SKKN Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp Một dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
1. Các định nghĩa, khái niệm về kỹ năng sống
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người như khả năng ứng xử phù hợp với người khác, xã hội, khả năng úng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người như biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người.
2. Quan niệm về kỹ năng sống
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi quan niệm được diễn tả theo cách khác nhau:
Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc(UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng ngày.
Tuy diễn đạt về kỹ năng sống khác nhau nhưng giống nhau ở nội dung cơ bản đó là những cách thức ứng xử, xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả. Từ đó giúp con người xác lập được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, hoàn thiện nhân cách của mình.
Một cách khác, có thể tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để khẳng định bản thân; Học để chung sống, học để làm việc. Kỹ năng sống có thể hiểu là kĩ năng làm việc, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống.
Như chúng ta đã biết: "Tiểu học là nền thì lớp Một là móng". Móng và nền có
vững chắc thì công trình xây dựng (giáo dục) mới bền vững. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng hơn từ khi Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ra đời. Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 của ngành giáo dục. Hơn nữa ngay từ đầu các năm học Phòng giáo dục- Đào tạo có hướng dẫn kế hoạch cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kỹ năng sống cho riêng mình. Chính những kỹ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này vì khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi ta phải thỏa mãn những kĩ năng tương ứng. Nếu ngay từ lớp Một, các em có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ biết làm chủ bản thân, có ý thức kỷ luật, ứng xử thân thiện, hợp tác, tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân, kĩ năng hoạt động xã hội, phòng ngừa tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước, các tệ nạn xã hội và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong cộng đồng, mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. Đây là việc làm hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số lại càng cần thiết bởi hầu hết các em chưa có khả năng: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động xã hội; Tự tin, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè và những người khác. Bên cạnh đó cần trang bị cho học sịnh các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hiện nay như đề phòng hỏa hoạn, đuối nước, tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích,.
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết phù hợp với mục tiêu giáo dục, nhằm góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh được phát triển toàn diện. Cũng như Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là vô dụng - Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Chúng ta không chỉ phải dạy kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn hết là dạy người, dạy cách làm người, những con người đáp ứng đầy đủ những tố chất hiện đại, năng động, hoạt bát, thích nghi tốt, ứng phó nhanh trong mọi tình huống nhưng không đánh mất đi phẩm chất, đạo đức, giá trị nhân văn tốt đẹp, bản sắc văn hóa của con người Việt Nam. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ sử dụng quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức. Một trong những tiêu chí được nêu trong Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố. Đặc biệt đối với học sinh lớp Một là lớp học đầu tiên của bậc Tiểu học. Các em vừa bước qua ngưỡng cửa của trường Mầm Non, vừa chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Môi trường thay đổi, hoạt động thay đổi và kéo theo nhiều sự thay đổi lớn trong các em. Phần lớn các em chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh, chưa biết tự tin trước đám đông, lúng túng khi gặp tình huống nguy hiểm. Bởi vậy việc giáo dục cho trẻ các kĩ năng tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, tự học là rất cần thiết. Các kĩ năng đó ta gọi tắt là kỹ năng sống. Thực tế cho thấy toàn khối lớp Một trường Tiểu học Võ Thị Sáu có trên 96% là học sinh dân tộc thiểu số. Được Nhà nước, Đảng ủy, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục - Đào tạo và nhà trường quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động các em đến trường để học tập. Đa số các em đã được học qua Mầm non, song do phong tục tập quán, trình độ nhận thức của người dân chưa cao, ít quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con em dẫn đến học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Các em đến trường rụt rè, không biết giao tiếp, chưa biết tự bảo vệ mình. Một số giáo viên chưa coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn qua loa đại khái mang tính chung chung. Với mong muốn làm rõ vị trí vai trò của giáo viên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực trạng kỹ năng sống của học sinh lớp Một. Trên cơ sở đó đề ra một vài giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu từ năm học 2016 – 2017, năm học 2017 – 2018. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một vài giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng kỹ năng sống của học sinh lớp Một dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong thời gian tới. Giúp giáo viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, đưa ra giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho học sinh. Giúp học sinh có khả năng ứng xử trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống như tự tin, tự phục vụ, mạnh giao tiếp và hợp tác, trung thực, có khả năng tự giải quyết vấn đề, hiểu biết và chấp hành pháp luật,.... Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Các định nghĩa, khái niệm về kỹ năng sống Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người như khả năng ứng xử phù hợp với người khác, xã hội, khả năng úng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người như biến kiến thức thành thái độ, hành vi, thói quen tích cực. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục hoặc rèn luyện của con người. Quan niệm về kỹ năng sống Cho đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng sống. Mỗi quan niệm được diễn tả theo cách khác nhau: Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc(UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hằng ngày. Tuy diễn đạt về kỹ năng sống khác nhau nhưng giống nhau ở nội dung cơ bản đó là những cách thức ứng xử, xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách linh hoạt, mềm dẻo, có hiệu quả. Từ đó giúp con người xác lập được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, hoàn thiện nhân cách của mình. Một cách khác, có thể tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết, học để khẳng định bản thân; Học để chung sống, học để làm việc. Kỹ năng sống có thể hiểu là kĩ năng làm việc, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống. Như chúng ta đã biết: "Tiểu học là nền thì lớp Một là móng". Móng và nền có vững chắc thì công trình xây dựng (giáo dục) mới bền vững. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng hơn từ khi Chỉ thị số 40/2008/CT BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” ra đời. Kế hoạch số 801/KH-BGDĐT ngày 04 tháng 11 năm 2016 về việc triển khai thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 của ngành giáo dục. Hơn nữa ngay từ đầu các năm học Phòng giáo dục- Đào tạo có hướng dẫn kế hoạch cụ thể về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp học sinh tự tin bước vào cuộc sống tương lai. Đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kỹ năng sống cho riêng mình. Chính những kỹ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này vì khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi ta phải thỏa mãn những kĩ năng tương ứng. Nếu ngay từ lớp Một, các em có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ biết làm chủ bản thân, có ý thức kỷ luật, ứng xử thân thiện, hợp tác, tự phục vụ, tự bảo vệ bản thân, kĩ năng hoạt động xã hội, phòng ngừa tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, đuối nước, các tệ nạn xã hội và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong cộng đồng, mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực, tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. Đây là việc làm hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp Một dân tộc thiểu số lại càng cần thiết bởi hầu hết các em chưa có khả năng: Tự phục vụ, tự quản; Giao tiếp, hợp tác; Tự học và giải quyết vấn đề; Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động xã hội; Tự tin, tự chịu trách nhiệm; Trung thực, kỷ luật, đoàn kết; Yêu gia đình, bạn bè và những người khác. Bên cạnh đó cần trang bị cho học sịnh các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hiện nay như đề phòng hỏa hoạn, đuối nước, tự bảo vệ bản thân, phòng tránh bị xâm hại, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích,... II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Thuận lợi Đảng ủy, chính quyền địa phương thuộc xã Ea Bông và Phòng Giáo dục- Đào tạo là đơn vị thường xuyên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục trong nhà trường. Các cơ quan ban ngành đoàn thể tại địa phương cũng đã thể hiện sự quan tâm đến chất lượng giáo dục và đặc biệt là việc huy động học sinh đúng 6 tuổi ra lớp. Các em học sinh có cùng một độ tuổi, ham hiểu biết, ham học hỏi, tò mò và thích sáng tạo, thích tự khẳng định mình. Đa số phụ huynh học sinh đều sử dụng điện thoại di động nên giáo viên chủ nhiệm có thể liên lạc trao đổi bất cứ lúc nào. Khó khăn Trường tiểu học Võ Thị Sáu là một trường thuộc vùng khó khăn có ba phân hiệu cách xa nhau từ 2 km đến 5 km. Số học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 97%. Trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ giáo viên trong tổ chưa đồng đều, số giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm 33,3%, kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Chất lượng giáo dục hàng năm còn thấp, tỉ lệ học sinh có kỹ năng sống chưa cao. Năm học 2016 – 2017, khối lớp 1 có 137 em chia thành 5 lớp, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 95,6%, năm học 2017 – 2018 cũng có 5 lớp với tổng số 110 em, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 96,4%. Toàn khối có 02 em mẹ là công chức, còn lại là con nhà nông. Bố mẹ không có nghề ổn định, mải lo việc mưu sinh ít quan tâm đến việc giáo dục con em. Phần lớn trẻ chưa được gia đình bồi dưỡng vốn kinh nghiệm giao tiếp nên các em rất nhút nhát. Mặc dù đã được học qua lớp Mầm non 5 tuổi song trong thực tế các em còn gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, thiếu tự tin, chưa có kĩ năng tự quản, tự bảo vệ bản thân, vẫn còn xảy ra tình trạng đuối nước vì lí do một số em hay nghỉ học đến ngày nghiệm thu bàn giao lớp mới đến trường. Các em lại không có cơ hội giao tiếp bằng tiếng phổ thông, không được thực hành trong suốt thời gian nghỉ hè. Số học sinh không chịu vào lớp khi mẹ đưa đến lớp còn nhiều. Cô hỏi chỉ gật và lắc đầu hoặc “ơ”, “hở”. Nhiều em còn chưa biết nói lời thưa gửi thể hiện lễ phép. Gọi lên bảng không chịu lên, không dám giơ tay phát biểu xây dựng bài. Cuộc sống của làng xóm và gia đình còn ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành kĩ năng của trẻ. Khả năng ghi nhớ còn hạn chế, các em chưa biết cách ứng xử đơn giản nhất với cô giáo và bạn. Nhiều em chưa nói được cụ thể họ tên mình, họ tên bố mẹ, chưa phân biệt được anh em trong nhà với anh em họ. Do không được quan tâm chu đáo và giáo dục tận tình nên trong con mắt ngây thơ của các em đâu đâu cũng yên bình, trong khi cuộc sống hiện đại xô bồ với vô vàn nguy hiểm luôn rình rập các em ở mọi lúc, mọi nơi. Trong chương trình, lượng kiến thức mà các em phải học tập và hoàn thành trên lớp khá nhiều nên không còn nhiều thời gian cho giáo dục kỹ năng sống. Các em chưa có nhiều điều kiện để giao tiếp với mọi người nên chưa thật sự tự tin, mạnh dạn bộc lộ bản thân trước đám đông, trước bạn bè và thầy cô giáo cũng như ngoài xã hội. Cũng chính từ đó, các em chưa đủ khả năng vượt qua các tình huống rủi ro trong cuộc sống. Thực tế trong giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn khá nhiều bỡ ngỡ về nội dung giáo dục, phạm vi giáo dục mà chỉ hiểu đến đâu làm đến đấy, kế hoạch chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa có được sự phối hợp nhiệt tình của cha mẹ học sinh. Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch còn mang tính chất chung chung, biện pháp động viên, khen thưởng chưa kịp thời. 95% học sinh khi vào lớp Một rất rụt rè, chưa biết giao tiếp, ứng xử, chưa có các kĩ năng thích nghi, hợp tác, chưa biết ứng phó, tự bảo vệ mình khi có tình huống xảy ra. Nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực của cuộc sống là do sự giáo dục của gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện nay. Giáo viên và người lớn chưa thật coi trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc rèn kỹ năng sống qua các môn học, tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa được chú trọng. Công tác tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho các em chưa nhiều. Trước những khó khăn và tính cấp thiết đó tôi luôn trăn trở làm thế nào giúp các em có được các kĩ năng cơ bản để vận dụng trong cuộc sống. Kết quả khảo sát đầu các năm học như sau:. Năm học TS HS Kĩ năng Kĩ năng giao tiếp, tự nhận thức, bảo vệ bản thân Biết nói năng lễ phép Bạo dạn trong giao tiếp Ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát Tự nhận thức, bảo vệ bản thân SL % SL % SL % SL % 2016 - 2017 137 79 59,8 52 37,9 85 62,0 62 42,3 2017 - 2018 110 70 63,6 40 36,4 70 63,6 65 59,1 Năm học TSHS Kĩ năng hợp tác, tự quản, tự học kĩ năng tốt có kĩ năng chưa có kĩ năng SL % SL % SL % 2016 - 2017 137 5 3,6 53 38,7 79 57,7 2017 - 2018 110 4 3,6 38 34,6 68 61,8 Kĩ năng tham gia giao thông, phòng chống tai nạn thương tích Năm học TSHS kĩ năng tốt có kĩ năng chưa có kĩ năng SL % SL % SL % 2016 - 2017 137 6 4,3 76 55,5 55 40,2 2017 - 2018 110 5 4,5 59 53,7 46 41,8 Từ tình hình thực tế trên cho thấy tỉ lệ học sinh phát triển toàn diện là rất ít. Đa số các em còn thiếu các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống hằng ngày như kĩ năng tự nhận thức, rụt rè khi giao tiếp, ứng xử chưa có văn hóa. Tôi thiết nghĩ nếu trẻ có khả năng giao tiếp tốt sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt môn học cũng như tham gia các hoạt động do trường, đội tổ chức. Chính vì thế tôi đã đưa ra các giải pháp cụ thể như xác định nội dung và phạm vi giáo dục kĩ năng sống. Tìm hiểu tình hình thực tế. Qua đó xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học. Rèn kĩ năng. Phối hợp giữa nhà trường- gia đinh và xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thi đua khen thưởng. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thứ nhất: Xác định nội dung và phạm vi giáo dục kĩ năng sống Để nâng dần kỹ năng sống cho học sinh, ngoài việc phải cần sự hết sức nỗ lực của thầy và trò, còn rất cần có sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương, chủ trương xã hội hoá giáo dục trong việc xây dựng và phát triển là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài trong sự phát triển bền vững. Điều 12 luật Giáo dục năm 2005 đã qui định rõ về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: “.... Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm, trong quá trình giảng dạy, việc đầu tiên mà tôi làm đó là xác định rõ những nội dung kỹ năng sống (những bài học) cần giáo dục cho học sinh và phạm vi giáo dục, cụ thể như sau: Rèn thói quen tốt trong học tập chú ý nghe giảng, sắp xếp sách vở gọn gàng, giáo dục ở tất cả các môn học. Biết chuẩn bị đồ dùng học tập, kiểm tra, nhắc nhở khi bắt đầu mỗi tiết học, mỗi môn học. Biết cách sắp xếp, có thói quen giữ gìn sách vở, dụng cụ học tập và bàn ghế ngăn nắp, gọn gàng hướng dẫn ngay từ những buổi học đầu tiên vào lớp 1 và thường xuyên nhắc nhở. Có tư thế ngồi học đúng cho học sinh đọc đồng thanh tư thế ngồi viết trước khi viết bài và uốn nắn thường xuyên. Rèn thói quen vệ sinh hằng ngày, biết được các thói quen tốt, không tốt để giữ vệ sinh hằng ngày giáo dục vào các tiết lao động vệ sinh đầu buổi học, kiểm tra, nhắc nhở vào các tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần. Rèn thói quen tự tin, mạnh dạn, hợp tác khi giao tiếp rèn luyện trong các tiết học như Đạo đức, Tự nhiên xã hội. Tự tin khi nói chuyện với thầy cô giáo, bạn bè và người thân rèn luyện khi đến trường, trong các tiết học Tiếng Việt và khi gặp gỡ mọi người. Biết cách tự bày tỏ mong muốn của của mình cho người khác hiểu rèn ngay từ những ngày đầu vào lớp 1. Có ý thức tập trung để học tốt như biết tự rèn và thực hành kĩ năng tập trung học tập tốt rèn trong tất cả các tiết học. Hiểu được sự cần thiết và biết cách đặt câu hỏi rèn trong tất cả các tiết học.Hiểu được sự cần thiết và có thói quen đi học chuyên cần giáo dục ngay từ những ngày đầu vào lớp 1 và thường xuyên nhắc nhở vào tiết sinh hoạt tập thể. Tự tin, hòa nhập với môi trường mới, với bạn bè, thầy cô hướng dẫn động viên ngay từ những buổi tựu trường đầu tiên. Hiểu được hiệu quả và rèn luyện thói quen phát biểu xây dựng bài động viên, khuyến khích trong tất cả các tiết học. Hiểu được ý nghĩa và tự giác trả lại của rơi cho người đánh rơi rèn luyện thường xuyên, hằng ngày trong lớp học và đặc biệt là trong giờ chơi. Hiểu được ích lợi và có thói quen đi học đúng giờ thông báo giờ vào học, tan trường ngay từ những buổi tựu trường đầu tiên, thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ trong suốt năm học. Hiểu được ích lợi của người bạn tốt và biết ứng xử tốt với bạn bè, chia nhóm học tập trong tất cả các môn học. Giáo dục lòng yêu trường lớp, kể được những điều em thích ở trường lớp như trang trí lớp học đẹp mắt, thân thiện, có tên trường và những nội dung liên quan đến trường, thể hiện hành động yêu quý trường lớp hướng dẫn và nhắc nhở trong suốt năm học. Ngoài các nội dung đã nêu ở trên, hằng năm, tùy vào tình hình thực tế ở địa phương, tôi còn lồng ghép một số kĩ năng phòng đuối nước, hỏa hoạn, biết tự bảo vệ mình và thực hiện an toàn giao thông cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Bởi vì theo tôi, học sinh lớp Một còn quá nhỏ dại và phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, thầy cô như đến trường hay tan học các em cần có người đưa đón. Nhưng bên cạnh đó đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn nên có những hôm không thể đưa đón con. Ngoài ra còn phải kể đến một số ít phụ huynh có điều kiện đã trang bị cho con những vật dụng, trang sức đắt tiền thu hút sự chú ý của kẻ xấu. Chưa kể đến an toàn giao thông hay các tệ nạn xã hội khác luôn rình rập, đe dọa các em mỗi ngày. Những nội dung này có thể nói là tôi luôn nhắc nhở hằng ngày, hằng giờ. Thứ hai: Tìm hiểu tình hình thực tế Sau khi nhận lớp, việc đầu tiên cần làm của giáo viên là ổn định lớp, tìm hiểu tâm lí học sinh ở lứa tuổi vào lớp Một. Đây là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi trường học tập thay đổi một cách cơ bản: trẻ phải tập trung chú ý trong thời gian liên tục từ 30 – 35 phút. Nhu cầu nhận thức chuyển từ hiếu kì, tò mò sang tính hiểu biết, hứng thú khám phá. Trẻ bắt đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bột phát để chuyển thành tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Tính nhạy và sức bền vững, tính khéo léo các thao tác của đôi bàn tay để tập viết được phát triển nhanh. Tất cả những điều đó đều là thử thách đối với trẻ, muốn trẻ vượt qua được tốt những thử thách đó thì giáo viên phải tạo sự gần gũi với học sinh ngay từ buổi đầu nhận lớp. Giáo viên động viên khuyến khích các em chia sẻ, hòa đồng với nhau thì ngay chính giáo viên phải coi các em như những người bạn, thường xuyên tiếp xúc, chủ động trò chuyện để các em có thể cởi mở, bớt nhút nhát, dễ nói chuyện với cô. Khi thấy các em xưng hô “mày – tao”, giáo viên phải nhắc nhở chỉnh sửa cách xưng hô cho phù hợp bằng “mình – bạn”, giải quyết công bằng những mâu thuẫn xảy ra giữa các em học sinh trong lớp. Thường xuyên nhắc nhở các em giơ tay khi phát biểu, không chen ngang khi giáo viên nói, khi nói phải “thưa cô”, không đùa giỡn trong lớp, không tự ý ra khỏi chỗ, không quay ngang quay dọc. Giáo viên đưa ra những kí hiệu chung cho cả lớp thực hiện thay vì lời nói để tạo thói quen cho các em: + Học sinh lấy bảng con “Gõ vào góc bảng 1 cái” + Ngồi kho
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_vai_giai_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lo.doc