SKKN Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS

SKKN Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS

Như chúng ta đã biết, một trong các mặt các giáo dục của nhà trường phổ thông Việt Nam là giáo dục thẩm mĩ (đức – trí – thể - mĩ). Giáo dục thẫm mĩ có nội dung khá rộng, trong đó giáo dục nghệ thuật là mũi nhọn mà âm nhạc là một trong các môn học có vai trò tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hóa nói chung. Âm nhạc trong giáo dục phổ thông là dành cho mọi người, mọi lứa tuổi học sinh, không nên hiểu đó là giáo dục đặc biệt chỉ dành cho những học sinh có năng khiếu.

Ngày nay trong quá trinh hội nhập với thế giới, văn hóa – nghệ thuật mang bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa là những giá trị không thể thiếu trong hành trang của con người Việt Nam hiện đại. Do vậy, nội dung giáo dục âm nhạc ở phổ thông cũng góp phần làm nhiệm vụ đó.

Về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường có lẽ ai cũng biết. Mỗi bài hát, bản nhạc gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các em tới sự tưởng tượng phong phú, nó làm giàu tâm hồn, trí tuệ các em. Qua âm nhạc để “giáo dục tình cảm, đạo đức và góp phần hình thành nhân cách của trẻ em” như các nhà giáo dục thường nói. Bởi lẽ, những tác phẩm âm nhạc bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng, giá trị chân thực và chiều sâu cả nội dung và hình thức, không chỉ trong âm nhạc có lời mà cả loại âm nhạc thuần túy do các loại nhạc cụ diễn tấu. Lịch sử đã chứng minh, trong các cuộc chiến tranh cách mạng, âm nhạc là vũ khí để thúc giục, động viên, cổ vũ con người đầy tính hiệu lực. Từ cổ xưa, từ Đông sang Tây, các triết gia như A – rit – xtốt, Pla – tôn, Khổng tử đều tim thấy khả năng tác động của âm nhạc đến đạo đức. Nhà hiền triết Tuân Tử (Trung Quốc) trong bài “Luận về âm nhạc” đã viết “Thanh nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hóa người rất nhanh, cho nên các tiên vương phải trau dồi về âm nhạc”.Trích đường dẫn SKKN ( Làm thế nào để dạy tốt phân môn âm nhạc thường thức)

 

doc 26 trang thuychi01 16383
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Lời mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
1.5. Những điểm mới của SKKN
3
2. Nội dung
4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
19
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
1. Lời mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, một trong các mặt các giáo dục của nhà trường phổ thông Việt Nam là giáo dục thẩm mĩ (đức – trí – thể - mĩ). Giáo dục thẫm mĩ có nội dung khá rộng, trong đó giáo dục nghệ thuật là mũi nhọn mà âm nhạc là một trong các môn học có vai trò tích cực để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hóa nói chung. Âm nhạc trong giáo dục phổ thông là dành cho mọi người, mọi lứa tuổi học sinh, không nên hiểu đó là giáo dục đặc biệt chỉ dành cho những học sinh có năng khiếu.
Ngày nay trong quá trinh hội nhập với thế giới, văn hóa – nghệ thuật mang bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa là những giá trị không thể thiếu trong hành trang của con người Việt Nam hiện đại. Do vậy, nội dung giáo dục âm nhạc ở phổ thông cũng góp phần làm nhiệm vụ đó.
Về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường có lẽ ai cũng biết. Mỗi bài hát, bản nhạc gợi mở bao điều mới lạ, dẫn dắt các em tới sự tưởng tượng phong phú, nó làm giàu tâm hồn, trí tuệ các em. Qua âm nhạc để “giáo dục tình cảm, đạo đức và góp phần hình thành nhân cách của trẻ em” như các nhà giáo dục thường nói. Bởi lẽ, những tác phẩm âm nhạc bao giờ cũng chứa đựng tư tưởng, giá trị chân thực và chiều sâu cả nội dung và hình thức, không chỉ trong âm nhạc có lời mà cả loại âm nhạc thuần túy do các loại nhạc cụ diễn tấu. Lịch sử đã chứng minh, trong các cuộc chiến tranh cách mạng, âm nhạc là vũ khí để thúc giục, động viên, cổ vũ con người đầy tính hiệu lực. Từ cổ xưa, từ Đông sang Tây, các triết gia như A – rit – xtốt, Pla – tôn, Khổng tử đều tim thấy khả năng tác động của âm nhạc đến đạo đức. Nhà hiền triết Tuân Tử (Trung Quốc) trong bài “Luận về âm nhạc” đã viết “Thanh nhạc nhập vào lòng người rất sâu, cảm hóa người rất nhanh, cho nên các tiên vương phải trau dồi về âm nhạc”.Trích đường dẫn SKKN ( Làm thế nào để dạy tốt phân môn âm nhạc thường thức)
Qua các giờ học hát, nghe nhạc và hoạt động ngoại khóa, âm nhạc mang đến cho các em tính lạc quan, tích cực, sự hoạt bát, lanh lợi, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể và đặc biệt thông qua các yểu tố cơ bản của ngôn ngữ âm nhạc (giai điệu, tiết tấu, điệu thức, hòa âm, cường độ, âm sắc, nhịp độ), học sinh được bồi dưỡng về trí tuệ, tính nhạy cảm, trí thông minh, sáng tạo, khả năng tư duy trìu tượng, trí nhớ, sự tưởng tượng, tính chính xác khoa học.
Ngoài ra âm nhạc còn hỗ trợ cho việc học tập tốt hơn các môn học khác (văn, sử, địa, ngoại ngữ, thể dục) và khả năng thưởng thức các môn nghệ thuật khác. Đôi khi, trong một chừng mực nào đó, ngay cả với các môn khoa học như Toán, Vật lí, Sinh học,.. âm nhạc cũng có tác động nhất định qua phần tíc hợp lien môn.
Để bổ sung cho hai phân môn học hát và tập đọc nhạc, học phân môn Âm nhạc thường thức cung cấp cho học sinh những nhận thức đúng đắn về sự ra đời, sự phát triển và tác dụng của nghệ thuật âm nhạc trong cuộc sống, những kiến thức phổ thông của nghệ thuật nhạc hát và nhạc đàn, những tập tục sinh hoạt âm nhạc dân gian, truyền thống. Các em còn được nghe những làn điệu dân ca phong phú, những tác phẩm âm nhạc hiện đại có giá trị của Việt Nam và thế giới, qua đó các em sẽ phát triển tai nghe nhạc, trí tưởng tượng, tính nhạy cảm, nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc và xây dựng một thị hiếu âm nhạc lành mạnh. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Quá trình giảng dạy người giáo viên âm nhạc luôn có ý thức về yêu cầu giáo dục thẩm mĩ qua môn học của mình chắc chắn chúng ta có suy nghĩ để cải thiện, sáng tạo làm cho giờ học thêm sinh động hấp dẫn, mang đến cho học sinh những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ âm nhạc thực sự. 
Vì thế muốn đẩy mạnh giáo dục thẩm mĩ để nâng cao giáo dục âm nhạc cho học sinh thì không có cách nào khác ngoài việc nâng cao chất lượng giờ dạy trong trường THCS, phải thông qua các yếu tố sau: Nội dung, phương pháp, phương tiện và nhất là phải tạo ra một môi trường làm cho học sinh vừa là người hưởng thụ vừa là người sáng tạo.
Tìm ra phương pháp tối ưu nhất “ gây hứng thú” cho học sinh một cách hiệu quả.
Nghiên cứu tìm ra những mặt hạn chế và mặt tích cực trong quá trình thực hiện một bài học. Học âm nhạc thường thức cung cấp cho các em không chỉ biết thêm vai trò của các nhạc sĩ, các làn điệu dân ca hay các loại nhạc cụ mà trong đó các em còn lĩnh hội những giai điệu bài hát trong từng bài học, biết nhận thức đúng về các nhạc sĩ đã sáng tác ra bài hát, chính vì thế mà các em có thể phát biểu được cảm nhận của mình sau khi được nghe một tác phẩm của các nhạc sĩ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Phân môn Âm nhạc thường thức đối với học sinh bậc THCS rất khó dạy. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho học sinh sự phần chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả. Cũng chính vì thế đối tượng cần nghiên cứu ở đây chính là:
Tất cả học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu qua tài liệu SGK, sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo âm nhạc như:
“Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục âm nhạc” của Bộ giáo dục và đào. Một số vấn đề đổi mới Phương pháp dạy học âm nhạc ở THCS. Do Hoàng Long chủ biên và Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II, III, IV, phân phối chương trình. Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo, chuẩn kiến thức của Bộ lưu hành”.
Ngoài ra tôi còn tham khảo một số sách tài liệu của chương trình tiểu học như: “ Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc ở Trường Tiểu học, sách BDTX chu kỳ III cho GV tiểu học – NXB GD 8/2000).
Tài liệu tham khảo và nghiên cứu qua mạng Inteneet : Như tranh ảnh 
Chuẩn kiến thức kĩ năng, thiết kế bài giảng Âm nhạc 6,7,8,9
Ngoài nghiên cứu tài liệu bản thân tôi còn sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình – gợi mở.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp nghe nhạc.
- Phương pháp kể chuyện.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trong đó bản thân còn thực nghiệm giảng dạy tại một số trường của đồng nghiệp cũng như đối với các tài liệu về phân môn âm nhạc, cộng thêm kiến thức được tiếp thu ở trường chuyên nghiệp và nhất là qua thực tế giảng dạy của tôi.
Tiến trình soạn giáo án, dạy thực nghiệm trên đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 để tìm hiểu kết quả chung, sau đó rút ra kinh nghiệm điều chỉnh cho việc dạy học âm nhạc.
Và cuối cùng là tôi tự so sánh đối chiếu qua phương pháp giảng dạy ứng dụng Công nghệ thông tin và kết quả tiếp thu của học sinh qua các giờ dạy từ đó tự đúc rút ra kinh nghiệm cần thiết.
1.5. Những điều mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay là đào tạo ra một lớp người phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì phải có những kiến thức cơ bản và những phẩm chất cao quý về mọi mặt, trí tuệ, hiểu biết và thẩm mỹ về cái hay, cái đẹp. Đó là nội dung khoa học đúng với từng đối tượng, sự hiểu biết của từng học sinh trong trường, trong lớp. Vì thế ngành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên nói riêng, phải quyết tâm thực hiện tốt bộ môn của mình. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và đức – trí – thể - mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới cái Chân – thiện – mĩ,..
Trong nhiều năm qua với cố gắng để nâng cao chất lượng dạy – học, điều quan trọng nhất mà tôi tâm huyết đó là nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giờ dạy sẽ giúp cho học sinh say sưa, yêu môn học hơn trong quá trình học tập và sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn.
Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy việc “gây hứng thú” cho học sinh trong học tập âm nhạc là một trong những biện pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nó là động lực giúp tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS”.
	2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
	2.1. Cơ sở lí luận:
	Trong những năm qua, từ khi nước ta bước sang thế ký XXI, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển những bước cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh trở thành những con người toàn diện. 
	Việc dạy âm nhạc trong nhà trường THCS phải tuân theo những nguyên tắc chung của phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực của học sinh, nhưng quan trọng ơn cả là phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn. 
	Muốn vậy là một giáo viên âm nhạc ta phải thực sự coi trọng các giờ dạy âm nhạc của mình, dạy không động viên, khuyến khích, không tạo được hứng thú cho các em trong giờ học là một thiếu sót về tinh thần, trách nhiệm và lòng yêu thương những nhà giáo dục.
	Nhận thức rõ được vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn âm nhạc trong trường THCS đã tự đúc rút một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn âm nhạc trong đó có một phần quan trọng đó là:
	“ Giải pháp gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức ở trường THCS”
	Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy đó là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng bộ môn, một việc làm mà bất kỳ một giáo viên nào cũng phải quan tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy giáo dục của mình. 
	2.2. Thực trạng của vấn đề:
	* Về thuận lợi:
	Trong điều kiện hiện nay, chúng ta đã có nhiều phương thức để nâng cao đời sống âm nhạc thông qua các tác phẩm in ấn của các nhà nghiên cứu lí luận âm nhạc, các phương tiện truyền thông, các dụng cụ điện tử, các cuộc biểu diễn nghệ thuật âm nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng, các nhà văn hóa, câu lạc bộ.
	- Đối với học sinh: Đa phần các em sống trong thời đại công nghiệp hóa nên việc tiếp thu môn học âm nhạc ở nhà trường các em đều tiếp thu bài nhanh.
	- Đối với cơ sở vật chất: Mỗi trường đều được cấp một đàn Oocgar, máy chiếu, mạng Intenet để tiện cho việc giảng dạy. 
	* Về khó khăn:
	- Đối với học sinh: Đối với học sinh trường THCS Cẩm Phong ,một phần nhỏ các em là con em nông thôn và lao động tự do đặc biệt là con em ven chài. Ngoài thời gian học ở trường các em phải phụ giúp gia đình có thêm thu nhập. Trước kia môn Âm nhạc còn được tính điểm nên các em cũng hăng say học hơn để điểm tổng kết cao bù trừ cho các môn văn hóa có điểm tổng kết thấp những năm trở lại đây Thông tư 58 sau tháng 12 năm 2011 Bộ Giáo dục & Đào tạo đã chuyển từ tính điểm sang nhận xét vì vậy mà các em học sinh cũng không chú trọng nữa. Thời lượng giảng dạy lại quá ít, 1 tiết/tuần hơn nữa phân môn âm nhạc thường thức lại không có tiết học riêng mà chỉ chiếm một thời lượng nhất định trong một tiết học (bao gồm cả phân môn học hát và tập đọc nhạc). Ngay đầu năm tôi đã bố trí khảo sát học sinh qua phần điều tra số học sinh không thích học phân môn âm nhạc thường thức chiếm tỉ lệ cao vì lý do.
	+ Học phân môn âm nhạc thường thức khô khan và nhàm chán.
	+ Phân môm âm nhạc thường thức là bộ môn phụ không phải là bộ môn chính để thi vào các cấp, dẫn đến kết quả học tập không cao.
	- Đối với cơ sở vật chất: Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn, không có phòng học dành riêng cho bộ môn, không có thời gian cho học sinh biểu diễn vào những giờ ngoại khóa, đồ dùng học tập phục vụ cho bộ môn còn hạn chế, có tranh ảnh giới thiệu các nhạc sĩ dùng trong giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức, băng đĩa nghe nhạc các bài hát, bảng phụ chép tập đọc nhạc lớp 6,7,8,9 không có, nhiều khi giáo viên phải tự làm tự tìm tòi nghiên cứu, nên việc dạy học gặp rất nhiều khó khăn.
	- Giáo viên giảng dạy: Mỗi trường hầu như chỉ có một giáo viên giảng dạy nên việc thăm lớp tại trường có nhiều hạn chế. Hiện nay tổ bộ môn âm nhạc chúng tôi đã tiến hành tổ chức chuyên đề, thao giảng cụm, nhưng chưa thật đều đặn nên việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm chưa được nhiều. 
	Bản thân tôi được phụ trách 8 lớp trong đó:
	+ Khối 6: 2 lớp.
	+ Khổi 7: 2 lớp.
	+ Khối 8: 2 lớp.
	+ Khổi 9: 2 lớp.
	Qua khảo sát đầu năm kết quả đạt được:
STT
Khối
Sỹ số
Đạt
Chưa đạt
1
6
73
95%
5%
2
7
72
97%
3%
3
8
82
97%
3%
4
9
65
100%
0%
	Trước thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tôi đã cố gắng học hỏi, tìm tòi và mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng môn học cụ thể.
	2.3. Những biện pháp cụ thể “ Các giải pháp đã sử dụng”
	1. Đầu tư vào bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học.
	2. Đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá học sinh.
	3. Giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề.
	4. Phối kết hợp với công tác đoàn đội với nhà trường và phụ huynh học sinh.
	5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. 
	* Một là: Biện pháp đầu tư vào bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học:
	Các nội dung âm nhạc thường thức rất rộng và vô cùng phong phú nhưng phân môn này ở THCS chỉ đề cập đến một số vấn đề như:
	- Giới thiệu một số tác giả và tác phẩm âm nhạc tiêu biểu trong nước và thế giới.
	- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc phổ biến và các loại nhạc cụ Phương Tây. 
	- Giới thiệu một số vùng miền dân ca và sinh hoạt dân gian.
	- Giới thiệu một số hình thức biễu diễn âm nhạc.
	- Giới thiệu những câu chuyện, bài viết về đời sống âm nhạc.
	Muốn dạy tốt phân môn âm nhạc thường thức giáo viên không được truyền thụ kiến thức một chiều mà cần đặt thêm các câu hỏi để học sinh cùng tham gia thảo luận. Các em có thể nói lên những hiểu biết và cảm nhận qua sự trải nghiệm (tuy còn ít ỏi) của bản thân về phương pháp giảng dạy, giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt tùy thuộc vào chủ đề nội dung.
 Dù bài Âm nhạc thường thức giới thiệu ngắn hay dài thì đối với phần này giáo viên nên dùng giáo án điện tử để dạy bởi mỗi một bài Âm nhạc thường thức đều có nội dung khác nhau chính vì thế những hình ảnh khi dạy giáo án điện tử sẽ làm không chỉ phong phú cho bài dạy mà nó còn gây được “ hứng thú” cho sự tiếp thu của học sinh. Có như vậy khả năng truyền thụ kiến thức của giáo viên cho các em học sinh sẽ cao hơn , sự hứng thú và lĩnh hội tri thức của các em cũng được nhân lên. 
	Ví dụ: Giới thiệu tác giả, tác phẩm không nên sử dụng phương pháp giống như giới thiệu nhạc cụ. Dạy về các vùng miền dân ca sẽ không nên thực hiện giống như giới thiệu các hình thức biểu diễn hoặc thể loại âm nhạc. Tuy nhiên, dù với nội dung chủ đề nào thì giáo viên cần có lời giải thích, thuyết trình ngắn gọn, sau đó cho học sinh nghe minh họa. Hiện nay công nghệ thông tin đưa vào nhà trường rất phổ biến chính vì vậy dạy phân môn Âm nhạc thường thức giáo viên nên sử dụng vào bài giảng sẽ gây “hứng thú” học tập cho các em học sinh hơn.	
	Cụ thể đối với bài:	
 + Khi giới thiệu Về Nhạc sĩ Mô Da ( Chương trình Âm nhạc lớp 6)
Bước 1 : Giáo viên phải cho học sinh đọc phần giới thiệu về nhạc sĩ như năm sinh năm mất tác phẩm tiêu biểu, sau đó trình chiếu hình ảnh nhạc sĩ cùng với hình ảnh nhạc sĩ biểu diễn.
Hình ảnh Mô Da lên 10
Hình ảnh Mô Da ở tuổi 20
Bước 2: Giáo viên sẽ tốm tắt cho học sinh nghe tại sao Mô Da được mệnh danh là “thần đồng” Âm nhạc và “ Mặt trời của Âm nhạc”
Nhạc sĩ sinh năm 1756 và mất 1791 ở độ tuổi 35 còn rất trẻ nhưng ông được công nhận là một tài năng âm nhạc khi mới 3-4 tuổi. Lúc đó đã có kỹ thuật biểu diễn rất xuất sắc hai loại nhạc cụ là Violon và Cla-vơ-xanh đồng thời có những sáng tác đầu tay khá đặc biệt.
- Mô-da sáng tác tất cả các thể loại trong âm nhạc, từ nhỏ như ca khúc thiếu nhi, các bài luyện tập, đến thể loại lớn như các bản giao hưởng Công-xéc-tô, Sô-nát, các vở nhạc kịch.
- Được mệnh danh là “Mặt trời của âm nhạc” do âm nhạc của ông có tính chất trong trẻo, tươi sáng, rực rỡ và do tài năng cũng như sự nghiệp sáng tác của ông đã đạt đến đỉnh cao chói lọi.
Bước 3: Trong phần này giáo viên nên kể cho học sinh nghe câu chuyện khi cha Mô Da phát hiện ra tài năng biết sáng tác âm nhạc của Mô Da khi lên 5 tuổi. Dựa vào vốn kiến thức giáo viên được học Lịch sử Âm nhạc thế giới.
 Bước 4: Sau khi kể chuyện cho học sinh nghe mẩu chuyện ngắn đồng thời giáo viên trình chiếu một số hình ảnh các nghệ sĩ biểu điễn các tác phẩm của nhạc sĩ Mô Da vừ là để học sinh cảm nhận tác phẩm vừa là đề học sinh thấy được tài năng của nhạc sĩ đóng góp cho nền âm nhạc như thế nào.
Hình ảnh biểu diễn tác phẩm dành cho Violong
Hình ảnh biểu diễn tác phẩm dành cho piano
	Cuối cùng để củng cố lại kiến thức đã học giáo viên đặt câu hỏi về năm sinh năm mất một số tác phẩm tiêu biểu 
	VD: Mô da mất năm nào ở độ tuổi bao nhiêu?
	Chắc chắn rằng học sinh sẽ trả lời đúng yêu cầu giáo viên đề ra.
	+ Khi giới thiệu cho học sinh về một số thể loại nhạc cụ dân tộc.
	(Tiết 15 – lớp 6) Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến:
Hình ảnh minh họa các loại nhạc cụ
 - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và chỉ vào từng loại nhạc cụ sau đó hỏi học sinh:
	? Em nào có thể biết tên một số loại nhạc cụ trên ?
- Khi học sinh trả lời giáo viên có thể nhận xét và bổ sung thêm sau đó cho học sinh nghe âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc như giai điệu của đàn bầu hay đàn tranh( Đặc biệt hơn giáo viên cần sử dụng trình chiếu baboy để học sinh vừa nghe vừa quan sát các nghệ sĩ biểu diễn thì tiết học sẽ thêm sinh động và hứng thú hơn) 
Hình ảnh minh họa biểu diễn đàn bầu
 Hình ảnh minh họa biểu diễn đàn tranh
	+ Với nội dung: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn (Tiết 15 – lớp 6):
 Ở nội dung này nếu giáo viên chỉ thuyết trình thì hiệu quả sẽ rất thấp yêu cầu phải có minh họa bằng tác phẩm cụ thể cho học sinh nghe, giúp học sinh biết sử dụng một số thuật ngữ của lĩnh vực âm nhạc.
 Ở tiết này giáo viên sử dụng giáo án điện tử để tiết dạy sinh động và có hiệu quả. 
 - Sau khi cho học sinh đọc phần giới thiệu giáo viên trình chiếu lên các hình ảnh như hát đồng ca song ca hay các hình ảnh biểu diễn các loại nhạc cụ
 Sau đó giáo viên đặt câu hỏi các hình thức biểu diễn chắc chắn rằng các em sẽ hăng hái phát biểu.
Hình ảnh minh họa hát đồng ca
Hình ảnh minh họa hát song ca
	- Khi nghe nhạc đàn giáo viên gợi mở bằng những câu hỏi và giới thiệu cho học sinh nghe.
	Bước 1: Các em đã được nghe giới thiệu về nhạc đàn và nhạc hát. Vậy em nào nhắc lại?
	+? Nhạc đàn là gì? Còn gọi là khí nhạc (Là những tác phẩm âm nhạc được trình bày bằng các loại nhạc cụ, không có sự tham gia của giọng hát con người).
	+? Vai trò của nhạc đàn: Những tác phẩm âm nhạc không có sự hỗ trợ của ngôn ngữ, sẽ đòi hỏi người nghe phải có tư duy nhiều hơn, mang nhiều cảm xúc cá nhân nhiều hơn.
 +? Nhạc hát là gì? Nhạc hát còn gọi là Thanh nhạc.
	Bước 2: Giáo viên cho học sinh quan sát vài hình ảnh về các dàn nhạc trên màn hình, nhận biết các hình thức biểu diễn như độc tấu, hòa tấu,..
 VD: Quan sát trên các bức tranh ai có thể nhận xét các hình thức biểu diễn của bức tranh. 
 Chắc chắn rằng khi quan sát hiệu ứng học sinh sẽ hăng say và trả lời một cách chính xác. 
Hình ảnh minh họa độc tấu đàn T,rưng
 Hình ảnh minh họa biểu diễn hòa tấu nhạc cụ
	Bước 3: Giáo viên đàn hoặc cho học sinh nghe bản nhạc độc tấu Thư gửi Ê Li Dơ của Bettoven, bản hòa tấu: Du kích sông thao
	- Mỗi khi nghe và xem xong một thể loại, giáo viên nên hỏi cảm nhận của học sinh.
	VD: Trong dàn nhạc có những nhạc cụ nào tham gia? Âm sắc của từng thể loại nhạc cụ và giai điệu và tính

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_gay_hung_thu_cho_hoc_sinh_trong_phan_mon_am_n.doc