SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh

Tổ chức Chi hội Chữ Thập Đỏ trong nhà trường luôn luôn giữ một vị trí quan trọng nhằm góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống và hình thành nhân cách cho các em học sinh. Các em biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, các em biết tìm sự đồng cảm trong cuộc sống và từ đó cái thiện dần dần được hiện hữu ở từng các em. Đúng thế trong nhà trường, mỗi học sinh ngoài việc học tập, lĩnh hội những kiến thức do thầy cô giáo truyền đạt trên bục giảng mà các em còn phải hòa mình vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi học ngoại khóa, các hoạt động mang tính giáo dục truyền thống như: Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động của Chi hội chữ thập đỏ .

 Quả thật là “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi chúng ta đều có một cuộc sống riêng, một tiếng nói riêng, một số phận khác nhau bởi nó xuất phát từ nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau vì nhiều lí do: lí do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, vì phong tục cổ hủ của một số dân tộc thiểu số lấy vợ chồng sớm, có rất nhiều mảnh đời nhỏ bé chịu ảnh hưởng của chất độc da cam, bị khuyết tật bẩm sinh, bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, có em bố mẹ bỏ nhau ở với ông bà, chú dì cô bác, có em bố mẹ đi nơi xa làm kinh tế mới nên sự quan tâm của gia đình chưa nhiều. Chính vì thế các em cần phải có sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội và đặc biệt hơn đó là sự đồng cảm và giúp đỡ của các bạn học sinh trong lớp, trong trường có cuộc sống khá giả hơn.

 Xuất phát từ thực tế trên và để thực hiện tốt các cuộc vận động lớn mang tính nhân văn sâu sắc của dân tộc. Đồng thời giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trong học tập nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh” nhằm phát huy vai trò của Chi hội chữ Thập đỏ trong nhà trường.

 

doc 19 trang thuychi01 11611
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO 
CÔNG TÁC QUẢN LÍ CHI HỘI CHỮ THẬP ĐỎ 
Ở TRƯỜNG THCS TRẦN MAI NINH
Người thực hiện: Hoàng Anh Tuấn
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Trần Mai Ninh
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
PHẦN 2. NỘI DUNG 
4
I. Cơ sở lí luận 
4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
1. Tình hình nhà trường
4
2. Thuận lợi
5
3. Khó khăn
5
III. Các giải pháp đã sử dụng
5
1. Nhóm biện pháp lập kế hoạch và tham mưu
6
2. Biện pháp tuyên truyền.
6
3. Biện pháp thu hút hội viên tham gia
8
4. Nhóm biện pháp tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và gia đình “mạnh thường quân”
8
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
 1. Kết luận
16
 2. Kiến nghị
16
Danh mục các đề tài SKKN đã được đánh giá
18
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Tổ chức Chi hội Chữ Thập Đỏ trong nhà trường luôn luôn giữ một vị trí quan trọng nhằm góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống và hình thành nhân cách cho các em học sinh. Các em biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác, các em biết tìm sự đồng cảm trong cuộc sống và từ đó cái thiện dần dần được hiện hữu ở từng các em. Đúng thế trong nhà trường, mỗi học sinh ngoài việc học tập, lĩnh hội những kiến thức do thầy cô giáo truyền đạt trên bục giảng mà các em còn phải hòa mình vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi học ngoại khóa, các hoạt động mang tính giáo dục truyền thống như: Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động của Chi hội chữ thập đỏ ... 
	Quả thật là “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi chúng ta đều có một cuộc sống riêng, một tiếng nói riêng, một số phận khác nhau bởi nó xuất phát từ nhiều hoàn cảnh gia đình khác nhau vì nhiều lí do: lí do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, vì phong tục cổ hủ của một số dân tộc thiểu số lấy vợ chồng sớm, có rất nhiều mảnh đời nhỏ bé chịu ảnh hưởng của chất độc da cam, bị khuyết tật bẩm sinh, bị mắc căn bệnh hiểm nghèo, có em bố mẹ bỏ nhau ở với ông bà, chú dì cô bác, có em bố mẹ đi nơi xa làm kinh tế mới nên sự quan tâm của gia đình chưa nhiều. Chính vì thế các em cần phải có sự quan tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội và đặc biệt hơn đó là sự đồng cảm và giúp đỡ của các bạn học sinh trong lớp, trong trường có cuộc sống khá giả hơn...
	Xuất phát từ thực tế trên và để thực hiện tốt các cuộc vận động lớn mang tính nhân văn sâu sắc của dân tộc. Đồng thời giúp đỡ nhiều hơn nữa cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trong học tập nên tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao công tác quản lí Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh” nhằm phát huy vai trò của Chi hội chữ Thập đỏ trong nhà trường. 
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh, đề xuất nghiên cứu, xây dựng một số biện pháp duy trì và nâng cao hoạt động của Chi hội Chữ Thập Đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh để giúp đỡ các em học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh. Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội Chữ Thập Đỏ ở trường THCS Trần Mai Ninh thành phố Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu tài liệu, Luật hoạt động và nguyên tắc, Chị thị, Nghị quyết, đề cương tuyên truyền liên quan đến Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam.
Phương pháp trò chuyện, tổ chức tuyên truyền.
Phương pháp quan sát, tổng kết, rút kinh nghiệm.
PHẦN 2. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN. 
Vai trò và ý nghĩa của Hội Chữ thập đỏ nói chung và Chi hội Chữ thập đỏ nói riêng nhằm nâng cao nhận thức, động viên, cổ vũ khơi dậy trong mỗi cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên nhi đồng, tình nguyện viên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân về chặng đường vẻ vang của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam từ ngày 23/11/1946 đến nay, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp Hội đối với hoạt động nhân đạo trong thời kỳ mới. Nâng cao hiệu quả hoạt động Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhằm tạo ý thức đoàn kết, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam. 
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người hội viên Chữ thập đỏ phải thật sự vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ, không nên thiên về hình thức, tránh thái độ ban ơn”; phát triển hội viên gắn với thực hiện cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, mỗi hội viên chọn và đăng ký một việc làm phù hợp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và xây dựng hội viên đủ số lượng và chất lượng. ..
Để phát huy truyền thống nhân ái quý báu của dân tộc Việt Nam Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến hoạt động nhân đạo. Hoạt động nhân đạo là chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước để xây dựng một xã hội Dân giàu – Nước mạnh – Xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Đúng vậy trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo hướng dẫn giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt là cuộc vận động lớn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: mỗi tập thể cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo để góp phần làm vơi đi nỗi khó nhọc cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, đây cũng là thể hiện một nghĩa cử cao đẹp của con người Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” góp phần hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của mỗi chúng ta.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
 1. Tình hình nhà trường.
Trường THCS Trần Mai Ninh tiền thân là trường Năng Khiếu Thành Phố Thanh Hoá được thành lập tháng 10 năm 1994. Qua 24 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Trần Mai Ninh đã bồi dưỡng tạo nguồn không ít học sinh giỏi cho trường THPT chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hoá và các trường chuyên của bộ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp trồng người và sự phát triển của quê hương đất nước. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và người lao động là một tập thể đoàn kết, thống nhất, đồng thuận vươn lên, có nhiều giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán của phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố và của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, có nhiều học sinh giỏi các cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực quản lý và chuyên môn giỏi, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá vững vàng, nhiệt tình trong công tác. 
Chi hội chữ thập đỏ trường THCS Trần Mai Ninh năm học 2017 – 2018. 
Số hội viên hiện nay 69; tổng số hội viên tán trợ 1499; Đội thanh thiếu niên xung kích có 33 em hoạt động có hiệu quả. 
Các hội viên trong chi hội nhiệt tình trong mọi hoạt động, giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ mọi người.
2. Thuận lợi.
Chi hội Chữ thập đỏ của trường được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo thành phố, Hội Chữ thập đỏ thành phố Thanh Hóa
Chi hội Chữ thập đỏ luôn được sự quan tâm của Đảng bộ Nhà trường, của Ban giám hiệu Nhà trường, của các cấp ban ngành đoàn thể đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các gia đình mạnh thường quân sẵn sàng giúp đỡ khi chi hội cần.
Trường THCS Trần Mai Ninh đóng trên địa bàn Phường Lam Sơn thành phố Thanh Hóa đời sống nhân dân tương đối ổn định, học sinh được tuyển chọn trên toàn thành phố, bố mẹ quan tâm đến học tập của con em mình; Các em học sinh ngoan, nhiệt tình, luôn đi đầu trong các phong trào; Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình; Chi hội luôn được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện và hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần cho hội phát triển.
	3. Khó khăn. 
 Chi hội chữ thập đỏ trong nhà trường là một tổ chức nhỏ lẻ, kinh phí, quỹ hoạt động của Hội thì hầu như không có, tổ chức hoạt động mang tính tự phát, tự nguyện là phần nhiều. 
 Bởi vì rất nhiều hoạt động chuyên môn, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác nên thời gian dành cho hoạt động của chi hội Chữ thập đỏ cũng bị hạn chế.
 Thời gian các em học sinh dành cho hoạt động khác nhiều hơn, nhiều em còn thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động tập thể...
 Một số giáo viên chủ nhiệm chưa đi sâu nắm bắt thực tế hoàn cảnh gia đình khó khăn, túng thiếu của học sinh để có ý kiến đề xuất, quan tâm giúp đỡ.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG.
Trường THCS Trần Mai Ninh, thành phố Thanh Hoá trong nhiều năm qua đã không ngừng phấn đấu xây dựng để trở thành trung tâm chất lượng cao, thành nơi ươm mầm tài năng của thành phố và của tỉnh Thanh Hoá. Ban giám hiệu nhà trường qua nhiều thế hệ đã không ngừng cải tiến, đổi mới phương pháp quản lí nâng cao chất lượng dạy và học. Cùng với các thành tích về hoạt động dạy và học, Chi hội Chữ thập đỏ của trường cũng đạt được những thành tích đáng kể. Tuy đã gặt hái được nhiều thành tích, song so với tiềm lực, tiềm năng của nhà trường, so với yêu cầu bức thiết của cuộc sống thì đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên, nhân viên và người lao động của nhà trường cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. 
Bản thân tôi là Phó Hiệu trưởng đồng thời kiêm nhiệm Chi hội trưởng Chi Hội Chữ thập đỏ của trường nên trong công việc chịu trách nhiệm nhiều hơn. Mối quan hệ giữa Chi hội trưởng với Ban giám hiệu, với các ban ngành đoàn thể, các quý bậc phụ huynh và toàn thể học sinh gần gũi, thân thiện hơn Bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác phong trào nên phần nào có chút kinh nghiệm, chịu khó học hỏi, làm việc khoa học, có hiệu quả cao.
Là người cán bộ quản lí trong trường học, tôi nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ. Chính vì lẽ đó, cùng với các đồng chí trong Ban giám hiệu, tôi đã không ngừng trăn trở suy nghĩ để tìm ra các biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Chi hội Chữ thập đỏ một cách có hiệu quả.
Nhằm tiếp tục nâng cao công tác Chữ thập đỏ trong trường học, đẩy mạnh các hoạt động hướng thiện góp phần tích cực vào việc hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn nữa để phần nào làm vơi đi sự thiệt thòi của các em. Tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau: 
1. Nhóm biện pháp lập kế hoạch và tham mưu.
Ngay từ đầu năm học tôi trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp nắm bắt đầy đủ tình hình thực tế của các lớp sau đó lập kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng, từng học kỳ, từng hành động. Sau đó xin ý kiến chỉ đạo của Đảng bộ, Ban giám hiệu nhà trường và tiến hành kiện toàn lại ngay ban chấp hành của Chi hội để thay mặt Chi Hội điều hành mọi nền nếp của Hội. 
Cụ thể là: Triệu tập cuộc họp, mời toàn thể các hội viên trong Chi hội họp 
phiên đầu tiên của Chi hội mình. Thông qua buổi họp này thông báo đến toàn thể hội viên về thực trạng của Hội hiện nay, thông qua phương hướng hoạt động Hội trong năm học, thông qua các danh sách, các hộ gia đình, các em học sinh nghèo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh khuyết tật, các em học sinh mắc bệnh hiểm nghèo, các em học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, hoàn cảnh gia đình của các em với toàn thể hội viên để thảo luận và nắm bắt học sinh có hoàn cảnh, từ đó Chi hội có trách nhiệm đi thực tế đến gia đình các em hỏi thăm, động viên rồi sau đó chia ra các hoạt động cụ thể theo từng tháng ví dụ: Tháng 9 Chi hội tập trung vào phong trào “Ba đủ”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo trắng tặng bạn”bằng cách vận động quyên góp từ các cơ quan ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các gia đình mạnh thường quân trong nhà trường, hội viên của chi hội và toàn thể học sinh trong trường quan tâm ủng hộ, giúp đỡ.
Sau khi được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, với danh nghĩa là Phó Hiệu trưởng, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ nhà trường tôi luôn bám sát kế hoạch của Phòng giáo dục và Đào tạo thành phố, của Hội Chữ thập đỏ thành phố về “Phong trào 3 đủ” giúp đỡ học sinh khuyết tật, học sinh bị nhiễm chất độc màu da cam, học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau đó tôi lập kế hoạch xin ý kiến của Ban giám hiệu, thông qua buổi họp hội đồng hàng tháng nhằm thăm dò ý kiến, tìm sự đồng tình của đội ngũ giáo viên, nhân viên và người lao động từ đó vận động giáo viên và học sinh ai có quần áo cũ còn tốt, giầy dép, cặp, bút thước, áo lạnh cũ của con em mình mang đến chi hội để tìm địa chỉ thích hợp giúp đỡ kịp thời. 
2. Biện pháp tuyên truyền.
Bản thân tôi giành nhiều thời gian tìm hiểu các văn bản, các tài liệu hướng dẫn về hoạt động của Chi hội, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của ban ngành phát động, nắm bắt tình hình của Chi hội để triển khai.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền các hoạt động của Hội, các tấm gương người tốt việc tốt tiêu biểu trong các buổi chào cờ, các buổi hoạt động ngoại khóa nhằm thu hút “Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, “Vòng tay bè bạn”, phong trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Vì bạn nghèo”, phát huy tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. 
Tôi xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường, của Chi Hội chữ thập đỏ Thành phố lập kế hoạch về công tác tuyên truyền hoạt động hội, tranh thủ thời gian lúc đầu buổi học, lúc ra chơi, trong những giờ chào cờ đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt đội. Chi hội chuẩn bị tài liệu để tuyên truyền chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền Luật hoạt động Chữ thập đỏ, Luật nhân đạo quốc tế, Điều lệ Hội, phong trào Chữ thập đỏ, ý nghĩa và việc làm này như thế nào. Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ giáo viên, nhân viên, người lao động, học sinh và phụ huynh học sinh nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng nhiệm vụ của Hội, của công dân Việt Nam.
Tuyên truyền về truyền thống tương thân, tương ái “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” để các em hiểu được nghĩa cử cao đẹp của công việc mình làm, giúp các em hiểu thêm về truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc Việt Nam.
	Kêu gọi toàn thể hội viên, các em học sinh trong toàn trường hãy bớt một phần chi tiêu, tận dụng những quần áo cũ, các đồ dùng học tập giúp đỡ các bạn học sinh đang còn gặp khó khăn.
	Bám sát vào kế hoạch, lời kêu gọi của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh Thanh Hóa về việc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, bão lũ do các cơn bão gây ra và lời kêu gọi ủng hộ những người bị khuyết tật, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, các người bị nhiễm chất độc màu da cam nhằm tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể hội viên và các em học sinh tích cực hưởng ứng, giúp đỡ một cách kịp thời
	Nhân dịp họp phụ huynh đầu năm Chi hội tham mưu với Hiệu trưởng, với các thầy cô giáo chủ nhiệm lồng ghép tuyên truyền kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ, sự chia sẻ, cảm thông của phụ huynh để mỗi lần phát động nhờ vào phụ huynh sẽ có kết quả như ý muốn.
	Tuyên truyền để khẳng định sự cần thiết phải thành lập Chi hội Chữ thập đỏ, nhằm tập hợp các tổ chức xã hội tham gia hoạt động từ thiện để giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống cho các gia đình đang còn gặp khó khăn.
	Làm tốt công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường nhằm động viên khích lệ các em góp phần thúc đẩy phong trào học tập đạt kết quả cao, phát huy nội lực để phối hợp với các tổ chức trong xã hội hướng vào nhà trường.
	Phối hợp với Đảng bộ, các Chi bộ, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên trong nhà trường tuyên truyền và giáo dục lòng nhân ái trong tuổi trẻ học đường, thành lập đội “Thiếu niên xung kích Chữ thập đỏ”.
	Phối kết hợp với nhân viên y tế của nhà trường thường xuyên tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh; tổ chức các hoạt động về nước sạch và vệ sinh môi trường; đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí phục vụ học sinh.
	Tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên, người lao động và học sinh những địa chỉ cần giúp đỡ như: 
+ Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó.
+ Giúp các bạn tật nguyền và mồ côi.
+ Giúp người già không nơi nương tựa.
+ Giúp các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam.
+ Giúp đỡ bạn mắc phải bệnh hiểm nghèo
3. Biện pháp thu hút hội viên tham gia. 
Củng cố, kiện toàn Ban chấp hành Chi hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng uỷ viên.
Chi Hội cho các em học sinh nói lên những suy nghĩ của mình khi các em làm việc tốt trước cuộc họp, trước giờ chào cờ, hoặc sau khi lễ trao quà kết thúc, hoặc cho các em được nhận quà nói lên suy nghĩ của mình (có sự định hướng của Chi hội), để các em nói lên niềm vui và hạnh phúc khi làm việc thiện nhằm thu hút đông đảo học sinh lắng nghe.
	Mỗi lần Chi hội tổ chức thăm hỏi thực tế gia đình học sinh hoặc đến nhà tặng quà, Chi hội tham mưu với lãnh đạo nhà trường điều động một số Hội viên cùng các em học sinh các lớp cùng đi, để các em được chứng kiến việc làm đó, hiểu nó thì mới thu hút được các em tự nguyện tham gia
	Chi hội thường xuyên tuyên truyền công tác Chữ thập đỏ trong nhà trường không chỉ có cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động và các em học sinh mà còn có cả Hội cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong xã hội và những người có lòng hảo tâm với nhà trường đều có thể tham gia và có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể của nhà trường để làm tốt công tác Hội.
	Chi hội tổ chức thu - chi rõ ràng, cụ thể, có hồ sơ đầy đủ, có sự chứng kiến của mọi người, khen thưởng động viên kịp thời với các tập thể, cá nhân có tấm lòng hảo tâm, có nhiệt huyết với công việc. Hàng tháng báo cáo, tổng hợp về nhà trường và Chi Hội Chữ thập đỏ thành phố.
	Đây là hoạt động hết sức tế nhị, khéo léo, mang tính động viên, nhắc nhở, chứ không mang tính chê bai, khiển trách nên cần đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và sở thích của các em học sinh, gặp gỡ phụ huynh cho con em tham gia vào hoạt động này để chia sẻ, động viên tìm sự đồng cảmtránh làm mất thời gian học tập và sinh hoạt của học sinh là hội viên, tuyệt đối không làm ảnh hưởng việc học tập của các em. 
	Chi hội khoanh vùng cho các hội viên trong chi Hội theo dõi làm việc tại chỗ ở của mình để thuận tiện hiểu được hoàn cảnh và giúp đỡ kịp thời, không phân công chồng chéo, thiếu khoa học sẽ làm hội viên tham gia lúng túng tự ti Từ đó thu hút được nhiều hội viên tham gia.
	4. Nhóm biện pháp tăng cường sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể và gia đình “mạnh thường quân”.
	Ban chấp hành Chi hội gặp gỡ trao đổi, nêu ra những ý kiến cần được chỉ đạo, tham mưu giúp đỡ, quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kêu gọi sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể ở địa phương ví dụ như: Muốn tổ chức tốt “Ngày hội vui đón Tết Trung Thu” cho học sinh toàn trường thì đòi hỏi phải có kinh phí tiền triệu, nếu như chỉ chi trong quỹ Hội không thì hoạt động khác sẽ bị ngừng lại bởi không còn kinh phí. Chính vì lẽ đó mà cần phải tham mưu với các ban ngành đoàn thể trong trường, các gia đình mạnh thường quân hỗ trợ thêm để làm tốt việc này. Trong nhiều năm qua tôi đã huy động sự ủng hộ và tổ chức thành công “Hũ gạo tình thương”, phong trào “Vòng tay bè bạn”, “ Ngày hội vui đón Tết Trung Thu”,  cho toàn thể học sinh của trường. Tôi lên kế hoạch và chương trình cụ thể, xin ý kiến chỉ đạo của Đảng bộ và Ban giám hiệu nhà trường. Các ngày hội diễn ra vui vẻ được ban ngành đoàn thể khen ngợi, báo đài truyền thanh đưa tin
	Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong học sinh, cán bộ giáo viên, công nhân viên và người lao động trong trường vận động quyên góp kịp thời cho những em có hoàn cảnh quá khó khăn. Bản thân các thầy cô giáo, công n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nang_cao_cong_tac_quan_li_chi_hoi_ch.doc