SKKN Những giải pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non Thiết Ống

SKKN Những giải pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non Thiết Ống

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.

( được trích từ báo cứu quốc số 199 đăng bài sức khoẻ và thể lực con người) [1]

Vâng! đó là lời nói đáng để nhân dân ta học tập. Có thể nói giáo dục Mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào?

 Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.

 Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức.

 Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.

 

doc 21 trang thuychi01 6650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những giải pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non Thiết Ống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự
Đề mục
trang
I
Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.2.1
Thực trạng chung
4
2.2.2
Thuận lợi
5
2.2.3
Khó khăn
6
2.2.4
Khảo sát trẻ
6
2.2.5
Kết quả thực trạng
7
2.3
Các giải pháp để giải quyết vấn đề
8
2.3.1
Giải pháp 1
8
2.3.2
Giải pháp 2
10
2.3.3
Giải pháp 3
11
2.3.4
Giải pháp 4
15
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân và nhà trường
16
III
Kết luận, kiến nghị
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
 I. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài:
 	Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”.
( được trích từ báo cứu quốc số 199 đăng bài sức khoẻ và thể lực con người) [1]
Vâng! đó là lời nói đáng để nhân dân ta học tập. Có thể nói giáo dục Mầm non trong chiến lược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm. Vậy sự phát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào?
	Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.
	Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức.
	Trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: Kinh tế, xã hội, chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.
	Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Hoạt động thể chất cho trẻ mầm non là rất quan trọng bởi lẽ sự khoẻ khoắn thực sự về thể chất giúp các bé có cơ hội tốt để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh. Đa số trẻ đầu năm chưa hứng thú với hoạt động thể chất vì trẻ lười ăn hay ăn quà vặt từ đó cơ thể không khoẻ mạnh không thích tham gia các hoạt động. Có thể nói giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa rất quan trọng bởi đối với cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ. Để giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh hài hoà giữa trí và lực tôi đã mạnh dạn đưa ra “Những giải pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non Thiết Ống” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu và phù hợp nhất để hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non Thiết Ống nhằm giúp trẻ có một cơ thể phát triển cân đối hài hoà về cân nặng, chiều cao, thoải mái về tinh thần và thực sự là một cơ thể cân đối hài hoà về mọi phương diện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 Nghiên cứu những giải pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho 35 trẻ lớp Mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non Thiết Ống thông qua công tác chăm sóc nuôi dưỡng, rèn luyện thể chất cho trẻ mọi lúc mọi nơi, hoạt động chơi tập có chủ đích tạo đồ dùng và sử dụng đồ dùng một cách thành thạo , khéo léo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
1.4.1. Phương pháp chủ đạo: 
* Phương pháp thực nghiệm giáo dục:
- Mục đích: Sử dụng một số trò chơi để kích thích hứng thú trẻ tham gia các bài tập thể chất của trẻ lớp Mẫu Giáo B1 
- Nội dung - cách làm: Chăm sóc nuôi dưỡng, trò chơi ...
- Đối tượng: 35 cháu lớp mẫu giáo nhỡ B1 
 	* Phương pháp thu thập thông tin 
1.4.2. Phương pháp hỗ trợ: 
* Phương pháp quan sát: 
- Mục đích: Dùng phương pháp này giúp trẻ nhận biết các bài tập. Từ đó trẻ làm theo chính xác.
* Phương pháp trò chuyện: Dùng phương pháp này giúp trẻ hiểu và hứng thú làm theo cô.
 II. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến: 
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể chất cho trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của các cháu bởi lẽ sự khoẻ khoắn thực sự về thể chất giúp các bé có cơ hội tốt để tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức về thế giới xung quanh. Sự tinh nhạy của các giác quan giúp trẻ nhìn nhận những sự vật, hiện tượng gần gũi một cách chính xác, phân biệt chúng qua các dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng, điển hình phù hợp độ tuổi sự linh hoạt của các bộ phận cơ thể khiến đứa trẻ, tham gia các hoạt động vừa sức để khám phá những điều cần thiết một cách tích cực, hứng thú. Nói cách khác, một cơ thể phát triển cân đối hài hoà, khoẻ mạnh giúp trẻ nhận thức sự vật hiện tượng xung quanh một cách đầy đủ hơn, tinh tế hơn... mà điều đó thật khó khăn đối với một đứa trẻ ốm yếu.
Sự khoẻ khoắn về thể chất còn giúp bé cảm nhận được những nét đẹp tươi tắn ở thế giới gần gũi xung quanh bé từ tình cảm yêu thương của ông bà, cha mẹ cô giáo và những người xung quanh đến những sắc màu ngộ ngĩnh của cảnh vật, của cỏ cây, hoa lá, con vật, đồ vật. Những cảm nhận ban đầu ấy là cơ sở để hình thành những nét tính cách ban đầu mang đậm tình yêu thương và lòng nhân ái.
Một cơ thể khoẻ mạnh giúp bé chủ động tích cực tham gia các hoạt động cùng cô, cùng bạn bè và những người xung quanh qua đó nắm được các cách thức thực hiện các thao tác, cũng từ đó trẻ hiểu biết thêm mọi điều từ cuộc sống xung quanh và tạo cơ hội để hình thành tình yêu lao động ngay từ tuổi còn nhỏ. Một phẩm chất đặc trưng của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ có vai trò tích cưc.
 Đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4 - 5 tuổi tổ chức tốt các hoạt động phát triển thể chất giúp cho các bé khoẻ mạnh, hồn nhiên, linh hoạt và tích cực tham gia các hoạt động nhận thức, làm giàu vốn từ, tập cho trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp vừa sức, mở rộng phạm vi giao lưu và thể hiện tình cảm trong quan hệ, ứng xử với mọi người xung quanh là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ để sau này cùng với sự giáo dục đúng hướng, trẻ trở thành những người con có ích cho gia đình và cộng đồng xã hội. Đây cũng là nhiệm vụ của mỗi cô giáo Mầm non trong giai đoạn mới. 
(Tham khảo tài liệu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4-5 tuổi của Trần Thị Ngọc Châm-Lê Thu Hương-Lê Thị Ánh Tuyết nhà xuất bản GD Việt Nam )[2]
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1 Thực trạng chung : 
 Trường Mầm non Thiết Ống là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 có truyền thống yêu thương chăm sóc trẻ, được đông đảo phụ huynh học sinh tin tưởng đưa con đến trường ngày càng đông. Trường nằm tại trung tâm xã Thiết Ống. Với ngôi trường khang trang, sạch đẹp, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập phong phú và có tính thẩm mĩ cao. Trường nhiều năm liên tục đạt thành tích cao trong công tác quản lí và giảng dạy, ban giám hiệu luôn chỉ đạo sát sao các hoạt động trong nhà trường và đặc biệt trong công tác chuyên môn cho giáo viên nói riêng.
 Năm học 2016- 2017 tôi được ban giám hiệu phân công đứng lớp mẫu giáo nhỡ B1 khu TT với số học sinh 35 trẻ. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Những biện pháp hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Thiết Ống đạt hiệu quả” tại lớp B1 tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân như sau?
2.2.2. Thuận lợi:
Xuyên suốt trong năm học mọi chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đều được ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sâu sát và hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trường rất được chú trọng. Trong việc triển khai thực hiện chuyên đề “Giáo dục phát triển vận động cho trẻ” và đã chọn lớp tôi là lớp điểm để thực hiện chuyên đề này.
nhà trường đã đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả như: Bóng nhựa, bóng cao xu, vòng, gậy thể dục, cổng chui, cột ném bóng, thang, bao bố, mút xốpNgoài ra để thực hiện tốt chuyên đề phát triển vận động cho trẻ, Ban giám hiệu đã đưa ra nhiệm vụ cho các khối lớp tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng cho trẻ vận động: Nơ, bông múa, cờ.
Về cơ sở vật chất: Phòng học rộng thoáng mát, sân trường rộng sạch và có nhiều đồ chơi ngoài trời rất thuận lợi cho việc thực hiện chuyên đề phát triển thể chất.
Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn tâm huyết, say mê trong công việc, có lòng yêu nghề, mến trẻ, không ngừng tìm tòi, khám phá, học tập và nâng cao kiến thức.
Qua một năm tìm hiểu và thực hiện chuyên đề tôi cũng có một số kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyên đề này.
Lớp học do tôi phụ trách các cháu đến lớp rất chuyên cần, chú ý học tập, luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có ý thức chấp hành tốt.
Môi trường giáo dục của nhà trường ổn định. Trong những năm học gần đây khi áp dụng thực hiện chuyên đề vận động cho trẻ ban giám hiệu đã tổ chức quán triệt về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục thể chất tới các nhóm lớp một các nghiêm túc và thường xuyên.
2.2.3. Khó khăn:
 Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi đã có được thì tôi cũng gặp không ít khó khăn. Tổng số trẻ của lớp là 35 trong đó số trẻ sinh đầu năm 2012 là 15 và số trẻ sinh cuối năm 2012 là 20, vì vậy tuy cùng một độ tuổi nhưng thể lực của trẻ phát triển không đồng đều, cá tính của mỗi trẻ cũng khác nhau. Số lượng cháu quá đông trong một lớp ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động.
 Khuôn viên trường tuy rất rộng rãi nhưng vẫn chưa có sân riêng cho trẻ tham gia vào các buổi chơi tập dành cho lĩnh vực phát triển thể chất và chưa có phòng giáo dục thể chất cho trẻ.
Đa số các bậc phụ huynh đi làm ăn xa và gửi con cho ông bà nên sự quan tâm phối hợp giáo dục các cháu là chưa cao, chưa có sự nghiêm khắc dẫn đến các cháu có tính dựa dẫm, và hay nhõng nhẽo đặc biệt là lười vận động.
Đầu năm số trẻ tới lớp còn bị động trong học tập, chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo dục thể chất, chưa tích cực trong các hoạt động, đồ chơi ngoài trời còn ít, cảnh quan môi trường chưa được khai thác triệt để.
 Đôi khi giáo viên chưa tạo được nhiều cơ hội để phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ.
2.2.4. Khảo sát trẻ: 
* Giai đoạn 1: Từ tháng 9 đến tháng 12
- Tìm hiểu, khảo sát về chỉ số cân nặng và chiều cao, vận động tinh khéo, vận động thô 
- Tạo không khí vui vẻ cho trẻ trong bữa ăn 
- Nghiên cứu sưu tầm một số trò chơi, bài tập nhằm giúp trẻ phát triển thể chất và hứng thú tham gia các hoạt động 
- Tham mưu phối hợp với phụ huynh quan tâm đến chế độ ăn uống và thời gian ngủ của trẻ;
- Sưu tầm một số bài nhạc vui nhộn ... phục vụ hoạt động giáo dục thể chất; 
- Xây dựng một số giải pháp giúp trẻ hứng thú trong giờ ăn, giờ tập; 
* Giai đoạn 2: Từ tháng 01 đến tháng 05 
- Nghiên cứu các trò chơi trong chương trình ứng dụng phù hợp vào các hoạt động hàng ngày hướng dẫn trẻ thực hiện; 
- Phối hợp với nhà trường và phụ huynh xây dựng thực đơn phù hợp với lứa tuổi của trẻ phong phú và hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon, trang bị thêm các đồ dùng hỗ trợ bài tập; 
- Làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ bộ môn giáo dục thể chất 
- Khảo sát khả năng nhanh nhẹ, khéo léo ở vận động thô, tinh, cân nặng chiều cao của trẻ cuối năm;
- Đánh giá kết quả; 
2.2.5. Kết quả của thực trạng:
Qua nghiên cứu khảo sát đánh giá chất lượng tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ B1trường MN Thiết Ống để có cơ sở tiến hành các biện pháp tác động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ trong phạm vi lớp mẫu giáo nhỡ B1 ở các nội dung cụ thể, kết quả được đánh giá như sau:
Bảng khảo sát lần 1:
T. số trẻ đánh giá
Nội dung và kết quả đánh giá
Kết quả chung
Về giáo dục
Chỉ số cân nặng và chiều cao
Phát triển vận động tinh khéo
Phát triển vận động thô
 KBT
KSDD
Trẻ béo phì
TK
TB
Y
TK
TB
Y
TK
TB
Y
35
32
 2
 1
14
16
5
22
10
3
20
12
3
Tỷ lệ
91%
6%
3%
40%
46%
14%
62%
29%
 9%
57%
34%
9%
Kết quả trên cho thấy chất lượng giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ còn có những vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt là chất lượng tổ chức các hoạt động phát triển vận động tinh khéo cho trẻ cũng như chất lượng tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho các bé chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đây cũng chính là những vấn đề tôi băn khoăn trăn trở phải làm thế nào để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ Mẫu giáo mẫu giáo nhỡ B1 ở trường Mầm non Thiết Ống để chất lượng trẻ khá tốt trên trẻ và giảm thiểu đến mức tối đa số trẻ yếu kém còn tồn tại hơn 10% ở trẻ hiện nay và đây cũng là lý do để tôi tìm hiểu áp dụng các biện pháp tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ nhằm tạo cho trẻ nền móng ban đầu về thể lực cho các bé góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ tuổi ấu thơ mà biểu hiện rõ nét ở đây là những trẻ em ngoan ngoãn, thông minh, hồn nhiên, vui tươi dí dỏm với một cơ thể khoẻ mạnh hài hoà sẵn sàng tham gia tích cực vào các hoạt động vừa sức trẻ ở trường Mầm non để hoàn thiện dần những nét tính cách tốt theo độ tuổi.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
- Tổ chức tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lớp. 
- Rèn luyện thể lực cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trên các thời điểm hoạt động trong ngày. 
 - Tổ chức tốt các hoạt động chơi tập có chủ định để phát triển các vận động cơ thể cho trẻ. 
 	- Tìm kiếm vật liệu có sẵn, tận dụng điều kiện thực tế để tạo đồ dùng vào nhiệm vụ giáo dục và phát triển thể chất cho trẻ. 
2.3.1. Giải pháp 1: Tổ chức tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lớp:
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đúng cách ngay từ những năm tháng đầu đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến tương lai phát triển lâu dài của trẻ. Thời gian hoạt động ăn ngủ của trẻ tại trường chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Vì vậy cùng với gia đình trường mầm non có vai trò rất lớn trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, được chăm sóc dinh dưỡng khoa học hợp lí ở trường mầm non sẽ giúp trẻ phát triển hài hoà về thể chất lẫn tinh thần.
( Chích từ tài liệu “Dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ mầm non” Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).[3]
 	Để trẻ có thể phát triển tốt về thể lực, yếu tố cơ bản đầu tiên là được ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho các bé trong ăn uống đồng thời chú trọng đến công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ. Đây không chỉ là nhiệm vụ chung của nhà trường mà còn là nhiệm vụ cụ thể mỗi giáo viên trên nhóm lớp. Xác định được vị trí của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này tôi đã chú trọng đến việc hình thành cho trẻ những nền nếp thói quen ban đầu cho các bé về vệ sinh cơ thể, vệ sinh trong ăn uống, hàng ngày. Ví dụ tôi Thường xuyên giám sát và hướng dẫn trẻ, cho trẻ tự rửa tay và tự lau tay khô theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh, không cắt xén các thao tác. Chú ý sắp xếp đồ dùng vệ sinh vừa tầm với của trẻ, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng, không để trẻ phải chờ đợi lâu và tránh được tình trạng trẻ bỏ qua các thao tác. 
Tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước và súc miệng sau khi ăn. Hướng dẫn trẻ cách chải răng và kết hợp với gia đình để dạy trẻ tập đánh răng ở nhà. Khám răng định kỳ để phát hiện sớm răng sâu và chữa trị kịp thời.Tuyên truyền cho phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt
Động viên cho trẻ ăn các món ăn đa dạng thực phẩm đồng thời chủ động tuyên truyền các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ tại gia đình, thường xuyên nhắc nhở trẻ thực hiện những qui định trong sinh hoạt hàng ngày như: ăn - ngủ, nghỉ ngơi đúng giờ, tập làm những công việc tự phục vụ vừa sức như tự xúc ăn, tự bê nước uống, mở cài cúc áo, đi dày dép... như vậy vừa hình thành được ở trẻ thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày vừa có tác dụng rèn luyện những thao tác vận động đơn giản có lợi cho sức khoẻ cũng như luyện sự khéo léo trong vận động.
Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tôi thường xuyên quan tâm đến việc theo dõi những biến động về sức khoẻ của bé hàng ngày thông qua ăn uống, sinh hoạt, vui chơi, học tập... Tìm hiểu tại sao hôm nay trẻ biếng ăn, tại sao trẻ khó ngủ hay uể oải trong khi tham gia các hoạt động từ đó tự điều chỉnh các hoạt động nếu là do nội dung chưa phù hợp, quá sức trẻ hay thông tin kịp thời đến cha mẹ trẻ khi trẻ có biểu hiện ốm đau hoặc điều chỉnh chất lượng bữa ăn cho phù hợp với khẩu vị của bé. Sự phối kết hợp đa chiều giữa giáo viên - phụ huynh - cô nuôi - nhà trường ... tạo nên tác động tích cực trong hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc trẻ giúp trẻ mau lớn, khoẻ mạnh thực sự về thể chất.
Thường xuyên cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ là biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh nội dung và biện pháp tác động nuôi dưỡng chăm sóc bé phù hợp và có kết quả tốt hơn, công tác khám sức khoẻ định kỳ cũng được nhà trường và bản thân tôi chú trọng và theo dõi chặt chẽ từ đó phát hiện sớm những trường hợp trẻ mắc bệnh để trao đổi với các bậc phụ huynh kịp thời chữa trị cho bé.
 ( Cân đo, khám sức khỏe định cho trẻ )
Tất cả những việc làm trên có tác động tích cực đến việc nâng cao sức khoẻ cho trẻ tạo điều kiện tốt nhất về thể lực cho trẻ ở những năm đầu đời quan trọng này. Trẻ trong lớp có nề nếp thói quen trong sinh hoạt, có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Các bệnh truyền nhiễm, lây lan được phát hiện kịp thời không để trẻ bị đau kéo dài. Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên. 
2.3.2. Giải pháp 2: Coi trong việc rèn luyện thể lực cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi trên các thời điểm hoat động hàng ngày:
Để trẻ có sức khoẻ tốt không chỉ quan tâm đến vấn đề ăn uống, vệ sinh, chăm sóc tốt là đủ mà trẻ cần được tham gia các hoạt động hàng ngày một cách vừa sức và khoa học. Từ quan niệm đúng đắn này tôi đã chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động rèn luyện sức khoẻ cho trẻ thông qua việc tận dụng khai thác các nội dung phù hợp, tạo tình huống cho trẻ tham gia các hoạt động nhằm luyện sức bền và phát triển các vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, sự tinh nhạy của các giác quan cho các bé.
Trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ quan sát tranh ảnh, đồ vật, nhìn ngắm, sờ mó, lắng nghe âm thanh phát ra từ đồ vật, bắt chước tiếng kêu, vận động của các con vật, chơi xếp hình, xâu hạt, phân biệt màu sắc, kích thước của đồ vật qua đó luyện các giác quan cho bé và sự linh hoạt trong hoạt động sự khéo léo của đôi tay, rèn luyện phát triển các vận động cơ thể, tính bền bỉ kiên trì cho bé nhờ đó mà khả năng tập trung chú ý cao hơn, chính những hoạt động này có tác dụng tốt cho sự phát triển thể chất của bé. Cũng thông qua các hoạt động vừa sức, nhẹ nhàng này tạo cho trẻ một tâm thế tốt và tinh thần thoải mái để bước vào một ngày hoạt động ở trường thêm phấn chấn.
Ở thời điểm thể dục sáng, ngoài các nội dung của bài tập phát triển các nhóm cơ, tôi đưa các trò chơi nhẹ nhàng, những bài hát vui tươi giúp trẻ thư giãn vui vẻ trong khi luyện tập.
Trong hoạt động chơi tập có chủ định tôi chú trọng đan xen các hoạt động phát triển thể lực vừa sức: Tuỳ từng chủ đề mà nội dung đan xen lựa chọn mang tính tích hợp rõ nét phù hợp với trẻ. Khi cho trẻ nhận biết khám phá về một số loại quả tôi có thể cho trẻ xếp bàn bày quả hay đường đến vườn quả hoặc xâu vòng quả để luyện sự khéo léo của đôi tay hay cho trẻ chơi hái quả, gió thổi cây nghiêng để luyện tập các cơ cho bé... khi dạy chuyện, thơ về các con vật, tôi cho bé bắt chước dáng đi của chúng qua đó các vận động của cơ thể bé linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn đây là yếu tố quan trọng trong phát triển thể lực cho bé.
	Các trò 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nhung_giai_phap_huong_dan_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_th.doc