SKKN Nâng cao hiệu quả phòng chống đuối nước mùa hè cho trẻ tại các vùng nông thôn

SKKN Nâng cao hiệu quả phòng chống đuối nước mùa hè cho trẻ tại các vùng nông thôn

 Mùa hè đang đến gần cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi giải trí, đặc biệt hoạt động bơi lội của trẻ em tăng lên. Tuy nhiên cùng với nhu cầu trên là những mối nguy hiểm đe dọa rình rập sức khỏe và tính mạng khi mà việc phổ biến, giáo dục kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ em trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa hè và mùa mưa lũ đang là vấn đề gây nhiều lo lắng trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến tính mạng của trẻ em. Gần như ngày nào trên trên báo chí cũng có những thông tin về tai nạn đuối nước của trẻ em. Đặc biệt là trong những tháng nghỉ hè và những dịp nghỉ lễ, tỷ lệ chết đuối nước càng tăng cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt, là môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ. Chỉ một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, giếng nước có thể bị ngạt và chết đuối chỉ sau 2 phút rơi xuống nước. Đây cũng chính là mối hiểm họa tiềm tàng gây tai nạn đuối nước ở trẻ em.

 Hằng năm mỗi dịp nghỉ hè cũng là thời điểm học sinh có nhiều thời gian phụ giúp gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn, trẻ em thường ra đồng, sông, suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu, bò nên cũng rất dễ có nguy cơ bị đuối nước. Mặt khác, nhiều gia đình còn thiếu sự quản lý, để con em tự ý đi chơi ra các ao, hồ, sông, suối tắm mà không có người lớn đi cùng, nhiều vùng ao, hồ, sông, suối nguy hiểm chưa có rào chắn, biển cấm Những nơi như vậy thường xa khu dân cư, ít người qua lại, khi các em gặp nguy hiểm thì không có sự trợ giúp của người lớn kịp thời. Bên cạnh đó, bước vào mùa nắng nóng cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người tìm đến với sự mát mẻ của sông, suối, biển, hồ và đây cũng là thời gian xảy ra nhiều vụ tai nạn chết đuối.

 

doc 22 trang thuychi01 6063
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả phòng chống đuối nước mùa hè cho trẻ tại các vùng nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỤC LỤC
Các phần
Nội dung
Số trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Thời gian nghiên cứu 
3
1.6. 
Những điểm mới của SKKN
3
2.
Nội dung SKKN
3
2.1.
Cơ sở lý luận của SKKN
3
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
2.3.
Các SKKN hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
2.4.
Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường
16
3.
Kết luận, kiến nghị
17
3.1.
Kết luận
17
3.2.
Kiến nghị 
17
	1. MỞ ĐẦU
 Mùa hè đang đến gần cũng là thời điểm nhu cầu vui chơi giải trí, đặc biệt hoạt động bơi lội của trẻ em tăng lên. Tuy nhiên cùng với nhu cầu trên là những mối nguy hiểm đe dọa rình rập sức khỏe và tính mạng khi mà việc phổ biến, giáo dục kỹ năng bơi lội an toàn cho trẻ em trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây tai nạn đuối nước đang gia tăng nhất là vào mùa hè và mùa mưa lũ đang là vấn đề gây nhiều lo lắng trong cộng đồng, ảnh hưởng đến tâm lý của mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến tính mạng của trẻ em. Gần như ngày nào trên trên báo chí cũng có những thông tin về tai nạn đuối nước của trẻ em. Đặc biệt là trong những tháng nghỉ hè và những dịp nghỉ lễ, tỷ lệ chết đuối nước càng tăng cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên nhiều sông, suối, ao, hồ, hệ thống kênh rạch chằng chịt, là môi trường không an toàn cho trẻ nhỏ. Chỉ một vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, giếng nước có thể bị ngạt và chết đuối chỉ sau 2 phút rơi xuống nước. Đây cũng chính là mối hiểm họa tiềm tàng gây tai nạn đuối nước ở trẻ em.
	Hằng năm mỗi dịp nghỉ hè cũng là thời điểm học sinh có nhiều thời gian phụ giúp gia đình, nhất là ở các vùng nông thôn, trẻ em thường ra đồng, sông, suối mò cua, bắt ốc, chăn trâu, bò nên cũng rất dễ có nguy cơ bị đuối nước. Mặt khác, nhiều gia đình còn thiếu sự quản lý, để con em tự ý đi chơi ra các ao, hồ, sông, suối tắm mà không có người lớn đi cùng, nhiều vùng ao, hồ, sông, suối nguy hiểm chưa có rào chắn, biển cấm Những nơi như vậy thường xa khu dân cư, ít người qua lại, khi các em gặp nguy hiểm thì không có sự trợ giúp của người lớn kịp thời. Bên cạnh đó, bước vào mùa nắng nóng cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người tìm đến với sự mát mẻ của sông, suối, biển, hồ và đây cũng là thời gian xảy ra nhiều vụ tai nạn chết đuối.
	Tình trạng trẻ không biết bơi, thiếu các kỹ năng, kiến thức về sự an toàn khi đi tắm ở biển, sông, suối, ao, hồ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vụ tai nạn đuối nước ở trẻ. Ngoài ra, phải kể đến một thực trạng: đó là khi các em cứu lẫn nhau, thì do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối, dẫn đến tình trạng số lượng trẻ bị chết đuối tăng lên . Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ trẻ bị đuối nước mỗi khi hè về. 
1.1. Lý do chọn đề tài
	Thời gian gần đây tai nạn đuối nước đang là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của các thiếu niên, nhi đồng cả nước nói chung và vùng nông thôn nói riêng. theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2013 có khoảng 1700 em tử vong vì đuối nước năm 2014 con số này tăng lên hơn hai nghìn em, đặc biệt năm 2015 có tới 3500 trẻ đuối nước chiếm 22;6 %.trẻ, dưới 15 tuổi chiếm 70 % và quân bình mỗi ngày khoảng 9 trẻ bị đuối nước. Gần đây nhất vào ngày 15 tháng 4 năm 2016 cùng lúc 9 em học sinh trường THCS Nghĩa Hà đã mãi mãi ra đi sau vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên sông.
 	Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy chúng ta có 2 em đi tắm suối bị tử vong do đuối nước. Được chứng kiến cảnh tượng thương tâm này ngay trước mắt mình đó chính là những học trò của mình. Vậy là ý tưởng làm một đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hình thành. Nhằm cung cấp những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho các em cho gia đình và cộng đồng về việc phòng chống trẻ bị tai nạn đuối nước nhất là các vùng nông chúng ta, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước gây ra. Xuất phát từ những vấn đề cấp bách trên, dựa vào cơ sở thực tế và căn cứ vào khả năng của bản thân tôi chọn chủ đề: "Nâng cao hiệu quả phòng chống đuối nước mùa hè cho trẻ tại các vùng nông thôn".
 	 Giúp các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe tính mạng của mình, trước những thói quen hành động diễn ra hằng ngày. Từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè. Hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội. Gia đình cũng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em từ đó có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ một cách đầy đủ; Thay đổi cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó giúp mọi người có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người, không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
	Nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước cho các bạn nhỏ vào dịp nghỉ hè. Hướng dẫn một số bước tập bơi cơ bản cho các bạn trong lớp trường.
	Tuyên truyền đến từng bạn nhỏ một số động tác tập bơi và sơ cứu ban đầu khi bị duối nước.
	 Rèn luyện sức khỏe để học tập, bảo vệ quê hương, đất nước.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh cả nước nói chung và học sinh trên địa bàn Huyện Cẩm thủy nói riêng
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nhưng tài liệu có liên quan như sách giáo khoa sinh học 8, báo, mạng Internet...
	 Trong đề tài nghiên cứu này chúng em đã tham khảo tài liệu qua kênh truyền hình, qua báo, đài, mạng Internet... về các vụ tai nạn đuối nước thương tâm liên tục xảy ra vào dịp nghỉ hè.
	 Nắm được 1 số trường hợp cụ thể về đuối nước. Một số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị đuối nước vào mùa hè.
- Phương pháp thực nghiệm: Tìm hiểu và cùng tham gia tập bơi với các bạn trong lớp, trong trường.
	Tìm hiểu số bạn chưa biết bơi trong trường qua khảo sát thực tế tại trường Trung học cơ sở Cẩm Tú.
- Phương pháp phỏng vấn trao đổi:
	- Phỏng vấn thầy, cô giáo, học sinh trong trường và ngoài trường về mức độ hiểu biết về tai nạn đuối nước mùa hè có xu hướng như thế nào?
	- Phỏng vấn 1 số bậc phụ huynh học sinh và các bác, các cô chú trong địa bàn xã Cẩm Tú về việc bơi lội của con em trong xã.
-Khảo sát thực tế tại trường THCS Cẩm Tú.
1.5.Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài từ: Ngày 02 /05/2017. Tiến hành viết và hoàn thành từ: 26/02/2018
1.6. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Giúp các em học sinh trường Trung học cơ sở Cẩm Tú, các em Học sinh trên địa bàn huyện Cẩm Thủy nói riêng và các em học sinh vùng nông thôn nói chung thấy được tác hại của đuối nước.Vì vậy chỉ tuyên truyền thôi là chưa đủ mà chúng ta còn phải cho trẻ học bơi và dạy các kỹ năng cứu hộ, ngoài ra còn phải tạo điều kiện cho các em nhỏ tiếp cận với những hình thức vui chơi giải trí an toàn và lành mạnh vào những dịp nghỉ hè. Có như vậy các em nhỏ sẽ có một mùa hè thực sự vui chơi một cách bổ ích.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 	2.1.Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 	Thời gian vừa qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước: Đuối nước đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng được dư luận quan tâm. Nhất là vào dịp hè, các bạn học sinh được nghỉ học. Như chúng ta đã biết Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, trong đó chủ yếu tập trung khu vực đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ.
Tuy nhiên, cũng do nhiều sông ngòi, ao hồ cho nên trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều vụ chìm phương tiện vận tải thủy, đuối nước đau lòng, làm cho nhiều người chết và thiệt hại lớn đến tài sản, trong đó đặc biệt là những bạn trong lứa tuổi học sinh .
Việt Nam có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịch
 Nghỉ hè luôn là thời điểm được các em học sinh, háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian các em tạm gác lại chuyện đèn sách để vui chơi thỏa thích, tự thưởng cho mình bằng những chuyến du lịch khám phá thiên nhiên, học hỏi cuộc sống thực tế qua các chuyến tham quan dã ngoại sau một năm nỗ lực phấn đấu học tập. Còn gì sảng khoái cho bằng khi được tắm và ngâm mình trong dòng nước mát lạnh vào những buổi trưa hè nóng nực để quên đi những lo toan muộn phiền trong cuộc sống. Tuy vậy, đôi lúc vì quá mải mê vui chơi hoặc thiếu trang bị kiến thức về đuối nước đã dẫn đến một số tai nạn đáng tiếc.
 	Vậy đuối nước là gì?
	Theo tổ chức y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đuối nước: không biết bơi, chơi ở những khu vực nguy hiểm như: có ao hồ, sông, suối, chơi ở những hố nước các công trình xây dựng, bể, giếng nước có thành quá thấp, không có nắp đậy, tập bơi ở những nơi không có biển báo an toàn tập bơi quá nhiều khi sức khỏe không đảm bảo, đi ra đường khi ngập nước bị sa chân xuống hố sâu, Thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan.
 	2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	 Các em ơi vì sao tai nạn đuối nước lại gia tăng nhanh đến như vậy nhất là mỗi khi hè về.
Nguyên nhân tai nạn đuối nước gia tăng vào dịp nghỉ hè
Do không biết bơi và thiếu kỹ năng bơi lội
Do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủ của người lớn
Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ còn thấp
	Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ còn thấp; mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 16 tuổi nhưng nhận thức của cộng đồng và người dân và những người có trách nhiệm về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Vì vậy; tai nạn đuối nước trẻ em chưa được thảo luận rộng rãi và chưa được giải quyết một cách toàn diện.
Ảnh minh họa
 Sự bất cẩn của người lớn, một trong những yếu tố chính dẫn tới tai nạn đuôi nước chiếm tỷ lệ cao do thiếu sự trông nom giám sát chặt chẽ đầy đủ của người lớn
Ảnh minh họa
 Môi trường sống xung quanh của trẻ không an toàn, và đuối nước do các em nhỏ không biết bơi, thiếu kỹ năng bơi lội, qua các cuộc điều tra ghi nhận hầu hết trẻ bị tai nạn đuối nước là do không biết bơi. Hơn nữa phần lớn các em thường hay chơi đùa, tắm lội ở gần ao, hồ , sông suối, gần trường hoặc gần nhà.
 Ảnh minh họa
Các em cần làm gì để phòng chống đuối nước
Học bơi theo từng nhóm, có người lớn quản lý, hoặc có người hướng dẫn.
Khi đi bơi nhóm tuân theo những nguyên tắc an toàn sau:
Tuyệt đối tuân theo những bảng chỉ dẫn nguy hiểm, chỉ bơi khi có người lớn đi kèm, Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, lên bờ ngay khi có sấm chớp
 Những điều các em không nên làm: Không nhảy cắm đầu, không bơi ở những khu vực nước sâu, nước chảy siết, không nhảy xuống nước khi vừa đi nắng về. không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
 Nếu thấy mình bị đuối nước phải kêu cứu thật to, bình tĩnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, rồi thả lỏng người. Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào.
 Bởi các nguy cơ đuối nước của trẻ là do:
Không biết bơi.
Chơi, đi bơi lội gần sông, suối, ao, hồ không có không có người lớn đi cùng.
	Không biết các nguyên tắc an toàn khi bơi lội.
Bị lũ cuốn trôi trong mùa lũ.
Đi thuyền, đò không mặc áo phao.
 Cứu em chết đuối khi mình không biết bơi hoặc bơi không giỏi.
 Tắm thường nhảy cắm đầu, bơi thì ở những vùng nguy hiểm.
 Ngoài ra còn phải kể đến một thực trạng đó là khi các em cứu lẫn nhau thì do chưa có kiến thức trong việc cấp cứu, sơ cứu người bị chết đuối dẫn đến tình trạng số em bị chết.
Ảnh minh họa
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
 Vậy các em cần làm gì để phòng chống đuối nước ?
 Học bơi theo từng nhóm, có người lớn quản lý, hoặc có người hướng dẫn.
Khi đi bơi nhóm tuân theo những nguyên tắc an toàn sau:
Các biện pháp phòng chống và sơ cáp cứu người bị đuối nước
Tập huấn sơ cấp cứu đuối nước cho trẻ
Những nguyên tắc và biện pháp khi cứu người bị đuối nước
Truyền thông giáo dục sức khỏe. Phát triển kỹ năng bơi lội, tập bơi cho các bạn
Tuyệt đối tuân theo những bảng chỉ dẫn nguy hiểm, chỉ bơi khi có người lớn đi kèm, Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước, lên bờ ngay khi có sấm chớp
 Những điều các em không nên làm: không nhảy cắm đầu, không bơi ở những khu vực nước sâu, nước chảy siết, không nhảy xuống nước khi vừa đi nắng về. không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
Nếu thấy mình bị đuối nước phải kêu cứu thật to, bình tĩnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, rồi thả lỏng người. Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.
 	Tuyên truyền đến các em trong nhà trường về nguyên nhân dẫn đến đuối nước.
 	Hướng dẫn cho các em học sinh trong trường, trong xã cũng như các em học sinh nói chung tập về môn Thể dục thể thao này. Nhằm giảm thiểu tối đa tai nạn đuối nước vào mùa hè ở các vùng nông thôn.
 	Tập được cho 125 em học sinh trường Trung học cơ sở Cẩm Tú. tập không những để bảo vệ mình mà còn giúp các em tham gia các ký thi học sinh giỏi môn bơi lội Trung học cơ sở. Hơn nữa còn nâng cao sức khỏe phục vụ cho học tập và bảo vệ tổ quốc.
 	Để tình huống trên đạt hiệu quả cao tôi tiến hành khảo sát tại trường THCS Cẩm Tú.
1. Khảo sát thực tế tại trường THCS Cẩm Tú
Bảng 1: Trước quá trình tập luyện
Lớp
Tổng số học sinh
Số học sinh biết bơi
Số học sinh không biết bơi
Số HS
Phần trăm
Số HS
Phần trăm
6A
32
10
31 %
22
69 %
6B
32
12
37 %
20
63 %
Bảng 2:Trước quá trình tập luyện
Lớp
Tổng số học sinh
Số học sinh biết bơi
Số học sinh không biết bơi
Số HS
Phần trăm
Số HS
Phần trăm
9A
30
11
36 %
19
64 %
9B
31
9
29 %
22
71 %
 	Khối 6 và khối 9 trường THCS Cẩm Tú tổng số 125 em trong đó qua khảo sát 
Đối tượng
 Biết bơi 42 em
 Không biết bơi 83 em
Ưu điểm
- Các em tự tin khi xuống nước
- Có thân hình cân đối khỏe mạnh
 - Nhanh nhẹn, hoạt bát
Sống gần môi trường nước nếu được luyện tập sẽ nhanh thành thạo và tránh được tình huống nguy hiểm
Nhược điểm
- Các bạn tắm những khu vực sâu quá rất nguy hiểm
- Thiếu các kỹ năng kiến thức về an toàn khi đi tắm như khởi động trước khi xuống tắm
- Nhận thức về tai nạn đuối nước của các em còn thấp
Nhiều em sợ nước
Thiếu kỹ năng bơi lội
2. Kỹ thuật tập bơi cho các em học sinh lớp 6 trương THCS Cẩm Tú.
 Địa điểm Đập bai bông xã Cẩm Tú vì nơi này nước cạn khoảng ngang ngực
 Bước 1: Tập thăng bằng nước 
Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
	Các em đứng dưới hồ cạn nước ngang ngực của mình; nín thở từ từ ngả mình tới phía trước trườn lên nằm sấp trên mặt nước; tay đưa ra phía trước chân duỗi thẳng giữ nguyên tư thế. 
Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
 	 Các em đừng lo lắng vì mình đang đứng ở chỗ nước cạn cứ để tư thế thả lỏng nín thở đến khi hết hơi thì đứng lên cứ như vậy làm nhiều lần cơ thể các em sẽ nổi trên mặt nước; không ngả nghiêng tròng trành là thành công. các em sẽ thực hành phần này trong vòng 10 phút.
Bước 2: Tập động tác tay
	 Vẫn đứng chỗ nước cạn hơi trùng chân xuống cho nước ngập ngang vai
Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
 Tay chắp trước ngực đưa tới quạt ngang một góc 45 độ hướng xuống phía dưới chân, sau đó tay lại về vị trí trước ngực quạt xuống tiếp chu kỳ khoảng từ 2 - 3 giây một lần .
 	Mục đích của tay là để cho thân người nổi lên đồng thời tiến tới động tác này các em lặp đi lặp lại trong vòng 10 phút. Các em nhớ khi quạt tay khép các ngón tay lại để tạo lực nước nhiều hơn.
Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
 Bước 3 : Tập động tác chân
 Vị trí vẫn nước ngang ngực tay vịn vào thành đập để chọn động tác chân 
 Tay đu thành đập sao cho người sấp, nổi chân rời đáy đập ra phía sau hình chữ V một góc rộng gấp đôi vai
 Ảnh minh họa
 Khi chân thẳng khép hai bàn chân chạm nhau co lên đạp tiếp chu kỳ cứ từ 2 đến 3 giây một lần đạp chân tập khoảng 15 phút và cảm giác nước trong lòng bàn chân của mình; nhớ khi các em đạp thì khép các ngón chân lực nước sẽ đẩy mình đi tới chủ yếu nhờ vào động tác chân.
 Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
 Động tác này các em tập khoảng 15 đến 20 phút. lúc này cơ đùi là một quả tim thứ hai để vận chuyển lưu thông máu khi chúng ta thực hiện động tác co và duỗi.
 Bước 4: Tập thở nước
 Các em thực hiện các bước hít vào bằng miệng thở ra bằng mũi
	Vị trí vẫn là nước ngang ngực của mình tay vịn thành đập nín thở từ từ co chân thả đầu xuống cho đầu ngập trong nước giữ khoảng 3 giây thở ra bằng mũi.
 Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
Ảnh minh họa
Sau đó các em đứng lên lấy hơi nhanh bằng miệng lại cúi thả người xuống thở đều đặn động tác này các em cũng tập nhiều lần đến khi không còn nhầm lẫn
Bước 5: Kết hợp động tác 
 Ảnh minh họa
 Các em hãy học thuộc để thực hiện. Chân đạp tay đưa tới tay quạt nước ngẩng đầu lên lấy hơi tiếp tục lại chân đạp tay quạt nước ngẩng đầu lên lấy hơi.... chu kỳ chậm rãi khoảng 3 đến 4 giây một lần các em nhớ thả lỏng cơ thể bước kết hợp động tác này các em tập nhiều lần bởi vì nếu các em học chưa thuộc động tác dễ bị sặc nước vì vậy khi mới bắt đầu các em nín hơi luôn cứ như thế lặp lại động tác khi nào thành thục rồi bắt đầu mới lấy hơi các em nhớ chọn bơi từ chỗ hơi sâu vào chỗ cạn cho an toàn. 
Hình ảnh tập bơi của các em trường THCS Cẩm Tú
Một số biện pháp cấp cứu tai nạn đuối nước
 Khi phát hiện người bị đuối nước, cần hô hoán để nhiều người có thể nghe được chạy đến trợ giúp.
 Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực sốc chéo qua nách bên kia đưa nạn nhân vào bờ.
Điều kiện: Người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi chút ít.
Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên cho mũi của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước bơi vào bờ cho nhanh.
 Ảnh minh họa
 Tiếp cận người bị nạn từ phia sau, người cứu hộ nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giật ngửa đâù nạn nhân ra đằng sau.
 Nắm cổ áo nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo.
Hình ảnh tập cứu người đuối nước củaHS trường THCS Cẩm Tú
Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thực sự, ta có thể dùng hai tay nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng hai chân và kéo vào bờ.
 Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh, ta có

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_phong_chong_duoi_nuoc_mua_he_cho_tre.doc