Sử dụng phần mềm resysphyteach phân tích video giờ học để hỗ trợ việc đánh giá, rút kinh nghiệm một số tiết dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông

Sử dụng phần mềm resysphyteach phân tích video giờ học để hỗ trợ việc đánh giá, rút kinh nghiệm một số tiết dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông

Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán trong thập kỷ tới internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD-Rom, DVD. sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, nghành học theo hướng sử dụng CNTT-TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Trong quá trình dạy học nói riêng hay giáo dục và đào tạo nói chung thì kiểm tra đánh giá (KTĐG) là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo.

doc 21 trang thuychi01 9550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phần mềm resysphyteach phân tích video giờ học để hỗ trợ việc đánh giá, rút kinh nghiệm một số tiết dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHẦN MỀM Resysphyteach PHÂN TÍCH VIDEO GIỜ HỌC ĐỂ HỖ TRỢ VIỆC ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM MỘT SỐ TIẾT DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Phạm Văn Giang
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Dương Đình Nghệ
Bộ môn: Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT-TT) đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Nhiều chuyên gia đã dự đoán trong thập kỷ tới internet đa phương tiện, truyền thông băng rộng CD-Rom, DVD... sẽ mang đến những biến đổi to lớn có tính cách mạng trên quy mô toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Việc ứng dụng CNTT-TT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, nghành học theo hướng sử dụng CNTT-TT như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp học tập ở tất cả các môn học. Trong quá trình dạy học nói riêng hay giáo dục và đào tạo nói chung thì kiểm tra đánh giá (KTĐG) là một trong những bộ phận chủ yếu và hợp thành một chỉnh thể thống nhất trong quy trình đào tạo. 
 KTĐG không chỉ đơn thuần chú trọng vào kết quả học tập của học sinh mà còn có vai trò to lớn của giáo viên, để đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên là cả một quá trình không chỉ đơn thuần là do cách dạy của giáo viên mà còn phân bố thời gian của giáo viên trên lớp có hợp lý hay không? Phương pháp dạy học hiện tại của giáo viên có đảm bảo tác động đến tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh hay không? Hiện nay việc đánh giá chất lượng giờ học chủ yếu theo phương thức định tính, nên hiệu quả của việc của việc rút kinh nghiệm cho cách giảng dạy của bản thân giáo viên bộ môn chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc đánh giá chất lượng giờ dạy, tôi nghiên cứu xây dựng phần mềm phân tích video ghi hình giờ học để hỗ trợ việc việc đánh giá một số tiết dạy Vật lí ở trường trung học phổ thông hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông.
Hiện nay, trên thế giới đã có những phần mềm (Interact, Observer, Videograph, Elan) có thể thống kê được thời gian hoạt động của giáo viên và học sinh trong tiết học và cho phép thống kê thời gian hoạt động, đặt tiêu chí đánh giá, nhưng những phần mềm đó không thể đáp ứng rõ mục tiêu đánh giá chất lượng giáo viên và thông thường chi phí để có phần mềm đó là cao, nên tôi nghiên cứu xây dựng phần mềm phân tích video ghi hình hỗ trợ đánh giá chất lượng một số giờ dạy bộ môn vật lí ở trường trung học phổ thông tại Việt Nam. Bên cạnh đó cũng có một số chuyên gia của các nước nghiên cứu đánh giá thời gian hoạt động dạy học tại nhiều nước trên thế giới, phương pháp dạy học Vật lí thông qua các hoạt động đó của học sinh và giáo viên trên nhiều quốc gia đã đạt được những thành tựu quan trọng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thời lượng tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học, để xem xét trong quá trình dạy học ở các mặt: bố trí thời lượng đối với từng hoạt động dạy và hoạt động học trong giờ học, lý giải tại sao những phương pháp và những hoạt động đó lại đạt được hiệu quả cao. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp đổi mới dạy học hiện nay hướng tới tăng cường tính tích cực, tự lực của học sinh, Việc dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm cần được đổi mới. Do đó, giáo viên cũng phải cần biết thời gian hoạt động của học sinh, giáo viên cũng như mức độ tích cực, tự lực của học sinh trong hoạt động đó thì thời gian có phù hợp hay không? Vì vậy, tôi nghiên cứu xây dựng và sử dụng phần mềm ResysphyTeach phân tích video giờ học để hỗ trợ việc đánh giá, rút kinh nghiệm một số tiết dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này, tôi đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Hoàn thiện phần mềm thống kê đánh giá chất lượng giờ dạy thông qua việc phân tích video giờ học (ResysphyTeach.msi).
- Khảo sát việc đánh giá, dự giờ, rút kinh nghiệm của một số giáo viên THPT bộ môn Vật lí.
- Xây dựng hệ thống các hoạt động (HĐ) của giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ việc đánh giá chất lượng giờ dạy Vật lí thông qua phần mềm phân tích video ghi hình giờ học.
- Sử dụng phần mềm để hỗ trợ trong việc nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm chất lượng giờ một số giờ học Vật lý ở trường trung học phổ thông, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh.
Vận dụng lí luận về kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, để xây dựng được phần mềm phân tích video ghi hình giờ học có thể hỗ trợ đánh giá được chất lượng dạy học của giáo viên trong các tiết học Vật lý ở trường THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: hệ thống hoá các hoạt động dạy và học trong các giờ dạy.
- Điều tra khảo sát thực tế: những thuận lợi và khó khăn trong việc đánh giá chất lượng giờ dạy.
- Thu thập thông tin của các tiết dạy bằng phần mềm Resysphyteach đã thống kê được thời lượng cụ thể của các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học. Thông qua số liệu và các thông tin thu được giúp giáo viên tự nhận định được giờ dạy của mình phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Xây dựng phần mềm Resysphyteach nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả việc đánh giá và rút kinh nghiệm giờ dạy và nâng cao chất lượng của mỗi tiết học.
- Xây dựng và phân tích hệ thống các hoạt động trong giờ dạy bộ môn Vật lí ở trường THPT.
- Sử dụng phần mềm để phân tích một số giờ học cụ thể bằng việc nhập text lời nói của giáo viên và học sinh trong một vài tiết dạy, thống kê thời gian (định lượng) các hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học Vật lí, hỗ trợ hiệu quả cho việc đánh giá chất lượng giờ dạy bằng phương pháp định lượng.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
2.1.1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng giờ dạy 
Nhìn chung, việc đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên THPT hiện nay dựa vào “hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học”. Thực hiện nghị quyết 40/2000/QH10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 3668/vp ngày 11/5/2001 về kế hoạch triển khai Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông.
2.1.2. Cơ sở của hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy 
Dựa vào bảng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy hiện nay:
CÁC MẶT
CÁC YÊU CẦU
ĐIỂM
0
1
2
Nội
Dung
1. Chính xác, khoa học (khoa học bộ môn,quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị)
2. Đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm
3. Liên hệ với thực tế (nếu có, có tính giáo dục)
Phương pháp
4. Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với kiểu bài lên lớp.
5. Kết hợp tốt các phương pháp trong các họat động dạy và học
Phương tiện
6. Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học
7. Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực; giáo án hợp lí
Tổ chức
8. Thực hiện linh họat các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lí ở các phần và các khâu.
9. Tổ chức điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với đối tượng; học sinh hứng thú học.
Kết quả
10. Đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức.
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Điều tra về các tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá chất lượng tiết học Vật lí hiện nay ở trường THPT 
Để điều tra thực trạng việc đánh giá chất lượng giờ dạy vật lý, tôi đã nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giờ dạy nói chung, và qua điều tra thực trạng về quá trình đánh giá tiết dạy vật lý nói riêng, bằng biện pháp phỏng vấn giáo viên Vật lý tại một số trường THPT ở huyện Thiệu hoá – Thanh hoá và ở thành phố Thanh hoá (THPT Hàm Rồng, THPT Chuyên Lam Sơn) bằng các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Việc đánh giá chất lượng giờ dạy của quý thầy (cô) với mục đích là gì?
Câu hỏi 2: Sau khi quý thầy (cô) dự giờ thì việc rút kinh nghiệm có được diễn ra thường xuyên và chặt chẽ hay không?
Câu hỏi 3: Để đánh giá tiết dạy Vật lý tốt thì quý thầy (cô) thường đánh giá như thế nào? Tiêu chuẩn chính mà quý thầy cô căn cứ để đánh giá là gì?
Câu hỏi 4: Tiết dạy vật lý khi sử dụng thiết bị thí nghiệm và ứng dụng công nghệ thông tin của quý thầy (cô) diễn ra có thường xuyên hay không? Hiệu quả như thế nào?
Câu hỏi 5: Để đánh giá chất lượng của giờ dạy Vật lý một cách chính xác, thì theo quý thầy, cô có nên sử dụng một phương án định lượng nào? 
Câu hỏi 6: Theo quý thầy (cô) giờ dạy như thế nào sẽ phát huy được tính tích, tự chủ của học sinh? Thời gian hoạt động của giáo viên và học sinh được căn cứ như thế nào?
Câu hỏi 7: Theo quý thầy (cô) làm thế nào để có thể nhận ra việc mình giảng dạy có đúng với yêu cầu của bài dạy và tự mình đánh giá được chất lượng giờ dạy của mình?
Câu hỏi 8: Theo quý thầy (cô) để đánh giá định lượng giờ dạy thì quý thầy cô cần những yếu tố nào?
Câu hỏi 9: Để xem xét việc trình bày bảng, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, mang tính chuẩn mực, hợp lí của tiết dạy thì quý thầy cô đã sử dụng những biện pháp nào? 
Câu hỏi 10: Để nâng cao chất lượng giờ dạy thông qua đánh giá thì theo quý thầy (cô) nên có những biện pháp nào?
* Nhận xét: Qua việc tổng hợp các ý kiến và tỉ lệ trả lời trong quá trình điều tra trên, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ dạy:
Thuận lợi:
Đa số giáo viên đều muốn có một phương pháp, cách thức đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng giờ dạy chứ không mang tính chất đào thải giáo viên.
Đa số giáo viên khi tham gia đánh giá, rút kinh nghiệm sau giờ dạy đều có thể rút kinh nghiệm về việc giảng dạy của bản thân.
Các giáo viên đều dựa trên quy chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nên việc đánh giá là đồng bộ ở các trường THPT.
Khó khăn:
Hiện nay, ở nhiều trường thường tổ chức đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên. Mục đích của việc làm này là giúp giáo viên phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại yếu kém trong giảng dạy. 
Một bài, hay một chương có thể phải thực hiện trong nhiều tiết dạy. Các tiết dạy khác nhau sẽ truyền thụ các đơn vị kiến thức khác nhau và do đó, phương pháp thực hiện có thể khác nhau. 
Hiện nay, chúng ta chưa có một quy chuẩn xếp loại riêng cho từng môn học. 
Thực tế cho thấy, dự giờ để đánh giá xếp loại thì người dự cần phải có chuyên môn và phải có phẩm chất đạo đức tốt, dự giờ với tinh thần xây dựng.
Khi đánh giá chất lượng giờ dạy mang tính máy móc, dập khuôn. 
Trước khi đánh giá, việc trao đổi, tranh luận của giáo viên còn hạn chế.
Việc đánh giá chất lượng giờ dạy mang tính chất định tính.
Các thống kê các hoạt động trong giờ dạy chưa được tiến hành.
Việc xác định câu hỏi, câu trả lời, và những hành động, hoạt động của giáo viên được xem xét lại thông thường rất khó khăn.
2.2.2. Kết luận thực trạng về việc đánh giá chất lượng giờ dạy
Các giáo viên đều ‎ý thức được rằng: cần phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập của học sinh, làm cho học sinh chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, tránh làm cho học sinh học tập mang tính thụ động một chiều. Giảng dạy theo phương pháp cá thể hoá, quan tâm đến đặc thù của các đối tượng học sinh. Trên cơ sở nắm được năng lực, nhịp độ làm việc, thói quen làm việc của từng học sinh, phát hiện những lỗ hổng kiến thức, hiểu được những khó khăn của từng đối tượng trong học tập để giúp đỡ một cách có hiệu quả. 
Cần chọn và sử dụng các phương pháp giáo dục có phù hợp với đặc điểm của học sinh và của môn học (thuyết giảng, đàm thoại, trực quan, trao đổi nhóm, các hoạt động khác nhau trong cùng một giờ dạy...), chú ý việc sử dụng ngôn ngữ có trong sáng, dễ hiểu hay không?
Từ những thuận lợi, đặc biệt là những khó khăn trong quá trình đánh giá chất lượng giờ dạy hiện nay, chưa đáp ứng được mục tiêu của việc kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy. Dựa vào phương pháp thống kê, định lượng các hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nhiều quốc gia trên thế giới, tôi đã tiến hành nghiên cứu xây dựng và bước đầu sử dụng phần mềm hỗ trợ việc đánh giá chất lượng giờ dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong giáo dục.
2.3. GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
2.3.1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm và công việc chủ đạo của phần mềm
2.3.1.1. Cài đặt phần mềm
Ngôn ngữ để xây dựng phần mềm mà tôi sử dụng là visual c# , sau khi hoàn tất chương trình, chúng tôi đóng gói phần mềm dưới dạng file.exe. Để hỗ trợ cho phần mềm làm việc, trước tiên máy tính cần được kết nối internet để cập nhật và cài đặt phần mềm dotnetfx4.0.exe (phần mềm này bạn có thể download trên internet rất phổ biến), sau đó bạn cài đặt phần mềm này bằng file Resysphyteach chương trình chạy trên nền của Windows.
2.3.1.2. Các chức năng chính của phần mềm
Chức năng chương trình Resysphyteach có những chức năng sau:
Bảng 3.1: Liệt kê chức năng chính của phần mềm.
Hệ thống
Hoạt động
Video Clip
Chức năng
Báo cáo – thống kê
Trợ giúp
Tạo mới
Đánh giá hoạt động
Open
Đánh giá
Câu hỏi
Giới thiệu
Mở file
Nhập dữ liệu hoạt động
Play
Đồ thị thời gian theo loại hoạt động
Dạng Word
Hướng dẫn
Lưu file
Lưu dữ liệu hoạt động
Pause
Đồ thị thời gian theo tên hoạt động
Dạng Excel
Thoát
Stop
Chỉnh sửa hoạt động
Close
Chạy toàn bộ video
2.3.2. Các hoạt động của giáo viên và học sinh được sử dụng vào việc thống kê thời gian trong giờ dạy vật lí ở trường trung học phổ thông
2.3.2.1. Các hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong tiết học
Bước đầu sử dụng phần mềm phân tích video ghi hình giờ học để hỗ trợ đánh giá chất lượng giờ dạy, dựa trên các số hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh mà chúng tôi đã thống kê, dựa trên mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giờ dạy hiện hành. Dựa trên cơ sở đó phần mềm sẽ góp phần giúp giáo viên tham gia dự giờ, cũng như trực tiếp giảng dạy có thể phân tích và nhận biết khả năng thực hiện chuyên môn của mình đạt ở mức độ nào khi nghiên cứu video ghi hình giờ học...
Bảng 3.2: Dự kiến thống kê thời gian và số hoạt động của GV và HS
Mã HĐ
Tên HĐ
TT
Loại hoạt động
Thời gian
Số lần
GVHĐ
Hoạt động của giáo viên
Đặt vấn đề, nêu tình huống.
Mô tả hiện tượng, thí nghiệm hoặc lý thuyết vật lí.
GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS hoạt động nhóm, trả lời, làm bài.
GV giải thích hiện tượng, thí nghiệm, lý thuyết vật lí hoặc câu hỏi
GV hướng dẫn học sinh hoạt động (nhóm, trả lời câu hỏi, làm bài tập, giải thích hiện tượng, mô tả)
Tiến hành thí nghiệm
Nhận xét, đánh giá chất lượng câu trả lời, bài làm của học sinh
Thể chế hoá kiến thức
Ổn định lớp, nhắc nhở, khích lệ, động viên
Ghi bảng
Những hoạt động chưa đạt, chưa đúng mục tiêu, mục đích của bài dạy (thời gian trống)
HSHĐ
Hoạt động của học sinh
Đề xuất phương án thí nghiệm, đưa ra mô hình giải thuyết.
Trả lời câu hỏi.
Mô tả hiện tượng, giải thích kết quả làm bài.
Trao đổi, hoạt động nhóm, tiến hành thí nghiệm (hoạt động này có thể đứng độc lập)
Làm bài trên bảng, nhận thiết bị, trình bày kết quả thảo luận.
Tự làm bài tập, suy nghĩ trả lời câu hỏi
Nhắc lại kiến thức, các kết luận
Nhận xét bài làm, trả lời của bạn, kết quả thí nghiệm
Ghi bài
Hoạt động chưa đạt, chưa đúng mục tiêu, mục đích của bài dạy (thời gian trống)
2.3.2.2. Sử dụng hệ thống hoạt động và phần mềm để đánh giá giờ dạy
Khi sử dụng phần mềm, tôi có thể thống kê được thời gian của từng hoạt động, tổng thời gian của từng loại hoạt động, tổng thời gian hoạt động của giáo viên và học sinh, từ đó thực hiện phép so sánh từng loại hoạt động của giáo viên và học sinh. Đối với nội dung “hoạt động chưa đạt, chưa đúng mục tiêu, mục đích của bài dạy” thì trong quá trình đánh giá, nếu những hoạt động từ 1 – 10 đối với giáo viên, và hoạt động từ 1 – 9 đối với học sinh mà chưa đạt thì quá trình người tham gia đánh giá sẽ chọn để tính số lần hoạt động chưa đúng vào thời gian của hoạt động đó. Tôi đã đưa ra một số nhận định về tiết học mà hình thức dạy học của tiết học: phát huy tốt tính tích cực, tự chủ của học sinh trong tiết học; đảm bảo tính tích cực, tự chủ của học sinh trong tiết học; chưa đảm bảo tính tích cực, tự chủ của học sinh trong tiết học.
2.3.3. Kết quả thống kê, đánh giá và nhận xét một số giờ dạy ở trường trung học phổ thông. 
2.3.3.1. Video 1: Giáo viên thực hiện Đoàn Thị Hải Quỳnh (trường THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội). Bài định luật Bôi-lơ − Ma-ri-ốt
Kết quả thống kê thời gian các hoạt động của GV và HS, bảng 3.2
 Biểu đồ phân bố thời gian hoạt động của GV và HS trong tiết học
Hình 3.1: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của GV trong tiết học
Hình 3.2: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của HS trong tiết học
Hình 3.3: Đồ thị phân bố thời gian giữa hoạt động của GV và HS trong tiết học
Nội dung cụ thể lời nói, khoảng thời gian hoạt động và các thời điểm các hoạt động của tiết dạy (Phụ lục)
2.3.3.2. Video 2: Giáo viên thực hiện: Quách Phương Đoan (THPT Hoà Bình)
Kết quả thống kê thời gian các hoạt động của giáo viên và học sinh
Biểu đồ phân bố thời gian hoạt động của GV và HS trong tiết học
Hình 3.4: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của GV trong tiết học
Hình 3.5: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của HS trong tiết học
Hình 3.6: Đồ thị phân bố thời gian giữa hoạt động của GV và HS trong tiết học
2.3.3.3. Video 3: Giáo viên thực hiện Bùi Thị Hiền (THPT Hòn Gai - Q.Ninh).
Kết quả thống kê thời gian các hoạt động của giáo viên và học sinh bảng 3.2
Biểu đồ phân bố thời gian hoạt động của GV và HS trong tiết học
Hình 3.7: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của GV trong tiết học
Hình 3.8: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của HS trong tiết học
Hình 3.9: Đồ thị phân bố thời gian giữa hoạt động của GV và HS trong tiết học
2.3.3.4. Video 4: Giáo viên thực hiện: Nguyễn thị Kim Cương (THPT Từ Sơn – Bắc Ninh)
Kết quả thống kê thời gian các hoạt động của giáo viên và học sinh bảng 3.2 Thống kê thời gian, số hoạt động trong tiết dạy của các loại hoạt động
Biểu đồ phân bố thời gian hoạt động của GV và HS trong tiết học
Hình 3.10: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của GV trong tiết học
Hình 3.11: Đồ thị phân bố thời gian hoạt động của HS trong tiết học
Hình 3.12: Đồ thị phân bố thời gian giữa hoạt động củaGV và HS trong tiết học
*Phụ lục gồm: đĩa CD có nội dung sáng kiến; phần mềm ResysphyTeach.msi; các video 1, 2, 3 và 4 và bản giấy chi tiết thống kê giờ dạy của video 1.
2.3.4. Cái nhìn tổng quan về các giờ dạy
Bảng 3.3: Thống kê thời gian, số lượng các hoạt trong các tiết dạy:
Tên HĐ
Loại hoạt động
Video 1
Video 2
Video 3
Video 4
Thời gian
Số lần
Thời gian
Số lần
Thời gian
Số lần
Thời gian
Số lần
Giáo viên hoạt động
Đặt vấn đề
0:02:39
14
0:01:29
6
0:01:25
4
0:02:35
13
Mô tả hiện tượng, thí nghiệm hoặc lý thuyết vật lí
0:02:46
9
0:01:08
3
0:01:19
4
0:03:35
11
GV đặt câu hỏi
0:02:20
23
0:02:55
6
0:01:50
13
0:03:01
21
GV giải thích hiện tượng, thí nghiệm, lý thuyết vật lí hoặc câu hỏi
0:00:49
4
0:01:46
3
0:06:25
9
0:05:54
18
GV hướng dẫn học sinh hoạt động (nhóm, trả lời câu hỏi, làm bài tập, giải thích hiện tượng, mô tả)
0:05:57
29
0:04:33
15
0:00:33
4
0:02:22
12
Tiến hành thí nghiệm
0:02:50
20
0:00:00
0
0:00:00
0
0:00:00
0
Nhận xét, đánh giá chất lượng câu trả lời, bài làm của học sinh
0:03:32
19
0:03:10
11
0:01:23
6
0:05:45
23
Thể chế hoá kiến thức
0:02:41
12
0:02:47
5
0:00:36
3
0:01:18
6
Ổn định lớp, nhắc nhở, khích lệ, động viên
0:02:28
35
0:05:16
25
0:02:17
3
0:02:29
19
Ghi bảng
0:01:08
5
0:00:13
1
0:03:26
11
0:04:03
15
Những hoạt động chưa đạt, chưa đúng mục tiêu, mục đích của bài dạy. Thời gian trống
0:00:02
1
0:00:00
0
0:01:07
2
0:01:35
5
Tổng thời gian hoạt động
0:27:12
0:22:57
0:20:21
0:32:37
Học sinh hoạt động
Đề xuất phương án thí nghiệm, giải quyết vấn đề.
0:02:31
7
0:00:44
2
0:02:39
2
0:00:13
1
Trả lời câu hỏi.
0:06:33
32
0:04:48
12
0:03:16
12
0:03:40
23
Mô tả hiện tượng, giải thích
0:01:02
4
0:00:20
2
0:04:08
4
0:00:40
1
Trao đổi nhóm, tiến hành thí nghiệm
0:11:10
10

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_phan_mem_resysphyteach_phan_tich_video_gio_hoc_de_ho.doc
  • docPHỤ LỤC.doc