SKKN Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đạo đức trọn môn GDCD THCS

SKKN Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đạo đức trọn môn GDCD THCS

Điều 23 – Luật Giáo dục năm 2005 chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”, trong đó đặc biệt coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng ví: “Đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông” hay “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” và Bác cũng đã khẳng định “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Giáo dục đạo đức và dạy đạo đức trong nhà trường hiện nay là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, thể hiện ở việc văn phòng Chủ tịch nước đã tiến hành khảo sát vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường trên phạm vi cả nước trong tháng 3/2018 vừa qua.

Để thực hiện được nhiệm vụ đó, môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, hình thành ở thế hệ trẻ hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nhiệm vụ này được thể hiện nổi bật và trực tiếp nhất ở phần “ Đạo đức- GDCD 6,7,8,9” thông qua việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về một số phạm trù đạo đức cơ bản, một số nguyên tắc đạo đức mới và một số truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

 

doc 17 trang thuychi01 6560
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đạo đức trọn môn GDCD THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
.
Điều 23 – Luật Giáo dục năm 2005 chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”, trong đó đặc biệt coi trọng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng ví: “Đạo đức của con người như gốc của cây, như nguồn của sông” hay “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” và Bác cũng đã khẳng định “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. 
Giáo dục đạo đức và dạy đạo đức trong nhà trường hiện nay là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, thể hiện ở việc văn phòng Chủ tịch nước đã tiến hành khảo sát vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong các nhà trường trên phạm vi cả nước trong tháng 3/2018 vừa qua.
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, môn Giáo dục công dân là môn học có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh, hình thành ở thế hệ trẻ hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với yêu cầu của thời đại. Nhiệm vụ này được thể hiện nổi bật và trực tiếp nhất ở phần “ Đạo đức- GDCD 6,7,8,9” thông qua việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về một số phạm trù đạo đức cơ bản, một số nguyên tắc đạo đức mới và một số truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. 
Tuy nhiên, do tâm lý chung của đa số học sinh và phụ huynh học sinh và thậm chí cả giáo viên thì môn Giáo dục công dân vẫn là môn học phụ nên hầu như không có sự đầu tư cho môn học, tiết học còn diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả, học trò học đối phó, chiếu lệ, không tập trung, giờ học chưa gây được hứng thú nên hiệu quả giáo dục của bộ môn chưa thực sự đạt được theo yêu cầu.
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học với định hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của lãnh đạo các cấp của ngành giáo dục ngày càng được tăng cường. Đặc biệt là tại đơn vị trường THCS Hợp Lý, công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân, quán triệt sâu sắc việc tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện, kỹ thuật dạy học hiện đại một cách phù hợp đối với từng bộ môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại đơn vị. Là giáo viên dạy Giáo dục công dân đặc biệt là dạy phần “Đạo đức- GDCD 6,7,8,9” tôi luôn xác định rằng:“Muốn cho giờ dạy đạo đức không bị khô cứng và tẻ nhạt cần phải tăng cường sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy học kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực” nhằm tạo được hứng thú học tập, giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh khi học phần đạo đức tron môn GDCD THCS ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017 - 2018.
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Bàn về giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn GDCD trong nhà trường, Giáo sư Trần Thanh Đạm phân tích: “Phải thấy rằng giáo dục đạo đức khó hơn trí dục vì giáo dục đạo đức không có một đề cương, giáo án nào có sẵn, giáo dục đạo đức không tách ra đứng một mình mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào học sinh mỗi ngày”.( www.Giaoduc.edu.vn)
Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và hành vi theo nguyên lí:“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Vì vậy, môn GDCD đặc biệt là phần Đạo đức- GDCD6,7,8,9 cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy ở học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập thông qua hệ thống hình ảnh, câu chuyện (động hoặc tĩnh) gây hứng thú học tập ở học sinh, việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, đây là nguồn cung cấp các tư liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Nếu thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học và các kỹ thuật dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập cũng khó đạt được theo mong muốn.
Vì thế, việc sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với sử dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo được hứng thú cho học sinh khi học phần Đạo đức- GDCD 6,7,8,9 là một việc làm rất cần thiết. Đây chính là lí do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá được thực trạng việc học tập của học sinh ở trường Trung học cơ sở khi học các bài học đạo đức. Thông qua đó để tìm ra được các giải pháp nhằm nâng cao ý thức và hứng thú học phần Đạo đức – GDCD 6,7,8,9.
- Nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học phần đạo đức - GDCD 6,7,8,9. 
- Nâng cao được kết quả học tập môn GDCD 6,7,8,9 phần đạo đức cho học sinh.
- Rèn luyện, nâng cao được kĩ năng sống, ứng xử cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
 HS lớp 7 trong hai năn học (2016-2017; 2017-2018) của trường Trung học cơ sở Hợp Lý, cụ thể:
- Lớp đối chứng: 7A,7B (năm học 2016 - 2017)
- Lớp thực nghiệm: 7A,7B (năm học 2017 - 2018)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, ý thức học tập của học sinh, đặc biệt là năng lực học tập, thái độ học tập với bộ môn GDCD trước khi tác động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu, phương pháp nêu gương...
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức diễn ra trong cuộc sống , kết hợp với phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh hứng thú trong học tập phần đạo đức môn GDCD6,7,8,9.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Giáo dục đạo đức và dạy đạo đức trong nhà trường hiện nay là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước xem trọng hàng đầu trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và được các nhà trường chú trọng quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đó là sự xuống cấp các giá trị đạo đức truyền thống thì việc giáo dục các giá trị đạo đức cho học sinh là thật sự cần thiết.
 Môn GDCD là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là phần Đạo đức- GDCD6,7,8,9. Vì vậy, cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, văn hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy ở học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó. Nếu thiếu đồ dùng, thiết bị dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập cũng khó đạt được theo mong muốn. Vì vậy sử dụng hình ảnh, các câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tich cực là thực sự cần thiết trong quá trình dạy học, đặc biệt là dạy học phần đạo đức GDCD6,7,8,9.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	 
Giáo dục đạo đức giữ vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, một thực tế chung cho thấy đa số học sinh phổ thông còn ít quan tâm đến tiết học của môn học. Điều này được chứng minh bằng việc, ở tiết học đầu tiên của học kỳ 1- phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9 tôi thường dành 10 phút đầu giờ để thực hiện điều tra hứng thú học tập của học sinh đối với phần học này và điều tra nguyên nhân chính làm em chưa yêu thích các bài học đạo đức. Cơ sở để thực hiện điều tra là các em đã được học các bài học về đạo đức ở lớp dưới , qua đó để có cơ sở nắm bắt tình hình chung về quan điểm, thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn và để đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của bộ môn.
Nội dung phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục 1.( Lưu ý: Phiếu điều tra không yêu cầu ghi tên người được điều tra để đảm bảo tính khách quan)
Kết quả điều tra như sau:
 a.Về hứng thú học tập của học sinh với các bài học đạo đức.
Mức độ hứng thú
Năm học 2016-2017
Năm học 2017-2018
Tổng
Lớp 7A
Lớp 7B
Lớp 7A
Lớp 7B
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Rất thích
4
11,4
5
14,7
7
20,0
6
18,2
22
16,1
Bình thường
15
42,9
16
47,1
14
40,0
12
36,4
57
41,6
Không thích
16
45,7
13
38,2
14
40,0
15
45,4
58
42,3
Tổng
35
100
34
100
35
100
33
100
137
100
Như vậy, tổng số học sinh được điều tra ở 4 lớp là 137 học sinh, kết quả điều tra cho thấy: chỉ 16,1% tổng số học sinh được điều tra là rất có hứng thú khi học các bài học đạo đức; trong khi đó có tới 42,3% tổng số học sinh được điều tra không thích học các bài học đạo đức. Từ việc không thích học các bài học đạo đức- phần kiến thức liên quan trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của công dân, nên một bộ phận thanh thiếu niên trong đó có học sinh có dấu hiệu “sống lệch chuẩn” như: hay bỏ giờ, trốn tiết, hạn chế trong cách ứng xử với thầy cô và bạn bè, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính chủ động, dễ bị lôi cuốn vào việc xấu, dễ bị gục ngã lùi bước trước khó khăn, thiếu kỹ năng sống cần thiết 
 b. Về nguyên nhân chủ yếu làm học sinh chưa hứng thú với các bài học đạo đức. 
Năm học 2016-2017
Lớp 
Sĩ số
Nguyên nhân
Do tiết học buồn tẻ, không lôi cuốn
Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết
Do đó là môn học phụ
Ý kiến khác
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
14
40,0
8
22,9
11
31,4
02
5,7
7B
34
12
35,3
7
20,2
12
35,3
03
8,8
69
26
37,7
15
21,7
23
33,4
05
7,2
Năm học 2017-2018
Lớp 
Sĩ số
Nguyên nhân
Do tiết học còn buồn tẻ, không lôi cuốn
Do kiến thức SGK khô khan, nhiều lý thuyết
Do đó là môn học phụ
Ý kiến khác
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
35
15
42,8
10
28,6
8
22,9
02
5,7
7B
33
12
36,3
12
36,3
9
27,4
0
0
Tổng
68
27
39,7
22
32,4
17
25,0
02
2,9
Từ kết quả điều tra trên cho thấy, học sinh chưa có hứng thú học tập với bộ môn nói chung và các bài học đạo đức nói riêng do nhiều nguyên nhân. Song nguyên nhân chủ yếu nhất (chiếm tới 39,7% tổng số HS được điều tra) là do chất lượng giảng dạy của giáo viên còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư cho chuyên môn dẫn đến tiết học không có gì mới mẻ, đơn điệu, khô khan buồn tẻdo đó không đủ sức gây được sự chú ý, hấp dẫn từ phía người học, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ học các bài học đạo đức. 
Vậy làm thế nào để các em có thể lĩnh hội, vận dụng được những kiến thức đạo đức một cách có hệ thống, bài bản mà không bị đơn điệu, khô khan, nhàm chán trong từng nội dung của bài học. Điều đó đòi hỏi những giáo viên dạy môn Giáo dục công dân phải biết lựa chọn kiến thức, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với từng bài, từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, đặc biệt phải chú ý đến nhu cầu tư duy, tâm lý muốn khám phá cái mới, cái độc đáo ở học sinh THCS. Chính vì vậy ở năm học 2016-2017 tôi đã sử dụng tập ảnh tự sưu tầm dùng để dạy phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9(đồ dùng dạy học tự làm) trong các bài dạy đạo đức của mình. Năm học 2017-2018, tôi đã kết hợp cả việc sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực trong các tiết học và bước đầu đã thu được những tín hiệu tích cực đáng khích lệ từ học sinh, các em đã rất hào hứng chờ đợi các tiết học khi cô giáo đem những hình ảnh và các câu chuyện đạo đức đến cho các em và những bài học đạo đức từ chính những hình ảnh, câu chuyện được các em khai thác, giải mã.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Xác định vai trò của việc sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực trong việc giảng dạy phần đạo đức – GDCD6,7,8,9.
Việc sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức có thật cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp với nội dung bài học và tâm sinh lý lứa tuổi là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong dạy học đạo đức, giúp tiết học đạt được hiệu quả tối đa theo yêu cầu, góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, học sinh khắc sâu được kiến thức và có khả năng vận dụng nhất định trong việc thực hiện và xử lý các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh sẽ rất hứng thú khi được tự khai thác các tình tiết, tìm cách giải quyết các tình huống từ đó tự rút ra bài học cho chính bản thân. Thông qua các hình ảnh, câu chuyện các em đã tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng và xã hội một cách tự nguyện, tự giác đúng như bản chất của hành vi đạo đức.
Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức một cách ngắn gọn cùng với một số kỹ thuật dạy học phù hợp sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo được ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ, khơi dậy niềm đam mê, sự tự tin và hứng thú trong học tập của học sinh. Mặt khác với những hình ảnh và những câu chuyện đạo đức xúc động đã chứng minh nó có sức mạnh thức tỉnh lòng trắc ẩn tiềm tàng ở mỗi con người từ đó mà học sinh đã tự giác và chủ động điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
 * Những nguyên tắc cơ bản trong việc sưu tầm hình ảnh, các câu chuyện đạo đức kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học phần đạo đức – GDCD 6,7,8,9.
Để đạt được hiệu quả tối ưu, lôi cuốn, kích thích được tối đa khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh, trong quá trình sử dụng hình ảnh, các câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực khi dạy học phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9 giáo viên cần chú ý các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Các hình ảnh và câu chuyện đạo đức sưu tầm cần phải bám sát với nội dung bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, là những hình ảnh, câu chuyện chân thực, sống động mang tính thời sự song phải phù hợp với khả năng nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Hai là: Tìm hiểu kĩ  yêu cầu từng bài về kỹ thuật, phương tiện, đồ dùng dạy học. Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa chọn tài liệu và phương tiện dạy học nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với yêu cầu bài giảng, đảm bảo tính khoa học của bộ môn. 
Ba là: Các hình ảnh phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sống động; các câu chuyện đạo đức cần phải ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ chính xác không cầu kỳ sáo rỗng.
Bốn là: Các câu chuyện và các hình ảnh có thể được khai thác theo nhiều hướng khác nhau, bằng các kỹ thuật dạy học khác nhau, phù hợp với kiến thức cơ bản ở nội dung từng bài học, từng phạm vi kiến thức của bài.
Năm là: Giáo viên phải hiểu và nắm vững cách tiến hành các kỹ thuật dạy học tích cực, vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. 
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực để dạy phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9, giáo viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt và đồng bộ tất cả các nguyên tắc trên sẽ tạo được sự rung động thực sự từ chính trái tim người học. Từ đó các em sẽ có nhu cầu được tìm hiểu để hoàn thiện bản thân mình qua từng bài học cụ thể.
* Các bước sử dụng hình ảnh, câu chuyện đạo đức và các kỹ thuật dạy học tích cực để dạy phần . đạo đức – GDCD6.,7,8,9.
Sử dụng hình ảnh và các câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực để dạy phần đạo đức – GDCD6,7,8,9 giáo viên cần thực hiện theo các bước cơ bản sau: 
Bước 1. Giáo viên sưu tầm hình ảnh và các câu chuyện đạo đức phù hợp 
với nội dung bài học (có thể sử dụng mình hình ảnh, mình câu chuyện, vi deo, hoặc kết hợp cả hình ảnh và câu chuyện). Sau đó giáo viên chiếu, treo ảnh hoặc tóm tắt nội dung câu chuyện một cách ngắn gọn, dễ hiểu, đồng thời cần lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp để khai thác nội dung của hình ảnh, câu chuyện. 
Bước 2. Học sinh theo dõi hình ảnh, xem video hoặc lắng nghe câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích và trả lời câu hỏi bằng các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp như kỹ thuật sơ đồ tư duy, khăn phủ bàn, kỹ thuật đặt câu hỏi hoặc hoàn thiện câu chuyện theo cách giải quyết của bản thân.
Bước 3. Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh trả lời; đồng thời nhận xét , bổ sung và đưa ra kết luận.
Để làm rõ các bước trên trong quá trình dạy phần đạo đức- GDCD 6,7,8,9, tôi xin đưa ra một vài ví dụ cụ thể sau:
Ví dụ 1: Để dạy bài 6: “Hợp tác cùng phát triển”GDCD9 giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện: “Người nông dân và những hạt bắp” (Phụ lục 2) kết hợp cùng kỹ thuật sơ đồ tư duy để khai thác nội dung bài học từ câu chuyện. 
Bước 1: Giáo viên kể tóm tắt câu chuyện và yêu cầu học sinh khai thác nội dung bằng kỹ thuật sơ đồ tư duy 
Bước 2. Học sinh nghe chuyện và làm việc theo nhóm được phân công, sau thời gian quy định các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
Bước 3. Giáo viên theo dõi, phân tích, nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh, đồng thời bổ sung, kết luận: Việc làm của người nông dân trên là thể hiện cho sự hợp tác trong lao động sản xuất , điều đó đã mang lại hiệu quả cao trong công việc. Cá nhân chúng ta trong cộng đồng cũng cần phải biết hợp tác cụ thể là trong học tập, lao động, rèn luyện để việc học của bản thân đạt kết quả cao hơn, hoạt động của tập thể tốt hơn
 Lưu ý: Giáo viên có thể khai thác sơ đồ theo từng nội dung một cách phù hợp với khả năng của học sinh.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
* Sử dụng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức kết hợp với một số kỹ thuật dạy học tích cực để giới thiệu bài .
Thực chất đây là hình thức giáo viên dùng hình ảnh hoặc câu chuyện đạo đức, hoặc kết hợp cả hình ảnh và câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp với chủ đề của bài học cùng với các kỹ thuật dạy học tích cực để dẫn học sinh vào bài mới thay thế cho các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, giảng giải nhằm tạo ra được sự hứng thú và tâm lý muốn khám phá bài học cho học sinh khi bước vào bài mới.
Ví dụ 1. Để dẫn học sinh vào Bài 7. “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.GDCD9 Giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh và câu chuyện đạo đức sau cùng với kỹ thuật sơ đồ tư duy:
Hỏi: 1. Em hãy điền những hiểu biết cơ bản của bản thân về các nhân vật và sự kiện trong hình ảnh trên? 
2. Những hình ảnh trên đề cập đến truyền thống đạo đức gì của dân tộc ta? 
Hoặc: Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh và câu chuyện về Mẹ Nguyễn Thị Thứ - Mẹ VNAH với tiêu đề “Mẹ - huyền thoại giữa thế gian” (Phụ lục 3) cùng kỹ thuật đặt câu hỏi.
Hỏi: Theo em, động lực nào đã giúp những người chị, người mẹ Việt Nam trong chiến tranh dũng cảm, kiên cường đến vậy?
Giáo viên: Đó chính là lòng yêu nước, là tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Qua những hình ảnh và câu chuyện trên chúng ta khâm phục tinh thần dũng cảm hy sinh cả tính mạng của mình vì nền độc lập tự do của Tổ quốc của những người con đất Việt. Tự hào về truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm của mỗi người con Việt Nam trong chiến tranh. Vậy thế hệ trẻ chúng ta ngày nay được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với những hy sinh của thế hệ ông cha mình, góp phần tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
Ví dụ 2. Để dẫn học sinh vào Bài Tự tin GDCD7,tự lập GDCD8, tựchủ GDCD9 giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh được thiết kế theo sơ đồ tư duy như sau:
 Sau khi treo hoặc chiếu ảnh giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo các bước sau

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_hinh_anh_va_cac_cau_chuyen_dao_duc_ket_hop_voi.doc
  • doc5. Phu luc.doc
  • docx2. Mục lục & Tài liệu tham khảo.docx
  • doc1. Bia.doc