SKKN Sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trong dạy - Học toán cho học sinh lớp 7 trường THCS Đông Tiến

SKKN Sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trong dạy - Học toán cho học sinh lớp 7 trường THCS Đông Tiến

Hiện nay nhiều học sinh vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học chủ động tự tìm tòi. Một số giáo viên vẫn còn dạy học nặng về truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với học sinh, cũng như giữa các học sinh với nhau.

 Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin, tri thức nhân loại phát triển với tốc độ nhanh, nhiều phát minh khoa học kỹ thuật ra đời, thế hệ học sinh ngày nay có điều kiện tiếp nhận thông tin từ nhiều phía, từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải ở một phía là từ thầy giáo - như trước đây, vì thế nhu cầu càng cao đòi hỏi giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực để giờ học không nhàm chán, học sinh yêu thích, đem lại hiệu quả giờ dạy cao.

 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, với quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giáo dục phổ thông đó là:

 Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.

 

doc 23 trang thuychi01 40226
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trong dạy - Học toán cho học sinh lớp 7 trường THCS Đông Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG “KỸ THUẬT MẢNH GHÉP” NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY TRONG DẠY - HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 7 TRƯỜNG THCS ĐÔNG TIẾN
Người thực hiện: Thiều Ngọc Tuấn
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Tiến
SKKN thuộc môn: Toán
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. Nội dung
4
2.1. Cơ sở lí luận
4
2.2. Thực trạng
4
2.3. Giải pháp thực hiện
5
2.3.1. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện kỹ thuật mảnh ghép
5
2.3.2. Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy kiến thức mới
7
2.3.3. Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy bài luyện tập
12
2.3.4. Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy bài ôn tập chương
15
2.4. Kết quả thu được
18
3. Kết luận, kiến nghị
20
3.1. Kết luận
20
3.1.1. Chọn đơn vị kiến thức để áp dụng kỹ thuật mảnh ghép
20
3.1.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện kỹ thuật mảnh ghép
20
3.1.3. Thời gian thực hiện kỹ thuật mảnh ghép
20
3.1.4. Đồ dùng và phương tiện phục vụ hoạt động
20
3.1.5. Về phía giáo viên
20
3.1.6. Phân công nhiệm vụ các thànhviên trong nhóm
21
3.2. Kiến nghị
21
Tài liệu tham khảo
22
1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
 	Hiện nay nhiều học sinh vẫn còn học tập thụ động, chưa có thói quen tự học chủ động tự tìm tòi. Một số giáo viên vẫn còn dạy học nặng về truyền đạt một chiều, thiếu sự trao đổi qua lại với học sinh, cũng như giữa các học sinh với nhau.
 	Mặt khác, trong thời đại bùng nổ thông tin, tri thức nhân loại phát triển với tốc độ nhanh, nhiều phát minh khoa học kỹ thuật ra đời, thế hệ học sinh ngày nay có điều kiện tiếp nhận thông tin từ nhiều phía, từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải ở một phía là từ thầy giáo - như trước đây, vì thế nhu cầu càng cao đòi hỏi giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực để giờ học không nhàm chán, học sinh yêu thích, đem lại hiệu quả giờ dạy cao.
	Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, với quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giáo dục phổ thông đó là:
	Tập trung phát triển trí tuệ, thể  chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề  nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
	Xác định nội dung kiến thức cơ bản của bài giảng là một khâu rất quan trọng, nhưng chuyển nội dung đó thành tri thức của bản thân học sinh là một việc làm đòi hỏi tính khoa học và nghệ thuật. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Giáo viên cần lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy thích hợp để học sinh lĩnh hội được kiến thức bài học một cách sâu sắc và dễ dàng. Trong giảng dạy không một phương pháp nào là toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mà tuỳ vào nội dung bài giảng, người dạy lựa chọn các phương pháp cụ thể để được mục tiêu của bài dạy. 
	Kết quả đổi mới phương pháp dạy học thì môn Toán đã có nhiều tiến bộ về phương pháp và kỹ thuật dạy học. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế, đó là chưa mang lại hiệu quả cao, truyền thụ tri thức một chiều vẫn là phương pháp dạy học chủ đạo của nhiều giáo viên. Số giáo viên thường xuyên chủ động sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều.
	“Kỹ thuật mảnh ghép” là kỹ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm. Sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, đồng thời rèn luyện cho học sinh phát huy năng lực của bản thân, tăng cường hiệu quả học tập vừa phát triển kĩ năng trình bày, giao tiếp với các bạn và giáo viên, tạo không khí lớp học thân thiện và hợp tác từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy.
	Để góp phần vào việc tìm tòi, vận dụng phương pháp giảng dạy bộ môn Toán vào nhà trường có hiệu quả tôi đã chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài:
“Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trong dạy -học môn toán cho học sinh lớp 7 trường THCS Đông Tiến”
1.1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Đông Tiến.
1.1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Kỹ thuật dạy học Mảnh ghép” trong dạy - học bộ môn toán lớp 7.
1.1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Bản thân nghiên cứu tài liệu để xây dựng về cơ sở lý thuyết của sáng kiến kinh nghiệm.
	- Phương pháp điều tra thu thập thông tin, xử lí số liệu: Điều tra về thực trạng việc đổi mới phương pháp dạy học, chất lượng các giờ dạy - học của thầy và trò ở khối lớp 7 trường THCS Đông Tiến
2. NỘI DUNG
	2.1. Cơ sở lý luận
	Quá trình dạy học bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một vấn đề đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò. Nếu như dạy học không quan tâm đến đặc điểm của người học, giáo viên truyền thụ một chiều, dạy kiến thức mang tính thông báo đồng loạt thì sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh, học sinh hoàn toàn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức đồng thời cũng sẽ thụ động trong những thách thức khó khăn của cuộc sống. Như vậy dạy học đòi hỏi cần quan tâm đến phương pháp học của người học. Đó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tối đa năng lực của người học.
	Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho học sinh có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc chuyển biến chính mình. Nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của thầy cũng đem lại kết quả không cao.
	Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
	Kỹ thuật mảnh ghép tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các hoạt động với các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau. Trong kỹ thuật mảnh ghép đòi hỏi học sinh phải tích cực, nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hoàn thành vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập đối với chính mình và các bạn trong lớp. Đồng thời hình thành ở học sinh các kỹ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề. (Dạy và Học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học)
	2.2. Thực trạng
	Đối với đặc thù môn Toán, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là không đúng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “khư khư” với những gì đã có. Một học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày ý kiến theo gợi ý của thầy nảy sinh thực trạng học đối phó, học khuôn mẫu, thậm chí chán học bộ môn, giờ học khô khan, thiếu sôi nổi hứng thú.
	Đối với mỗi giáo viên trong trường, nhất là giáo viên dạy môn Toán thì việc chú ý đến thay đổi, tìm tòi hình thức dạy học linh hoạt đặc biệt là việc sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng đang còn ít, chưa được thường xuyên. Một số giáo viên ngại tìm tòi, khám phá nên chưa tiếp cận được với những phương pháp và kĩ thuật dạy học mới.
	Đối với học sinh trong suy nghĩ của học sinh nói chung và học sinh lớp 7 ở trường THCS Đông Tiến nói riêng thì môn Toán là môn học rất khó, thậm chí có nhiều em thấy việc học môn Toán như là một gánh nặng đến giờ toán ngại học bởi kiến thức và bài tập thì nhiều mà lại khó.
	Sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” sẽ giúp học sinh dần dần hình thành phương pháp tự học để nâng dần kết quả học tập của bản thân góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đây là một kĩ năng không kém phần quan trọng, bởi học sinh lớp 7 mới làm quen với phương pháp học ở bậc THCS được một năm, nên cần có phương pháp học tập tốt để lĩnh hội, tiếp thu kiến thức tốt. 
	Từ thực trạng trên, với tâm huyết của một giáo viên, lại có được tham gia các buổi tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực” của Phòng giáo dục – Đào tạo tổ chức, tôi đã trăn trở tìm tòi và mạnh dạn sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong trong môn toán như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học dự án, phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, và gần đây nhất tôi sử dụng “kỹ thuật mảnh ghép” trong dạy học. Tôi nhận thấy khi sử dụng kỹ thuật này thì tiết dạy học tăng thêm tính hứng thú, bản thân học học sinh tự giác động não, không tiếp thu kiến thức một cách thụ động và hiệu quả giờ dạy tốt hơn.
	Kết quả khảo sát chất lượng học sinh
 	Năm học 2015 – 2016, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 7A. Tôi nhận thấy kĩ năng tự học, hoạt động nhóm của học sinh còn hạn chế, cứ đến tiết thứ 4 của buổi học, không khí của lớp học trầm hẳn xuống, dáng vẻ mệt mỏi bộc lộ rõ trên khuôn mặt của mỗi học sinh. Vậy làm thế nào để tiết học nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả, gây hứng thú học tập cho học sinh ? Tôi đã trăn trở tìm ra giải pháp khắc phục.
Trước hết tôi phân loại đối tượng học sinh qua khảo sát chất lượng đầu năm. Cụ thể như sau:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
36
4
11.1%
7
19.4%
20
55.7
5
13.8%
Số liệu điều tra được ở bảng trên cho thấy học sinh khá giỏi ở lớp 7A chưa cao. Điều đó phải chăng hoàn toàn do năng lực của học sinh ? Đó là điều mà tôi đặt ra câu hỏi đầu tiên và đã tìm ra biện pháp khắc phục cụ thể là: 
	2.3. Giải pháp thực hiện:
	2.3.1. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện kỹ thuật mảnh ghép
a. Thông tin để học sinh hiểu về khái niệm kỹ thuật các mảnh ghép: 
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác. Được mô tả theo sơ đồ sau:
b. Phân công nhóm, nhiệm vụ của các thành viên:
 Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm
Phân công nhiệm vụ
Hậu cần
Chuẩn bị đồ dùng, tài liệu cần thiết
Thư kí
Ghi chép kết quả
Phản biện
Đặt các câu hỏi phản biện
Liên lạc với các nhóm khác
Liên hệ với các nhóm khác
Liên lạc với giáo viên
Liên lạc với giáo viên để xin trợ giúp
	 Vòng 1. Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành 6 nhóm (6 người/nhóm). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. 
Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A 
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
	Vòng 2. Nhóm mảnh ghép
	- Hình thành nhóm mới 6 người (bao gồm 1 người từ nhóm 1; 1 từ nhóm 2; 1 người từ nhóm 3), gọi là nhóm mảnh ghép.
	- Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
	- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
	- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. 
	- Giáo viên chuẩn kiến thức
	Tóm lại: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện kỹ thuật mảnh ghép đem lại kết quả khả quan, đó là:
	- Học sinh hoạt động nhóm một cách chủ động, tự tin, tự được trình bày sự hiểu biết của mình trước bạn, được trao đổi, được chất vấn và cùng đưa ra kiến thức.
	- Kích thích tính tích cực của mỗi cá nhân cho dù là rất nhỏ, đây là tiền đề cho các em sự tự tin trong việc tự học.
	2.3.2. Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy kiến thức mới
	Khi giảng dạy nội dung xây dựng đơn vị kiến mới thì có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cùng hướng chung một mục tiêu là hình thành cho học sinh khái niện mới, kiến thức mới. Với bộ môn toán thì việc xây dựng và hình thành những kiến thức mới là rất quan trọng, vì đó là những “viên gạch nhỏ”, riêng lẻ để xây dựng nên những “tòa tháp cao trọc trời” của hệ thống tri thức nhân loại. Để đạt được mục tiêu của bài dạy thì cách thức tổ chức các hoạt động tiếp cận kiến thức của người thầy có vai trò quan trọng và quyết định sự thành công của tiết dạy cũng như tạo cho học sinh thói quen luôn tích cực và năng động, chủ động trong học tập. Với việc sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào giảng dạy các bài hình thành kiến thức mới tôi nhận thấy giờ dạy nhẹ nhàng hơn đối với cả thầy và trò, không khí giờ học sôi nổi, hợp tác, đoàn kết cao, từ đó mang lại hiệu quả của giờ dạy và chất lượng dần được nâng lên, học sinh dần nâng khả năng học tập hợp tác nhóm và kỹ năng học tập độc lập, đồng thời các em thấy được bản thân cũng góp một vai trò không nhỏ trong kết quả của nhóm của lớp trong tiết dạy.
	Ví dụ 1. Khi tiến hành sử dụng kỹ thuật mảnh ghép vào dạy bài hình học: “Tổng ba góc của một tam giác ? ” ( Tiết 17 - Hình học lớp 7 ) 
	a. Mục tiêu của bài:
	- Về kiến thức: Biết được trong một tam giác bất kỳ thì tổng số đo ba góc của nó luôn bằng 1800.
	- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đo đạc, tính toán, kỹ năng hợp tác nhóm và kỹ năng trình bày ý kiến của cá nhân.
	- Về tư duy, thái độ: Rèn tính cẩn thận trong khi đo các góc và cộng số đo các góc của tam giác; phát triển tư duy toán học như tổng quát hoá.
	b. Tiến hành thực hiện kỹ thuật các mảnh ghép trong phần 1 của bài: Tổng ba góc của một tam giác.
Tôi đã thực hiện như sau:
	- Chia lớp thành 6 nhóm ( trong đó có đủ các đối tượng học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu đã được chọn trước ), mỗi nhóm 6 học sinh
	- Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập với nội dung sau:
A
C
B
Phiếu số 1. Cho tam giác ABC. Hãy dùng thước đo góc xác định số đo góc ABC của tam giác.
	ABC = .....	
A
C
B
Phiếu số 2. Cho tam giác ABC. Hãy dùng thước đo góc xác định số đo góc BAC của tam giác.
	BAC = .....	
A
C
B
	Phiếu số 3. Cho tam giác ABC. Hãy dùng thước đo góc xác định số đo góc ACB của tam giác.
	ACB = .....
A
C
B
Phiếu số 4. Cho tam giác ABC. Hãy cắt góc ABC và góc ACB rồi đặt mối góc kề với góc BAC. Dùng thước đo góc xác định số đo góc vừa ghép được.
	Số đo góc mới được tạo thành là: .....
A
C
B
Phiếu số 5. Cho tam giác ABC. Hãy cắt góc BAC và góc ACB rồi đặt mối góc kề với góc ABC. Dùng thước đo góc xác định số đo góc vừa ghép được.
	Số đo góc mới được tạo thành là: .....
A
C
B
Phiếu số 6. Cho tam giác ABC. Hãy cắt góc BAC và góc BAC rồi đặt mối góc kề với góc ACB. Dùng thước đo góc xác định số đo góc vừa ghép được.
	Số đo góc mới được tạo thành là: .....
	* Tiến hành kỹ thuật mảnh ghép như sau:
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu:
Bước 1. Thành lập các nhóm chuyên sâu, mỗi nhóm đánh số các thành viên từ 1 đến 6.
Bước 2. Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thông qua phiếu học tập
- Giáo viên giao phiếu đến các nhóm sau khi đã chia nhóm và phân công vị trí các nhóm:
Bước 3. Cách thực hiện, thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện của mỗi nhóm là 5 phút.
- Giáo viên giúp đỡ theo yêu cầu của học sinh
 	 + Nhóm 1: Thực hiện phiếu số 1; Nhóm 2: Thực hiện phiếu số 2; Nhóm 3: Thực hiện phiếu số 3; Nhóm 4: Thực hiện phiếu số 4; Nhóm 5: Thực hiện phiếu số 5; Nhóm 6: Thực hiện phiếu số 6. 
	- Yêu cầu mỗi thành viên của mỗi nhóm đều thực hiện phép đo góc một lần.
	*Lưu ý: Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
	* Khi thực hiện như trên các nhóm đã đạt được tối thiểu theo yêu cầu cơ bản ( chuẩn ) sau:
	- Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 đã đạt được:
	Đo được đúng số đo các góc: ABC, BAC, ACB của tam giác ABC.
	- Nhóm 4, nhóm 5, nhóm 6 đã đạt được:
	Đo được đúng số đo của góc ghép bởi ba góc: ABC, BAC, ACB của tam giác ABC.
	Kết quả là các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ được giao là đo đạc, thảo luận kết quả và đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm nắm chắc nội dung nhóm mình được giao nhiệm vụ để trình bày trong nhóm mới - Nhóm mảnh ghép ở vòng 2. Vai trò của cá nhân trong nhóm không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hoạt động cá nhân mà còn phải trình bày truyền đạt lại kết quả và thực hiện tiếp nhiệm vụ ở mức độ cao hơn.
	 Tóm lại: Hoạt động này giúp học sinh hình thành kỹ năng hoạt động tập thể ở diện hẹp đồng thời hình thành kỹ năng đo đạc, tính toán, rèn luyện cho học sinh khả năng tổng hợp thông tin thu được để hình thành kiến thức mới một cách chủ động. Qua đó học sinh phát huy được tích tích cực của bản thân các em trong việc tìm tòi kiến thức để tạo tiền đề tốt cho các em hoạt động học tập tiếp theo có hiệu quả hơn.
Vòng 2. Nhóm mảnh ghép:
	Bước 1. Thành lập các nhóm mảnh ghép
Giáo viên cho học sinh hình thành các nhóm mảnh ghép như sau:
 	+ Những học sinh có cùng số thứ tự ở sáu nhóm trong vòng chuyên sâu sẽ lập thành một nhóm. Đặt tên lần lượt các nhóm mới là:
	Nhóm mảnh ghép 1( gồm những học sinh có số thứ tự là 1); 
	Nhóm mảnh ghép 2 ( gồm những học sinh có số thứ tự là 2); 
	Nhóm mảnh ghép 3 ( gồm những học sinh có số thứ tự là 3); 
	Nhóm mảnh ghép 4 ( gồm những học sinh có số thứ tự là 4); 
	Nhóm mảnh ghép 5 ( gồm những học sinh có số thứ tự là 5); 
	Nhóm mảnh ghép 6 ( gồm những học sinh có số thứ tự là 6); 
	Bước 2. Trao đổi thông tin
- Từng thành viên trong các nhóm mới trao đổi kết quả đã thu được trong vòng chuyên sâu của mình cho các thành viên trong nhóm mới cùng biết, sau đó sẽ cùng nhau thảo luận để thực hiện nhiệm vụ mới do giáo viên nêu ra.
- Thời gian trao đổi 3 phút
	Bước 3. Giao nhiệm vụ mới cho nhóm mảnh ghép
Nhiệm vụ chung cho 6 nhóm mảnh ghép mới là trả lời câu hỏi: 
+ Tính: ABC + BAC + ACB = 
+ Từ đó nêu nhận xét dự đoán về tổng số đo ba góc của một tam giác ?
	- Thời gian thảo luận của các nhóm mảnh ghép là 4 phút.
	Bước 4. Trình bày kết quả:
	- Đại diện một số thành viên ở “nhóm mảnh ghép” trình bày kết quả
	- Các nhóm khác bổ sung kiến thức và có ý kiến phản hồi.
	- Học sinh kết luận – Giáo viên và cả lớp công nhận kết luận chung:	Tổng số đo ba góc của một tam giác bằng 1800.
Tóm lại: Qua hoạt động nhóm ở nhóm mảnh ghép với 4 bước tôi thấy kỹ năng thực hiện các yêu cầu ở các bước của học sinh nhanh hơn, hiểu bản chất của vấn đề hơn đặc biệt bước 2 và bước 4 khi học sinh trao đổi thông tin và trình bày kết quả quan sát theo dõi các em hoạt động tôi rất mừng và cảm nhận được sự tự tin và khả năng tiếp thu bài của các em tốt hơn.
	Ví dụ 2. Khi dạy bài: “Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác” (Tiết 47 - Hình học 7 )
a. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết và hiểu được trong một tam giác góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
 	- Kỹ năng: Củng cố kỹ năng sử dụng thước đo góc, kỹ năng tính góc, kỹ viết GT, KL của định lý, kỹ năng lập luận trong chứng minh hình học.
	- Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
b. Tiến hành thực hiện kỹ thuật mảnh ghép cho phần 1 của bài học: 
Góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn
	Tôi đã thực hiện như các bước sau:
A
B
C
	- Thiết kế các phiếu học tập để giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuyên sâu ở vòng chuyên sâu.
Phiếu số 1. Cho tam giác ABC có AC > AB.
- Xác định số đo góc ABC và góc ACB bằng thước đo góc
- So sánh số đo các góc ABC và góc ACB.
A
B
C
Phiếu số 2. Cho tam giác ABC có AC > BC.
- Xác định số đo góc ABC và góc BAC bằng thước đo góc
- So sánh số đo các góc ABC và góc BAC.
A
B
C
Phiếu số 3. Cho tam giác ABC có BC > AB.
- Xác định số đo góc BAC và góc ABC bằng thước đo góc
- So sánh số đo các góc BAC và góc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ky_thuat_manh_ghep_nham_nang_cao_hieu_qua_gio_d.doc