SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp một

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp một

Như chúng ta đã biết, toán học là khoa học suy diễn trừu tượng nhưng toán học ở tiểu học lại mang tính trực quan, cụ thể bởi vì mục tiêu của môn toán học ở Tiểu học là hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng toán cho học sinh, tạo cơ sở phát triển tư duy và phương pháp toán sau này. Một mặt khác toán học còn có tính thực tiễn. Các kiến thức toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống. Mỗi mô hình toán học là khái quát từ nhiều tình huống trong cuộc sống. Dạy học toán học ở tiểu học là hoàn thiện những gì vốn có trong học sinh, cho học sinh làm và ghi lại một cách chính thức các kiến thức toán học bằng ngôn ngữ và các kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng một cách sáng tạo nhất, thông minh nhất.

Môn Toán còn góp phần giáo dục những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, cẩn thận, ý thức vượt khó, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.

Môn Toán lớp Một mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học. Sau này lớn lên các em có thể trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất. Các em sẽ không bao giờ quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm, tập viết 1, 2, 3, học các phép tính cộng, trừ. Những con số, những phép tính đơn giản ấy lại rất cần thiết cho suốt cuộc đời của các em.

Ở lứa tuổi học sinh lớp Một thì nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý tính. Các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ công thức, kiến thức dựa trên mô hình, sơ đồ, hình ảnh động mà các em được trực tiếp quan sát. Các em rất tò mò, ham thích tìm hiểu toán học, tìm hiểu không gian xung quanh và các em cũng rất thích tham gia các hoạt động mang tính thực tiễn.

 

doc 19 trang thuychi01 59524
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP MỘT
 Người thực hiện: Trần Thị Hà 
 Chức vụ: Giáo viên 
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Xương - Thọ Xuân 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2017
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
01
1.1. Lí do chọn đề tài.
01
1.2. Mục đích nghiên cứu.
01
1.3. Đối tượng nghiên cứu
01
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
02
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
02
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
02
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
02
2.3.Các biện pháp thực hiện.
03
2.3.1. Xây dựng lớp học thân thiện.
03
2.3.2. Dạy toán thông qua đồ dùng trực quan của giáo viên, học sinh và áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy toán.
03
2.3.3. Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học.
07
2.3.4. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực quan sát, biết suy nghĩ lập luận, phân tích đề toán.
9
2.3.5. Dạy toán thông qua các trò chơi.
11
2.3.6. Kết hợp việc kiểm tra bài cũ để học tốt bài mới.
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
15
3. Kết luận
15
Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, toán học là khoa học suy diễn trừu tượng nhưng toán học ở tiểu học lại mang tính trực quan, cụ thể bởi vì mục tiêu của môn toán học ở Tiểu học là hình thành những biểu tượng toán học ban đầu và rèn luyện kĩ năng toán cho học sinh, tạo cơ sở phát triển tư duy và phương pháp toán sau này. Một mặt khác toán học còn có tính thực tiễn. Các kiến thức toán học đều bắt nguồn từ cuộc sống. Mỗi mô hình toán học là khái quát từ nhiều tình huống trong cuộc sống. Dạy học toán học ở tiểu học là hoàn thiện những gì vốn có trong học sinh, cho học sinh làm và ghi lại một cách chính thức các kiến thức toán học bằng ngôn ngữ và các kí hiệu toán học. Mỗi tiết học là dịp để học sinh hình thành những kiến thức và kĩ năng mới, vận dụng một cách sáng tạo nhất, thông minh nhất. 
Môn Toán còn góp phần giáo dục những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, cẩn thận, ý thức vượt khó, tìm tòi sáng tạo và nhiều kĩ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
Môn Toán lớp Một mở đường cho trẻ đi vào thế giới kỳ diệu của toán học. Sau này lớn lên các em có thể trở thành anh hùng, nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống và sản xuất. Các em sẽ không bao giờ quên được những ngày đầu tiên đến trường học đếm, tập viết 1, 2, 3, học các phép tính cộng, trừ. Những con số, những phép tính đơn giản ấy lại rất cần thiết cho suốt cuộc đời của các em.
Ở lứa tuổi học sinh lớp Một thì nhận thức cảm tính chiếm ưu thế hơn nhận thức lý tính. Các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ công thức, kiến thức dựa trên mô hình, sơ đồ, hình ảnh động mà các em được trực tiếp quan sát. Các em rất tò mò, ham thích tìm hiểu toán học, tìm hiểu không gian xung quanh và các em cũng rất thích tham gia các hoạt động mang tính thực tiễn. 
Muốn làm được điều này, giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu tiềm ẩn, đồng thời giúp các em khơi nguồn sáng tạo ngay từ khi học lớp Một. Khơi dậy những tiềm năng này sẽ tạo nên hứng thú học tập, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
Là giáo viên trực tiếp dạy lớp Một. Tôi rất băn khoăn làm sao để các em có hứng thú, học tốt môn Toán vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp Một”
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 Nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh có hứng thú trong giờ học Toán.
Phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện phương pháp suy nghĩ từ đó giúp học sinh nắm bài tốt hơn, nhớ bài lâu hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đề tài này nghiên cứu về các biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán 
lớp Một.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trò chơi học tập.
- Phương pháp luyện tập thực hành.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
Trí thông minh là sự tổng hợp, phối hợp nhịp nhàng các năng lực trí tuệ như: quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, năng lực tư duy mà đặc trưng là năng lực tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo, vận dụng những hiểu biết đã học để giải quyết vấn đề được đặt ra một cách tốt nhất. Môn Toán là môn học có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết. Muốn cho học sinh thích học môn toán thầy, cô giáo phải tìm mọi cách để gây hứng thú trong quá trình dạy học, gợi ra sự tò mò, ham hiểu biết, nắm được cái mới lạ mà giờ học toán sẽ đem lại cho các em.
Một điểm đổi mới trong phương pháp dạy học hiện nay luôn coi trọng việc lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò là người giúp các em đi đúng hướng, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì vậy, ở lớp Một, việc giúp học sinh học tốt môn Toán là hết sức cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.2.1. Thực trạng 
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, tôi nhận thấy các em học sinh lớp Một chưa có hứng thú khi học môn Toán. Nhiều em còn mơ hồ, lúng túng, chưa nắm chắc được kiến thức, nhanh quên các kiến thức đã học, một số em làm đúng kết quả nhưng khi cô hỏi lại lại không biết để trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được bản chất các kiến thức đã học.
Kết quả khảo sát môn Toán của lớp 1d cuối năm học 2015 - 2016
Tổng số bài kiểm tra
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 27 bài
7 bài
25.9%
7 bài
25,9%
11 bài
40.8%
2 bài
7.4%
2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên.
 Do các em mới chuyển giai đoạn từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang 
hoạt động học tập là chủ đạo nên nhiều em chưa làm quen, bắt nhịp được với việc học tập đặc biệt là học môn Toán. 
 Một số em tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng tính toán chậm, khả năng phân tích tổng hợp, tư duy còn hạn chế. 
 Một số em chưa có động cơ học tập, chưa tự giác.
 Một số em còn rụt rè, nhút nhát, tự ti chưa dám bộc lộ hết khả năng của mình.
Để khắc phục thực trạng trên tôi đã dùng nhiều biện pháp trong quá trình dạy học giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức, từ đó các em sẽ hứng thú, say mê học tập hơn. Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt kết quả rất khả quan trong dạy học môn toán lớp Một. 
2.3. Các biện pháp thực hiện
2.3.1. Xây dựng lớp học thân thiện
Đối với học sinh lớp Một, đi học thực sự là một bước chuyển, một bước ngoặt có ý nghĩa lớn lao đối với sự phát triển trí tuệ, tâm lí và nhân cách của các em. Đa số các em khi mới chuyển từ Mầm Non sang Tiểu học các em còn bỡ ngỡ, rụt rè, lạ lẫm, chưa thích ứng được với môi trường mới, kém hứng thú với hoạt động học tập. Vì vậy tôi thấy việc đầu tiên phải làm đó là xây dựng “Lớp học thân thiện” Bởi vì: “Lớp học thân thiện” là nơi mà ở đó các em luôn vui vẻ, hoà đồng, đoàn kết thương yêu nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt. Nơi đây, các em luôn nhận được sự thương yêu đoàn kết của bạn bè, của thầy cô giáo. Sự thân thiện đó thể hiện qua những việc làm cụ thể sau: 
Ngay từ ngày đầu vào lớp Một giáo viên phải trò chuyện với các em để tìm hiểu về gia đình, về sở thích, về tâm tư nguyện vọng của các em.
Tạo bầu không khí vui vẻ, gần gũi, tôn trọng học sinh để các em cảm nhận được sự thoải mái khi tham gia việc học tập của mình.
Nhẹ nhàng uốn nắn, sửa sai cho học sinh kịp thời, thường xuyên.
Khen ngợi, động viên khi các em tiến bộ dù là rất nhỏ, để các em tự tin hơn, giúp các em thấy được thế mạnh của mình, đồng thời tạo dựng cho các em lòng tin vào bản thân, xoá đi nổi lo âu, sợ hãi trong lòng khi các em không làm được bài.
Trong lớp tôi luôn nhắc nhở các em phải xưng hô với bạn bè đúng mực. 
Nhắc nhở các em thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp.
Biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như khi tham gia các hoạt động của lớp.
Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút học sinh đến trường, đến lớp. Vì vậy tôi cũng rất quan tâm đến việc sắp xếp bàn, ghế cho ngay hàng, thẳng lối, lớp học luôn sạch sẽ. Trang trí thêm cho lớp học các câu khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, các bảng biểu, lẳng hoa, 
Được học tập trong môi trường, lớp học sạch đẹp, thân thiện, học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn, thích học hơn, yêu thầy, mến bạn hơn. Phát huy được tính tự giác, tích cực, phấn đấu học tốt hơn. 
2.3.2. Dạy toán thông qua đồ dùng trực quan của giáo viên, học sinh và áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy Toán.
Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy học sinh lớp Một muốn học tốt môn Toán thì phải có đồ dùng trực quan. Đây là yêu cầu không thể thiếu được đối với từng học sinh ngay từ buổi đầu đến trường. Bởi vì xuất phát từ đặc điểm nhận thức của học sinh lớp Một từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đồ dùng của học sinh là một hộp gồm: 10 que tính, 10 hình tròn, tam giác, hình vuông. Bộ số từ 1 đến 10 và các dấu cộng, trừ bằng, dấu lớn, dấu bé. Muốn đạt được yêu cầu này giáo viên phải thông báo cho phụ huynh biết và chuẩn bị cho con mình ngay từ đầu năm học.
Bộ đồ dùng toán này sẽ giúp cho học sinh lớp Một tự hình thành và xây dựng bài mới. Giúp cho học sinh nào cũng được làm việc độc lập. Tự mình khám phá, hiểu và vận dụng kiến thức Toán một cách chắc chắn, vững vàng, tự tin. Dựa vào đồ dùng toán của học sinh và bộ đồ dùng Toán của giáo viên, kết hợp với việc áp dụng công nghệ thông tin của giáo viên để giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn sao cho học sinh đi đúng hướng. Qua đó rèn cho các em tính độc lập, cẩn thận, chính xác, hào hứng khi học Toán.
Ví dụ 1: Dạy bài: Số 6.
 Học sinh lấy 5 hình tròn lấy thêm 1 hình tròn có tất cả 6 hình tròn.
 Học sinh lấy 5 hình vuông lấy thêm 1 hình vuông có tất cả 6 hình vuông.
Các em kiểm tra đếm lại 1, 2, 3, 4, 5, 6 trên các hình. Đếm lại theo nhóm.
5
1 ® 6
Chú ý học sinh lấy theo nhóm (5 hình tròn vàng thêm 1 hình tròn xanh)
Giáo viên (sử dụng bộ đồ dùng của giáo viên) đưa hình ảnh nhóm 5 hình tròn màu vàng thêm 1 hình tròn màu xanh tất cả là 6 hình tròn, tiếp tục giáo viên đưa ra 6 bông hoa, 6 con gà để học sinh nhận biết số lượng là 6.
 Để học sinh nắm chắc cấu tạo số 6, giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 6 que tính tách thành 2 phần tùy ý để có khái niệm như:
 6 gồm 5 và 1
 6 gồm 1 và 5
 6 gồm 4 và 2
 6 gồm 2 và 4 
 6 gồm 3 và 3
Qua đồ dùng học Toán của cô và trò đã giúp học sinh nhận biết khái niệm về số 6 một cách chắc chắn, nắm được cấu tạo số 6, nhận biết được số lượng trong phạm vi 6, số sáu được viết bằng chữ số 6 không phụ thuộc vào hình dáng, kích thước to lớn, nhỏ bé.
Ví dụ 2: Khi dạy bài: Phép cộng trong phạm vi 6. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng cộng như sau:
Yêu cầu học sinh lấy 5 hình tròn rồi lấy thêm 1 hình tròn nữa. (Tất cả học sinh cùng lấy)
 Từ mô hình học sinh lập đề toán, lập phép tính:
	 5 + 1 = 6
	 1 + 5 = 6
Yêu cầu học sinh lấy 4 hình tam giác rồi lấy thêm 2 hình tam giác nữa. (Tất cả học sinh cùng lấy) 
Từ mô hình học sinh lập đề toán, lập phép tính:
	 4 + 2 = 6
 2 + 4 = 6
Tương tự như thế giáo viên yêu cầu học sinh lấy 3 hình vuông lấy tiếp 3 hình vuông nữa.
Nhìn vào mô hình học sinh lập đề toán và sử dụng số, dấu +, dấu = trong bộ đồ dùng Toán để cài phép tính tương ứng 3 + 3 = 6
Như vậy học sinh đã lập được các phép cộng trong phạm vi 6 và khắc sâu được khái niệm phép cộng, thực hành làm tính cộng trong phạm vi 6 tương đối tốt. Được làm việc trên đồ dùng trực quan như vậy học sinh rất hứng thú, nhớ bài nhanh hơn, nhớ lâu hơn.
Ví dụ 3: Khi dạy bài: Bài toán có lời văn (Toán 1 trang 115)
 Bài toán có lời văn đang còn rất mơ hồ đối với các em nên tôi đã sử dụng hình ảnh động để hướng dẫn:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán. 
Giáo viên xuất hiện bài toán:
Bài toán: Có .. bạn, có thêm  bạn nữa đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
Giáo viên hiệu ứng 1 bạn ra trước sau đó hiệu ứng tiếp 3 bạn chạy tới. Nhìn vào hình ảnh này học sinh dễ dàng viết ngay được số vào chỗ chấm để có bài toán đầy đủ.
Tôi tiến hành tương tự như thế với bài 2 trang 115, bài 4 trang 116 sách Toán 1.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
Bài toán: Có con thỏ, thêm  con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
        Bài 4: Nhìn tranh viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán.
Bài toán: Có . Con chim đậu trên cành, có  con chim nữa bay 
đến. Hỏi..?
 Việc đưa hình ảnh như vậy tôi thấy học sinh học rất sôi nổi, nắm bài tương đối tốt. Nhìn vào các hình ảnh này học sinh dễ dàng hoàn thành những phần còn thiếu của bài toán. 
Ví dụ 4: Khi dạy bài: Phép cộng trong phạm vi 4 (Toán 1 trang 47)
Tôi dạy bài này (bằng giáo án điện tử) tôi đã sử dụng hình ảnh động. Khi hình thành kiến thức mới, giáo viên hiệu ứng đưa hình 3 con chim đậu trên cành ra trước học sinh rất thích thú với hình ảnh này, sau đó giáo viên hiệu ứng tiếp thêm 1 con chim từ từ bay đến với ảnh này đã thu hút được sự chú ý của học sinh. Học sinh nhìn vào hình ảnh sẽ lập được đề toán và lập được phép tính tương ứng 3 + 1 = 4 với hình ảnh giáo viên vừa đưa ra, các em hào hứng quan sát để tiếp tục phát hiện ra phép tính khác như: 1 + 3 = 4 và đưa ra 3 + 1 cũng bằng 1 + 3 đều bằng 4 
 Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán ở lớp Một đã giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp, kĩ năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Biện pháp này tạo cho lớp học sôi động, học sinh hào hứng học tập, 100% các em được tham gia vào bài mới.
2.3.3. Dạy học sinh nắm được bản chất các kiến thức toán học
 Để học sinh học tốt môn toán người giáo viên cần phải dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức từng bài, từng phần trong chương trình toán 1, hiểu cặn kẽ bản chất của kiến thức đó. Vì vậy khi dạy cho học sinh học toán, giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp, biện pháp thích hợp để học sinh nắm được các kiến thức bản chất nhất rồi từ đó làm cơ sở cho việc học các kiến thức tiếp theo. 
Ví dụ 1:
Khi dạy học sinh làm tính cộng: 2 + 3 = 5. Bằng kinh nghiệm sống của trẻ, các em có thể trả lời ngay được kết quả là 5, song nếu chỉ nghĩ rằng học sinh chỉ học thuộc các phép tính làm đúng kết quả thôi thì chưa đủ mà người giáo viên cần làm cho học sinh hiểu cặn kẽ bản chất, ý nghĩa của phép cộng. Cụ thể giáo viên cho học sinh thực hiện thao tác “gộp” hai nhóm đồ vật một nhóm có (2 đồ vật ) với một nhóm (có 3 đồ vật ) để tạo thành
một nhóm lớn hơn bao gồm tất cả các đồ vật của hai nhóm đó (5 đồ vật).
Để tìm được kết quả của phép cộng trên học sinh cần thực hiện đếm toàn bộ các đối tượng trong hai nhóm đồ vật và từ đây học sinh sẽ hiểu được vì sao 2 cộng 3 lại bằng 5 (2 + 3 = 5).
Bằng các hình ảnh trực quan, động tác, hoạt động của học sinh để từ đó các em nắm được “động tác gộp các nhóm đồ vật vào nhau chính là cơ sở của phép cộng hay nói cách khác đó chính là ý nghĩa của phép cộng.” 
Từ các hình ảnh cụ thể, từ những hoạt động của chính mình, học sinh đã biết vận dụng các kiến thức về ý nghĩa phép cộng. Dần dần các em hiểu về phép cộng một cách trừu tượng, khái quát hơn, thông qua việc hình thành cấu tạo số để hình thành phép cộng một cách có cơ sở, từ đó mở rộng sự hiểu biết của mình. 
Ví dụ 2: Khi dạy phép cộng trong phạm vi 3, sau khi hiểu ý nghĩa phép cộng là: 2 gộp 1 là 3 thì sẽ có phép tính 2 + 1 = 3, học sinh đã biết khái quát hơn về ý nghĩa bằng cách dựa vào cấu tạo số
Từ việc hiểu ý nghĩa để vận dụng dựa vào cấu tạo số như trên, học sinh cần được hiểu ý nghĩa phép tính cộng một cách toàn diện hơn, khái quát hơn, đầy đủ hơn:
2 gộp 1 được 3
2 thêm 1 được 3 ð 2 + 1 = 3
2 tăng 1 được 3 
 Khi dạy các số tròn chục, giáo viên gợi ý cho học sinh nắm chắc cấu tạo số rồi hướng dẫn học sinh là nét đặc biệt của các số tròn chục là hàng đơn vị luôn bằng 0. Từ nhận biết cơ bản này, học sinh sẽ áp dụng vào việc thực hiện phép cộng, trừ các số tròn chục một cách thuận lợi.
 30 + 50 = 80
 80 - 30 = 50 
Vì chữ số hàng đơn vị của các số tròn chục luôn bằng 0 (nên 0 đơn vị cộng với 0 đơn vị cho ta kết quả ở hàng đơn vị bằng 0) và (0 đơn vị trừ đi 0 đơn vị cũng cho ta kết quả ở hàng đơn vị bằng 0). Vì vậy học sinh chỉ cần cộng, trừ các chữ số ở hàng chục thì sẽ ra kết quả của phép tính.
Ví dụ 3: Khi hình thành khái niệm “ Một chục” tôi hướng dẫn học sinh:
+ 10 que tính bó lại ta được 1 chục que tính 
+ 10 quả trứng gà ta nói 1 chục trứng gà 
+ 10 cái bát ta nói 1 chục cái bát.
+ 10 quả cam là 1 chục quả cam  để rồi dẫn dắt học sinh nêu được: 10 đơn vị bằng 1 chục. (10 đơn vị = 1 chục)
 - Như vậy “chục” là đơn vị hàng cao hơn “đơn vị”.
 Trong cuộc sống ta hay nói: mua hai chục trứng, mua một chục bát, 
 - Về số lượng 10 đơn vị và 1 chục là bằng nhau nhưng khác nhau về bản chất khái niệm. “Chục” là đơn vị hàng cao hơn, được hình thành qua đơn vị, để rồi chục lại là cơ sở hình thành các số lớn hơn tiếp theo. 
Ví dụ 4: Khi dạy giải toán có lời văn: Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài toán thì điều quan trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như “thêm, và, tất cả,  ” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ” (có thể kết hợp quan sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. Khi gạch chân nên dùng phấn màu khác cho dễ nhìn. Trước tiên giáo viên nên giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đàm thoại “Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh phân tích đề toán.
Bài toán: Nhà Lan có 5 con gà, mẹ mua thêm 3 con nữa. Hỏi nhà Lan có tất cả mấy con gà?
 Giáo viên hướng dẫn:
- Bài toán cho biết gì? (Nhà Lan có 5 con gà)
- Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà)
- Bài toán hỏi gì? (Nhà Lan có tất cả mấy con gà?)
 Giáo viên nêu tiếp: 
 “Muốn biết nhà Lan có tất cả mấy con gà em làm thế nào?
(Lấy 5 + 4 = 9); hoặc: “Nhà Lan có tất cả mấy con gà ?” (có tất cả 9 con 
gà).
- Em tính như thế nào để được 9 ? (Lấy 5 + 4 = 9).
Tới đây giáo viên gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 con gà”, nên ta viết “con gà” vào trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
 Sau đó nhấn mạnh để học sinh hiểu từ “con gà” phải viết trong ngoặc đơn vì nếu viết 5 + 4 = 9 con gà là sai. Nếu muốn được kết quả là 9 con gà thì phải viết 5 con gà + 4 con gà = 9 con gà. Nhưng việc viết một phép tính giải với các danh số như vậy là rất khó khăn và tốn nhiều thời gian với các em nên ta dùng cách viết 5 + 4 = 9 (con gà) là cách viết tắt của một câu văn: “5 + 4 = 9, 9 ở đây là 9 con gà”.
Giáo viên hướng dẫn cách viết đáp số: Trong đáp số của bài toán thì không có phép tính và đáp số là trả lời cho câu hỏi của bài toán nên ta không đặt đơn vị “con gà” ở trong ngoặc đơn mà ghi như sau: Đáp số: 9 con gà.
 Giáo viên lưu ý:“Khi giải toán các em phải nêu được phép tính để tìm ra đáp số (đáp số ở đây là 9 con gà). Nếu chỉ nêu đáp số thì chưa phải là giải toán.
Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, đáp số giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải.
Một bài toán có nhiều cách đặt câu lời giải khác nhau chẳng hạn như:
*Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và thay từ mấy bằng từ “số”, thêm từ “là” cuối câu để có câu lời giải: “Nhà Lan có tất cả số con gà là:”
 Bài giải
 Nhà Lan có tất cả số con gà là:
 5 + 4 = 9 (con gà )
 Đáp số: 9 con gà
*Cách 2: Đưa từ “con gà” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ “Số” (viết trước từ con gà), thêm từ “là” ở cuối câu để có câu lời giải: “Số con gà nhà Lan có tất cả là:”
 Bài giải
 Số con gà nhà Lan có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (con gà )
 Đáp số: 9 con gà
*Cách 3: Dựa vào câu hỏi của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_toan_lop_mot.doc