SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4

SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4

Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán hay khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường, thì những nghiên cứu xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh.

Đối với Việt Nam biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Mục tiêu giáo dục xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết cho vấn đề này.

Trong những năm qua, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, cơ quan đi đầu trong các nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đã chủ trì thực hiện hàng loạt nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Nhưng, trong số đó, các tài liệu nghiên cứu bàn sâu vào vấn đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học thì còn rất ít. Trong khi đó, nhiệm vụ giáo dục THPT lại luôn đặt ra những yêu cầu mới – phù hợp với thực tiễn cần được giải quyết và tìm cách khắc phục.

Trước những yêu cầu trên tôi khẳng định lựa chọn vấn đề:“Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong chương trình địa lí 12 cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4” để viết sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng rằng sáng kiến sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiểu biết và nhận thức của học sinh về một vấn đề nóng bỏng và đang được quan tâm nhất hiện nay – vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH).

 

doc 20 trang thuychi01 9582
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán hay khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường, thì những nghiên cứu xung quanh vấn đề biến đổi khí hậu càng cần được đẩy mạnh.
Đối với Việt Nam biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong việc thực hiện các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Nhận thức rõ tác động của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Các Bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của biến đổi khí hậu; nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các mức độ khác nhau. Mục tiêu giáo dục xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết cho vấn đề này.
Trong những năm qua, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, cơ quan đi đầu trong các nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đã chủ trì thực hiện hàng loạt nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Nhưng, trong số đó, các tài liệu nghiên cứu bàn sâu vào vấn đề giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong dạy học thì còn rất ít. Trong khi đó, nhiệm vụ giáo dục THPT lại luôn đặt ra những yêu cầu mới – phù hợp với thực tiễn cần được giải quyết và tìm cách khắc phục.
Trước những yêu cầu trên tôi khẳng định lựa chọn vấn đề:“Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong chương trình địa lí 12 cho học sinh trường THPT Thạch Thành 4” để viết sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hy vọng rằng sáng kiến sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao hiểu biết và nhận thức của học sinh về một vấn đề nóng bỏng và đang được quan tâm nhất hiện nay – vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH).
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trong thực tiễn mục đích của việc nghiên cứu BĐKH là nhằm đạt được sự ổn định nồng độ của các khí nhà kính trong khí quyển ở mức độ có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức độ phải được đạt tới trong một khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự BĐKH, bảo đảm rằng việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kinh tế tiến triển một cách lâu bền.
Việc nghiên cứu nội dung ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 –ban cơ bản nhằm vào 4 mục tiêu sau đây:
*Kiến thức:
- Biết được những biểu hiện của BĐKH: Trái Đất ngày càng nóng lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều và trên diện rộng; mực nước biển ngày càng dâng cao.
- Biết được một số loại hình thiên tai phổ biến thường hay xảy ra ở các vùng địa lí của nước ta: lũ quét, ngập úng, hạn hán, bão, mưa lớn, cháy rừng, triều cường, cát bay, sạt lở bờ sông, biển, giá rét kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở đất, lốc, tố, nước biển dâng,
- Biết được một số nguyên nhân gây ra BĐKH và thiên tai:
 + Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi thể tổng hợp tự nhiên: phá rừng, du canh du cư,
 + Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt,; khai thác và chặt phá rừng bừa bãi,
 + Sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển thủy điện, công nghiệp và giao thông vận tải, gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính, gia tăng nguyên nhân gây ra BĐKH.
 + Các nguyên nhân khác: Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hóa tự phát; các nguyên nhân có nguồn gốc tự nhiên.
- Biết được hậu quả của BĐKH và thiên tai
- Biết được một số giải pháp, cách ứng phó để giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với thiên tai, có được các hành động thiết thực để giảm bớt thiên tai.
- Liên hệ được với thực tế địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của BĐKH và các thiên tai thường hay xảy ra ở nước ta.
* Kĩ năng:
- Xác định được những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của thiên tai ở địa phương. Có kĩ năng phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra tại địa phương HS sinh sống.
- Quan sát thực tế, phân tích hình ảnh, tư liệu về nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả do thiên tai gây ra cho con người
*Thái độ:
- Đồng cảm, chia sẻ với những người không may mắn do thiên tai gây ra. Có được những hành động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân khi thiên tai xảy ra.
- Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu thiên tai và tác động của thiên tai đến đời sống, lao động và học tập
- Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của thảm họa do thiên tai gây ra.
*Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Tự quản lí; Giao tiếp; Hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; Học tập tại thực địa; Sử dụng bản đồ; Sử dụng số liệu thống kê; Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài “Nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung: ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong chương trình địa lí 12 – ban cơ bản” mà tôi đưa ra sẽ đi sâu nghiên cứu và tổng kết về khả năng đưa nội dung ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vào dạy học thực tiễn chương trình địa lí 12 – ban cơ bản. 
Vị trí môn Địa lí 12 giúp HS có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về đất nước - môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho HS những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội.
Mục tiêu của chương trình là cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về: Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi HS đang sinh sống nói riêng
Từ đó góp phần bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hóa của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.
Căn cứ vào vị trí và mục tiêu của môn học, có thể thấy môn Địa lí 12 có nhiều khả năng GDBĐKH. Vì môn Địa lí trang bị cho HS những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên và Địa lí kinh tế - xã hội mà từng thành phần hoặc tổng thể tự nhiên hay kinh tế - xã hội đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH và ứng phó với BĐKH. Tùy từng trường hợp cụ thể các đối tượng địa lí tự nhiên hay kinh tế - xã hội có lúc là tác nhân, có khi lại là đối tượng phải hứng chịu hậu quả của BĐKH. Vả lại, chúng ta đang triển khai việc tích hợp GD và bảo vệ MT qua môn Địa lí, nên đã có những tiền đề để khai thác, phục vụ cho việc GDBĐKH.
Chương trình Địa lí 12 – ban cơ bản có thể đề cấp tới các nội dung sau của nhiệm vụ ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai:
Về BĐKH:
- Các biểu hiện của BĐKH:
+ Nhiệt độ Trái đất tăng
+ Mực nước biển dâng
+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
+ Sự xuất hiện của nhiều thiên tai
- Những nguyên nhân gây ra BĐKH:
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi tổng hợp thể tự nhiên.
+ Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt,; khai thác và chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến tăng lượng khí thải nhà kính đồng thời làm giảm diện tích rừng điều tiết khí CO2 
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển công nghiệp và giao thông vận tải gây ô nhiễm MT, tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hóa liên quan đến gia tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu thải khí nhà kính,...
Về thiên tai:
- Các loại hình thiên tai thường hay xảy ra:
+ Bão
+ Lũ quét
+ Ngập lụt
+ Hạn hán
+ Trượt đất, đá, sạt lở ở khu vực miền núi, ven biển, ven sông.
+ Triều cường, xâm nhập mặn
+ Cát chảy,...
- Những nguyên nhân gây ra hiện tượng thiên tai:
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay đổi tổng hợp thể tự nhiên.
+ Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt,; khai thác và chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến tăng lượng khí thải nhà kính đồng thời làm giảm diện tích rừng điều tiết khí CO2 
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội: Phát triển nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện, phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
+ Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hóa liên quan đến gia tăng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, nguyên liệu,...
- Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Các PP giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 bao gồm các PP định tính và định lượng:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: được dùng chủ yếu để xác định tác động của các yếu tố khí hậu và môi trường (nhiệt độ, lượng mưa, độ mặn và độ ngập do nước biển dâng v.v) đến các đối tượng nghiên cứu (năng suất cây trồng, nguy cơ dịch bệnh, v.v). 
Ví dụ về ứng dụng của PP điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin trong giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học Địa lí 12:
 - Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu (nhiệt độ) và thành phần không khí (khí nhà kính) lên chất lượng nước, chuỗi thức ăn của hệ sinh thái 
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu lên các đặc tính của đất thổ nhưỡng như mức độ phân hủy bùn, hoạt động của vi sinh vật, tan rửa chất dinh dưỡng 
- Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu lên các đặc tính của vật liệu xây dựng như độ bền, tính giữ nhiệt (liên quan đến tiết kiệm năng lượng) 
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu sử dụng các trường hợp tương tự: PP này sử dụng số liệu của các trường hợp tương tự ở một khu vực khác để đánh giác tác động của biến đổi khí hậu lên đối tượng đang xem xét. 
Có 4 loại nghiên cứu tương tự thường được dùng là: 
- Sự kiện lịch sử tương tự, 
- Xu hướng lịch sử tương tự, 
- Khu vực khí hậu hiện tại tương tự, và 
- Khu vực khí hậu tương lai tương tự. 
Ví dụ: Khu vực khí hậu tỉnh An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng tương tự nhau, xu hướng lịch sử về lượng mưa, nhiệt độ trung bình năm cũng tương tự, vì thế thông tin liên quan đến tác động của BĐKH của các tỉnh này có thể được sử dụng để tham khảo lẫn nhau trong quá trình đánh giá tác động (Lê Anh Tuấn. 2009. “Tác động của BĐKH lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long” 5-6/6/2009). 
Ngoài các PP trên thì nội dung ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 còn được thực hiện theo PP có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan ở địa phương.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận 
Nhận thức rõ những thách thức do BĐKH gây ra, ngày 02/12/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg. Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực ứng phó với BĐKH của Việt Nam vì mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 13/10/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Công văn số 3815/ BTNMT-KTTVBĐKH về Khung hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng Kế hoạch hành động của mình.
Trong những năm qua, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, cơ quan đi đầu trong các nghiên cứu về BĐKH, đã chủ trì thực hiện hàng loạt nghiên cứu về BĐKH như: 
Chiến lược quốc gia giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất; Vấn đề kinh tế của việc hạn chế phát thải khí nhà kính; 
Chiến lược quốc gia về cơ chế phát triển sạch; 
Nghiên cứu tác động của BĐKH ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên Huế); 
Lợi ích của thích ứng với BĐKH từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn; 
Tác động của BĐKH lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng; 
Các kịch bản về nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam. 
Viện đã chủ trì biên soạn “Thông báo quốc gia lần thứ nhất của Việt Nam cho Công ước Biến đổi khí hậu” và nhiều nghiên cứu khác. Những kết quả nghiên cứu đã giúp nâng cao hiểu biết và nhận thức về BĐKH. 
Viện cũng đã chủ trì xây dựng và triển khai các chương trình quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, Chương trình khoa học công nghệ quốc gia về BĐKH, các chương trình hợp tác với UNDP, ADB, với WB, với DANIDA, JICA, Hà Lan, USA v.v.. 
Trong thời gian gần đây nhất (2008 – 2010), Viện đã chủ trì thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.08.13 “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Việt Nam”, thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, KC.08”. Một trong những kết quả của đề tài là cuốn “BĐKH và tác động ở Việt Nam” đã được biên soạn nhằm giới thiệu những kiến thức cơ bản về BĐKH, thực trạng BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam, kịch bản BĐKH cho Việt Nam, tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực và các khu vực địa lý - khí hậu trong cả nước. Các nội dung của “BĐKH và tác động ở Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của nhiều cán bộ khoa học có kinh nghiệm nhiều năm thuộc Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường. 
2.2. Thực trạng vấn đề
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. BĐKH đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt. Nó đã trở thành một “tình huống khẩn cấp” mà cả thế giới chỉ còn chưa đầy một thập kỉ để thay đổi tình hình. Trong khi đó, những nỗ lực chung để cùng hành động thì còn đang diễn biến rời rạc. Cụ thể hơn, BĐKH đã và đang có những biểu hiện ngày càng rõ nét:
Biểu hiện của
BĐKH
VIỆT NAM (BTNMT, 2011)
Nhiệt độ trung bình tăng lên
Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 – 0,70C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỉ gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỉ trước đó (1931 -1960). Theo kịch BĐKH 2009, dự đoán đến cuối thế kỉ 21, nhiệt độ sẽ tăng: 1,6 – 3,60C ở miền Bắc và 1,1 – 2,60C ở miền Nam so với thời kì 1980 – 1999.
Mực nước biển
Dâng
Sổ liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình tại Việt Nam là khoảng 3 mm/năm trong giai đoạn 1993 – 2008, tương đương với tốc độ trung bình trên thế giới.
Kịch bản BĐKH 2009 dự đoán đến giữa thế kỉ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 – 33cm và đến cuối thế kỉ 21 dâng thêm từ 65 – 100 cm so với thời kì 1980 – 1999.
Thiên tai và
Các hiện tượng
Thời tiết/khí hậu cực đoan
- Bão: Trong những năm gần đây, các cơn bão có cường độ mạnh với mức độ tàn phá nghiêm trọng đã xuất hiện nhiều hơn trên Biển Đông. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền có xu hướng chuyển dịch về phía Nam, mùa bão kéo dài hơn, kết thúc muộn hơn và khó lường hơn trước.
- Lượng mưa: Nhiệt độ tăng cũng làm cho mưa trở nên thất thường. phân bố lượng mưa theo mùa và theo vùng có sự thay đổi. Vào mùa mưa, các vùng phía Bắc mưa ít hơn, các vùng phía Nam mưa nhiều hơn. Số lượng các đợt mưa lớn gia tăng trên hầu hết các khu vực
- Các đợt không khí lạnh đã suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên số các đợt lạnh bất thường lại có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn
Trong thời gian qua, việc dạy học đã luôn luôn bám sát vào tình hình thực tiễn, nhưng hiệu quả đem lại chưa cao, chưa tác động được vào những hành động thiết thực của HS trong thực tiễn, mà mới chỉ dừng lại ở một tầm nhận thức nhất định. Các em chưa hình thành được các hành động cụ thể. Do đó trong quá trình giảng dạy GV chưa đạt được đầy đủ 4 mục tiêu bài học. Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên tôi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy nội dung BĐKH và phòng chống thiên tai trong chương trình Địa lí 12 – ban cơ bản sau đây.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để đạt được mục tiêu hướng vào thái độ, hành vi ứng phó với BĐKH , phòng, chống thiên tai thì các phương pháp dạy học (PPDH) dùng lời là không đủ, cần có những PPDH tác động trực tiếp tới người học, lôi cuốn người học cùng tham gia ngay trong quá trình học tập cũng như tham gia các hoạt động thực hành tìm hiểu về BĐKH, về thiên tai.
Về ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai cần chú ý việc vận dụng các PPDH tích cực, hướng người học vào các hoạt động gắn với thực tiễn, với những yêu cầu như sau:
Giảm giảng giải, thuyết trình, tăng cường thảo luận, tranh luận
Tăng tiết học trải nghiệm thực tế, tăng cường khảo sát, nghiên cứu thựcđịa
Giảm ghi nhớ máy móc, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề.
Tránh vụn vặt, cần xem xét thông tin một cách hệ thống
Chú ý kinh nghiệm thực tế, khả năng vận dụng
Tăng cường làm việc tập thể
Chú ý học theo kiểu dự án, nghiên cứu đề tài
Tuy nhiên cần quan tâm tới đối tượng HS để lựa chọn PPDH, kĩ thuật dạy học phù hợp. Nội dung ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai vẫn tiếp tục sử dụng nhiều PPDH của các bộ môn, chịu sự chi phối của các PP đặc trưng bộ môn, kết hợp sử dụng PP có tính đặc thù của hoạt động này theo phương châm tạo điều kiện cho HS được tích cực hoạt động và gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
Sau đây, là một số PPDH và kĩ thuật dạy học tôi đã áp dụng trong quá trình nâng cao hiệu quả giảng dạy: ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai trong dạy học bộ môn Địa lí 12 – ban cơ bản:
2.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở: được sử dụng đối với HS cả lớp, nhóm học tập, cá nhân từng HS. PP này sử dụng hệ thống câu hỏi và những dẫn dắt, gợi ý HS trả lời các câu hỏi do GV đề ra, thông qua đó HS tìm hiểu và lĩnh hội được các nội dung về BĐKH, ứng phó với BĐKH và phòng, chống thiên tai.
GV có thể áp dụng các cách sau:
GV đặt ra một hệ thống các câu hỏi và mỗi HS được yêu cầu trả lời một câu hỏi: Thực hiện theo cách này GV cần phải:
+ Nêu rõ nội dung bài học cần tìm hiểu
+ Nêu rõ hệ thống câu hỏi cần trả lời và phân công HS (cá nhân hoặc nhóm) tìm hiểu các câu hỏi và đưa ra các câu trả lời trong khoảng thời gian nhất định.
+ Lần lượt HS trình bày các câu trả lời, GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án cuối cùng.
GV đưa ra những câu hỏi chính kèm theo những câu hỏi gợi ý nhằm tạo nên những cuộc tranh luận. Thực hiện theo cách này GV cần phải:
+ Nêu ra câu hỏi chính có tác dụng định hướng nội dung cần tìm hiểu
+ Đưa ra những câu hỏi gợi ý bao gồm các yếu tố kích thích tranh luận (chứa đựng mâu thuẫn, nghịch lí, hoặc nhiều lựa chọn để giải quyết một vấn đề),
+ Hình thành các nhóm HS tham gia tranh luận (những nhóm HS có quan điểm và ý kiến đối lập) và tiến hành tranh luận theo những câu hỏi gợi ý dưới sự điều khiển của GV.
+ GV tổng kết, nhận xét, đánh giá các ý kiến tranh luận và chốt nội dung.
PP đàm thoại gợi mở thường giúp HS hiểu vấn đề hơn, HS ưa thích được cùng tham gia xây dựng bài nên sẽ hoạt động sôi nổi hơn, qua đó các em phát triển khả năng tư duy. PP này còn phản ánh được mức độ hiểu bài của HS, đồng thời GV có thể phát hiện được lỗi của HS và sửa được ngay lỗi đó.
Tuy nhiên, PP đàm thoại gợi mở có nhược điểm là cần nhiều thời gian. Nếu tổ chức chung cho cả lớp thường chỉ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_giang_day_noi_dung_ung_pho_voi_bien_d.doc
  • docBÌA CHÍNH.doc
  • docDANH MỤC VIẾT TẮT.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docPHỤ LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc