SKKN Nâng cao chất lượng giờ thực hành cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn - Lang Chánh với sự hỗ trợ của máy tính, máy chiếu projeter và phần mềm ActivInpire

SKKN Nâng cao chất lượng giờ thực hành cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn - Lang Chánh với sự hỗ trợ của máy tính, máy chiếu projeter và phần mềm ActivInpire

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 - cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý mà cốt lõi là sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

 Xã hội phát triển cần có những con người năng động, sáng tạo. Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Muốn vậy, chúng ta phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kĩ thuật hiện đại của thế giới.

Sinh học là khoa học về thiên nhiên hữu cơ rất gần gũi, hấp dẫn, dễ dàng tiếp xúc, kích thích sự khám phá, tìm tòi, học tập và nghiên cứu. Kiến thức sinh học luôn cần thiết cho mọi người để sống hòa hợp với tự nhiên, biết nguồn lợi và vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống của mình, từ đó có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí, tạo sự cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.

Trong trường THCS, Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, nội dung kiến thức từ lý thuyết đến đời sống thực tiễn rất gần gũi, học sinh có thể thông qua thực hành để thu nhận kiến thức, nghĩa là từ những điều "mắt thấy, tai nghe, tay làm", các em sẽ tự rút ra những khái niệm khoa học, từ đó phát triển thành khái niệm đặc thù của bộ môn, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.

 

doc 20 trang thuychi01 4760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng giờ thực hành cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn - Lang Chánh với sự hỗ trợ của máy tính, máy chiếu projeter và phần mềm ActivInpire", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................................
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................
1
1
2
2
2
B. NỘI DUNG........................................................................................................................................
2
I. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................................
2
II. Thực trạng vấn đề..........................................................................................................................
1. Thuận lợi..............................................................................................................................................
2. Khó khăn..............................................................................................................................................
3. Khả năng thực hành của học sinh.........................................................................................
III. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng giờ thực hành của môn sinh học 7........................................................................................................................................
3
3
4
5
6
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..............................................................................
18
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ........................................................................................................
19
1. Kết luận.................................................................................................................................................
19
2. Kiến nghị..............................................................................................................................................
20
Tài liệu tham khảo 21
 A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:	
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 - cuộc Cách mạng Công nghiệp diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý mà cốt lõi là sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
         Xã hội phát triển cần có những con người năng động, sáng tạo. Cùng với các nước khác trên thế giới, Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Muốn vậy, chúng ta phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kĩ thuật hiện đại của thế giới.
Sinh học là khoa học về thiên nhiên hữu cơ rất gần gũi, hấp dẫn, dễ dàng tiếp xúc, kích thích sự khám phá, tìm tòi, học tập và nghiên cứu. Kiến thức sinh học luôn cần thiết cho mọi người để sống hòa hợp với tự nhiên, biết nguồn lợi và vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống của mình, từ đó có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lí, tạo sự cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
Trong trường THCS, Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm, nội dung kiến thức từ lý thuyết đến đời sống thực tiễn rất gần gũi, học sinh có thể thông qua thực hành để thu nhận kiến thức, nghĩa là từ những điều "mắt thấy, tai nghe, tay làm", các em sẽ tự rút ra những khái niệm khoa học, từ đó phát triển thành khái niệm đặc thù của bộ môn, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
Tuy nhiên, khi thực hiện các tiết thực hành, học sinh khá lúng túng trong các thao tác, gây không ít khó khăn. Trong những tiết thực hành đầu tiên, các em lúng túng, lộn xộn, sử dụng dụng cụ thực hành tùy tiện, thậm chí các em trong nhóm không biết mình phải làm gì? Và vì vậy, hiệu quả tiết học khá thấp. Tại sao kĩ năng thực hành của các em lại yếu như vậy? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Phải làm gì để các em coi tiết thực hành như một cơ hội để trải nghiệm, tìm tòi, khám phá? Phải làm gì để nâng cao chất lượng một tiết thực hành? Có thể ứng dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu ứng giáo dục thông qua tiết thực hành hay không?
Thông qua thực tế giảng dạy, học hỏi đồng nghiệp, tham khảo thông tin trên sách báo và mạng internet bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn áp dụng tổ chức dạy học thực hành trong môn sinh học: "Nâng cao chất lượng giờ thực hành cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn - Lang Chánh với sự hỗ trợ của máy tính, máy chiếu projeter và phần mềm ActivInpire ". Hy vọng đây sẽ là một gợi ý cho các bạn đồng nghiệp tham khảo trong công tác giảng dạy, mang lại hiệu quả và hứng thú học tập cho học sinh qua thực hành thí nghiệm.
2. Mục đích nghiên cứu:
	- Nâng cao hiệu quả giờ dạy thực hành Sinh học 7 ở trường THCS Thị Trấn - Lang Chánh.
	- Tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia thực hành, từ đó phát triển tư duy sáng tạo, tích cực chủ động trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu: "Phương pháp và kỹ thuật tổ chức, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành cho học sinh lớp 7 trường THCS Thị Trấn - Lang Chánh".
4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
	- Phương pháp phân loại 
- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm
Sử dụng phần mềm dạy học ActivInpire với sự hỗ trợ của máy tính, máy chiếu projeter để thực hiện các nội dung thực hành gây hứng thú cho học sinh và mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS. Đây là điểm mới mà tại Lang Chánh - Thanh Hóa chưa có đơn vị nào thực hiện.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
	Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII cũng ghi rõ: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn".
Trước yêu cầu của thực tiễn giáo dục, là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi thiết nghĩ cần phải nghiên cứu phương pháp giảng dạy phù hợp với định hướng phát triển năng lực và phẩm chất toàn diện người học, chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự khai thác và thu nhận kiến thức. Phương pháp thực hành trong bộ môn sinh học là một trong những phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn, có tác dụng rèn luyện, tập dượt cho học sinh làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học thực nghiệm, đồng thời trau dồi cho các em nhận thức tích cực, chuẩn bị hành trang để các em dễ thích ứng với trình độ khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ và đổi mới thường xuyên với phương châm “Học đi đôi với hành”, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trong cuốn “Giáo dục kỹ năng sống trong môn sinh học ở trường trung học cơ sở” – Nhà xuất bản Giáo dục - thì thông qua các tiết học thực hành từ động vật bậc thấp đến bậc cao, học sinh được giáo dục về kỹ năng sống, như: kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác, quản lý thời gian, kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến...
Theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn sinh học cấp THCS của Bộ GD&ĐT kèm theo công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH ngày 01 tháng 09 năm 2011, một số tiết lý thuyết sinh học 7 đã được thay thế bằng tiết thực hành. Do đó, số tiết thực hành trong một năm học đã tăng lên (từ 14 tiết lên 19 tiết), chỉ rõ vai trò quan trọng của thực hành trong quá trình giáo dục.
Chính vì vậy, giáo viên cần phải tổ chức đủ cho học sinh thực hiện các tiết thực hành để các em khám phá, tìm hiểu về thế giới động vật nhằm phát triển kỹ năng, kỹ xảo và tạo ra những con người mới năng động, sáng tạo. Để làm tốt điều này, chỉ quan sát, mổ mẫu thực hành thôi thì chưa đủ.
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, công nghệ phần mềm cũng ngày càng phát triển mạnh, trong đó có các phần mềm giáo dục. Do vậy, ai cũng có thể có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy các tiết học thực hành trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên cũng có thêm thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Phần mềm ActivInspire là một phần mềm hỗ trợ dạy học thực hành rất hữu hiệu hiện nay. Giáo viên có thể ứng dụng soạn thảo, thiết kế bài giảng PowerPoint trên máy tính, kết hợp sử dụng máy chiếu projector và phần mềm ActivInspire trong quá trình tổ chức dạy học thực hành sẽ tạo ra hiệu quả vô cùng bất ngờ, giúp nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh chủ động bắt tay thực hành, tìm kiếm tri thức một cách khoa học chứ không đơn thuần chỉ là “thầy làm mẫu, trò quan sát” như phương pháp truyền thống.
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
1. Thuận lợi:
	Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đại trà, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu bộ môn là vấn đề mà Hội đồng giáo dục trường THCS Thị Trấn ưu tiên hàng đầu. Mọi yêu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất đều đảm bảo để mỗi giờ học của học sinh đều đạt hiệu quả cao.
	Nhà trường có phòng thực hành Hóa - Sinh với trang thiết bị tương đối đầy đủ để phục vụ đúng yêu cầu cho giờ thực hành Sinh học 7 (dụng cụ thí nghiệm đủ cho 4 - 6 nhóm thực hành, máy chiếu....).
Học sinh sống trong khu vực thị trấn có điều kiện đi lại, học hành tương đối thuận lợi.
Nhiệm vụ của môn sinh học 7 là nghiên cứu về động vật và hoạt động sống của chúng có liên quan đến môi trường và sự phân bố loài thích nghi với điều kiện sống nên có nhiều nội dung tích hợp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp học sinh vận dụng, liên hệ thực tế dễ dàng.
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, giáo viên có thể truy cập mạng internet để tìm kiếm thông tin đồng thời sưu tầm, soạn những đoạn phim, hình ảnh, chuẩn bị giáo án liên quan để trình chiếu trên projector khi thực hành.
2. Khó khăn:
	Trường THCS Thị Trấn tuy là Trường trọng điểm của huyện Lang Chánh song vẫn phải giáo dục và đào tạo song song hai đối tượng học sinh, cả học sinh mũi nhọn và học sinh đại trà, nên chất lượng học sinh không đồng đều là yếu tố khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học.
	Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác chuẩn bị bài trước khi lên lớp, dẫn tới lúng túng khi thực hiện thao tác thực hành.
	Sinh học thực hành đòi hỏi tính trực quan, khoa học và chính xác, thao tác thực nghiệm phải đúng yêu cầu kĩ thuật thì mới cho kết quả mẫu đẹp, rõ nét và đầy đủ; đồng thời cũng đòi hỏi các em phải có kĩ năng vẽ đúng, đẹp và chú thích chính xác. Đó cũng là những khó khăn mà không phải học sinh nào cũng có đủ khả năng để thực hiện.
3. Khả năng thực hành của học sinh:
- Khả năng thực hành của học sinh đầu năm học 2016 – 2017:
Lớp
Số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
21
5
23,8
3
14,3
11
52,4
2
9,5
0
0
(7B là lớp học theo chương trình Trường học mới, không thực hiện nội dung này).
- Khả năng thực hành của học sinh đầu năm học 2017 – 2018:
Lớp
Số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
38
5
13,2
13
34,2
15
39,4
5
13,2
0
0
7B
29
1
3,4
4
13,8
9
31,0
12
41,3
3
10,3
III. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng giờ thực hành của môn sinh học 7.
	Trên cơ sở những hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về nội dung, giáo viên lựa chọn hình thức tiến hành thực hành phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học nhưng vẫn cần đảm bảo được các yêu cầu: Đủ tiết thực hành, hiệu quả, khoa học. Vì vậy, bản thân đã đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng các tiết thực hành phù hợp với điều kiện nhà trường, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thứ nhất: Thực hiện kế hoạch dạy học thực hành theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định các bài thực hành và loại bài thực hành trong chương trình[1]
Học kì
Tiết theo PPCT
Tên bài thực hành
Loại bài thực hành
Học kì I (10 tiết)
3
Quan sát một số động vật nguyên sinh.
Thực hành quan sát
15, 16
Mổ và quan sát giun đất.
Thực hành quan sát
20, 21
Quan sát một số thân mềm.
Thực hành quan sát
23
Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông.
Thực hành quan sát
24
Mổ và quan sát tôm sông.
Thực hành quan sát
29
Xem băng hình về tập tính của sâu bọ.
Thực hành quan sát
31
Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép
Thực hành quan sát
34
Mổ cá.
Thực hành củng cố, minh họa
Học kì II (9 tiết)
38
Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ.
Thực hành quan sát
46
Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu.
Thực hành củng cố, minh họa
47
Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim.
Thực hành quan sát
54
Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú.
Thực hành quan sát
64, 65
Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng đối với kinh tế ở địa phương.
Thực hành củng cố, minh họa
68, 69, 70
Tham quan thiên nhiên.
Thực hành quan sát
Bước 2: Chuẩn bị.
 Việc chuẩn bị là khâu then chốt để giờ thực hành thành công. 
a. Đối với học sinh : Chuẩn bị vật mẫu, vở thực hành của nhóm.
b. Đối với giáo viên:
+ Mục tiêu, nội dung bài dạy, cách hướng dẫn thao tác, dụng cụ
+ Mẫu vật: Giáo viên cần chuẩn bị dự phòng trong trường hợp học sinh không mang mẫu vật hoặc mẫu vật không đạt chuẩn; chuẩn bị mẫu vật mà học sinh không thể tự chuẩn bị.
Lưu ý: Tiết thực hành khó thành công hơn tiết học lý thuyết, giáo viên chủ động chia thời gian hợp lý cho từng phần, giáo viên phải tiến hành thực hành trước tiết dạy thực hành trên lớp để đảm bảo thí nghiệm thành công.
Bước 3: Tiến hành giờ thực hành, có thể có 2 hình thức tổ chức thực hành[2] như sau:
1. Cho cả lớp thực hành đồng loạt:
- 	 Chia lớp thành từng nhóm (4 - 6 nhóm) cùng thực hiện lần lượt các nội dung bài thực hành như nhau với cùng thời gian. Sau đó từng nhóm báo cáo kết quả, từ đó rút ra kiến thức.
Giáo viên phân nhóm trưởng và 1 bạn phó kỷ luật nhóm.
Mỗi nhóm có 1 cuốn vở thực hành riêng của nhóm và mỗi thành viên trong nhóm có 1 cuốn vở thể hiện sự chuẩn bị ở nhà (có thể tờ giấy rời theo từng bài và được kẹp vào tập thực hành của nhóm khi làm xong để giáo viên chấm sự chuẩn bị ở nhà của học sinh).
2. Thực hành riêng lẻ:
Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm làm một nội dung thực hành khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Sau đó xoay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành nội dung thực hành. Các nhóm báo cáo kết quả thực hành, rút ra nhận xét.
Giáo viên phân các nhóm nghiên cứu trước ở nhà, tóm tắt kiến thức trong tập thực hành của các nhân, sau đó nhóm trưởng thống kê lại theo nội dung để khi tiến hành trên lớp dựa vào kết quả đã nghiên cứu trước sẽ nhanh hơn.
Giáo viên làm tiêu bản vật mẫu để học sinh đối chiếu khi các nhóm tiến hành trên lớp.
Mỗi nhóm có sổ theo dõi các thành viên, tránh sự ỷ lại...
→ Giáo viên phải có tranh vẽ mẫu mổ đủ lớn và kết hợp máy chiếu projector trong tiết thực hành để học sinh quan sát, vẽ hình... hoặc tiêu bản có sẵn cho học sinh tham khảo.
Thứ hai: Sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị dạy học trong quá trình thực hiện tổ chức các tiết thực hành
Trước đây, nội dung bài thực hành giáo viên phải ghi lại trên bảng hoặc photo ra giấy cho học sinh. Trong một số bài thực hành, tôi đã kết hợp sử dụng máy chiếu để chiếu phần hướng dẫn nội dung thực hành, phiếu thực hành của các bài, chiếu video thao tác mổ, hình ảnh mẫu vật, mẫu mổ cấu tạo trong (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp, não) của một số động vật để học sinh quan sát kỹ hơn, từ đó vẽ lại được hình ảnh mẫu mổ chính xác và đẹp hơn. Cụ thể là:
1. Đưa ra phiếu thực hành để học sinh viết thu hoạch
Mẫu phiếu thực hành:
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN BÀI THỰC HÀNH:
LỚP :.............................................. QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM
TÊN HỌC SINH TRONG NHÓM : .........................................................
Điểm
Lời phê của Giáo viên
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Quan sát các hình vẽ, đối chiếu với mẫu vật thật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số vào hình:
Cấu tạo vỏ
Yêu cầu các nhóm quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với hình vẽ, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào các hình trên trong phiếu thực hành.
B. Cấu tạo ngoài
Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với hình vẽ, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình trên phiếu thực hành.
C. Cấu tạo trong:
Yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật thật, đối chiếu với hình vẽ về cấu tạo trong của mực, nhận biết các bộ phận và ghi số vào các ô trống sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ.
2. Quan sát mẫu vật, đối chiếu với sách giáo khoa, hoàn thành bảng sau:
BẢNG THU HOẠCH
STT
Đặc điểm cần quan sát
Ốc
Trai
Mực
1
Số lớp cấu tạo vỏ
2
Số chân ( hay tua )
3
Số mắt
4
Có giác bám
5
Có lông trên tua miệng
6
Dạ dày, ruột, gan, túi mực
Giáo viên cũng có thể đưa nội dung phiếu thực hành vào máy tính để học sinh lên làm trực tiếp trên máy giúp học sinh vừa được sử dụng phần mềm ActivInspire, vừa giúp giáo viên kiểm tra ngay phần kiến thức học sinh mới thực hành (đại diện từng nhóm lên làm từng mục theo yêu cầu của giáo viên). Giáo viên sẽ soạn sẵn nội dung phiếu học tập và đưa vào thư mục “tài nguyên của tôi” lưu thành file riêng, hoặc lưu tạo bài giảng mới để làm nguồn tài liệu của mình.
Ví dụ, Giáo viên chiếu yêu cầu trên bảng, cho HS chú thích vào các hình:
Sau khi học sinh chú thích, giáo viên đưa ra đáp án bằng cách nhấn vào số 1, 2 để lần lượt các chú thích hình 20.1, 20.2 hiện ra:
Hoặc:
Sau khi học sinh chú thích, giáo viên đưa ra đáp án bằng cách nhấn vào số 1, 2 để lần lượt các chú thích hình 20.4, 20.5 hiện ra:
Sau khi học sinh hoàn thành xong, giáo viên đưa ra đáp án bằng cách 
nhấn vào chữ đáp án để cho kết quả bảng thu hoạch:
2. Hướng dẫn cách thực hiện các thao tác trước khi cho học sinh thực hành với sự hỗ trợ của máy tính và máy chiếu.
Ví dụ 1: trong bài 32: "Thực hành Mổ cá", để tiết kiệm thời gian, khi hướng dẫn thao tác mổ cá, giáo viên chiếu BẢNG HƯỚNG DẪN CÁCH MỔ CÁ để học sinh theo dõi và nắm được các thao tác mổ.
Trong phần này, giáo viên có thể chiếu đoạn phim hướng dẫn thao tác mổ cá để học sinh theo dõi cấu tạo trong được rõ hơn. Bởi khi giáo viên tiến hành mổ trên mẫu vật thật thì những học sinh ở xa sẽ khó nhìn thấy, khi giáo viên chiếu phim lên bảng máy chiếu projector sẽ giúp học sinh cả lớp thấy được thao tác diễn ra theo trình tự như thế nào và làm theo được.
Chiếu video sau trong khoảng 4 – 5 phút cho học sinh theo dõi: 
Một số trang web giáo viên có thể tham khảo trong bài thực hành mổ cá[3]:
https://www.youtube.com/watch?v=LsBKiQjfYtg
https://www.youtube.com/watch?v=DEBH6c6C_so
https://www.youtube.com/watch?v=MMmFhq-HtMs
Ví dụ 2: Các thao tác mổ ếch, giáo viên chiếu trên máy chiếu projector cho học sinh thấy rõ.
3. Sử dụng tranh câm và ứng dụng phần mềm ActivInpire để củng cố kiến thức thực hành cho học sinh
Ví dụ: Trong khi học sinh tiến hành thực hành tôi chiếu hình ản

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_gio_thuc_hanh_cho_hoc_sinh_lop_7_tr.doc