SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học văn từ góc độ tiếp cận văn hóa học tại trung tâm GDNN - GDTX như thanh (qua ví dụ nghiên cứu, giảng dạy truyện Kiều của Nguyễn Du)

SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học văn từ góc độ tiếp cận văn hóa học tại trung tâm GDNN - GDTX như thanh (qua ví dụ nghiên cứu, giảng dạy truyện Kiều của Nguyễn Du)

Mọi phương pháp dạy học văn học xét cho cùng đều liên quan đến việc sáng tác văn học và đọc văn bản nghệ thuật. Có nhiều cách đọc văn bản, tùy theo lý thuyết được người đọc lựa chọn. Trước đây, ở nước ta xu hướng nghiên cứu, tiếp cận văn học theo lập trường xã hội học một thời gian dài được chú trọng. Nhà nghiên cứu hình thức học lại quan tâm đến cấu trúc hình thức của tác phẩm. Xem văn bản nghệ thuật như một hệ thống có giá trị nội tại, khép kín. Người ta gọi những người nghiên cứu theo xu hướng này là nhà Thi pháp học. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, giữa các lý thuyết nghiên cứu vẫn có mối quan hệ gắn bó với nhau, không có phương pháp nào là độc tôn, không có sự phân tách tuyệt đối khi nghiên cứu văn bản nghệ thuật.

Trong phạm vi bài này, người viết có một vài kinh nghiệm khi nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc độ tiếp cận Văn hóa học. Đây là phương pháp tiếp cận văn bản nghệ thuật ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa mà tác phẩm văn học đã ra đời. Xác lập sự chi phối của các quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thuần phong mỹ tục cũng như quan niệm về con người và sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống, sinh hoạt xã hội từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm, về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữ Phương pháp nghiên cứu giảng dạy từ góc độ văn hóa học mang tính tổng hợp, trung gian giữa các phương pháp đọc văn bản khác nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng, phù hợp với xu hướng tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật

doc 11 trang thuychi01 8360
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm dạy học văn từ góc độ tiếp cận văn hóa học tại trung tâm GDNN - GDTX như thanh (qua ví dụ nghiên cứu, giảng dạy truyện Kiều của Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY HỌC VĂN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC TẠI TRUNG TÂM GDNN-GDTX NHƯ THANH
 (QUA VÍ DỤ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU)
MỞ ĐẦU
. Lý do chọn đề tài
Mọi phương pháp dạy học văn học xét cho cùng đều liên quan đến việc sáng tác văn học và đọc văn bản nghệ thuật. Có nhiều cách đọc văn bản, tùy theo lý thuyết được người đọc lựa chọn. Trước đây, ở nước ta xu hướng nghiên cứu, tiếp cận văn học theo lập trường xã hội học một thời gian dài được chú trọng. Nhà nghiên cứu hình thức học lại quan tâm đến cấu trúc hình thức của tác phẩm. Xem văn bản nghệ thuật như một hệ thống có giá trị nội tại, khép kín. Người ta gọi những người nghiên cứu theo xu hướng này là nhà Thi pháp học. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật, giữa các lý thuyết nghiên cứu vẫn có mối quan hệ gắn bó với nhau, không có phương pháp nào là độc tôn, không có sự phân tách tuyệt đối khi nghiên cứu văn bản nghệ thuật.
Trong phạm vi bài này, người viết có một vài kinh nghiệm khi nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn chương từ góc độ tiếp cận Văn hóa học. Đây là phương pháp tiếp cận văn bản nghệ thuật ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hóa mà tác phẩm văn học đã ra đời. Xác lập sự chi phối của các quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thuần phong mỹ tụccũng như quan niệm về con người và sự chi phối của các phương diện khác nhau trong đời sống, sinh hoạt xã hội từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm, về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, hình tượng nghệ thuật, cảm xúc nghệ thuật, sử dụng ngôn ngữPhương pháp nghiên cứu giảng dạy từ góc độ văn hóa học mang tính tổng hợp, trung gian giữa các phương pháp đọc văn bản khác nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng, phù hợp với xu hướng tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật.
Mặt khác,trong nhà trường THPT và các Trung tâm GDNN_ GDTX hiện nay, một thực tế khách quan là học sinh không thích học văn, đọc văn. Tại sao như vậy? Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
Một là, xu thế chọn trường, chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT của học sinh thường là khối A,B, các em thi vào các trường thuộc khối kỹ thuật, kinh tế, thương mại hơn là các nghề thuộc khối xã hội 
Hai là, trong xu thế hiện đại, các tài liệu thông tin phong phú, tài liệu nghiên cứu tác phẩm văn học phổ biến, nhiều em không biết nội dung tác phẩm như thế nào nhưng lại đọc các bài viết phê bình, đánh giá tác phẩm ấy trước. Các loại sách, tài liệu: Để học tốt môn văn, bài văn mẫu, bài văn chọn lọc, bài gợi ý tìm hiểu vv phổ biến trên những quầy bán sách báo. Vì vậy, không cần nghiên cứu, tiếp cận văn bản tác phẩm các em vẫn làm bài văn, vẫn “như là hiểu tác phẩm nghệ thuật” dẫn đến tình trạng nhàm chán khi lên lớp học văn. Gần đây, trên mạng Internet có đăng một bài thơ “Tóm tắt truyện Kiều” của một học sinh chuyên toán đã cho thấy rõ điều đó. Khồng cần đọc tác phẩm vẫn tóm tắt được tác phẩm văn chương ! ?
Ba là, một số thầy cô giáo dạy văn lên lớp giảng dạy, chưa thật sự tìm tòi, sáng tạo, vẫn dạy theo lối “sáo mòn”,“như sách” dẫn đến các em nghe giảng đã “biết rồi, khổ lắm nói mãi” cho nên học sinh không hứng thú với môn học. 
Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu giảng dạy tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa học là một trong những phương pháp có thể hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học văn mà người viết đề tài này đã thử nghiệm và tương đối thành công tại đơn vị công tác của mình. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có trách nhiệm và yêu thương học trò, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu môn học hơn, làm thế nào để những giá trị, thiên chức cao cả của văn học đến gần hơn với học trò, cuộc sống. Đúng như đại văn hào M.gorki đã nói: “ Văn học là nhân học”. Từ đó hướng các em đến chân- thiện – mĩ, sống tốt hơn, đẹp hơn. Đồng thời biết trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị, tinh hoa văn hoá tốt đẹp của cha ông, dân tộc trong quá khứ và xây dựng, làm giàu thêm những giá trị đó trong tương lai. Trên cơ sở đó đề tài hướng đến những mục đích cụ thể sau:
Tạo hứng thú ban đầu cho học sinh khi tìm hiểu, tiếp cận tác phẩm
Giúp học sinh tìm hiểu , tiếp cận, có cái nhìn đúng, sâu sắc về giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm dưới góc độ văn hoá.
Giúp học sinh hiểu hơn về văn hoá và yêu quý, trân trọng nhũng giá trị văn hoá, di sản văn hoá mà cha ông để lại như kiệt tác Truyện Kiều.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, sáng kiến tập trung tìm hiểu, làm rõ một số vấn đề sau: - Tìm hiểu khái quát về văn hoá và cách tiếp cận văn hoá.
 -Cách tiếp cận văn hoá qua tìm hiểu, giảng dạy Truyện Kiều nói chung và đoạn trích “ Nỗi thương mình” nói riêng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: Chọn và tổng hợp các ngữ liệu, dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm để phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích, so sánh : Phân tích ngữ liệu, kết hợp với đối chiếu, so sánh , nhằm khơi sâu, mở rộng cách nhìn để tiếp cận chính xác nội dung, giá trị sâu sắc của tác phẩm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến
2.1.1. Văn hóa và cách tiếp cận văn hóa học tác phẩm văn học 
 Sơ lược về khái niệm văn hóa 
Văn hóa là một hệ thống các phạm trù giá trị, hình thành trong các mối quan hệ xác định của con người, những giá trị hoặc là nội sinh hoặc là ngoại sinh. Chúng hình thành bằng hai con đường, trước hết được con người đúc kết thông qua hoạt động thực tiễn của mình, thứ hai là hình thành trong quá trình giao lưu giữa các nền văn hóa. Hai quá trình này đều quan trọng như nhau. Trên thế giới, không có một nền văn hóa nào đứng biệt lập, tách biệt mà không có giao lưu. Việt Nam là một dân tộc điển hình của sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới!
2.1.2. Cách tiếp cận văn hóa học
Trong lịch sử nghiên cứu văn học ở nước ta, chưa có một công trình nghiên cứu văn học nào nghiên cứu một cách hệ thống văn hóa Việt Nam truyền thống để áp dụng vào nghiên cứu văn học. Do đó, dù nhiều vấn đề văn học đã được nhìn từ góc độ văn hóa học, nhưng vẫn còn một số phương diện văn hóa tiềm ẩn hệ thống đề tài, hình tượng, ngôn từ của tác phẩm văn học vẫn chưa được “chạm” tới. Ta thường hay nói “Văn học là nhân học”. Nói văn hóa học chính là nói đến con người “nhân học”. Bất cứ tác phẩm văn chương nào cũng thể hiện con người và hoạt động của con người trong một không gian thời gian nhất định. Con người trong văn học ở mỗi thời kỳ lại có những cách thể hiện riêng, diện mạo riêng. Con người Trung đại khác con người Hiện đại. Con người là sản phẩm của xã hội đã và không ngừng được văn hóa . Tức là thành những “Khuôn”, “Mẫu” riêng để ngày càng hoàn thiện, phát triển đi lên. 
Với tư cách là một thực thể văn hóa, con người bao giờ cũng tồn tại trong ba mối quan hệ: quan hệ với môi trường tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân mình. Mọi ứng xử của con người đều nằm trong ba mối quan hệ đó. Điểm khác biệt của cách tiếp cận văn hóa học so với Thi pháp học là ở chỗ: tiếp cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như là một thế giới khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hóa học là tiếp cận khoa học liên ngành. Vận dụng tri thức tổng hợp về lịch sử, địa lý, tôn giáo, triết học, khảo cổ học, nhân loại họcđể giải mã các hiện tượng thi pháp tác phẩm văn học 
Phương pháp này không phải là một cái gì tuyệt đối so với các phương pháp khác. Cách tiếp cận văn hóa học chú trọng phân tích văn hóa từ phương diện lịch sử nên nó gần với xã hội học – lịch sử. Cách tiếp cận này nhằm tái hiện lại đời sống văn hóa trong một thời đại nhất định, do đó có nhiều trường hợp giống với công việc của chú giải học, giải mã các hiện tượng văn hóa không còn tồn tại trong hiện tại. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Sau gần 15 năm công tác tại đơn vị, tôi nhận thấy học sinh càng ngày càng xem nhẹ các môn học xã hội, trong đó có môn Ngữ Văn mà tôi đang trực tiếp giảng dạy, không có hứng thú với môn học, mà nguyên nhân cơ bản như đã nói ở trên. Mặt khác, đối tượng học viên tại Trung tâm GDNN-GDTX Như Thanh từ khi thành lập đến nay chủ yếu là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt. Bản thân các em lại là những người có khả năng nhận thức hạn chế, các em không có điều kiện để được tham gia, được trải nghiệm những hoạt động văn hoá, không được quan tâm bồi dưỡng, cung cấp những kiến thức, hiểu biết về văn hoá. Điều này dẫn đến các em có đời sống văn hoá nghèo nàn, và thật khó để các em có thể tiếp cận, hiểu được một cách sâu sắc những giá trị nhân văn, giá trị văn hoá trong các tác phẩm văn học nói chung và trong kiệt tác Truyện Kiều nói riêng. Cũng như không thấy được mối quan hệ mật thiết giữa tác phẩm văn học và văn hoá; thái độ, hành vi ứng xử của các em trước những vấn đề trong cuộc sống nói chung và trong học văn nói riêng nhiều khi còn lệch lạc, chưa phù hợp .
Nhận thức được vấn đề này, tôi mạnh dạn đưa ra và lựa chọn đề tài : 
“MỘT VÀI KINH NGHIỆM DẠY HỌC VĂN TỪ GÓC ĐỘ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC TẠI TRUNG TÂM GDNN-GDTX NHƯ THANH”
 ( QUA VÍ DỤ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY TRUYỆN KIỀU CỦA
 NGUYỄN DU)
Với mong muốn giúp học sinh có hứng thú , yêu môn học hơn, hiểu sâu sắc , trân trọng giá trị cao cả của kiệt tác Truyện Kiều, dần hình thành thái độ và hành vi ứng xử có văn hoá trước những di sản văn hoá, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc và cả trong đời sống. 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng để giải quyết vấn đề.
a. Ví dụ, khi phân tích vấn đề “Hồng nhan bạc phận” và “Tài mệnh tương đố” trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Theo quan điểm của người hiện đại “Hồng nhan bạc phận” có vẻ như là vấn đề duy tâm, siêu hình. Nhưng với thời Trung đại, triết lý này nó phản ánh số phận của người phụ nữ có sắc đẹp “Hồng nhan” thì phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh. Dẫn đến quan niệm khinh ghét, xa lánh, thậm chí ghê sợ những người xinh đẹp, nhìn sắc đẹp như là yêu ma, là nguồn gốc gây nên tai họa cho triều đại, cho gia đình, cho chính người có sắc đẹp. Từ đó, có chủ trương trọng đức hơn trọng sắc. Từ quan điểm của xã hội phong kiến soi vào truyện Kiều ta mới thấy cái nhìn nhân đạo, sự vĩ đại của Nguyễn Du: nhà thơ đã vượt qua cái nhìn giai cấp, đầy định kiến, khinh miệt người phụ nữ Tài Sắc để cảm thông chia sẻ, bênh vực cho người phụ nữ hồng nhan! Nguyễn Du là nhà thơ nữ quyền đầu tiên của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, Hồng nhan bạc mệnh đặt vào không gian văn hóa Trung đại sẽ làm nổi bật một vấn đề khác: người phụ nữ tài sắc nói chung là những làm ra các giá trị văn hóa nhưng lại bị xã hội khinh miệt, rẻ rúng. Bênh vực người phụ nữ đẹp và người nghệ sỹ, Nhà thơ đã đề cao giá trị tinh thần và mở ra chân trời mới về quan niệm con người: con người không chỉ có nhu cầu về vật chất: ăn, mặc, ở mà còn có đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đó mới là giá trị đích thực của con người. Chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du cần được xác định không phải bằng định ngữ kiểu chống phong kiến chung chung mà ở những giá trị rất đỗi bình thường và hết sức cụ thể, liên quan trực tiếp đến vận mệnh con người. 
Tiếp cận văn hóa học cũng có điểm gặp gỡ với thi pháp học. Thi pháp học mô tả các ngôn ngữ được chính tác giả sử dụng. Văn hóa học cũng quan tâm đến hàm nghĩa văn hóa của các khái niệm ngôn từ của tác phẩm. Điểm khác biệt của cách tiếp cận văn hóa học với thi pháp học là ở chỗ, tiếp cận văn hóa học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà còn có nhiệm vụ đối chiếu, so sánh các quan niệm văn hóa của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm nguồn gốc của các dạng thức quan niệm về con người, về không gian, thời gian trong tác phẩm. Một hình tượng hay một thủ pháp nghệ thuật sở dĩ hấp dẫn, có sức thuyết phục vì nó tìm được sự chia sẻ, đồng cảm của những người cùng một nền văn hóa.
 b. Tiếp cận văn hóa học qua đoạn trích “Nỗi thương mình” trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Như đã phân tích ở trên, Truyện Kiều là một tác phẩm thể hiện quan niệm Tài mệnh tương đố; Hồng nhan bạc phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nhiều học sinh không đọc hết một phần của truyện Kiều nhưng vẫn tóm tắt được tác phẩm, vẫn “Hiểu” tác phẩm, vẫn nói được lòng thương người của cụ Nguyễn Du. Nhưng để học sinh “Yêu” truyện Kiều, “Say” Truyện Kiều, hiểu tấm lòng của Cụ Nguyễn Du gửi gắm vào tác phẩm không phải là điều đơn giản. Người dạy phải chuyển tải được “Tình và Ý” của Nguyễn Du, dụng ý nghệ thuật của tác giả thì học sinh mới cảm nhận được giá trị đích thực của tác phẩm.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một ví dụ cụ thể. Đây là một trong những đoạn hay nhất, sâu sắc nhất, cũng là đoạn thể hiện rõ nhất thân phận của người phụ nữ hồng nhan chịu nhiều nỗi bất hạnh, khổ đau trong xã hội cũ. Đồng thời, cũng là đoạn thể hiện rõ nhất nhân phẩm của Thúy Kiều “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng như tiếng kêu ai oán của Nguyễn Du cho thân phận nàng Kiều.
Trong phạm vi bài viết, người viết không đi vào phân tích lại đoạn trích như trong sách hướng dẫn giảng dạy cũng như hướng dẫn đọc hiểu văn bản mà cố gắng tiếp cận từ góc độ văn hóa học nhằm gợi mở một cách hiểu, cách đánh giá nhân vật trong đoạn trích, qua đó, giúp học sinh hiểu rõ hơn giá trị của đoạn trích cũng như giá trị tác phẩm Truyện Kiều.
Đoạn trích Nỗi thương mình có thể chia thành ba đoạn nhỏ: 
Đoạn 1 (bốn dòng đầu): Nguyễn Du miêu tả cảnh sống của Thúy Kiều giữa chốn lầu xanh
Đoạn 2 (tám dòng tiếp theo): tâm trạng đau đớn, sự tự giày vò thể hiện vẻ đẹp tâm hồn cao cả của Thúy Kiều
Đoạn 3 (những dòng còn lại): Thúy Kiều cố gắng tách mình ra khỏi cuộc sống xô bồ chốn lầu xanh để giữ phẩm giá của mình.
Đọc đoạn trích và những tài liệu hướng dẫn đọc, hiểu đoạn trích, học sinh cũng đã thấy được điều này. Vấn đề ở đây là làm sao chuyển tải được các nội dung đoạn trích cho học sinh hiểu và thấu cảm nhân cách Thúy Kiều và tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du gửi gắm vào trong câu chữ. Cách tiếp cận đoạn trích cũng như tác phẩm Truyện Kiều từ góc độ văn hóa học với hai khái niệm Thân và Tâm có thể giải quyết được điều này!
Trước hết, chúng ta thấy Nguyễn Du đã mô tả một cách tài tình thân phận nàng Kiều ở lầu xanh lần thứ nhất. Một số phận đắng cay, tủi nhục. Nhà thơ bộc lộ tình cảm thương thân, xót thân. Nguyễn Du đã để cho nàng Kiều Tự thương mình. Qua tình cảnh của Thúy Kiều, Nhà thơ ca ngợi nhân phẩm của Thúy Kiều. Nguyễn Du có cái nhìn khác về thân thể con người. Đối với ông, sự tôn trọng con người trước hết phải là trân trọng thể xác. Nguyễn Du thường công khai phê phán sự đánh đập, đặc biệt ông chú ý đến bản thân nỗi đớn đau, nhục nhã của việc thân xác con người bị dày xéo, chà đạp:
Rường cao rút ngược dây oan,
Dẫu là đá cũng nát gan lọ người.
Đây là một nét khác biệt căn bản giữa Nguyễn Du và Thanh Tâm tài nhân. Với Nguyễn Du, đó là tình cảm của con người “trông thấu sáu cõi” còn với Thanh Tam tài nhân đó là quan niệm của xã hội phương Đông phong kiến: chuyện đòn roi là “Chuyện thường ngày ở huyện”, chẳng ai mảy may xúc động. Với Nguyễn Du, ông trân trọng thể xác con người, không tách bạch phần hồn và phần xác, ông coi thân thể là một phạm trù thuộc nhân cách. Đó là một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Nhân đạo không phải tố cáo chế độ phong kiến chung chung mà quan trọng hơn, chú ý đến thể xác như một phần của nhân cách. Tôn trọng con người trước hết là tôn trọng thân xác của nó. Nhà phê bình văn học Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều đã viết: “Có thể nói, Truyện Kiều là tác phẩm thương thân, xót thân bậc nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIXTruyện Kiều đã được xây dựng sao cho nhân vật tự cảm thấy được cái thân đau đớn, ê chề, nhục nhã của mình thương thân chứ không phải thương tài, tiếc thương chứ không phải câu chuyện bất hủ” ( Trần Đình Sử, 1997. Thi pháp Truyện Kiều tr112.
). 
Đoạn trích Nỗi thương mình đúng như cách lựa chọn tiêu đề của người biên soạn là đỉnh cao của sự Tự thương của Thúy Kiều.
Truyện Kiều không chỉ cất lên tiếng nói thương thân, xót thân mà còn là tiếng hát ngợi ca thân, tôn vinh thân. Thương xót thân và ngợi ca thân là hai mặt của một quan niệm thống nhất về con người trong Truyện Kiều, quan niệm này tước bỏ màu sắc thánh nhân, đưa nhân vật trở về cuộc sống thường ngày, con người tự nhiên. Giữa chốn lầu xanh ô nhục, giữa bao nhiêu cám dỗ của đồng tiền, của nhục dục, Thúy Kiều vẫn “Vô cảm”. Nguyễn Du đã để cho Kiều Tự thương, tự nhận ra nỗi ô nhục trong chốn lầu xanh. 
Chúng ta ai cũng biết, khi xảy ra cơn gia biến, Kiều đã quyết định “bán mình chuộc cha” 
“Quyết tình nàng mới hạ tình,
Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha”
Mình tức là thân mình, là thể xác, hiện hữu vật chất của cá thể trên cuộc đời này. Bán mình tức là không còn chủ sở hữu thân thể của mình nữa mà trao quyền sở hữu cho người mua mình. Đó là một thực tế nghiệt ngã trong xã hội cũ. Hy sinh tình yêu để giữ tròn chữ hiếu là một phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều, cũng là một mô hình ứng xử có tính chất “mô típ” mang màu sắc Nho giáo. Nguyễn Du là một nhà Nho, nên ông chịu sự chi phối của văn hóa Trung đại phương Đông. Tuy nhiên, một điểm khác biệt giữa nàng Kiều của Nguyễn Du và nàng Kiều của Thanh Tâm tài nhân mà nhiều nhà nghiên cứu phê bình đã phát hiện phân tích: Nếu Kiều của Thanh Tâm tài nhân có ý thức trở thành liệt nữ không thua kém các tấm gương kim cổ hy sinh thân mình vì cha mẹ thì Kiều của Nguyễn Du lại hành động xuất phát từ tình cảm cha con, một tình cảm nhân bản hơn là một ứng xử theo mẫu hình thánh nhân. 
Rơi vào lầu xanh, Kiều càng bộc lộ tấm lòng tự thương của mình. Như ta đã biết, một số nhà Nho như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà đã kết tội Kiều là “Tà dâm” (Đáng đời cho cái kiếp tà dâm), trách nàng không chọn cái chết để bảo toàn danh tiết. Kiều đã sống suốt 15 năm ô nhục chốn thanh lâu mà không tự tử, không chết như những liệt nữ. Đứng trên quan điểm của Nho gia về trinh tiết như vậy là không thể chấp nhận được. Nhưng đây lại là cái mới đi trước thời đại của đại thi hào dân tộc - Nguyễn Du. Con người nhất phiến thường là hình mẫu lí tưởng của văn học Trung đại không hề tồn tại trong nàng Kiều, mặc dù nàng là nhân vật chính diện của nhà thơ. Nguyễn Du trong đoạn trích đã nhìn nàng Kiều, ca ngợi nàng Kiều bằng cái nhìn đa chiều. Một mặt, ông tỏ lòng thương cảm sâu sắc cho tấm thân trong trắng của nàng bị ô uế, tủi nhục, mặt khác ông ca ngợi nhân phẩm của nàng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Nói như Kim Trọng “Bụi nào cho đục được mình ấy vay”.
Bên cạnh nỗi thương thân, xót thân đoạn trích còn thể hiện cái tâm trong sáng của Thúy Kiều. Chúng ta phải đặt cái Tâm trong văn hóa cổ trung đại với cái Tâm của Thúy Kiều mới làm cho học sinh hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm, vẻ đẹp toàn bích của Thúy Kiều. 
Trong hoàn cảnh tủi nhục nhất, thân xác bị đọa đày, Thúy Kiều vẫn luôn hướng về người thân, về cha mẹ, về người yêu. Cho nên Tâm trong Truyện Kiều là Tấm Lòng. Nguyễn Du đã mượn lời nhân vật Từ Hải để gửi gắm điều đó “Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng”. Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: Nhân vật Truyện Kiều sống bằng thế giới tấm lòng. Chữ Lòng có nghĩa tương đương với chữ Tâm, được tác giả Trung đại dùng để dịch chữ Tâm. Cái mới của Nguyễn Du chính là chuyển cảm hứng từ quan niệm con người tỏ lòng sang thế giới tấm lòng. Nói thế giới vì nó bao quát và bao gồm cả những “lòng riêng” và “tấm riêng” không tỏ ra được mà đoạn trích Nỗi thương mình là một minh chứng cụ thể. Đêm khuy thanh vắng “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” Kiều mới tỏ được lòng mình “Giật mình, mình lại, thương mình xót xa”. Lần đầu tiên trong văn học Trung đại Việt Nam ta hiểu tấm lòng là một hiện tượng tâm lí chứ không đơn thuần là một hiện tượng nghĩa lí. Từ góc độ văn hóa học đây là một sự chuyển biến từ mô hình con người lí tưởng Thánh nhân sang con người phàm trần. Mà sự Tỏ lòng của nhân vật Thúy Kiều là một ví dụ cụ thể. Với Thúy Kiều lòng là tình, là xúc cảm là những phản ứ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_day_hoc_van_tu_goc_do_tiep_can_van.doc