SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi

SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi

“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất

Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.

Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,

Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”.(1)

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã làm rạng danh cho non sông Việt Nam, tuy bận nhiều việc nước nhưng lúc nào Bác cũng quan tâm đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt với các cháu thiếu niên, nhi đồng.

 Người dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, bên cạnh đó Bác vẫn quan tâm hơn ai hết đến việc chăm sóc, giáo dục con trẻ, đến sự nghiệp trồng người, Bác đã nói: ''Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người''(2)

Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” (3), để thực hiện được mục tiêu trên chúng ta cần thiết phải có một nguồn nhân lực đủ trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và có sức khoẻ để đảm nhận được công việc. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm của chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này.

 

doc 19 trang thuychi01 5410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lí do chọn đề tài.
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
Trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,
Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”.(1)
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã làm rạng danh cho non sông Việt Nam, tuy bận nhiều việc nước nhưng lúc nào Bác cũng quan tâm đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt với các cháu thiếu niên, nhi đồng.
	Người dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, bên cạnh đó Bác vẫn quan tâm hơn ai hết đến việc chăm sóc, giáo dục con trẻ, đến sự nghiệp trồng người, Bác đã nói: ''Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người''(2)
Hiện nay đất nước đang tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, với mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam từ năm 2001-2020 theo Nghị Quyết TW2 (khoáVIII) đã khẳng định: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá” (3), để thực hiện được mục tiêu trên chúng ta cần thiết phải có một nguồn nhân lực đủ trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và có sức khoẻ để đảm nhận được công việc. Muốn vậy phải phát triển giáo dục “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”. Như vậy con người được đặt ở trung tâm của chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này. 
Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Chí Minh đã ghi: “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội Thiếu niên Tiền phong Chí Minh là trường học giáo dục thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nhà trường. là đội dự bị của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; lực lương nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi” (4)
 Mục tiêu của Chỉ Thị số Số: 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’ trong các trường phổ thông ở mục 3 phần d, đ đã nêu:
d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh:
- “Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh”.
- “Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. (5)
đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
-“Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè”.
- “Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch”. (6)
Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà trường (trong đó có các trường THCS) là: Bên cạch việc tổ chức các hoạt động dạy - học còn phải quan tâm tổ chức các hoạt động Đội phong phú để các em được phát triển một các toàn diện. “Đức - trí - thể - mĩ”. Tuy vậy trên thực tế nhiều nhà trường vẫn xem nhẹ công tác Đội, chưa có sự đầu tư, quan tâm đúng mức đối với công tác Đội, các hoạt động Đội nhiều khi còn cứng nhắc, mang tính hình thức chưa có chiều sâu, chưa lôi cuốn được đông đảo thiếu nhi tham gia, hay nhiều khi các em chỉ tham gia để đối phó chưa tự giác, nhiệt tình hào hứng tham gia vào các hoạt động của Đội (đặc biệt ở các trường miền núi). Như vậy, rõ ràng là các hoạt động Đội ở đó chưa có hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu của Đội. Ở trường THCS Xuân Thắng (nơi tôi đang công tác) cũng vậy những năm trước đây công tác Đội vẫn còn bị xem là những hoạt động ngoài lề, hầu hết các kế hoạch, các hoạt động của Liên Đội chủ yếu giao cho GVTPT (Giáo viên tổng phụ trách) vì vậy mà chưa lôi cuốn được đông đảo đội viên và hiệu quả hoạt động chưa cao.
Trong những năm gần đây Cấp ủy – BGH đã có chỉ đạo sâu sát, kịp thời hơn đối với công tác Đội, các tổ chức đoàn thể cũng đã làm tốt hơn công tác phối hợp, điều đó đã tạo động lực cho TPT Đội luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm tòi, đổi mới các hình thức hoạt động Đội, để các em đội viên không thấy bị nhàm chán, từ đó lôi cuốn được đông đảo Đội viên tham gia nhiệt tình vào các hoạt động Đội, chất lượng giáo dục của nhà trường cũng ngày một nâng lên. Trong quá trình triển khai, tổ chức các hoạt động Đội ở trường THCS Xuân Thắng tôi đã rút ra được: Một vài kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi, đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu những hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi. Từ đó đưa ra một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động Đội đạt hiệu quả cao ở các trường THCS miền núi.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Hoạt động Đội ở trường THCS thuộc xã miền núi.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Để nghiên cứu vấn đề trên tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 	- Thu thập thông tin.
 	- Điều tra, khảo sát.
 	- Thống kê
	- Thử nghiệm.
 	- Phân tích, đánh giá.
	- Phân loại, 
	- Tổng hợp.
	- So sánh, đối chiếu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiêm.
	Điều 16, 17, 18 - Chương II: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã ghi rõ:
Điều 16: Quyền được học tập.
Khoản 1. Trẻ em có quyền được học tập. (7)
Điều 17: Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.(8)
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.
Điều 18:  Quyền được phát triển năng khiếu.(9)
	Vậy là ngoài việc tổ chức dạy và học ở các trường THCS thì việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan du lịch, giáo dục truyền thống. là những hoạt động không thể thiếu. 
Hầu hết các hoạt động này trong nhà trường được giao cho tổ chức Đội chủ trì, phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để hoạt động Đội có hiệu quả.	 
“Trong các trường học mọi hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đều có sự hướng dẫn, định hướng của phụ trách. Phương thức giáo dục đặc trưng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo dục thông qua các hoạt động”. (10)
	“Nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh là tập hợp, tạo điều kiện cho thiếu nhi phát triển mọi khả năng sáng kiến trong các hoạt động xã hội, học tập lao động và vui chơi bổ ích trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn về mặt sư phạm của người phụ trách, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi vì vậy các hoạt động phải mang màu sắc để gây hứng thú cho Đội viên tham gia”.(11) 
“Để làm được điều đó thì người TPT Đội (Tổng phụ trách Đội) trong nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng. Với cương vị phụ trách Đội, TPT Đội giáo dục và tổ chức giáo dục các em thông qua việc thiết kế, tổ chức chỉ đạo các hoạt động tập thể đa dạng, phong phú đồng thời phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và tâm sinh lí của các em trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của các em” (12). 
Sau nhiều năm làm công tác TPT Đội tại một trường THCS thuộc xã miền núi tôi đã xác định rõ đây cũng là cái nghiệp của mình, vì vậy mình phải theo, đã theo rồi thì phải cố gắng làm cho thật tốt trong điều kiện có thể. Mặc dù công tác ở một trường miền núi còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đặc biệt những trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội. Đội viên ở đây thiệt thòi hơn nhiều so với đội viên ở các trường miền xuôi, thị trấn, nhưng với lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công tác Đội từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để các em đội viên của trường tôi cũng được tham gia nhiều hoạt động đội như đội viên ở các trường khác. Trong thời gian làm TPT tôi thường xuyên tìm tòi, sáng tạo nhiều hoạt động phong phú, mạnh dạn tham mưu, đề xuất với cấp ủy chi bộ, BGH nhà trường tạo mọi điều kiện giúp đỡ để hoạt động đội của nhà trường ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
2.2.1. Thực trạng chung:
	Ngày nay trước sự phát triển như vũ bão về công nghệ thông tin các quán điện tử mọc lên khắp nơi ngay cả các xã miền núi như nơi tôi đang công tác, (nhất là khu vực quanh các cổng trường),qua mạng Iternet các em có thể tìm thấy rất nhiều trò chơi hay có thể khiến các em đam mê, mặc dù các em không thể nhận thức được nếu các em cứ ham Game, mê điện tử như vậy thì một ngày nào đó các em sẽ đánh mất cả tương lai của mình. Ham các trò chơi trên mạng nhiều em quên cả việc học và không còn quan tâm đến các hoạt động của Đội, có chăng chỉ tham gia cho đủ số lượng, bên cạnh đấy ở trường chúng tôi còn rất nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có những em hiện đang là lao động chính trong gia đình vì vậy thời gian các em tham gia hoạt động Đội là rất ít, nếu để hiện tượng này xảy ra tràn lan thì thật nguy hiểm, bởi thực tế cho thấy nếu ở một trường có công tác Đội tốt, hoạt động đội mạnh thì ở trường đó có chất lượng giáo dục ngày càng cao.
2.2.2.Thực trạng ở trường THCS Xuân Thắng (nơi tôi đang công tác).
Kể từ năm học 2012 – 2013 trở về trước cũng như nhiều Liên Đội khác công tác Đội ở trường tôi cũng bị xem là những hoạt động ngoài lề, chưa được quan tâm, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội thì thiếu và yếu, Cấp ủy, BGH chưa có những chỉ đạo quyết liệt trong công tác Đội, đa số giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh còn nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của công tác Đội ở trường THCS, Đội viên của trường có độ tuổi từ 11 -15 tuổi (các em đang trong độ tuổi tâm sinh lí phát triển mạnh) nên các em ngại tham gia vào các hoạt động tập thể, giáo viên TPT chưa chủ động tìm tòi, sáng tạo đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động để lôi cuốn Đội viên vì vậy các hoạt động của Liên đội chưa phong phú, còn mang tính hình thức, chưa có sức hút với Đội viên, hiệu quả chưa tốt, chưa được Hội đồng Đội các cấp đánh giá cao.
Từ năm học 2013 – 2014 trở lại đây cấp ủy, BGH nhà trường đã có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Liên đội hoạt động, từ đó đã khích lệ TPT đầu tư thời gian tâm huyết để tìm tòi, sáng tạo đổi mới phương pháp, hình thức trong các hoạt động Đội phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS, các hoạt động của Đội ở trường tôi dần được các em yêu thích, hăng hái tham gia, hiệu quả công tác Đội ngày cáng tốt hơn điều đó đã được hội đồng Đội các cấp đánh giá, thành tích năm sau luôn cao hơn năm trước và giữ vững, đến nay Phụ huynh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã luôn quan tâm phối hợp, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để Liên Đội hoạt động.
2.2.3.Về phía giáo viên (TPT):
	Là một giáo viên được phân công làm công tác TPT đã nhiều năm qua tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình là: Giáo dục đội viên thông qua việc thiết kế, tổ chức chỉ đạo các hoạt động cụ thể của tổ chức Đội, phối hợp chặt chẽ với các hoạt động khác của nhà trường, nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của nhà trường đề ra.
Nhận thức được điều đó trong quá trình làm TPT tôi đã luôn nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nhiều hoạt động phù hợp với tâm lí lứa tuổi, bố trí thời gian hợp lí để lôi cuốn được đông đảo đội viên tự giác tham gia có hiệu quả, thông qua các hoạt động Đội các em được thể hiện hết khả năng sáng tạo, năng lực tổ chức, để từ đó các em nhận thấy rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và đó cũng là một trong những động lực giúp các em học tập tốt hơn.
Tôi luôn xác định giáo viên TPT Đội (Vừa là người thầy chuẩn mực vừa là người phụ trách), vì vậy, trong quá trình làm TPT bản thân luôn trao dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác Đội bằng mọi hình thức, tham gia đầy đủ có hiệu quả các đợt tập huấn, các lớp chuyên đề, ở đợt tập huấn, học tập nào tôi cũng được các thầy cô, ban quản lí lớp học đánh giá xếp lạo giỏi và xuất sắc, ngoài ra tôi còn tích cực tự học qua sách, báo mạng Internet, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, say sưa tìm tòi sáng tạo, đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động Đội. Với lòng nhiệt tình đam mê công tác Đội, lòng yêu trẻ, yêu những chiếc khăn quàng đỏ, tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để các hoạt động Đội trong nhà trường ngày càng có chiều sâu chất lượng. 
2.2.4. Về phía học sinh: (Đội viên)
	Đa số các đội viên trong liên đội đều ngoan, dễ giáo dục, không có trường hợp cá biệt về đạo đức và các em rất thích được tham gia các hoạt động tập thể. Tuy vậy, nơi đây là một xã miền núi đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp, chậm phát triển, có tới trên 99% gia đình học sinh làm nông nghiệp và lao động tự do, nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có những em lại là lao động chính trong gia đình nên nhiều khi việc sắp xếp được thời gian để các em tham gia hoạt động tập thể là khó khăn, măt khác cũng có những em do không có năng khiếu, tính tình rụt rè, nhút nhát, ngại tham gia các hoạt động tập thể, (vì học sinh ở trường miền núi nên sự năng động, hoạt bát, sáng tạo của các em cũng không thể bằng các trường miền xuôi hoặc thị trấn) ; Một số em do chưa nhận thức sâu sắc tác dụng, mục đích, ý nghĩa của các hoạt động Đội nên các em chưa hào hứng tham gia.
* Kết quả khảo sát:
Năm học
Tổng số đội viên được khảo sát
Số đội viên không thích tham gia hoạt động Đội
Số đội viên thích tham gia hoạt động Đội
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2012 - 2013
210
95
45,2
115
54,8
2013 - 2014
228
105
46,1
123
59,9
Với tỉ lệ đội viên không thích tham gia các hoạt động Đội như bảng khảo sát thì chắc chắn những đội viên này cũng chưa tự giác và nhiệt tình tham gia công tác Đội cho có hiệu quả. Muốn có một liên đội mạnh phải có các chi đội mạnh, muốn có một chi đội mạnh phải có các đội viên tích cực nhiệt tình, hăng hái tham gia có hiệu quả vào các phong trào, các hoạt động của Đội, Hoạt động của liên Đội có mạnh thì chất lượng giáo dục của nhà trường cũng mới được nâng lên. Hai mặt này luôn tỉ lệ thuận với nhau.
2.3 Các giải pháp:
Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm đề tài tôi nhận thấy những phương pháp mà mình đã tiến hành đang mang lại kết quả khả quan. Cụ thể như sau:
2.3. 1. Tiếp cận, tìm hiểu đội viên.
	 Bất cứ một hoạt động nào của con người muốn thành công thì chủ thể hoạt động đều phải nắm vững đối tượng của mình. Hoạt động Đội cũng vậy muốn tiến hành các hoạt động có kết quả người TPT phải hiểu rõ các em thiếu nhi - đối tượng chủ yếu của công tác Đội. Thiếu nhi không phải là người lớn thu nhỏ mà các em có những đặc điểm riêng, là một thế giới phong phú, đa dạng. Chính vì vậy việc làm đầu tiên của TPT là phải gần gũi tìm hiểu và nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí của các em trong các hoạt động Đội. (Nhất là ở một trường có quá nhiều học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như ở trường THCS Xuân Thắng (nơi tôi đang công tác) thì việc làm này là vô cùng cần thiết với giáo viên TPT.
	Giáo viên TPTĐ (Tổng phụ trách Đội) là người gẫn gũi các em hơn ai hết, có điều kiện tiếp cận nhiều đối tượng Đội viên: (những đội viên tiêu biểu, những đội viên có hoàn cảnh khó khăn, những đội viên cá biệt...) nên giáo viên TPTĐ hiểu rõ tâm tư, tình cảm, cá tính của các em đội viên, nắm bắt được nhu cầu mà các em muốn, coi các em như những đứa con của mình, từ đó biết động viên, an ủi, cảm hóa , giúp đỡ các em vượt khó và sửa chữa những lỗi lầm. Người TPTĐ phải biết thu phục nhân tâm bằng chính tấm gương sáng của bản thân mình trong cuộc sống và trong công việc. Trong quá trình làm TPTĐ tôi luôn xác định mình không chỉ phải là một giáo viên mẫu mực mà còn phải đóng vai trò là người mẹ đỡ đầu, người chị quý mến của các em đội viên khi các em tiến bộ đạt thành tích cũng như khi các em mắc khuyết điểm, sai lầm, mình phải thực sự là chỗ dựa về mặt tinh thần cho các em đặc biệt trong bối cảnh xã hội đầy những biến động như hiện nay.
	Bản thân tôi luôn hiểu rằng chính nhân cách của người TPT là một phương tiện quan trọng lôi cuốn các em, hấp dẫn các em. Trong đó quan trọng hơn cả là lòng nhiệt tình, say mê với công tác thiếu nhi và chính lòng nhiệt tình của mình sẽ giúp TPT gần gũi được các em hơn bởi tâm hồn của các em đội viên còn rất trong sáng, nhạy cảm, các em chỉ đến với những người thật lòng với chúng, đó gần như là một nguyên tắc để tiếp cận các em thiếu nhi: 
TPT Đội và HS trong những giờ ra chơi
TPT Đội thăm và tặng quà học sinh khó khăn, học sinh ốm đau.
* Ưu điểm: 
Một khi TPT có lòng nhiệt tình, các khả năng về chuyên môn, khả năng tổ chức và các tài năng khác là những phương tiện rất hiệu quả hấp dẫn các em khi đó người TPT sẽ lôi cuốn được các em, dễ dàng tìm hiểu nắm vững và tác động có hiệu quả đến các em.
* Nhược điểm: 
	Ngược lại nếu TPT không có lòng nhiệt tình, các kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội không tốt, khả năng tổ chức yếu, không có các năng khiếu nổi trội thì sẽ gây cho các em sự phản cảm, không để lại được ấm tượng mạnh, tình cảm thám phục trong các em thì TPT sẽ rất khó gần để tiếp cận được các em đội viên chưa nói đến việc tổ chức các hoạt động cho các em có hiệu quả.
2.3.2. Xây dựng chương trình kế hoạch.
	Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác Đội là một khâu quan trọng trong chức năng tổ chức, quản lí và điều hành công tác của TPT Đội ở trường THCS. Nó giúp cho TPT tập trung sự chỉ đạo của mình vào các mục tiêu chính; kịp thời sửa đổi, điều chỉnh xử lí các tình huống khi triển khai việc thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã dự kiến, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao trong việc tổ chức hoạt động.
	Chương trình, kế hoạch công tác Đội còn được coi là “Công cụ” lao động, là phương tiện đắc lực giúp người TPT làm tốt nhất công việc của mình. Cụ thể là: TPT sẽ nhìn rõ được toàn bộ công việc, biết được từng thời gian tập trung vào những công việc nào, tránh xa vào các công việc vụn vặt, lúc thì công việc quá dồn dập, lúc thì rỗi rãi ....
	Trong nhà trường THCS, việc lập chương trình, kế hoạch công tác Đội là công việc bắt buộc, nằm trong kế hoạch chung của nhà trường, đảm bảo sự thống nhất, sự phối hợp cùng thực hiện những nhiệm vụ chung để đạt được mục đích chung là giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng đổi mới, phát triển.
* Ưu điểm: 
	Khi đã xây dựng được kế hoạch hoạt động thì TPT sẽ chủ động trong công việc, tránh những sự vụ làm phân tán những công việc trọng tâm. 
- Lập kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch còn giúp cho TPT đảm bảo hoàn thành các công việc cá nhân ở trường cũng như ở nhà (với cương vị là một giáo viên, một TPT một thành viên trong gia đình).
- Lập kế hoạch và cụ thể hóa kế hoạch còn giúp TPT đưa mọi hoạt động vào nền nếp.
* Nhược điểm:
	Vì kế hoạch được lập trước khi tiến hành hoạt động nên TPT phải bám sát kế hoạch để tổ chức hoạt động đạt hiệu quả, việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết nhưng khi tiến hành hoạt động TPT phải chú ý điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu như TPT không năng động để điều chỉnh kế hoạch thì hoạt động sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí còn không thể thực hiện theo kế hoạch được vì một lí do nào đó.
Ví dụ: Nhân kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân 22/12 TPT đã lên kế hoạch xin ý kiến của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, và chỉ huy trung đoàn không quân 923 cho đội viên đi thăm Trung đoàn mặc dù đã được các tổ chức nhất trí như kế hoạch, nhưng đến ngày hôm đi thăm thì có lệnh báo động, sân bay cấm trại “ Trong bất xuất, ngoại bất nhập” nên chuyến đi không thể tổ chức được như kế hoạch nếu hoãn lại dịp khác thì không còn ý nghĩa giáo dục thuyền thống nữa. TPT lại phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cho các em đi viếng đài tưởng niệm liệt sĩ của xã đây cũng là hoạt động mang ý nghĩa giáo dục thuyền thống cho các em.
	Như đã nói 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc_hoat_dong_doi_o.doc