Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Trương Công Man

Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Trương Công Man

 Mĩ thuật là một môn học góp phần phát triển con người toàn diện. Giáo dục thẩm mĩ có mục tiêu là phát triển năng lực thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong xã hội. Sự phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp học sinh biết nhận thức và vận động sáng tạo theo qui định về cái đẹp. Giáo dục thẩm mĩ là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy cô giáo và của học sinh. Như tác giả Nguyễn Quốc Toản viết “Dạy học Mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ sáng tác, hay người chuyên làm về Mĩ thuật mà giáo dục thẫm mĩ cho học sinh là chủ yếu: Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày.”(1, tr.5PPDH Mĩ thuật). Có thể nói dạy học Mĩ thuật nhằm góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản về thẫm mĩ, về cái đẹp, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện và hài hòa. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

docx 24 trang thuychi01 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Trương Công Man", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG VẼ TRANG TRÍ CHO HỌC SINH LỚP 7 Ở TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG MAN
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Trương Công Man
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Mĩ Thuật
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài.
2
1. 2. Mục đích nghiên cứu.
2
1. 3. Đối tượng nghiên cứu.
2
1. 4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
4
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
4
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
6
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
14
3. Kết luận, kiến nghị.
16
3. 1. Kết luận.
16
3. 2. Kiến nghị.
16
Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Mĩ thuật là một môn học góp phần phát triển con người toàn diện. Giáo dục thẩm mĩ có mục tiêu là phát triển năng lực thẩm mĩ cho mỗi thành viên trong xã hội. Sự phát triển năng lực thẩm mĩ sẽ giúp học sinh biết nhận thức và vận động sáng tạo theo qui định về cái đẹp. Giáo dục thẩm mĩ là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy cô giáo và của học sinh. Như tác giả Nguyễn Quốc Toản viết “Dạy học Mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo học sinh thành họa sĩ sáng tác, hay người chuyên làm về Mĩ thuật mà giáo dục thẫm mĩ cho học sinh là chủ yếu: Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hằng ngày.”(1, tr.5PPDH Mĩ thuật). Có thể nói dạy học Mĩ thuật nhằm góp phần hình thành những kĩ năng sống cơ bản về thẫm mĩ, về cái đẹp, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện và hài hòa. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Nghệ thuật trang trí là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống, đó chính là nghệ thuật làm đẹp. Cái đẹp là sự hài hòa, thuận mắt. Con người luôn mong muốn từ cái ăn, cái mặc và mọi thứ quanh mình trở nên hài hòa và đẹp hơn. Chúng ta luôn khám phá và vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Cái đẹp mang lại cho con người niềm vui, sự say mê, phấn khởi và tin yêu vào cuộc sống.” Đặc biệt là phân môn vẽ trang trí. Thông qua mỗi bài học vẽ trang trí các em biết vận dụng vào đời sống, làm cho mọi thứ quanh mình trở nên hài hòa và đẹp hơn. Mĩ thuật không có công thức, không có đáp số cụ thể và có phần trừu tượng. Nhưng Mĩ thuật thực sự gần gũi và cần thiết cho việc giáo dục và đào tạo con người.”(1, tr.17 PPDH Mĩ thuật). Vì vậy là một giáo viên dạy Mĩ thuật với lòng yêu nghề, mến trẻ tôi luôn tìm tòi cho mình những phương pháp dạy học Mĩ thuật tốt nhất, có hiệu quả nhất, đóng góp chung cho sự nghiệp của nước nhà.
Dựa trên thực tế việc dạy - học ở trường Trung học cơ sở cùng với sự hiểu biết và tích lũy kinh nghiệm của mình tôi mạnh dạn đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm đó là “ Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Trương Công Man”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Vẽ trang trí cho học sinh lớp 7, góp phần nâng cao chất lượng dạy - học môn Mĩ thuật ở trường THCS Trương Công Man .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đối tượng: Phân môn vẽ trang trí trong bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS Trương Công Man.
 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi phân môn Vẽ trang trí lớp 7. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Lập hệ thống câu hỏi cho các đối tượng học sinh.
+ Quan sát các em thực hành.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp phân tích.
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp kiểm tra đáng giá.
+ Phương pháp tiến hành thực hiện chuyên đề. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Dạy và học Mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo ra họa sĩ hay người làm nghệ thuật mà nhằm giáo dục thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, chủ yếu cho học sinh tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào trong cuộc sống hàng ngày”(1, PPDHMT tr.5) cho bản thân, gia đình và xã hội. Để làm được điều này cần hiểu về cách nhìn, cách cảm nhận, cách lý giải sự vật hiện tượng của học sinh hay nói cách khác là “ngôn ngữ tạo hình” trong bộ môn Mĩ thuật mà cụ thể là trong phân môn vẽ trang trí. Việc tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học sinh THCS sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy đánh giá một cách tích cực, đúng đắn, gây hứng thú cho cả người học và người dạy. 
Phân môn Vẽ trang trí là một trong bốn phân môn của môn Mĩ thuật góp phần tác động trực tiếp đến việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trong chương trình học của Trung học cơ sở, học sinh được học những khái niệm cơ bản về màu sắc, được học trang trí cơ bản và xuyên suốt cả bốn khối học là trang trí ứng dụng gắn liền với cuộc sống của các em trong chương trình Mĩ thuật lớp 7 có nhiều bài trang trí đặc sắc.
Trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật khối 7, tôi nhận thấy việc dạy và học còn nhiều hạn chế, kết quả học tập phân môn Vẽ trang trí chưa được tốt. Phân môn Vẽ trang trí là một phân môn quan trọng và có tác động trực tiếp đến giáo dục thẩm mĩ và nhận thức của các phân môn khác.
Là một giáo viên Mĩ thuật trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học phân môn vẽ trang trí. Làm thế nào qua một tiết học mà giáo viên vừa tổ chức cho học sinh biết được mục đích của bài học, vừa vẽ được một sản phẩm mang đúng nghĩa là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, mở rộng vốn sống, vốn kinh nghiệm cho học sinh ? Làm thế nào để học sinh phát huy được tính tích cực của mình mà vẫn đảm bảo tính đặc trưng của bộ môn? Tìm ra những giải pháp tốt, áp dụng phù hợp với học sinh để việc dạy và học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng đạt hiệu quả cao.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
 Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật. Hằng năm trường thường tổ chức phong trào cho học sinh thi vẽ tranh toàn trường và tham ra thi giải các cấp,Ngoài ra Đội thiếu niên luôn duy trì và tổ chức tốt câu lạc bộ báo bảng “Ươm mầm tài năng” Điều này đã nâng cao ý thức, lòng đam mê học tập môn Mĩ thuật của các em học sinh toàn trường.
 Giáo viên được đào tạo chuẩn kiến thức, hằng năm tham ra các lớp học bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ do phòng Giáo dục tổ chức.
 Giáo viên yêu nghề, mến trẻ. Không ngừng tự học và tự rèn luyện; luôn học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiệt tình giảng dạy, tìm tòi, tích lũy kiến thức, tự làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho công tác giảng dạy nhằm có kết qua cao nhất trong chuyên môn.
 Học sinh có hứng thú học tập phân môn vẽ trang trí hơn phân môn vẽ theo mẫu và vẽ tranh. Những học sinh có năng khiếu, có ý thức tốt về bộ môn Mĩ thuật thì thường có đủ đồ dùng học tập bộ môn. Các em thường học tập tích cực, say xưa, tìm tòi và sáng tạo; các em tạo ra những sản phẩm bài vẽ trang trí đẹp.
b. Khó khăn
 Do đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 7 đang ở giai đoạn nửa người lớn nửa trẻ em nên vẫn làm theo cảm tính có phần khác với yêu cầu của giáo viên.
 Một số em học sinh thì lại coi đây là môn học phụ, thường không có đủ đồ dùng bộ môn. Khi học tiết trang trí không làm theo hướng dẫn, ít sáng tạo mà chỉ thường chép lại trong sách báo, tranh ảnh, trên mạng, vẽ bài một cách đối phó, tính sáng tạo trong bố cục còn hạn chế, khó hoàn thành bài tập. Chưa thấy rõ vai trò của bộ môn mĩ thuật trong việc bổ trợ cho các môn học khác.
 Nhiều phụ huynh còn coi Mĩ thuật là môn học phụ nên chưa quan tâm, không đầu tư thời gian, không mua sắm đầy đủ đồ dùng học môn Mĩ thuật cho con em mình.
 Một phần vì nhiều em học sinh ở đây điều kiện hoàn cảnh còn khó khăn về kinh tế, về gia đình.
 Thời gian trên lớp rất ít nhiều em khó hoàn thành bài tập thực hành trên lớp mà hầu như các em phải hoàn thành bài ở nhà.
 Phân môn Vẽ trang trí là một trong bốn phân môn của môn Mĩ thuật góp phần tác động trực tiếp đến việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh và bổ trợ cho các môn học khác. Các bài vẽ trang trí lớp 7 hầu hết là trang trí ứng dụng gắn liền với cuộc sống của các em.
 Song trong quá trình dạy - học môn Mĩ thuật 7, tôi nhận thấy việc dạy và học còn nhiều hạn chế, kết quả học tập phân môn vẽ trang trí chưa được tốt. 
Kết quả cụ thể kiểm tra khảo sát đầu năm học 2018-2019 như sau:
 Ngay từ đầu năm học tôi chọn 2 lớp: 7A(Thực nghiệm), lớp 7B(Đối chứng) và tiến hành cho các em làm bài khảo sát đầu năm với nội dung ở Bài số 3 SGK theo phân phối chương trình” Tạo họa tiết trang trí” SGK Mĩ thuật 7 và thu được kết quả như sau.
 Lớp
 Sĩ số
 Đạt(Đ)
 Chưa đạt(CĐ)
 Số lượng
%
 Số lượng
 %
7A(Thực nghiệm)
30
24
80
6
20
7B( Đối chứng)
29
25
83,3
4
13,7
 Vì thực trạng như trên nên tôi quyết định thử nghiệm với sáng kiến: “ Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng vẽ trang trí cho học sinh lớp 7 ở trường THCS Trương Công Man” hiện nay tôi đang công tác.
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2. 3.1. Xác định mục tiêu, nội dung các bài vẽ phân môn trang trí lớp 7: 
* Mục tiêu riêng của phân môn vẽ trang trí lớp 7 là :
 Nối tiếp các bài vẽ trang trí ở lớp 6, các bài vẽ trang trí ở lớp 7 tiếp tục mở rộng thêm hiểu biết về đường nét, mảng hình, màu sắc, đậm nhạt và bố cục. Trên cơ sở đó học sinh có thể tạo ra các họa tiết, các hình trang trí đẹp, biết cách sắp xếp họa tiết để tạo hình trang trí, đồng thới cảm thụ được vẻ đẹp của các sản phẩm trang trí.
 Chương trình môn Mĩ thuật lớp 7 gồm có 4 phân môn. Trong đó phân môn vẽ trang trí có 8 bài như sau:
+ Bài 3: Tạo họa tiết trang trí.
+ Bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa.
+ Bài 9: Trang tri đồ vật có dạng hình chữ nhật.
+ Bài 13: Chữ trang trí.
+ Bài 17: Trang trí bìa lịch treo tường.
+ Bài 22: Trang trí cái đĩa tròn.
+ Bài 28: Trang trí đầu báo tường.
+ Bài 32: Trang trí tự do.
2. 3.2. Tìm hiểu đối tuợng học sinh lớp 7A: 
	Qua việc khảo sát đầu năm tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm. Học sinh ở mức độ đạt (Đ) chiếm 80%, còn lại 20% là học sinh yếu (CĐ). Số học sinh (CĐ) nhiều hơn so với lớp cùng khối. Lí do vì sao các em học yếu? Vì các em không có năng khiếu, nản, các em xem môn Mĩ thuật là môn học phụ không cần thiết nên không đầu tư thời gian, không có đủ đồ dùng, không cố gắng. Một số em vẽ yếu còn nhờ bạn vẽ tốt vẽ bài. Kể cả học sinh có kết quả đã (Đ) đa phần là các em không chủ động, không thích thú, bài làm ít sáng tạo, thường đối phó với bài học. Trong số đó có nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, hoặc chỉ có bố hoặc có mẹ, các em thường ở nhà với ông bà già. Phần vì bản thân không tự giác học tập phần vì không có người đốc thúc, không có động cơ học tập. Xem như việc đến lớp chỉ là cho hết buổi để về nhà dẫn đến kết quả học tập kém. Nói chung là nhiều em chưa hứng thú chưa phát huy hết khả năng. Từ chỗ tìm ra nguyên nhân tôi luôn trăn trở tìm ra những phương pháp để rèn luyện tốt kỹ năng học bộ môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ trang trí nói riêng cho các em.
2. 3. 3. Rèn kỹ năng tìm hiểu chủ đề trang trí.
Đây cũng là khâu rất quan trọng để học sinh cần xác định rõ đây là bài trang trí cơ bản (Hình vuông, tròn, đường diềm...) hay trang trí ứng dụng (Lọ hoa, đồ vật dạng hình vông, hình chữ nhật, đầu báo, đĩa tròn...) để có ý đồ trang trí đúng với yêu cầu chủ đề.
2. 3. 4. Rèn kỹ năng chuẩn bị.
Về phía giáo viên
Chuẩn bị giáo án kỹ, sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Khi soạn giáo án cần soạn kỹ, biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mở phải rõ ràng, dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi cho từng đối tượng học sinh. Ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học thì một điều không thể thiếu trong dạy môn mĩ thuật đó là đồ dùng trực quan (tranh, ảnh minh hoạ) phải phong phú, đẹp và phù hợp. 
Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần có thời gian và quá trình nghiên cứu giáo án kĩ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy. Đảm bảo tiến trình dạy học, giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất. Điều cốt yếu nhất là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng em, đồng thời phải tạo được bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong tiết học.
Về phía học sinh 
Sau khi hướng dẫn học sinh xác định được chủ đề trang trí. Bản thân tôi luôn chú trong đến việc hướng dẫn và đặt những việc, những nội dung thật cụ để học sinh tự chuẩn bị và tự học ở nhà. Đồng thời vào những tiết tiếp theo tôi phải kiểm tra học sinh về việc có hay không thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà mà tôi đã giao cho học sinh trong các tiết dạy trước. Xem như đây là việc làm thường xuyên không thể thiếu trong mỗi bài dạy. 
	Khâu chuẩn bị rất quan trọng bởi dạy học Mĩ thuật nói chung, phân môn trang trí nói riêng sự hiện diện của ĐDDH rất cần thiết ngoài sự chuẩn bị của bản thân rất cần sự chuẩn bị của học sinh nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Việc chuẩn bị tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong bất kì việc làm nào. Vì vậy sau mỗi tiết học giáo viên không quên ra yêu cầu cụ thể cho học sinh chuẩn bị tiết học sau như: Xem bài mới, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ (Giấy, bút chì, màu, thước kẻ,), sưu tầm tranh ảnh, quan sát hình ảnh thật trong cuộc sống, tìm họa tiết,
VD1: Khi dạy bài 5: Tạo dáng và trang trí lọ hoa (SGK Mĩ thuật 7) Tiết trước giáo viên dặn dò học sinh về nhà sưu tầm và quan sát các lọ hoa trong cuộc sống (Về hình dáng, họa tiết, cách trang trí, màu sắc)
VD2: Khi dạy bài 9: Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật (SGK M.T 7)
Ngay ở cuối buổi của tiết học trước tôi phải dành một khoảng thời gian nhất định để cho các em xác định xem đây là loại bài trang trí cơ bản hay ứng dụng. Sau đó giao việc cụ thể về nhà các em tìm và sưu tầm một đồ vật được trang trí từ hình chữ nhật. Nhận xét cách sắp đặt nội dung họa tiết trên mỗi đồ vật.
	Đầu buổi học cụ thể từng bài ngoài nội dung kiểm tra kiến thức bài cũ, tôi không quên kiểm tra đồ dùng học tập và sự chuẩn bị của học sinh. Tôi ghi chép thật cụ thể những học sinh không chuẩn bị bài, đồ dùng theo yêu cầu của cô giáo để theo dõi các em đồng thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, gia đình phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân cũng như đốc thúc các em. Những học sinh chuẩn bị tốt tôi sẽ tuyên dương các em kịp thời theo sự cố gắng của các em trong điều kiện có thể.
2. 3. 5. Rèn kỹ năng Làm phác thảo.
Tôi luôn xác định khâu làm phác thảo là khâu quan trọng bởi nó là tiền đề, dự kiến của học sinh khi vẽ nhằm thể hiện ý đồ sáng tạo của mình.
Bước 1: Phác thảo hình mảng. Chọn một phác thảo đẹp cho bước tiếp theo. Một bố cục đẹp trong trang trí cần phải thể hiện những yếu tố cần phải sắp xếp hình mảng chặt chẽ, hài hòa.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 22: Trang trí đĩa tròn SGK Mĩ thuật 7. Tôi hướng dẫn học sinh làm phác thảo mảng hình, họa tiết, màu sắc.
 Hình 1: Phác thảo mảng hình GV sưu tầm HS tham khảo.
Bước 2: Phác thảo tìm và vẽ họa tiết vào các hình mảng, bố cục đã định. Chọn một phác thảo đẹp cho bước tiếp theo.
Hình 2: Hình phác thảo họa tiết GV sưu tầm HS tham khảo
+ Giáo viên cho xem một số bài vẽ trang trí để các em biết ứng dụng họa tiết như thế nào trong trang trí, trong đời sống( Các họa tiết được ứng dụng rất đa dạng và phong phú)
Trang trí đầu báo tường
Trang trí vỏ gối
Hình 3: Một số bài trang trí ứng dụng của học sinh.
Khi nói đến trang trí ta không thể không nói đến họa tiết nên tôi đã đặc biệt chú ý bài trang trí đầu tiên trong chương trình lớp 7 – Bài 3: “Tạo họa tiết trang trí SGK Mĩ thuật 7”
Tôi cho học sinh quan sát một số họa tiết trang trí.
Hình 4: Một số họa tiết trang trí học sinh tham khảo.
Giáo viên kết luận: Họa tiết trang trí rất phong phú và đa dạng. Nó được bắt nguồn từ những hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống. Khi lựa chọn các hình ảnh đó thành họa tiết trang trí cần phải đơn giản và cách điệu sao cho đẹp, phù hợp với nội dung cần trình bày.
Bước 3:Tìm màu trên cơ sở phác thảo đen trắng. Chon một phác thảo hoàn chỉnh nhất để lên bản chính.
Tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ sử dụng màu sắc trong trang trí phải tùy thuộc vào các lĩnh vực nghành nghề trang trí nhằm đảm bảo tính nghệ thuật cao, gây cảm xúc cho người xem.
 Lưu ý: Khi sử dụng màu sắc cho các bài trang trí không nên chỉ dùng riêng biệt màu nóng hay màu lạnh mà có sự phối hợp hài hòa giữa nóng và lạnh một hòa sắc sao cho hợp lí và ưa nhìn. Hạn chế bớt các màu gay gắt trong diện tích lớn của bài vẽ để không bị ảnh hưởng tới tổng thể, hòa sắc chung. Muốn tăng hiệu quả rực rỡ cần đặt cạnh một màu bổ túc. Muốn giảm hiệu quả màu cho dịu bớt cần đặt cạnh màu trung tính như ghi, xám...
Hình 5: Hình phác thảo màu GV sưu tầm HS tham khảo.
Chú ý: Để có bài vẽ trang trí đẹp không những người vẽ phải biết tạo hình dáng cho sản phẩm, biết tạo họa tiết, biết cách sắp xếp các yếu tố tạo hình hợp lí mà còn phải biết kĩ thuật vẽ nét và tô màu. Yêu cầu người vẽ phải kiên trì và cẩn thận.
+ Nội dung: Phải phù hợp với yêu cầu của đề bài.
+ Họa tiết: Cần có sáng tạo, có lựa chọn phù hợp với nội dung, có họa tiết chính - phụ, lớn - nhỏ. 
+ Đường nét: Phải phong phú, thẳng thắn, có đậm nhạt.
+ Màu sắc: Phối hợp hài hòa, có đậm nhạt, nổi rõ trọng tâm, tô màu kĩ, cẩn thận từng chi tiết .
+ Tính ứng dụng: Sản phẩm có tính ứng dụng vào cuộc sống.
2. 3. 6. Rèn kỹ năng vẽ bản chính.
Bước 1: Chọn một phác thảo ưng ý nhất để thể hiện.
Bước 2: Phóng to phác thảo bằng khuôn khổ đã cho.(GV lưu ý cho học sinh nếu là trang trí đồ vật dạng hình tròn, hình chữ nhật, có trục đối xứng chỉ cần làm ¼ sau đó dạy học sinh cách can hình cho đều, nhẹ tay)
Hình 6: Hướng dẫn cách can hình GV sưu tầm HS tham khảo
Bước 3: Vẽ màu (Vẽ từng màu song ở những mảng, nét quy định, vẽ sang màu cuối cùng hoàn thành bài).
Giáo viên hướng dẫn cụ thể khi vẽ bài trang trí: Các em phải nắm vững cách làm và làm theo các bước đã hướng dẫn. Cần kiên trì và cẩn thận khi vẽ nét, không được nóng vội làm ẩu tránh sao chép.
Trong mỗi bài học giáo viên cho học sinh xem bài tham khảo bao gồm cả bài vẽ đẹp và bài vẽ chưa đẹp:
Bài vẽ chưa đẹp: Giáo viên cùng học sinh quan sát rút ra nhận xét: Tại sao bài chưa đẹp, chưa đẹp ở chỗ nào? Tìm ra cách khắc phục để bài vẽ có kết quả tốt hơn. (Về họa tiết, hình dáng, màu sắc, độ đậm nhạt, đường nét, cách tô màu, phối hợp màu)
Bài vẽ đẹp: Để so sách với bài chưa đẹp, rút kinh ngiệm cho bài vẽ của mình.
Ví dụ 4:
 Hình 7: Bài vẽ đẹp và bài vẽ chưa đẹp của học sinh.
 Kết thúc bài, giáo viên cho học sinh treo bài lên bảng, cùng học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm cho bài học sau.
Hình 8: Học sinh lớp 7A treo bài lên bảng bài trang trí .
3. 3. 7. Ưng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn vẽ trang trí.
Ngày nay công nghệ thông tin là một lĩnh vực vô cùng quan trọng góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa xã hội hiện đại. Trong dạy học cũng vậy đặc biệt với bộ môn Mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ trang trí 7 nói riêng. Vì những tư liệu rất cần thiết phục vụ cho bài giảng được khai thác trên mạng Internet cho học sinh và giáo viên tham khảo khá phong phú. Nhưng làm sao để khác thác CNTT vào giảng dạy phân môn trang trí đạt hiệu quả mà học sinh không sa vào sao chép hoặc mất tự tin. Tôi lựa chọn tranh ảnh, tài liệu cho học sinh quan sát đảm bảo tính khoa học, đúng lúc, đúng chỗ.
VD: Khi dạy phần quan sát nhận xét, tôi cho các em tham khảo những tranh ảnh phù hợp trình độ của học sinh với chủ đề, chỉ quan sát khi cần thiết, tránh tình trạng trình chiếu cả tiết học cho học sinh sao chép.
 Hình 9: Bài vẽ trang trí của học sinh
3. 3. 8. Rèn kỹ năng vẽ trang trí thông qua hoạt động tập thể.
	Ngoài những hoạt động học tập trên lớp bản thân tôi còn rèn kỹ năng vẽ trang trí cho học sinh thông qua hoạt động câu lạc bộ báo bảng” Ươm mầm tài năng”. Mục đích lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học. Tạo ra hoạt động tập thể bổ ích cho học sinh sau nhữ

Tài liệu đính kèm:

  • docxmot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_ve_trang_tri_cho_hoc_sinh_lop.docx