SKKN Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua tác phẩm “vợ nhặt” (Kim Lân)

SKKN Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua tác phẩm “vợ nhặt” (Kim Lân)

 Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. “Đây vừa là bộ môn khoa học, vừa là bộ môn nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: trang bị kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé. Việc dạy chữ (dạy cái tài) và dạy người (dạy cái đức) phải luôn luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ hay buông bỏ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện được” [3]. Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến thức mà quên đi những giá trị quan trọng về đạo đức con người.

doc 29 trang thuychi01 11253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua tác phẩm “vợ nhặt” (Kim Lân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA 
TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” (KIM LÂN).
 Người thực hiện : Lê Thị Thanh Hương
 Chức vụ : Giáo viên 
 SKKN thuộc môn : Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU ..
1
1.1. Lí do chọn đề tài.....................................
1
1.2. Mục đích nghiên cứu...
2
1.3. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nghiên cứu ...
2
1.4. Phương pháp triển khai đề tài.
3
2. PHẦN NỘI DUNG...
4
2.1. Cơ sở lí luận...
4
2.2. Thực trạng của vấn đề.
4
2.3. Nội dung triển khai
5
2.3.1. Định hướng chung
5
2.3.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua “Vợ nhặt” của Kim Lân
5
2.3.2.1. Luôn mỉm cười, lạc quan trong cuộc sống...
5
2.3.2.2. Khao khát sống, biết trân quý sự sống của chính bản thân và mọi người. 
6
2.3.2.3. Dám ước mơ, dám khát khao cuộc sống có ý nghĩa.
6
2.3.2.4. Yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau .
7
2.3.2.5. Giữ gìn vẻ đẹp thiên tính nữ ....
8
2.3.2.6. Lễ phép, có văn hóa trong giao tiếp và ứng xử 
9
2.3.2.7. Nén nỗi đau cá nhân, gieo hi vọng và niềm tin vào lòng người khác...
10
2.3.2.8. Biết chia sẻ khó khăn, ý thức sâu sắc về trách nhiệm của bản thân trước gia đình và xã hội.
11
2.3.2.9. Nắm bắt cơ hội, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai
11
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm.
12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
14
3.1. Kết luận...
14
3.2. Kiến nghị.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...
15
PHỤ LỤC..
.
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
- Từ vị trí của bộ môn văn trong cấp học THPT hiện nay:
 Ngữ văn được xem là môn khoa học cơ bản có tác dụng to lớn trong việc giáo dục ý thức, đạo lý làm người, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. “Đây vừa là bộ môn khoa học, vừa là bộ môn nghệ thuật” [4]. Người học văn phải đáp ứng hai yêu cầu: trang bị kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mỗi con người cái “tài”, cái “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, mà hai chữ ấy phải được vun đắp, trao dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé. Việc dạy chữ (dạy cái tài) và dạy người (dạy cái đức) phải luôn luôn đi song song với nhau, không được xem nhẹ hay buông bỏ một trong hai mặt ấy. Có như vậy con người mới phát triển toàn diện được” [3]. Tuy nhiên, xã hội ngày nay đang tiến dần xa hơn tới xu hướng xem trọng kiến thức mà quên đi những giá trị quan trọng về đạo đức con người. 
 Trong những năm gần đây, việc học sinh không mấy mặn mà với bộ môn Ngữ văn là điều không hiếm. Người giáo viên dạy văn ngoài trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh thì chưa đủ. Thêm vào đó, người dạy văn cần phải khắc sâu những bài học đạo đức, giá trị làm người mà tác phẩm đề cập thì đó mới là điều chúng ta cần bàn. Xã hội hiện nay càng phát triển bao nhiêu thì nhân cách đạo đức của học sinh càng sa sút bấy nhiêu. Để mỗi cá nhân hoàn thiện nhân cách, hướng tới xây dựng một xã hội sống đúng đạo lý, hợp tình người thì phải bắt đầu từ người thầy dạy văn.
- Từ thực tế nhận thức về hành vi đạo đức ở học sinh:
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng phát triển của xã hội, hành vi đạo đức và sự nhận thức về bản thân ở học sinh có chiều hướng đi xuống. Điều này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời gian gần đây, có nhiều cá nhân có những hành vi lệch chuẩn, thậm chí là băng hoại về đạo đức. Đau đớn hơn, nó lại xuất hiện khá nhiều ở lứa tuổi học sinh THPT. Với tâm lí thích thể hiện và khẳng định mình, không ít những cá nhân đã gây ra những tổn thương không nhỏ cho bản thân, gia đình và xã hội. Bởi vậy, tôi thiết nghĩ việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua mỗi bài học là điều vô cùng cần thiết.
- Từ thực tế của việc học tập bộ môn: 
Do xu hướng phát triển chung của xã hội, bộ môn Ngữ văn ngày càng ít được học sinh quan tâm. Đa phần, các em lựa chọn những môn học khối A, B, D để có hướng mở trong tương lai. Có những giờ dạy văn kém hiệu quả, không chỉ chưa đáp ứng đủ kiến thức cho học sinh mà còn xem nhẹ giá trị giáo dục rút ra từ tác phẩm. Việc cung cấp đủ kiến thức cho học sinh chỉ mới đáp ứng một nửa yêu cầu của bộ môn, nửa còn lại là thông qua tác phẩm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hướng học sinh phát triển toàn diện là điều chúng ta cần bàn.
 - Kết quả giáo dục nhân cách học sinh: 
Trong quá trình giảng dạy bản thân đã không ngừng học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi dưỡng nhân cách của học sinh thông qua tác phẩm văn học, hướng các em phát triển đầy đủ về “đức, trí, thể, mĩ” đã có nhiều thành tích đáng ghi nhận. Có những tập thể gồm nhiều cá nhân kém về phẩm chất đạo đức, trường hợp cá biệt đã có nhiều chuyển biến tích cực theo chiều hướng đi lên.
Từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua đoạn trích “Vợ nhặt” (Kim Lân)” 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Mong muốn góp phần tìm ra giải pháp bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12, hướng các em trưởng thành về nhân cách.
+ Mở ra một con đường mới để áp dụng vào những tác phẩm khác nhằm hình thành cho các em thái độ, kỹ năng sống, bồi đắp tình cảm thẩm mỹ, giáo dục lòng nhân ái.
+ Tạo môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò. Từ đó, giúp các em giao tiếp, ứng xử đúng mực, lễ phép với thầy cô, bạn bè
+ Được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn
+ Nâng cao chất lượng học tập và giáo dục của bộ môn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc CNH – HĐH đất nước.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nghiên cứu 
1.3.1. Đối tượng áp dụng
Là học sinh khối A, lớp 12C3 trường THPT Yên Định 3.
Thuận lợi:
+ Học sinh cuối cấp, có ý thức, chăm ngoạn, lễ phép, có mục tiêu rõ ràng trong việc chọn ngành, chọn nghề.
+ Học sinh nông thôn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thoát khỏi đói nghèo.
+ Một số học sinh có năng lực, có nguyện vọng tham gia các cuộc thi HSG do trường, tỉnh tổ chức, đa phần đặt ra mục tiêu phấn đấu 2 tham gia thi tuyển sinh vào các trường ĐH, cao đẳng
- Khó khăn: 
+ Phần đông là học sinh có học lực trung bình, khá. Chủ yếu là học sinh nam, chiếm hơn 2/3 tổng số học sinh cả lớp.
+ Gia đình ở xa, đi lại khó khăn nên việc đi chậm, vắng học diễn ra thường xuyên
+ Phần lớn, số học sinh nam của lớp đều thuộc vào đối tượng học sinh có hạnh kiểm Yếu, TB, Khá. Rất ít trường hợp học sinh có hạnh kiểm Tốt (trừ học sinh nữ). Cụ thể:
 1/3 học sinh có nhu cầu thực sự - Học khá đều các môn
 1/3 học để theo khối - Học lực trung bình 
 1/3 không thể học các khối khác - Học yếu, ý thức kém
1.3.2. Phạm vi áp dụng
Đề tài được áp dụng vào việc: Bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.
1.3.3. Tài liệu nghiên cứu: SGK Ngữ văn 12, Tài liệu Giáo dục học, Tài liệu kỹ năng sống
1.4. Phương pháp triển khai đề tài: Thực hiện bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh lớp 12 thông qua các buổi học chính, học bồi dưỡng, các giờ tự chọn.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Cơ sở của việc dạy học bộ môn:
“Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức và giáo dục cho học sinh” [2]. Nếu giáo viên có phương pháp bồi dưỡng tốt, giáo dục tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức dễ dàng, hoàn thiện dần nhân cách và ngược lại
2.1.2. Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng
- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn. Đó là nền tảng cơ bản để các em phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ giá trị thẩm mỹ trong tác phẩm văn học.
- Về kĩ năng: Từ tác phẩm văn học, học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế, hình thành thái độ đạo đức đúng đắn thể hiện quan điểm, tình cảm của mình. Đồng thời, giúp các em hình thành những bài học làm người trong giao tiếp ngoài cuộc sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề
- Việc dạy của người thầy: Đa phần, có rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề văn. Bên cạnh đó, cũng không ít các giáo viên đánh giá nhẹ nghề của mình. Phần thì do học sinh ngày càng xa lạ với môn văn, phần thì học sinh cá biệt ngày càng nhiều, phần thì do xu thế phát triển chung của xã hộiBởi vậy đối với một giờ dạy văn, không khí nhàm chán, máy móc là điều thường thấy, rất ít những giáo viên chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức thông qua bài học. Vì thế, tác phẩm mới chỉ dừng lại ở cung cấp kiến thức.
- Việc học của học sinh: Trong xã hội hôm nay, để có những học sinh thực sự yêu văn, đam mê văn không phải nhiều. Phần lớn, các em không yêu thích môn văn vì văn dài, khó nhớ, khó thuộcvà phần còn vì cả người dạy. Người dạy không gợi gợi trong các em cái giá trị cốt lõi, không chạm tới tâm hồn các em giá trị giáo dục. Vì vậy, môn văn ngày càng xa lạ, nhàm chán, thụ động trong sự tiếp nhận của học sinh
- Việc thi cử: Trong các đề thi Đại học, Cao đẳng và học sinh giỏi gần đây, chất lượng môn Ngữ văn có phần chưa cao. Việc học sinh nắm vững kiến thức nhưng triển khai kiến thức chưa thực sự hiệu quả. Học sinh chưa biết kết hợp giá trị thẩm mỹ với giá trị kiến thức nhằm tạo chiều sâu cho bài viết, tác động đến nhận thức và rung cảm thẫm mỹ của người đọc.
- Việc ứng xử: Một thực trạng nhức nhối trong xã hội ngày nay, đó là căn bệnh “vô cảm” trong học tập. Học sinh có lối ứng xử kém ý thức, thiếu lễ độ với người lớn tuổi, chạy đua theo những thói học đòi của xã hội mà quên đi lối tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Đã có không ít những trường hợp ứng xử thiếu văn hóa giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên... Cao hơn nữa, là những hành động không đẹp mắt, vi phạm phẩm chất đạo đức của một người học sinh.
Từ những lý do trên, việc bồi dưỡng giá trị đạo đức cho học sinh là việc làm cần thiết. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn. 
2.3. Nội dung triển khai
2.3.1. Định hướng chung:
- Không có một tác phẩm văn học mà giá trị giáo dục thể hiện ngay trên bề mặt câu chữ. Ngược lại, nó nằm ở chiều sâu văn bản buộc học sinh rút ra.
 - Thông qua một tác phẩm văn học, dù là tác phẩm thơ hay văn xuôi đều có những giá trị giáo dục nhất định. Có tác phẩm chứa nhiều, có tác phẩm chứa ít. Vì thế, môn Ngữ văn được xem là bộ môn nghệ thuật khơi gợi tình cảm thẩm mỹ, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
- Muốn phát hiện ra những giá trị đạo đức của tác phẩm cần:
+ Đọc kỹ tác phẩm, đánh dấu lại những đoạn qua trọng về sự diễn biến tâm lý, tình cảm, lối ứng xử của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
+ Liên hệ với bản thân, với quy tắc ứng xử hợp lẽ thường trong cuộc sống
2.3.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua “Vợ nhặt” của Kim Lân
2.3.2.1. Luôn mỉm cười, lạc quan trong cuộc sống
Cuộc sống đến với mỗi chúng ta đều không hề đơn giản và dễ dàng. Nó là sự tổng hòa của tất cả những cung bậc cảm xúc: hạnh phúc, đau đớn, vui vẻ, mệt mỏi... Bi kịch, sự vấp ngã trước khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, có nhiều cá nhân chán nản, mệt mỏi khi phải đối mặt với nó. Không thiếu những cá nhân bi quan, sống buông thả, đánh mất mình. Tuy vậy, Tràng trong “Vợ nhặt” đứng trước cuộc sống đầy khó khăn, chết chóc nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống:
Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”.
“Hắn nghĩ bụng: “Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?...Ồ sao nó lại buồn thế nhỉ?...” Hắn nhổ vu vơ một bãi nước bọt, tủm tỉm cười một mình.”
“Ít lâu nay hắn xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi bận qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi vêu ra ở đấy. Hắn đoán họ ngồi đấy nhặt hạt rơi hạt vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Một lần hắn gò lưng kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, hắn hò một câu chơi cho đỡ nhọcTràng ngoái cổ lại vuốt mồ hôi trên mặt cười [1].
Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên phân tích để học sinh thấy được hoàn cảnh sống vất vả, cực nhọc của Tràng. Tuy vậy, Tràng vẫn không tỏ ra bi quan hay chán nản, anh luôn tự tạo cho mình niềm vui và tiếng cười, xóa tan đi những mệt mỏi của cuộc sống. Từ đó, giáo viên mở rộng ý nhằm giáo dục học sinh về lòng lạc quan vượt qua những chông gai, thử thách. Khắc sâu vào tầm nhận thức của học sinh thông qua hành động: luôn học cách mỉm cười trong mọi hoàn cảnh. Đó là một tấm gương về nghị lực sống mà mỗi chúng ta cần học tập.
Bước 2: Bên cạnh đó, đưa ra một số dẫn chứng từ thực tế cuộc sống như: biểu hiện của sự chán nản khi vấp phải khó khăn, mệt mỏi dẫn đến sống buông thả, đánh mất mình. Thậm chí, phó mặc cho cuộc đời xô đẩy, đầu hàng trước cám dỗ. Từ đó, nhắc nhở học sinh về thái độ sống, nghị lực vươn lên trong bất kì hoàn cảnh nào. 
2.3.2.2. Khao khát sống, biết trân quý sự sống của chính bản thân và mọi người
Tác phẩm mở đầu bằng những hình ảnh miêu tả bức tranh thê thảm của nạn đói năm Ất Dậu. Mạng sống con người chỉ tính trong gang tấc. Xác người chết như ngả rạ. Trong hoàn cảnh ấy, con người vẫn khao khát sống, ham sống mãnh liệt. Sự sống với họ trở nên quý giá. Đặc biệt là hình ảnh nhân vật Thị:
Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở:
Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố.
Hắn cười:
- Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.
Nói thế Tràng cũng cứ tưởng là nói đùa, ai ngờ thị về thật. [1]
Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy được tình cảnh đáng thương của thị giữa cơn đói khát. Cái đói khiến cho thị thay đổi cả về nhân hình và nhân tính, làm thị mất đi vẻ đẹp thiên tính nữ. Trong cơn đói khổ, người ta không nghĩ được gì ngoài miếng ăn. Giáo viên khắc sâu hành động của thị: gợi ý để Tràng mời ăn và cúi đầu ăn một chặp hết bốn bát bánh đúc. Sau đó theo không Tràng về làm vợ mà không cần thách cưới. Thông qua đó, giáo viên định hướng để học sinh thấy được đó không phải là bản tính vốn có của thị, chính cái đói đã khiến thị méo mó về nhân cách. Hành động của thị xuất phát từ một thực tế: trong bước đường cùng, đối diện với cái chết, con người vẫn nghĩ đến sự sống, vẫn khao khát sống mãnh liệt. Từ đó, giáo dục học sinh biết trân trọng sự sống của chính bản thân, xem nó là thứ quý giá nhất. Đồng thời, cần trân trọng sự sống và tính mạng của những người xung quanh. 
Bước 2: Bên cạnh đó, giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng từ thực tế cuộc sống: Xem thường sự sống bản thân mỗi khi bế tắc, vấp ngã, đau khổ, tức giậnmột số cá nhân muốn kết thúc tất cả bằng cái chết. Đó là sự chạy trốn hèn nhát, đáng phê phán. Thậm chí gây bao khổ đau cho người thân. Đồng thời, nhắc nhở học sinh biết quý trọng sự sống của người khác, không làm điều gì tổn hại đến sự sống và nhân cách của họ. 
2.3.2.3. Dám ước mơ, dám khát khao cuộc sống có ý nghĩa
Trong cơn đói khát, con người không nghĩ được gì ngoài miếng ăn và sự tồn tại của chính mình. Những người dân trong xóm ngụ cư đều lo lắng trước cái đói và cái chết. Thế nhưng, Tràng lại dám ước mơ: khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc. Tràng dám đánh cược cả mạng sống của mình để đổi lấy cuộc sống thực sự có ý nghĩa. Đó không chỉ là lòng dũng cảm mà còn là bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống:
Mới đầu anh chàng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Sau không biết nghĩ thế nào, hắn tặc lưỡi một cái: 
Chậc, kệ!
Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về. [1]
 Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần phân tích, chỉ rõ cho học sinh thấy được khát khao một cuộc sống thực sự của Tràng. Bên bờ vực của “cái chết”, Tràng vẫn nghĩ về “cái sống”. Hai tiếng “Chậc, kệ!” không phải đơn giản là sự liều lĩnh trong những phút giây thiếu suy nghĩ. Mà đó chính là sự đánh cược sự sống với cuộc đời để có được hạnh phúc trọn vẹn. Điều quan trọng là giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được cuộc sống tăm tối, đói nghèocủa con người Việt Nam trước cách mạng. Đồng thời làm bật lên ước mơ, khát khao hướng tới một cuộc sống có ý nghĩa, thoát khỏi sự tăm tối của cuộc sống hiện tại. Đây là khát vọng chính đáng của Tràng nói riêng và con người nói chung. Thông qua đó, giáo viên định hướng ước mơ trong tương lai cho học sinh bởi sống không có ước mơ, không khát khao vươn lên thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. 
Bước 2: Giáo viên đưa thêm một số dẫn chứng ngoài cuộc sống như:
+ Những con người tật nguyền họ vẫn học tập, mơ ước và khát khao cuộc sống có ý nghĩa
+ Những con người có số phận bất hạnh, mồ côi...họ vẫn đang nuôi ước mơ và quyết tâm thực hiện....
Từ đó, giáo viên định hướng cho học sinh về ý nghĩa của cuộc sống. Khi bản thân các em đang đứng trước ngưỡng cửa tương lai thì đây chính là lúc để các em đến gần hơn với ước mơ và khát vọng của mình. Đồng thời, động viên, khích lệ để các em vượt qua tự ti, mặc cảm về bản thân trong cuộc sống.
2.3.2.4. Yêu thương, trân trọng, đùm bọc lẫn nhau
“Vợ nhặt” mở ra không khí đầy tang thương đau đớn. Ở đó, ta bắt gặp những mảnh đời bất hạnh đang chống chọi với cơn đói, cơn khát. Đó là hình ảnh những người dân trong xóm ngụ cư – một thứ cỏ rác của hương thôn bị người đời coi khinh. Tiêu biểu hơn cả là thị. Con người ấy không tên họ rõ ràng, không nhà cửa, người thân...cái đói đã làm lu mờ tất cả. Thị đại diện cho một lớp người với hoàn cảnh éo le, bất hạnh:
Hắn giương mắt nhìn thị, không hiểu. Thật ra lúc ấy hắn cũng chưa nhận ra thị là ai. Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.
 Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về. [1]
 Bước 1: Từ đoạn trích trên, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy được hoàn cảnh đáng thương của thị. Không còn là một cô nàng hoạt bát, nhanh nhảu, sắc sảo như lần đầu tiên Tràng gặp, mà đó là một nạn nhân khốn khổ của cái đói. Đồng thời, giáo viên khắc sâu hành động Tràng đãi thị bốn bát bánh đúc. Đó không phải là sự dại khờ mà xuất phát từ tình thương của người cùng cảnh ngộ. Anh Tràng không thể từ chối khi thấy bộ dạng đói rách của thị trong khi hoàn cảnh của Tràng cũng chẳng khá giả gì. Hơn nữa, Tràng dám cho thị cùng về với mình, cùng trèo lên cái phao sống đang tròng trành giữa dòng thác lũ đói – chết. Đó là sự sẻ chia miếng ăn dù cái chết có cận kề. Từ đó, giáo viên giáo dục học sinh về tình yêu thương, đùm bọc những mảnh đời bất hạnh: “thương người như thể thương thân”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. 
Giáo viên cần chỉ cho học sinh thấy được hành động của Tràng: trước khi về nhà, Tràng dẫn vợ ra tỉnh mua cho thị “cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt rồi ra hàng cơm đánh một bữa no nê rồi cùng đẩy xe bò về”, Tràng còn mua hai hào dầu để thắp sáng đêm tân hôn nhân dịp có vợ mới. Trong hoàn cảnh nhặt vợ Tràng không hề khinh rẻ, mỉa mai mà trái lại, anh rất quan tâm, trân trọng, nâng niu cái phần quý giá của tâm hồn mình.
Bước 2: Chỉ ra biểu hiện của tình yêu thương, sự trân trọng của bà cụ Tứ đối với nàng dâu mới:
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: người ta có gặp bước đói khổ, khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình cũng mới có được vợBà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với nàng dâu mới:
Ừ, thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
Bà lão nhìn người đàn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_boi_duong_pham_chat_dao_duc_cho_hoc_s.doc