh 12.
 Trong những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà với bộ môn Ngữ văn là điều không hiếm. Người giáo viên dạy văn ngoài trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh thì chưa đủ. Thêm vào đó, người dạy văn cần phải khắc sâu những bài học đạo đức, trang bị kỹ năng sống, giáo dục tình yêu giới tính... mà một số tác phẩm đề cập thì đó mới là điều chúng ta cần bàn. Xã hội hiện nay càng phát triển bao nhiêu thì nhân cách đạo đức của học sinh càng sa sút bấy nhiêu. Để mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách, hướng tới xây dựng một xã hội sống đúng đạo lý, hợp tình người thì phải bắt đầu từ người thầy dạy văn.
- Từ thực tế nhận thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng sống ở học sinh:
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng phát triển của xã hội, hành vi đạo đức và sự nhận thức về bản thân ở học sinh có chiều hướng đi xuống. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh THPT mà đặc biệt là học sinh nữ lớp 12 thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên và yếu về kỹ năng sống chiếm số lượng khá nhiều. Đau đớn hơn, các em sống hưởng thụ vô cảm, yêu theo cảm xúc, phong trào, kỹ năng ứng xử kém... dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Gần đây, nhiều cá nhân phải nghỉ học do không hiểu hết về sức khỏe sinh sản vị thành niên, yêu nhưng không làm chủ được mình, trở thành những bà mẹ khi chưa đủ tuổi trưởng thành. Nhức nhối hơn, nó lại xuất hiện khá nhiều ở lứa tuổi học sinh lớp 12. Với tâm lí thích thể hiện và khẳng định mình, làm những điều mình thích mà không ít những cá nhân đã gây ra những tổn thương không nhỏ cho bản thân, gia đình và xã hội. Bởi vậy, tôi thiết nghĩ việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và trang bị kỹ năng sống cơ bản cho học sinh là điều vô cùng cần thiết.
- Từ thực tế của việc học tập bộ môn: 
Do xu hướng phát triển chung của xã hội, bộ môn Ngữ văn ngày càng ít được học sinh quan tâm. Đa phần, các em lựa chọn những môn học khối A, B, D để có hướng mở trong tương lai. Có những giờ dạy văn kém hiệu quả, không chỉ chưa đáp ứng đủ kiến thức cho học sinh mà còn xem nhẹ giá trị giáo dục và nhóm kỹ năng rút ra từ tác phẩm. Việc cung cấp đủ kiến thức cho học sinh chỉ mới đáp ứng một nửa yêu cầu của bộ môn, nửa còn lại là thông qua tác phẩm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị kỹ năng sống cơ bản, hướng học sinh phát triển toàn diện là điều chúng ta cần bàn.
 - Kết quả giáo dục nhân cách học sinh: 
Trong quá trình giảng dạy bản thân đã không ngừng học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi dưỡng nhân cách, sức khỏe sinh sản, kỹ năng sống cho học sinh thông qua tác phẩm văn học hướng các em phát triển đầy đủ về “đức, trí, thể, mĩ” đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận. Có những tập thể gồm nhiều cá nhân kém về phẩm chất đạo đức, yếu về kỹ năng sống, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản đã có nhiều chuyển biến tích cực theo chiều hướng đi lên.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 12 thông qua “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Mong muốn góp phần tìm ra giải pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh 12, hướng các em vững vàng và trưởng thành về nhân cách.
+ Mở ra một con đường mới để áp dụng vào những tác phẩm khác nhằm hình thành cho các em thái độ, kỹ năng sống, bồi đắp tình cảm thẩm mỹ.
+ Tạo môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò. Từ đó, giúp các em giao tiếp, ứng xử đúng mực, lễ phép với thầy cô, bạn bè
+ Được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn
+ Nâng cao chất lượng học tập và giáo dục của bộ môn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc CNH – HĐH đất nước.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nghiên cứu 
1.3.1. Đối tượng áp dụng
Là học sinh khối D, lớp 12A3 trường THPT Yên Định 3.
Thuận lợi:
+ Học sinh cuối cấp, có ý thức, chăm ngoạn, lễ phép, có mục tiêu rõ ràng trong việc chọn ngành, chọn nghề.
+ Học sinh nông thôn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
+ Một số học sinh có năng lực, có nguyện vọng tham gia các cuộc thi HSG do trường, tỉnh tổ chức, đa phần đặt ra mục tiêu phấn đấu 2 tham gia thi tuyển sinh vào các trường ĐH, cao đẳng
- Khó khăn: 
+ Phần đông là học sinh có học lực trung bình, khá. Chủ yếu là học sinh nữ, chiếm hơn 2/3 tổng số học sinh cả lớp.
+ Gia đình ở xa, đi lại khó khăn nên việc đi chậm, vắng học diễn ra thường xuyên
+ Phần lớn, số học sinh nữ của lớp đều thuộc vào đối tượng học sinh có hạnh kiểm Khá. Ít trường hợp học sinh có hạnh kiểm Tốt. Cụ thể:
 1/3 học sinh có nhu cầu thực sự - Học khá đều các môn
 1/3 học để theo khối - Học lực trung bình 
 1/3 không thể học các khối khác - Học yếu, ý thức kém
1.3.2. Phạm vi áp dụng
Đề tài được áp dụng vào việc: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh 12. 
1.3.3. Tài liệu nghiên cứu: SGK Ngữ văn 12, Tài liệu Giáo dục học, Tài liệu kỹ năng sống
1.4. Phương pháp triển khai đề tài: Thực hiện giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cần thiết cho học sinh 12 thông qua các buổi học chính, học bồi dưỡng, các giờ tự chọn.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở của việc dạy học bộ môn:
“Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức và giáo dục cho học sinh” [2]. Nếu giáo viên có phương pháp bồi dưỡng tốt, giáo dục tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức dễ dàng, hoàn thiện dần nhân cách và ngược lại
2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng
- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn. Đó là nền tảng cơ bản để các em phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ giá trị thẩm mỹ, rút ra những bài học bổ ích và kỹ năng sống cần thiết thông qua tác phẩm văn học.
- Về kĩ năng: Từ tác phẩm văn học, học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế, hình thành thái độ đạo đức đúng đắn thể hiện quan điểm, tình cảm của mình. Đồng thời, giúp các em hình thành những bài học sâu sắc về sức khỏe sinh sản vị thành niên, kỹ năng trong giao tiếp ngoài cuộc sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Việc dạy của người thầy: Đa phần, có rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề văn. Bên cạnh đó, cũng không ít các giáo viên đánh giá nhẹ nghề của mình. Phần thì do học sinh ngày càng xa lạ với môn văn, phần thì học sinh cá biệt ngày càng nhiều, phần thì do xu thế phát triển chung của xã hộiBởi vậy đối với một giờ dạy văn, không khí nhàm chán, máy móc là điều thường thấy, rất ít những giáo viên chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục tình yêu tuổi dậy thì thông qua bài học cụ thể. Vì thế, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức.
- Việc học của học sinh: Trong xã hội hôm nay, để có những học sinh thực sự yêu văn, đam mê văn không phải nhiều. Phần lớn, các em không yêu thích môn văn vì văn dài, khó nhớ, khó thuộcvà phần còn vì cả người dạy. Người dạy không gợi gợi trong các em cái giá trị cốt lõi, không chạm tới tâm hồn các em giá trị giáo dục, hình thành những kỹ năng và phẩm chất cơ bản của người học. Vì vậy, môn văn ngày càng xa lạ, nhàm chán, thụ động trong sự tiếp nhận của học sinh
- Việc thi cử: Trong các đề thi Đại học, Cao đẳng và học sinh giỏi gần đây, chất lượng môn Ngữ văn có phần chưa cao. Việc học sinh nắm vững kiến thức nhưng triển khai kiến thức chưa thực sự hiệu quả. Học sinh chưa biết kết hợp giữa kỹ năng với giá trị kiến thức nhằm tạo chiều sâu cho bài viết, tác động đến nhận thức và rung cảm thẩm mỹ của người đọc.
- Việc ứng xử: Một thực trạng nhức nhối trong xã hội ngày nay, đó là căn bệnh “vô cảm” trong học tập. Học sinh có lối ứng xử yếu về kỹ năng và nhận thức , chưa thực sự hiểu về tình yêu và giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên nên sống theo cảm xúc nhất thời của bản thân, để lại những hậu quả đáng tiếc, chặn đứng con đường học hành thi cử... Từ những lý do trên, việc bồi dưỡng kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cần thiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. 
2.3. Nội dung triển khai
2.3.1. Định hướng chung:
- Không có một tác phẩm văn học mà giá trị giáo dục thể hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Ngược lại, nó nằm ở chiều sâu văn bản buộc học sinh rút ra.
 - Thông qua một tác phẩm văn học, dù là tác phẩm thơ hay văn xuôi đều có những giá trị giáo dục nhất định. Có tác phẩm chứa nhiều, có tác phẩm chứa ít. Vì thế, môn Ngữ văn được xem là bộ môn nghệ thuật khơi gợi tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng cần thiết và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
- Muốn phát hiện ra giá trị giáo dục về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kỹ năng sống của tác phẩm cần:
+ Đọc kỹ tác phẩm, đánh dấu lại những đoạn qua trọng về sự diễn biến tâm lý, tình cảm, tình yêu, gia đình, lối ứng xử của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
+ Liên hệ với bản thân, xem xét kỹ năng xử lí vấn đề hợp lẽ thường trong cuộc sống
2.3.2. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên 
2.3.2.1. Nỗ lực tạo lập giá trị bản thân để xây dựng một tình yêu lí tưởng:
Tâm lý tuổi dậy thì có diễn biến vô cùng phức tạp. Đa phần các em thích khẳng định bản thân mình trước bạn bè, thầy cô. Không ít những cá nhân có sự biến đổi mạnh mẽ trong hành vi và cảm xúc, đặc biệt là tình cảm riêng tư [3]. Thế nhưng không phải ai cũng tìm cho mình được tình cảm chân thành, lý tưởng. Không ít những cá nhân ảo tưởng về tình yêu đang có, tô hồng và thổi phồng nó. Nhưng thực sự đó chỉ là thứ tình cảm vụn vặt, nhất thời, không có giá trị. Để có được một tình cảm đẹp, bền chặt thì giáo viên cần định hướng cho mỗi học sinh nỗ lực tạo lập giá trị bản thân. Từ đó, nhận thức sẽ đủ độ chín, có thể hướng tới kiếm tìm một tình yêu cao đẹp, xứng đáng.
Bước 1: Giáo viên phân tích để học sinh thấy được hoàn cảnh sống vất vả, cực nhọc của hai vợ chồng người đàn bà hàng chài trong “chiếc thuyền ngoài xa”. Tác phẩm cũng đã đề cập đến tình yêu thời trẻ. Họ cũng đã một thời đắm say nhưng vì cuộc sống túng quẫn, giá trị mỗi người chưa thực sự được tạo lập. Bởi vậy, cuộc sống của họ đã rơi vào bi kịch đau đớn. Họ đánh mất đi tình yêu thương vốn có và cả sự tôn trọng đối phương.
Bước 2: Bên cạnh đó, đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế cuộc sống như: biểu hiện của sự vội vã, non nớt trong nhận thức về tình yêu tuổi dậy thì. Cần cho các em tiếp xúc với một số câu chuyện cụ thể để các em nhìn thẳng vào thực tế, trang bị cho mình kiến thức cơ bản để nhận ra giá trị của tình yêu chân chính chứ không phải là sự mù quáng chạy theo phong trào. Tránh tình trạng khờ dại, vội tin mà dẫn tới những sai lầm đáng tiếc.
2.3.2.2. Giữ gìn phẩm hạnh và thiên tính nữ trong tình yêu
Khi yêu, con người ta rất dễ mù quáng, lầm tin người. Đặc biệt là tâm lý tuổi mới lớn. Các em thích được bạn khác giới quan tâm và thích khẳng định tình yêu của mình. Bởi vậy, suy nghĩ không chín chắn sẽ dẫn tới những hành động đánh mất nhân phẩm, giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trước sự thay đổi chóng mặt những nấc thang giá trị của xã hội, tình yêu đôi khi đặt nhầm chỗ sẽ trở thành món hời để kẻ xấu lợi dụng, gây đau khổ. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng đề cập đến việc cần thiết phải giữ gìn phẩm giá, sự trinh trắng của người phụ nữ:
 Từ nhỏ tuổi, tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một bận lên đậu mùa. Hồi bấy giờ nhà tôi còn khá giả, nhà tôi trước ở trong cái phố này. Cũng vì xấu, trong phố không ai lấy, tôi có mang với một anh con trai một nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới [1]
Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy được sự đánh mất trinh tiết của người thiếu nữ trước hôn nhân là việc đi ngược lại với phẩm giá tốt đẹp: công – dung – ngôn – hạnh mà người phụ nữ phải gìn giữ.. Trinh tiết làm nên giá trị cao nhất của người phụ nữ. Có nó, người phụ nữ được tôn trọng, ngưỡng mộ. Mất nó, người phụ nữ bị xem thường, khinh rẻ. Thế nhưng, trong xã hội hiện đại ngày nay, không ít kẻ đang xem thường điều đó. Bởi vậy, không có ý thức giữ gìn phẩm giá cao quý của bản thân.
Bước 2: Bên cạnh đó, giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng từ thực tế cuộc sống: Xem thường trinh tiết, sống thử, mang thai trước hôn nhân rồi bị chối bỏ, để bản thân rơi vào bế tắc, vấp ngã, đau khổ một số cá nhân bị phụ bạc, tiến hành nạo phá thai để lại hậu quả đáng tiếc mà phần đời còn lại phải gánh chịu. Thậm chí, có người muốn kết thúc tất cả bằng cái chết. Đồng thời, giáo viên cần nhắc nhở học sinh biết bảo vệ và giữ gìn phẩm giá của bản thân. Mỗi học sinh cần luôn tỉnh táo trước tình yêu, lí trí làm chủ cảm xúc để phẩm hạnh của mình luôn giữ vững. Nó chính là nét đẹp, là giá trị, là chìa khóa hạnh phúc cho hôn nhân sau này.
2.3.2.3. Chín chắn trong quyết định hôn nhân, sinh con đúng tuổi, đúng kế hoạch:
Tuổi học trò với bao suy nghĩ ngây thơ và vụng dại, vội vã trong các quyết định quan trọng. Đặc biệt là tình yêu và hôn nhân. Có không ít những em nữ tuổi 16, 17do thiếu hiểu biết về tình yêu, giới tính tuổi dậy thì đã vấp phải những sai lầm đau đớn, trở thành những người mẹ bất đắc dĩ mà tuổi đời chưa đủ. Đó là những quyết định bồng bột, đặt người lớn vào sự đã rồi. Đặc biệt, các em còn chưa được trang bị những kiến thức cần thiết trong việc làm vợ, làm mẹ nên cuộc sống là chuỗi những tháng ngày bi kịch, không chỉ của riêng bản thân các em mà cho cả con cái. Cũng vì thiếu hiểu biết nên tình trạng đẻ nhiều, đẻ dày không theo kế hoạch đã gây ra không ít khó khăn, là nguyên nhân của nỗi khổ không đáy:
Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. [1]
Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích, chỉ rõ cho học sinh thấy được việc đẻ nhiều, đẻ dày của người đàn bà hàng chài là nguyên nhân của bao nỗi thống khổ. Phần thì đói ăn, phần thì không thể nuôi dạy chúng tử tế, phần thì khốn khổ, vất vả, thức đêm để kéo lưới Nếu người đàn bà hàng chài sinh đẻ có kế hoạch thì có lẽ, bị kịch gia đình họ đã không xảy ra. 
Bước 2: Giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng ngoài cuộc sống như:
+ Nhiều người chưa đủ chín chắn đã tiến tới hôn nhân, bi kịch ly hôn diễn ra ngày một nhiều, con cái bơ vơ, bị bỏ rơi, bị ngược đãi đau đớn.
+ Nhiều người sinh con tùy hứng, không theo kế hoạch khiến con cái không được chăm sóc, học hành tử tế, đói ăn, phải mưu sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ ....
Từ đó, giáo viên định hướng cho học sinh về ý nghĩa thực sự của cuộc sống sau hôn nhân. Định hướng các em chuẩn bị tâm lí thật kĩ lưỡng để đón nhận những đổi khác trong cuộc sống mới. Khi bản thân các em đang đứng trước ngưỡng cửa tuổi trưởng thành thì đây chính là lúc để các em hiểu sâu hơn về sức khỏe sinh sản vị thành niên . Từ đó, giúp các em tự tin để có thể tự bảo vệ mình trước những vấn đề nhạy cảm. Đồng thời, giáo dục các em nhận thức được tầm quan trọng của việc sinh đẻ có kế hoạch để nuôi dạy chúng nên người.
2.3.2.4. Tự vệ và đẩy lùi bạo lực trong hôn nhân gia đình
Tình trạng bạo lực gia đình cũng là một vấn đề có diễn biến khá phức tạp trong thời gian gần đây. Khi giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo viên không thể bỏ qua vấn đề này. Từ đó, hình thành cho học sinh kỹ năng nhận thức và tự vệ trước vấn đề có thể gặp phải trong tương lai:
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có lẽ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng, lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh, vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ
Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cả nước không có một người chồng nào như hắn[1]
Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được hành động độc ác, vũ phu của người đàn ông hàng chài với người vợ chung chăn gối với hắn. Đồng thời, giáo viên cần chỉ rõ hành động độc ác, vũ phu kia xuất phát từ một cuộc sống đói nghèo, một cuộc hôn nhân vội vã, khốn khó vì sinh nhiều conchính mệt mỏi thức đêm kéo lưới và cuộc sống mưu sinh khổ cực đã khiến người chồng sinh ra độc dữ. Giáo viên cũng cần chỉ cho học sinh thấy được nếu cuộc sống bớt đói nghèo, túng quẫn, bớt đông con thì có lẽ cuộc sống của họ đã khá hơn, hạnh phúc hơn.
Bước 2: Từ đó, giáo viên cần định hướng cho học sinh thấy được nguyên nhân của t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh_n.doc