SKKN Nâng cao hiệu quả dạy – học thông qua hoạt động ngoại khóa

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy – học thông qua hoạt động ngoại khóa

 Lịch sử là một môn khoa học hấp dẫn, nó dựng lại cho chúng ta biết những sự kiện về quá khứ, nhất là những sự kiện liên quan đến con người. Tuy nhiên trong những năm gần đây học sinh lại thường “sợ” môn Lịch sử, bởi vì theo các em Lịch sử có lượng kiến thức nhiều, khó nhớ, ít gắn với thực tế dẫn đến kết quả thi xét tốt nghiệp và thi xét vào Cao đẳng-Đại học không cao, điều này là chưa tương sứng với vị thế quan trọng của bộ môn Lịch sử.

Năm nay, để giảm bớt áp lực học cho học sinh Bộ giáo dục đã đổi mới hình thức thi cử, bộ môn Lịch sử không còn là một môn thi độc lập như trước mà được gộp với môn Địa lý và môn Giáo dục công dân trong bài thi Khoa học xã hội, theo đó hình thức thi cũng có sự thay đổi đó là từ bài thi tự luận với thời gian 180 phút chuyển thành bài thi trắc nghiệm với thời gian 50 phút. Có thể nói với cách chuyển hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm như hiện nay đã tạo ra hứng thú học Lịch sử cho học sinh, các em không còn “ngại” học như trước nữa mà chủ động và tích cực hơn trong các giờ học.

Hình thức thi thay đổi đòi hỏi giáo viên chúng ta cũng cần phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.Trong rất nhiều cách đổi mới phương pháp dạy học thì có lẽ tổ chức ngoại khóa lịch sử là một trong những phương pháp tạo được hứng thú học tập cho các em, bởi giờ học ngoại khóa không chỉ là một hoạt động giải trí mà đòi hỏi người tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra.

Chính vì lẽ trên tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả dạy- học thông qua hoạt động ngoại khóa” để nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm.

 

doc 18 trang thuychi01 8030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy – học thông qua hoạt động ngoại khóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC THÔNG QUA
 HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Người thực hiện: Phạm Thị Nhân
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Lịch sử
THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ............................................................ ........................................... 2
1.1. Lí do chọn đề tài............................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...............................................3
2.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................3
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.........................3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..............................................4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm............................................................12
C. KẾT LUẬN ..................................................................................................13
3.1 Kết luận........................................................................................................13
3.2 Kiến nghị.......................................................................................................13
I. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:	
 Lịch sử là một môn khoa học hấp dẫn, nó dựng lại cho chúng ta biết những sự kiện về quá khứ, nhất là những sự kiện liên quan đến con người. Tuy nhiên trong những năm gần đây học sinh lại thường “sợ” môn Lịch sử, bởi vì theo các em Lịch sử có lượng kiến thức nhiều, khó nhớ, ít gắn với thực tế dẫn đến kết quả thi xét tốt nghiệp và thi xét vào Cao đẳng-Đại học không cao, điều này là chưa tương sứng với vị thế quan trọng của bộ môn Lịch sử.
Năm nay, để giảm bớt áp lực học cho học sinh Bộ giáo dục đã đổi mới hình thức thi cử, bộ môn Lịch sử không còn là một môn thi độc lập như trước mà được gộp với môn Địa lý và môn Giáo dục công dân trong bài thi Khoa học xã hội, theo đó hình thức thi cũng có sự thay đổi đó là từ bài thi tự luận với thời gian 180 phút chuyển thành bài thi trắc nghiệm với thời gian 50 phút. Có thể nói với cách chuyển hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm như hiện nay đã tạo ra hứng thú học Lịch sử cho học sinh, các em không còn “ngại” học như trước nữa mà chủ động và tích cực hơn trong các giờ học.
Hình thức thi thay đổi đòi hỏi giáo viên chúng ta cũng cần phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.Trong rất nhiều cách đổi mới phương pháp dạy học thì có lẽ tổ chức ngoại khóa lịch sử là một trong những phương pháp tạo được hứng thú học tập cho các em, bởi giờ học ngoại khóa không chỉ là một hoạt động giải trí mà đòi hỏi người tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra. 
Chính vì lẽ trên tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả dạy- học thông qua hoạt động ngoại khóa” để nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm. 
2. Mục đích chọn đề tài:
 	Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi muốn sử dụng các trò chơi thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để bồi dưỡng tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, nhất là giúp học sinh củng cố lại kiến thức Lịch sử lớp 12 phần: Việt Nam từ 1954-1975 và phần Lịch sử địa phương, đồng thời tiếp cận gần hơn với hình thức thi THPT quốc gia đổi mới như hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 12 phần: Việt Nam từ 1954-1975 và phần lịch sử địa phương Thanh Hóa giai đoạn này. Đề tài lấy học sinh lớp 12 của trường THPT Thường Xuân 3 đối tượng thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ được thực hiện thông qua phương pháp trò chơi cho học sinh tham gia như vấn đáp, trò chơi ô chữ, nghe nhạc đoán bài, truy tìm mật mã lịch sử . Chương trình được thiết kế trên Powerpoint.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
 Ngoại khoá lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông, có vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu môn học. Trong dạy học lịch sử, nếu học sinh chỉ thuộc, ghi nhớ các sự kiện, những số liệu, ngày tháng, tên đất, tên người khô khan, buồn chán bằng cách thầy trò “đọc - chép” lại sách giáo khoa ở trên lớp thì kết quả đạt được sẽ không cao. Vì vậy các tri thức lịch sử học sinh tiếp nhận được không chỉ qua bài học trên lớp mà còn phải qua nhiều kênh thông tin khác, trong đó hoạt động ngoại khoá là một trong những kênh thông tin quan trọng. 
	Ngoại khoá lịch sử có nhiều hình thức như đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử, tham quan di tích, bảo tàng, tổ chức trò chơi lịch sửTrong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ giới thiệu hình thức tổ chức ngoại khoá dễ tổ chức và mang lại hiệu quả cao đó là:Tổ chức ngoại khoá bằng trò chơi lịch sử.
	Trò chơi lịch sử là một hình thức ngoại khoá gọn nhẹ, dễ tổ chức và rất hấp dẫn đối với học sinh. Đây không chỉ là một hoạt động giải trí mà đòi hỏi người tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra. Nếu trò chơi không đòi hỏi sự nỗ lực, không đòi hỏi sự hoạt động tích cực của tư duy thì trò chơi đó chưa đạt yêu cầu.
Có nhiều loại trò chơi lịch sử như “Thi đố vui kiến thức về lịch sử”, “Ô chữ”, “Trò chơi mật mã”, “Xúc xắc”, “Quay số”
 Trong phạm vị đề tài này tôi đã dựa vào các gamesow trên truyền hình VTV3 như Rung chuông vàng, Âm vang sứ Thanh, Đường lên đỉnh Olipia để thiết kế, lồng ghép vào đó các trò chơi lịch sử.
	Nhìn chung, nếu tổ chức tốt hoạt động ngoại khoá bằng trò chơi lịch sử sẽ giúp các em thấy được lịch sử trong sự phong phú và sinh động của nó, do đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của môn học. 
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Để có nhận xét khách quan và khoa học về thực trạng tổ chức ngoại khóa lịch sử để nâng cao hiệu quả giờ học, chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học ở trường THPT Thường Xuân 3.
Nội dung điều tra chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Đối tượng thứ nhất: Giáo viên dạy bộ môn Lịch sử 
+ Điều tra nhận thức của giáo viên về việc tổ chức ngoại khóa lịch sử để nâng cao hiệu quả giờ học 
+ Những khó khăn, thuận lợi trong tổ chức ngoại khóa lịch sử để nâng cao hiệu quả giờ học
+ Hiệu quả của việc tổ chức ngoại khóa lịch sử để nâng cao hiệu quả giờ học
- Đối tượng thứ 2: Học sinh khối lớp 12 
+ Sự hứng thú của học sinh đối với môn Sử
+ Sự hứng thú của học sinh khi giáo viên tổ chức ngoại khóa lịch sử 
Qua xử lí thông tin số liệu, có kết quả như sau:
- Đối với giáo viên:
Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức ngoại khóa lịch sử để nâng cao hiệu quả giờ học. 
- Đối với học sinh: 
Đa số các em rất hứng thứ với chương trình ngoại khóa lịch sử 
Như vậy đi từ cơ sở lý luận đến cơ sở thực tế chúng ta thấy phương pháp tổ chức ngoại khóa lịch sử để nâng cao hiệu quả giờ học là một biện pháp nên được áp dụng ở trường THPT.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sẽ tổ chức chương trình ngoại khóa nhằm vào dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30-4, với chủ đề “ Về nguồn” , chương trình sẽ được tổ chức trong thời gian 120 phút. Nội dung cụ thể của chương trình được trình bày như sau:
A.Nội dung chương trình.
Chương trình gồm hai phần:
Phần 1: bài viết ôn lại ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 [phụ lục 1]
Phần 2: cuộc thi “ Về nguồn” ôn lại lịch sử kháng chiến chống Mĩ vẻ vang của dân tộc và lịch sử địa phương qua 4 phần thi ( khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích).
-Phần thi có 3 đội chơi, mỗi đội có 03 học sinh
-Ban giám khảo đồng thời là cố vấn chương trình là giáo viên Lịch sử của trường.
 B.Thể lệ cuộc thi. 
2.3.1.Thể lệ cuộc thi.
-Phần thi thứ nhất “ Khởi động”: mỗi đội trả lời 10 câu hỏi của BTC đưa ra liên quan đến kiến thức Lịch sử. Nếu đội chơi chưa trả lời được, BTC sẽ giành ưu tiên cho khán giả, nếu khán giả trả lời chưa được BTC sẽ đưa ra câu trả lời).
-Phần thứ hai “Vượt chướng ngại vật”: BTC sẽ đưa ra ô chữ hàng dọc gồm 9 chữ cái, để giải được ô chữ này các đội chơi lần lượt lựa chọn các ô chữ hàng ngang, khi đã lật được 5/4 ô chữ hàng ngang, các đội chơi có quyền trả lời ô chữ hàng dọc, nếu trả lời không đúng ô chữ hàng dọc thì đội chơi đó bị loại khỏi cuộc chơi.
-Phần thứ ba “Tăng tốc”: BTC sẽ đưa ra 6 ca khúc cách mạng các đội chơi lần lượt chọn ca khúc ẩn, nghe giai điệu bài hát và đoán tên ca khúc (nếu trả lời chưa được BTC sẽ quyền cho khán giả).
-Phần thứ tư “Về đích”: BTC sẽ đưa ra một bức ảnh đã bị che khuất , muốn biết nội dung của bức ảnh đó các đội chơi phải trả lời 4 câu hỏi mà BTC đưa ra, trả lời đúng bức ảnh sẽ dần dần được mở ra. 
2.3.2. Thang ®iÓm 
-Phần thi thứ nhất “ Khởi động”. Tối đa 100 điểm cho mỗi đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm (thời gian suy nghĩ tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 giây).
-Phần thứ hai “ Vượt chướng ngại vật” : Tối đa phần thi này là 120 điểm tương ứng với 9 câu hàng dọc mỗi câu 10 điểm và ô chữ hàng ngang 30 điểm (thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây).
-Phần thứ ba “Tăng tốc”: Tối đa phần này là 60 điểm cho cả ba đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm.
-Phần thứ tư “Về đích”: Tối đa cho phần thi này là 100 điểm. trả lời đúng 1 câu được 20 điểm. Trả lời đúng nội dung bức ảnh được 20 điểm (thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây).
 Tæng sè ®iÓm cho c¸c phÇn thi cña mçi ®éi cã thÓ tèi ®a lµ 380 ®iÓm.
2.3.3 Nội dung trò chơi.
a.Phần thi thứ nhất “ Khởi động”: Tối đa 100 điểm cho mỗi đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm (thời gian suy nghĩ tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 giây). Mỗi đội trả lời 10 câu hỏi của BTC đưa ra liên quan đến kiến thức Lịch sử. Nếu đội chơi chưa trả lời được, BTC sẽ giành ưu tiên cho khán giả, nếu khán giả trả lời chưa được BTC sẽ đưa ra câu trả lời).
BỘ 10 CÂU HỎI PHẦN THI “KHỞI ĐỘNG”-ĐỘI 1 (Slide 2)
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Điểm (10đ/
1câu)
Câu 1: Anh (1960-1978) quê ở Hoàng Hóa-Thanh Hóa, nhập ngũ khi mới 15 tuổi, từng tham gia chiến đấu với quân khơ me đỏ và là chiên sĩ đầu tiên hi sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc-anh là ai?
Câu 2: Thắng lợi quyết định nhất của quân và dân ta buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán kí Hiệp định Pari 27/1/1973 là thắng lợi nào?
Câu 3: Ngày 20 tháng 12 năm 1960 gắn với sự kiện lịch sử quan trọng nào ở miền Nam?
Câu 4: Thắng lợi mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là thắng lợi nào?
Câu 5: Câu nói : “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” là của ai?
Câu 6: Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian?
1.Phong trào “Đồng khởi”.
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân.
3. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 7: Điểm giống về âm mưu của Mĩ trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với “chiến tranh đặc biệt” là gì?
Câu 8: Nhân vật nào sau đây không từng giữ chức vụ Tổng thống của chính quyền Sài Gòn ( 1954-1975)?
A.Dương Văn Minh . B.Ngô Đình Nhu.
C.Nguyễn Văn Thiệu. D.Trần Văn Hương.
Câu 9: Điền tiếp vào dấu ... để hoàn thành câu : “Cuộc tiến công chiến lược 1972 đã giáng một đòn nặng nề vào Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc Mĩ phải tuyên bố........... chiến tranh xâm lược”
Câu 10: Trong lúc Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, thì ở miên Nam Mĩ đã sử dụng Chiến lược chiến tranh nào?
Câu 1: 
Lê Đình Chinh.
Câu 2: Chiến thắng “Điện Biên phủ trên không” năm 1972
Câu 3: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Câu 4: Vạn Tường (Quãng Ngãi-1965)
Câu 5: Lê Mã Lương
Câu 6: 1,3,2
Câu 7: 
Dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 8: B.Ngô Đình Nhu.
Câu 9: “Mĩ hóa” trở lại .
Câu 10: “Chiến tranh cục bộ”
Tổng điểm
BỘ 10 CÂU HỎI PHẦN THI “KHỞI ĐỘNG”- ĐỘI 2 (Slide 3)
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Điểm (10đ/
1câu)
Câu 1: “ Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ tới đâu, đồng bào Thanh Hóa” cũng có vinh dự tơi đó” . Đây là lời khen ngợi của ai dành cho Thanh Hóa?
Câu 2: Chiến dịch mở màm trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là chiến dịch nào?
Câu 3: 11h30p ngày 30/4/1975 cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh độc lập báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử- ai là người đã cắm cờ lúc đó ?
Câu 4: câu nói “các vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” được bác Hồ nói ở đâu, khi nào ? 
Câu 5: Bà là người đã vác trên vai hai hòm đạn pháo cao xạ nặng 98 kg gấp đôi trọng lượng cơ thể mình tại Hàm Rồng –Thanh Hóa- bà là ai?
Câu 6: Săp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
2. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
3. Hiệp định Pa ri được kí kết
Câu 7: Từ 5 đến 10 tháng 9 năm 1960 tại Hà Nội đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào của dân tộc? 
Câu 8: Thắng lợi nào sau đây không phải là thắng lợi của quân và dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”
A.Vạn Tường B. Núi Thành 
C. Ấp Bắc D. Xuân Mậu Thân. 
Câu 9 : Điền tiếp vào dấu ... để hoàn thành câu: “ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng chĩ rõ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò.............đối với sự phát triển của cách mạng cả nước”
Câu 10 : Thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực sang thế tiến công là thắng lợi nào?
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Tây Nguyên.
Câu 3: Bùi Quang Thận
Câu 4: 19/9/1954- Đền Hùng- Phú Thọ
Câu 5: 
Ngô Thị Tuyển.
Câu6: 2,1,3
Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng
Câu 8: C.Ấp Bắc. 
Câu 9: quyết định nhất
Câu 10: 
Phong trào “Đồng khởi”.
Tổng Điểm
BỘ 10 CÂU HỎI PHẦN THI “KHỞI ĐỘNG”-ĐỘI 3( Slide 4)
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Điểm (10đ/1câu)
Câu 1: Ông (1917-1960) tại Hà Trung –Thanh Hóa, tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và là người Việt Nam cuôi cùng bị hành quyết bằng máy chém dưới thời Ngô Đình Diệm- Ông là ai?
Câu 2: 
Thắng lợi quân sự nào của quân dân ta cho thấy sự suy yếu, bất lực của chính quyền Sài Gòn ở miền Nam?
Câu 3 : Ngày 7 tháng 2 năm 1965 gắn với sự kiện lịch sử nào ở miền Bắc?
Câu 4 : Trận đọ sức đầu tiên của quân giải phóng với quân viễn chinh Mĩ là trận đánh diễn ra ở đâu? 
Câu 5: 
Ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 gắn với chiến công hiển hách nào của quân và dân Thanh Hóa trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất của đế quốc Mĩ? 
Câu 6: Sắp xếp các đời Tổng thống Mĩ đã trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam theo đúng trình tự thời gian?
1.Ních sơn 2.Ken nơ đi. 3.Giôn sơn
Câu 7: Câu nói: "Tất cả chúng ta hãy đoàn kết nhất trí triệu người như một, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược..." là của ai? 
Câu 8: Chiến lược chiến tranh nào sau đây không phải là chiến lược mà Mĩ đã áp dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975)?
A.Chiến tranh đơn phương B.Chiến tranh đặc biệt tăng cường.
C.Chiến tranh cục bộ. D.Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 9: Điền vào dấu ...để hoàn thành câu: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân đội Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố ....chiến tranh xâm lược”
Câu 10: Trong lịch sử dân tộc, thắng lợi nào đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước đã hoàn thành? 
Câu 1: Hoàng Lệ Kha
Câu 2:Đường 14-Phước Long. 
Câu 3: Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Câu 4: Núi Thành –Quảng Nam. 
Câu 5: Chiến thắng Hàm Rồng
Câu 6: 2,3,1
Câu 7: Hồ Chí Minh.
Câu 8: 
B. Chiến tranh đặc biệt tăng cường
Câu 9: “Phi Mĩ hóa”
Câu 10: kháng chiến chống Mĩ
Tổng điểm
b.Phần thi thứ hai “Vượt chướng ngại vật”.
Tối đa phần thi này là 120 điểm tương ứng với 9 câu hàng dọc mỗi câu 10 điểm và ô chữ hàng ngang 30 điểm. Các đội chơi lần lượt lựa chọn các ô chữ hàng ngang, sau khi BTC đọc câu hỏi, đội nào có câu trả lời sớm nhất đội đó sẽ được quyền trả lời. Khi đã lật được 4/5 ô chữ hàng ngang, các đội chơi có quyền trả lời ô chữ hàng dọc, nếu trả lời không đúng ô chữ hàng dọc thì đội chơi đó bị loại khỏi cuộc chơi.
PHẦN THI “VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT” (Slide 5) 
1
Ấ
P
B
Ắ
C
2
G
I
A
Đ
Ị
H
3
L
A
M
S
Ơ
N
7
1
9
4
B
Ì
N
H
G
I
Ã
5
L
Ê
D
U
Ẫ
N
6
S
À
I
G
Ò
N
7
T
H
I
Ế
T
X
À
V
Ậ
N
8
T
Ô
V
I
N
H
D
I
Ệ
N
9
Q
U
Ả
N
G
T
R
Ị
Câu hỏi: 
Ô chữ số 1: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái, thắng lợi nào chứng minh quân giải phóng miền Nam có thể đánh bại Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” về mặt quân sự?
 Trả lời : Ấp Bắc
Ô chữ số 2: Là một ô chữ gồm 7 chữ cái, dưới thời nhà Nguyễn thành phố Hồ Chí Minh có tên là gì?
Trả lời: Gia Định
Ô chữ số 3: Là một ô chữ gồm 9 chữ cái, cuộc hành quân đánh chiếm đường 9 - Nam Lào của Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên là gì?
Trả lời: Lam sơn 719
Ô chữ số 4: Là một ô chữ gồm 7 chữ cái, thắng lợi nào đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
Trả lời: Bình Gĩa.
Ô chữ số 5: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái: “ Nếu như quân khu VI là quan trọng thì Thanh Hóa là quan trọng nhất bởi vì Thanh Hóa là hậu phương trực tiếp của mặt trận Bình – Trị - Thiên” đây là lời nhận xét của ai nói về Thanh Hóa?
Trả lời: Lê Duẩn.
Ô chữ số 6: Là một ô chữ gồm 6 chữ cái, chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra chủ yếu ở đâu?
Trả lời : Sài Gòn.
Ô chữ số 7: Là một ô chữ gồm 10 chữ cái, đây là một chiến thuật mới được Mĩ sử dụng trong Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam (1961-1965)
Trả lời: Thiết xa vận.
Ô chữ số 8: Là một ô chữ gồm 10 chữ cái, người anh hùng gắn với giai thoại lấy thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 là ai?
Trả lời : Tô Vĩnh Diện.
Ô chữ số 9: Là một ô chữ gồm 8 chữ cái, năm 1972, ta mở cuộc Tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam với hướng chính là nơi nào?
Trả lời: Quảng Trị.
-Ô chữ hàng dọc: Ba sẵn sàng.[ phụ lục 2].
 ĐIỂM PHẦN THI “VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT”
STT
Ô CHỮ HÀNG NGANG/DỌC
ĐIỂM (10 ĐIỂM/1 ĐÁP ÁN ĐÚNG)
ĐỘI 10
ĐỘI 11
ĐỘI 12
1
Ô chữ số 1
10
2
Ô chữ số 2
10
3
Ô chữ số 3
10
4
Ô chữ số 4
10
5
Ô chữ số 5
10
6
Ô chữ số 6
10
7
Ô chữ số 7
10
8
Ô chữ số 8
10
9
Ô chữ số 9
10
10
Ô chữ hàng dọc
30
TỔNG ĐIỂM MỖI ĐỘI
c.Phần thi thứ ba : “Tăng tốc”.
 Tối đa phần này là 60 điểm cho cả ba đội chơi tương ứng với mỗi câu trả lời đúng là 10 điểm, Các đội chơi lần lượt chọn ca khúc ẩn, nghe giai điệu bài hát và đoán tên ca khúc (nếu trả lời chưa được BTC sẽ quyền cho khán giả).
PHẦN THI “TĂNG TỐC” (Slide 6- Slide 7)
STT
TÊN CA KHÚC
ĐIỂM (10 ĐIỂM/1 ĐÁP ÁN ĐÚNG)
ĐỘI 1
ĐỘI 2
ĐỘI 3
1
CÔ GÁI MỞ ĐƯỜNG
10
2
BÁC ĐANG CÙNG CHÚNG CHÁU HÀNH QUÂN
10
3
TIẾN VỀ SÀI GÒN
10
4
BƯỚC CHÂN TRÊN DÃY TRƯỜNG SƠN
10
5
HÒ SÔNG MÃ
10
6
5 ANH EM TRÊN MỘT CHIẾC XE TĂNG
10
TỔNG ĐIỂM MỖI ĐỘI
d.Phần Thi thứ tư : “Về đích”	.
Tối đa cho phần thi này là 100 điểm. trả lời đúng 1 câu được 20 điểm, trả lời đúng nội dung bức ảnh được 20 điểm.(Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 10 giây), BTC sẽ đưa ra một bức ảnh đã bị che khuất , muốn biết nội dung của bức ảnh đó các đội chơi phải trả lời 4 câu hỏi mà BTC đưa ra, trả lời đúng bức ảnh sẽ dần dần được mở ra. 
PHẦN THI “VỀ ĐÍCH” (Slide 8)
Nội dung câu hỏi
Đáp án
Đội/
Điểm (20đ/
1câu)
Câu 1 Cho biết trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước huyện Thường Xuân có bao nhiêu cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân?
Câu 2: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, không có con đường nào khác” là câu nói của ai? 
Câu 3: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng”. Câu nói này của ai? Nói trong hoàn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_thong_qua_hoat_dong_ngoai_kho.doc
  • pptxNGOẠI KHÓA. 30-4.pptx