SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong học tập

SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong học tập

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các nhà trường của hệ thống giáo dục Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từng năm học của từng cấp học. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vừa mang tính nhân văn sâu sắc vừa là trách nhiệm của gia đình - nhà trường - xã hội, là thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với những trẻ em bị thiệt thòi, không may mắc phải những khuyết tật mà mình không bao giờ mong muốn.

Việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong các nhà trường tuy đã được các nhà trường quan tâm thực hiện, nhưng trên thực tế, giáo dục trẻ khuyết tật nhằm giúp các em tiến bộ, nắm bắt được các kiến thức kĩ năng trong quá trình học tập là việc hết sức khó khăn, vất vả đối với giáo viên trực tiếp dạy dỗ các em. Sĩ số lớp đông, làm sao đảm bảo chất lượng chung của lớp, làm sao có đủ thời gian trong từng tiết học để hỗ trợ riêng cho trẻ khuyết tật nắm được bài học? Mặt khác trẻ khuyết tật thường có tâm lí mặc cảm, tự ti, thậm trí còn gây rối trong quá trình tham gia tiết học hoặc không thích tham gia học tập, rèn luyện cùng bạn trong lớp, làm cách nào để giúp trẻ khuyết tật tham gia học tập, nắm được các kiến thức, kĩ năng mà thầy cô truyền thụ.là cả một vấn đề nan giải đối với người giáo viên đứng lớp ?.

Tìm hiểu về trẻ khuyết tật, chúng ta thấy có rất nhiều dạng khuyết tật của trẻ: khuyết tật về các cơ quan vận động, khuyết tật về ngôn ngữ, khiếm thính, khiếm thi, đa tật.các dạng khuyết tật này khá dễ nhận biết khi tiếp xúc hay quan sát trẻ trong cuộc sống. Nhưng có một dạng khuyết tật mà các nhà nghiên cứu về khuyết tật trẻ em thường gọi đó là trẻ gặp khó khăn trong việc học, trong dân gian thường có cách gọi : trẻ thiểu năng trí tuệ, trẻ bị bệnh thần kinh. Trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong việc học là trẻ thoạt nhìn, những em này không có những biểu hiện gì khác biệt về ngoại hình, về một số hoạt động của trẻ trong hoạt động, vui chơi, nhưng nếu đi sâu vào khám phá mới cả là một vấn đề cần bàn luận.

Trong xã hội hiện nay, do đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là một xã vùng cao của huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa vừa thoát 135 như xã Cẩm Giang, việc trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển não bộ, các chất độc hại bị lạm dụng trong chế biến thực phẩm, không khí ô nhiễm. Đất nước vừa trải qua các cuộc chiến tranh với bom đạn, chất độc da cam để lại nhiều di chứng cho các thế hệ con cháu, nên số lượng trẻ em bị ảnh hưởng tới sự phát triển của trí tuệ có khá nhiều trong số trẻ bị khuyết tật trong xã hội và trên địa bàn xã hiện nay.

Trong quá trình làm công tác quản lí, tôi cũng đã tham gia các đợt tập huấn về các phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật cũng như trực tiếp hỗ trợ trẻ khuyết tật, tìm hiểu về các dạng khuyết tật nói chung và trẻ gặp khó khăn trong việc học nói riêng học hòa nhập bản thân tôi đã rút ra được một số nhận thức cũng như một số kinh nghiệm trong việc giáo dục, giúp đỡ trẻ gặp khó khăn trong việc học đạt được sự tiến bộ nhất định trong quá trình học hòa nhập tại Trường tiểu học Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa.

Chính vì những lí do trên, tôi đã dành thời gian ghi lại những những gì mình đã hiểu, đã làm trong quá trình giúp đỡ trẻ khuyết tật, trẻ gặp khó khăn trong việc học tiến bộ qua từng ngày, mong muốn được những ai quan tâm đến việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ gặp khó khăn trong việc học nói riêng, nhất là các thầy cô đang trực tiếp hàng ngày gánh vác trọng trách giáo dục trẻ khuyết tật xem xét, tìm hiểu và chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện có những hiệu quả nhất định qua bài viết : Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong học tập.

 

doc 15 trang thuychi01 8222
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọ đề tài:
	Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các nhà trường của hệ thống giáo dục Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từng năm học của từng cấp học. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật vừa mang tính nhân văn sâu sắc vừa là trách nhiệm của gia đình - nhà trường - xã hội, là thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với những trẻ em bị thiệt thòi, không may mắc phải những khuyết tật mà mình không bao giờ mong muốn. 
Việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong các nhà trường tuy đã được các nhà trường quan tâm thực hiện, nhưng trên thực tế, giáo dục trẻ khuyết tật nhằm giúp các em tiến bộ, nắm bắt được các kiến thức kĩ năng trong quá trình học tập là việc hết sức khó khăn, vất vả đối với giáo viên trực tiếp dạy dỗ các em. Sĩ số lớp đông, làm sao đảm bảo chất lượng chung của lớp, làm sao có đủ thời gian trong từng tiết học để hỗ trợ riêng cho trẻ khuyết tật nắm được bài học? Mặt khác trẻ khuyết tật thường có tâm lí mặc cảm, tự ti, thậm trí còn gây rối trong quá trình tham gia tiết học hoặc không thích tham gia học tập, rèn luyện cùng bạn trong lớp, làm cách nào để giúp trẻ khuyết tật tham gia học tập, nắm được các kiến thức, kĩ năng mà thầy cô truyền thụ...là cả một vấn đề nan giải đối với người giáo viên đứng lớp ?.
Tìm hiểu về trẻ khuyết tật, chúng ta thấy có rất nhiều dạng khuyết tật của trẻ: khuyết tật về các cơ quan vận động, khuyết tật về ngôn ngữ, khiếm thính, khiếm thi, đa tật...các dạng khuyết tật này khá dễ nhận biết khi tiếp xúc hay quan sát trẻ trong cuộc sống. Nhưng có một dạng khuyết tật mà các nhà nghiên cứu về khuyết tật trẻ em thường gọi đó là trẻ gặp khó khăn trong việc học, trong dân gian thường có cách gọi : trẻ thiểu năng trí tuệ, trẻ bị bệnh thần kinh... Trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong việc học là trẻ thoạt nhìn, những em này không có những biểu hiện gì khác biệt về ngoại hình, về một số hoạt động của trẻ trong hoạt động, vui chơi, nhưng nếu đi sâu vào khám phá mới cả là một vấn đề cần bàn luận.
Trong xã hội hiện nay, do đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là một xã vùng cao của huyện miền núi Cẩm Thủy, Thanh Hóa vừa thoát 135 như xã Cẩm Giang, việc trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển não bộ, các chất độc hại bị lạm dụng trong chế biến thực phẩm, không khí ô nhiễm... Đất nước vừa trải qua các cuộc chiến tranh với bom đạn, chất độc da cam để lại nhiều di chứng cho các thế hệ con cháu, nên số lượng trẻ em bị ảnh hưởng tới sự phát triển của trí tuệ có khá nhiều trong số trẻ bị khuyết tật trong xã hội và trên địa bàn xã hiện nay.
Trong quá trình làm công tác quản lí, tôi cũng đã tham gia các đợt tập huấn về các phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật cũng như trực tiếp hỗ trợ trẻ khuyết tật, tìm hiểu về các dạng khuyết tật nói chung và trẻ gặp khó khăn trong việc học nói riêng học hòa nhập bản thân tôi đã rút ra được một số nhận thức cũng như một số kinh nghiệm trong việc giáo dục, giúp đỡ trẻ gặp khó khăn trong việc học đạt được sự tiến bộ nhất định trong quá trình học hòa nhập tại Trường tiểu học Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa.
Chính vì những lí do trên, tôi đã dành thời gian ghi lại những những gì mình đã hiểu, đã làm trong quá trình giúp đỡ trẻ khuyết tật, trẻ gặp khó khăn trong việc học tiến bộ qua từng ngày, mong muốn được những ai quan tâm đến việc giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ gặp khó khăn trong việc học nói riêng, nhất là các thầy cô đang trực tiếp hàng ngày gánh vác trọng trách giáo dục trẻ khuyết tật xem xét, tìm hiểu và chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện có những hiệu quả nhất định qua bài viết : Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong học tập. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xác định các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong trường tiểu học nhằm phát huy hiệu quả của giáo dục toàn diện ; giúp trẻ khuyết tật tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội. Đồng thời giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các em học sinh đối với những bạn  khuyết tật.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Học sinh khuyết tật học hòa nhập lớp 1A, 2B, 4A, 5A, 5B của trường tiểu học Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phân tích và tổng hợp các tài liệu lý luận và những văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
+ Tham khảo tài liệu nghiên cứu cơ sở thực tiễn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. 
+ Tìm hiểu thực trạng trẻ khuyết tật trong địa bàn, liên hệ phối hợp với giáo viên chủ nghiệm, giáo viên bộ môn và phụ huynh, tìm hiểu tâm sinh lý, cá tính của trẻ, sơ lược về các dạng khuyết tật.
-Nhóm phương pháp trải nghiệm:
+ Thực hành trải nghiệm, quan sát trong quá trình giảng dạy, trong các hoạt động của học sinh trên lớp, trong nhà trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập.
	-Phương pháp đánh giá: Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của trẻ, phát huy điểm tích cực, giúp đỡ, hạn chế những khiếm khuyết của trẻ trong tất cả các hoạt động của các em ở nhà trường. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong xã hội loài người, người sinh ra không phải ai cũng gặp may mắn, nhiều trẻ sinh ra đã mắc phải những tật bệnh quái ác, đó là những thiệt thòi mà người khuyết tật phải gánh chịu suốt đời. Tổng số dân trong toàn xã là 4994 mà số người khuyết tật là 148 người. Tỉ lệ người khuyết tật như điều tra tại xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy lên đến 3,0% dân số. Trong đó có các dạng khuyết tật sau:
- Khiếm thính , khiếm thị, khuyết tật về ngôn ngữ, cơ quan vận động, đa tật và một dạng khuyết tật rất phổ biến đó là dạng khuyết tật về trí tuệ, một dạng khuyết tật chiếm số lớn trong số trẻ khuyết tật. Đặc điểm của dạng khuyết tật này là trẻ về ngoại hình ít có những khác biệt so với trẻ bình thường khác nhưng về trí tuệ có những khiếm khuyết mà chỉ khi đi học mới bộc lộ một cách rõ nét như: học trước quên sau, không nhớ được hoặc nhớ được rất ít những gì đã được học, được trải nghiệm, chỉ bắt chước những hoạt động mang tính cảm tính, sau đó lại không thể thực hiện lại được. 
Thực hiện Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1989 mà Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn nhằm thực hiện quyền trẻ em mà trước hết là quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục.
Nhà nước Việt nam đã ban hành Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em - 2004, Pháp lệnh về người tàn tật - 1998- Luật giáo dục 2005 đều quy định rõ về việc giáo dục trẻ khuyết tật, Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Ban hành quy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 2006, trong nhiệm vụ năm học của các cấp học, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được đưa vào là một trong những nhiệm vụ trong tâm của năm học đối với các nhà trường. 
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câu nói nổi tiếng: “ tàn mà không phế ”, đó cũng chính là thái độ của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật. Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.
Để thực hiện tốt việc giáo dục trẻ khuyết tật, nhà nước ta đã cho phép thành lập các cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, được học chương trình riêng phù hợp với các dạng khuyết tật (KT) của trẻ. Nhưng do điều kiện kinh tế xã hội, khó khăn của gia đình trẻ KT, đa số trẻ KT không thể đến các trường chuyên biệt nên hầu hết các em được đưa vào học hòa nhập với trẻ em bình thường khác trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến các cấp học cao hơn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng trẻ khuyết tật ( KT) nói chung và trẻ gặp khó khăn trong việc học(GKKTVH) nói riêng tại địa bàn toàn xã.
Xã Cẩm Giang là là xã vùng cao của huyện Cẩm Thủy có 4994 dân số sống chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp đời sống dân cư còn gặp những khó khăn nhất định, tỉ lệ hộ nghèo khoảng trên 4,62% , số trẻ suy dinh dưỡng trong độ tuổi 0 - 5 tuổi chiếm đến trên 20% số trẻ. Trẻ độ tuổi tiểu học của nhà trường 278 học sinh em tham gia học tập tại nhà trường trong một năm học. Theo thống kê các năm học, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, BHG đã chỉ đạo các giáo viên phụ trách phổ cập huy động đạt 100 % số trẻ 6 - 11 tuổi ra lớp , trong đó có số trẻ khuyết tật trong độ tuổi cũng được huy động đạt 100% số cháu ra lớp hòa nhập. Đây là sự cố gắng rất lớn của nhà trường trong những năm vừa qua.
Năm học 2016 - 2017, theo thống kê, số trẻ khuyết tật huy động ra lớp đạt 6/6 cháu, trong đó số trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong việc học 3 em chiếm tới 50 % khuyết tật. Số trẻ gặp khó khăn trong việc học trong đó có cả trẻ mắc về thần kinh, não bộ, trẻ câm, trẻ khuyết tật vận động (trẻ đa tật)...Như đã nói ở trên, trẻ gặp khó khăn trong việc học có ngoại hình bình thường, có một số hoạt động, vui chơi như đứa trẻ bình thường khác nhưng việc ghi nhớ các kiến thức kĩ năng trong việc học chữ, làm toán, ghi nhớ các kiến thức đã học là rất khó khăn. Có những em trong hoạt động vui chơi được đánh giá là khá năng động, là chủ trò của nhiều trò chơi trên sân trường nhưng trong việc học thì có mấy chữ cái thì học mãi vẫn không nhớ được mặt chữ, học trước quên sau. Cụ thể như là em Quách Công Tường học sinh lớp 5 mà nhiều lúc vẫn không nhớ nổi tên mình, tên thôn xóm nhà mình đang sinh sống. Có những em trong lớp ngồi học thì quậy phá, khi giao viết bảng thì không thể viết được bèn nhờ bạn ngồi cạnh viết hộ, bạn không viết cho liền đánh bạn. Có những em nặng hơn thì chỉ ngồi chơi, không tham gia việc hoạt động nhóm, nghe giảng, cùng học với bạn, thậm chí đang học bổng nhiên la ó trong lớp học hoặc bỏ ra ngoài chơi, làm giáo viên phải dừng giảng bài để ra dụ em học sinh ấy vào lớp, có những em mắc bệnh động kinh, tự nhiên lăn đùng ra lớp... 
(Hình ảnh học sinh đang la ó trong tiết học giáo viên phải dỗ dành)
Về chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ, gặp khó khăn trong việc học hòa nhập, do đặc điểm khuyết tật về trí tuệ nên các em này tiếp thu kiến thức gặp rất nhiều khó khăn, khả năng nhận thức được kiến thức chỉ bằng một vài phần trăm so với trẻ bình thường khác cùng lứa tuổi, thậm trí là không thể ghi nhớ được gì vào trong não bộ. Do vậy, việc đánh giá học tập và rèn luyện đối với trẻ khuyết tật theo quy định được đánh giá riêng, đánh giá theo mức độ tiến bộ của trẻ. Việc giáo dục trẻ khuyết tật cũng được quan tâm và thực hiện theo cách riêng. 
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin tập trung đi sâu vào các giải pháp giáo dục trẻ khuyết tật, gặp khó khăn trong việc học với mục đích ghi lại những kinh nghiệm và đưa ra để đồng nghiệp cùng nghiên cứu, ứng dụng , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật, gặp khó khăn trong việc học đạt kết quả tốt ở Trường tiểu học Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy.
2.2.2. Những thuận lợi
Thực hiện nhiệm vụ năm học về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, nhà trường đã tập trung chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn về phương pháp riêng giáo dục trẻ khuyết tật, được tìm hiểu kĩ về đặc điểm tâm sinh lí trẻ khuyết tật nói chung, trẻ gặp khó khăn trong việc học nói riêng để giúp giáo viên trong nhà trường hiểu và tổ chức thực hiện việc giáo dục trẻ khuyết tật.
Có được sự quan tâm của nhà nước, cộng đồng, các tổ chức xã hội, nhà trường, đặc biệt là của cha mẹ trẻ KT luôn dành những tình cảm, sự ưu ái đối với các em, hỗ trợ thầy cô cùng giúp đỡ, giáo dục trẻ KT trong nhà trường. 
2.2.3. Những khó khăn
Trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật gặp khó khăn trong việc học nói riêng thường có thái độ mặc cảm, tự ti, xa lánh, không thích tham gia hoạt động chung với bạn bè, hay bị bạn bè và một số người thiếu ý thức trêu chọc nên dễ nổi khùng, tủi thân. Bạn bè trong lớp cũng có thái độ phân biệt đối xử, ít chơi với trẻ KT ...
Đối với trẻ khó khăn việc học (KKVH), do khuyết tật bộc lộ không rõ ràng nên cha mẹ trẻ KT KKVH thường không muốn đưa con đến cơ sở y tế để kiểm tra, xác nhận, sợ ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ làm cho trẻ chịu nhiều thiệt thòi trong chế độ chăm sóc đối với trẻ KT và cũng gây khó khăn cho việc thực hiện việc giáo dục, rèn luyện của giáo viên.
Do học hòa nhập nên việc quản lí, dành thời gian để hỗ trợ cho trẻ KT, khó khăn trong việc học rất hạn chế vì phải lo chất lượng chung của cả lớp nên nhiều khi trẻ KT, KKTVH thiếu đi sự quan tâm, hỗ trợ của lớp, của giáo viên.
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.
Trẻ khuyết tật dù có những khiếm khuyết nhất định nhưng cũng có những nhu cầu và năng lực nhất định dù ở mức độ nào đó. Do đó tổ chức giáo dục cho trẻ khuyết tật cần tính đến việc lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. 
Trong nhiều năm học qua, giáo dục tiểu học Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy đã phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của ngành đã đề ra, có được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể - xã hội toàn xã nhà trong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó Phòng GD đã phối hợp với các dự án, viện nghiên cứu GD trẻ khuyết tật để tập huấn về nhận biết, phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập cho đội ngũ cán bộ giáo viên các trường học trong toàn huyện nói chung và Trường tiểu học Cẩm Giang nói riêng điều tra trẻ KT, có những hỗ trợ về khám chữa bệnh, phương tiện, đồ dùng học tập cho học sinh khuyết tật giúp các em tham gia học tập có hiệu quả.
2.3.1. Các giải pháp chung
- Đối với trẻ KT nói chung và trẻ KKVH nhà trường đã vận động gia đình đưa các em đến các cơ sở y tế để xác định KT và mức độ KT, lập hồ sơ theo dõi, điều trị, tạo ra sự hỗ trợ của y tế, các tổ chức xã hội, của cộng đồng và nhất là của cha mẹ các em một cách đầy đủ, khoa học và có hiệu quả nhất.
- Lập hồ sơ theo dõi đánh giá riêng về sức khỏe, tình trạng khuyết tật cũng như theo dõi việc học tập, rèn luyện của trẻ KT nhà trường đã có bộ hồ sơ theo dõi việc học đối với trẻ KT.
- Vận động mọi tầng lớp nhân dân quan tâm giúp đỡ, dành nhiều tình cảm thân ái, giúp đỡ mọi mặt đối với trẻ KT. Đặc biệt là bạn bè trong trường, trong lớp có thái độ và việc làm, sự giúp đỡ vô tư, nhiệt tình với trẻ KT, tránh thái độ khinh bỉ, xa lánh đối với trẻ KT.
2.3.2. Đối với giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật:
- Giáo viên dạy học sinh KT KKVH phải được tập huấn đầy đủ về phương pháp, hình thức giảng dạy cũng như có đủ các phương tiện giảng dạy cho trẻ KT,KKVH.
- Người giáo viên dạy trẻ KT học hòa nhập còn phải là người nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì học sinh, đặc biệt là trẻ KT KKVH, biết tổ chức tiết học hợp lí, vừa đảm bảo chất lượng chung của lớp, vừa dành được thời gian, công sức cho việc giáo dục, nâng cao kiến thức kĩ năng đối với trẻ KT. Việc hiểu và nắm bắt đặc điểm tâm lí từng trẻ KT trong lớp để có cách tiếp cận, biện pháp tác động, giáo dục phù hợp là khởi đầu cho thành công trong giáo dục trẻ KT.
- Động viên, khuyến khích trẻ KT tham gia vào tất cả các hoạt động (trong điều kiện không ảnh hưởng đến KT của trẻ) để trẻ KT quên đi những mặc cảm, tự ti của mình.
2.3.3. Bạn bè và bạn học trong lớp đối với trẻ KT :
- Tạo mọi điều kiện để học sinh trong lớp kết bạn, gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ bạn mình bị KT. Có thái độ tôn trọng, thông cảm và động viên bạn KT vượt qua khó khăn vì KT để vươn lên trong học tập rèn luyện. Sẵn sàng động viên khen ngợi bạn KT khi bạn đó làm hoàn thành một việc được giao nào đó, dù chỉ là hoàn thành ở mức độ nhỏ nhất. Không có những lời lẽ xúc phạm, khơi gợi nỗi đau khuyết tật của bạn. 
- Tổ chức các hoạt động (theo nhóm hoặc cặp đôi) đưa các trẻ KT tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi cũng như rèn luyện những kĩ năng cần thiết, tạo ra sự tiến bộ cho trẻ KT. Hoạt động nhóm là hết sức quan trọng trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật học hòa nhập. Bởi hoạt động học hầu như diễn ra ở nhóm. Mỗi nhóm thường 4 - 6 em. Nhóm trưởng là người nhận nhiệm vụ từ giáo viên, điều hành hoạt động của nhóm và báo cáo kết quả học tập của nhóm với giáo viên. Trong hoạt động nhóm học sinh có thể đổi bài, vở để kiểm tra bài làm của bạn, nói cách nghĩ, cách làm của mình cho bạn nghe, tiếp thu ý kiến của bạn, bảo vệ chính ý kiến, kết quả của mình. Qua đó học sinh trong nhóm đã hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ học sinh khuyết tật nắm bắt kiến thức cơ bản của bài học, hoàn thiện bài của mình một cách tốt nhất có thể. Thông qua học nhóm đòi hỏi tự giác của mỗi cá nhân, tự quản của tập thể nhóm. Tự học, tự chia sẻ cặp đôi, trao đổi là quy trình hoạt động nhóm, trong khi chia nhóm giáo viên cần phải chia những em có học lực tốt ngồi cùng nhóm với các em học sinh khuyết tật để giúp đỡ các em học sinh khuyết tật. tạo điều kiện tốt nhất cho các em khuyết tật được nêu lên ý kiến của mình khi có thể. Kết quả làm việc của từng nhóm (kể cả nhóm có học sinh khuyết tật) được trình bày, báo cáo trước lớp tạo ra được không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tích cực vào kết quả chung của bài học và là động lực giúp các em khuyết tật tự tin hơn trong giao tiếp, trong học tập và trong mọi hoạt động giáo dục khác.
(Hình ảnh học sinh khuyết tật học hòa nhập theo nhóm ở các lớp)
2.3.4. Sử dụng đồ dùng dạy học:
Lựa chọn những đồ dùng dạy học hợp lí, phù hợp với nhu cầu, hứng thú và đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ KT. Đồ dùng, phương tiện dạy học chỉ hiệu quả khi trẻ KT thích thú khám phá nhận thức với đồ dùng, phương tiện đó.
2.3.5. Đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh yêu cầu kiến thức kĩ năng phù hợp đối với trẻ KT
- Đối với trẻ KT nói chung và trẻ KT, KKVH nói riêng, khi tham gia học tập, do ảnh hưởng của KT nên việc học của trẻ gặp rất nhiều khó khăn, thất bại nhiều hơn thành công nên trẻ dẫn tới thiếu tự tin, chán nản, dần dần sẽ sợ học. Chính vì thế giáo viên dạy trẻ KT phải thường xuyên lưu ý, tạo ra các cơ hội dẫn đến thành công cho trẻ KT, giúp các em tự tin, vươn lên để học tập. 
- Đối với trẻ KT, KKVH, một sự tiến bộ dù nhỏ nhất trong việc học cũng là một thành công lớn của chính bản thân trẻ KT và của giáo viên. Nếu mỗi ngày học sinh học được 2 chữ cái, 4 từ và 1 câu nào đó, viết được một số từ ứng dụng (lớp 1) thì trẻ khuyết tật chỉ cần đọc và viết được 2 chữ cái đã là sự tiến bộ cần khen thưởng. Trên cơ sở của sự khen thưởng đó động viên em cố gắng học thêm để nắm được các kiến thức, kĩ năng còn lại trong tiết học.
- Đối với trẻ KT, nhất là trẻ KKVH ở tiểu học điều chỉnh yêu cầu kiến thức kĩ năng là cần thiết. Người giáo viên cần lựa chọn những kiến thức kĩ năng cơ bản nhất cần có trong cuộc sống thường ngày của trẻ KT như : Kĩ năng đọc, viết; kĩ năng làm toán; kĩ năng sống ... để dạy cho các em chứ không cần thiết phải dạy những nội dung ít quan trọng có trong chương trình giáo dục cho học sinh bình thường khác.
- Tăng cường việc rèn luyện lặp đi lặp lại nhiều lần những kiến thức kĩ năng mà học sinh KT khó khăn trong việc nắm bắt và ghi nhớ. Dùng những đồ dùng và phương tiện giảng dạy hợp lí, hấp dẫn để tăng khả năng tái hiện, ghi nhớ cho trẻ KT, nhất là trẻ KTKKVH.
- Thường xuyên nắm bắt khả năng ghi nhớ và thực hiện các kĩ năng của trẻ KT, trên cơ sở đó để phát hiện ra những khả năng nhận thức của từng trẻ KT để có các giải pháp tác động hợp lí giúp trẻ KT tiếp thu kiến thức kĩ năng một cách hiệu quả.
- Hệ thống câu hỏi về kiến thức, kĩ năng trong bài học cần đơn giản, vừa sức với trẻ KT, thông tin ngắn gọn, rõ ý và có những gợi ý để trẻ KT có thể hiểu và trả lời được.
- Đối với trẻ KT, KKVH cần có sự định hướng, làm mẫu hoặc chia nhỏ các thao tác trong thực hiện các kĩ năng như viết, tính toán, các bước thực hiện trong khi làm một việc nà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_giao_duc_tre_khuyet_tat_gap_kho_kha.doc