SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn ở lớp 1 để nghiên cứu và thực hiện

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn ở lớp 1 để nghiên cứu và thực hiện

Tiểu học là bậc học nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Là nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học cung cấp những kiến thức ban đầu về tự nhiên - xã hội - con người, về văn hoá - văn học Việt Nam và thế giới, trang bị các phương pháp, kĩ năng về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng và phát huy những thói quen, tư tưởng, tình cảm, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Giáo dục học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của cả xã hội. Nhưng cần thiết hơn vẫn là môi truờng giáo dục trong nhà trường. Đặc biệt là ngôi trường tiểu học. Bởi đây chính là nền móng quan trọng nhất để xây nên những chủ nhân tốt, tạo ra những công dân tốt cho xã hội hiện đại. Trăn trở với việc cần phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, chúng ta đã có những thay đổi điều chỉnh kịp thời, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để kịp thời động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để giúp đỡ các em; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Ngoài ra, giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh,

 

doc 18 trang thuychi01 6495
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn ở lớp 1 để nghiên cứu và thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
A
Mở đầu
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
2
3
Đối tượng nghiên cứu
2
4
Phương pháp nghiên cứu
2
B
Nội dung SKKN
3
1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Thực trạng vấn đề
3
3
Các biện pháp tổ chức thực hiện
5
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về vị trí, tầm quan trọng của môn Toán.
5
Biện pháp 2: Nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi lớp 1, tạo được niềm vui khi đến trường.
6
Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan thường xuyên nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh.
9
Biện pháp 4: Dạy theo đối tượng học sinh nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
11
Biệp pháp 5: Tổ chức trò chơi học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
13
Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để hướng dẫn các em học tốt mạch kiến thức giải toán có lời văn.
14
4
Hiệu quả của sáng kiến kinh.
17
C
Kết luận, kiến nghị
17
1
Kết luận.
17
2
Kiến nghị.
18
A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài:
Tiểu học là bậc học nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Là nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là bậc học cung cấp những kiến thức ban đầu về tự nhiên - xã hội - con người, về văn hoá - văn học Việt Nam và thế giới, trang bị các phương pháp, kĩ năng về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồi dưỡng và phát huy những thói quen, tư tưởng, tình cảm, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
 Giáo dục học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của cả xã hội. Nhưng cần thiết hơn vẫn là môi truờng giáo dục trong nhà trường. Đặc biệt là ngôi trường tiểu học. Bởi đây chính là nền móng quan trọng nhất để xây nên những chủ nhân tốt, tạo ra những công dân tốt cho xã hội hiện đại. Trăn trở với việc cần phải làm như thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, chúng ta đã có những thay đổi điều chỉnh kịp thời, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để kịp thời động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để giúp đỡ các em; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh. Học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Ngoài ra, giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh,
 Vì vậy, chúng ta là những người làm công tác giáo dục, khi đứng trên bục giảng đều phải lo lắng, trăn trở, tập trung nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục. Cũng như các môn học khác, môn Toán có vai trò quan trọng là môn học cơ bản. Môn Toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới diệu kì của Toán học, nhưng làm sao để học sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Những kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc sống. Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là phần giải toán có lời văn đối với học sinh lớp 1 lại càng quan trọng và khó khăn hơn. Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với việc học đối với các em thật khó khăn bởi ở trường Mầm Non thì hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động vui chơi xong khi đến trường Tiểu học thì hoạt động học tập lại là chủ đạo, đó là hoạt động có ý thức (nghe giảng, học bài, có kiểm tra, làm theo yêu cầu của giáo viên...). Các em chưa quen ngay với những thay đổi này (từ hoạt động tự do sang hoạt động có mục đích). Ở tuổi này các em rất hiếu động, thiếu kiên trì, chú ý học chưa theo chủ định dễ nhớ cũng dễ quên, thích bắt chước...Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động học tập nhằm đưa chất luợng học sinh của lớp đạt hiệu quả tốt. Chính vì thế, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt giải toán có lời văn ở lớp 1để nghiên cứu và thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
 Như chúng ta đã biết, môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách cho các em, rèn các kĩ năng cơ bản của tiểu học. Mục đích của đề tài này là: 
+ Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1.
+ Đọc hiểu - phân tích - tóm tắt bài toán.
+ Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).
+ Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.
+ Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
3. Đèi t­îng nghiªn cøu: Mạch kiến thức về giải toán có lời văn, học sinh lớp 1C năm học 2016 - 2017. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp điều tra.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
 - Phương pháp luyện tập
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đứng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, đòi hỏi các nhà giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người mới.
 Cùng với môn Tiếng Viêt, môn Toán là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học. Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành những kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc sống là kĩ năng tính toán. Do đó, môn Toán có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trẻ cũng cần phải có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ vào ai. Để làm được điều đó, trẻ phải nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Dạy phần giải toán có lời văn ở lớp Một là một trong những khâu quan trọng diễn ra suốt quá trình học Toán ở Tiểu học cũng như lên cấp học Trung học. Dạy phần giải toán có lời văn, giúp học sinh nắm được nội dung của một bài toán cho biết cái gì, bài toán yêu cầu làm gì, cách trình bày một bài toán giải gồm các bước: viết từ bài giải, viết câu lời giải, phép tính và đáp số. Học sinh cần nắm chắc cách làm bài toán có lời văn ở lớp 1 thì mới học tốt được dạng toán phức tạp này ở các lớp trên. Đặc biệt, học sinh lớp 1 dễ nhớ cũng dễ quên, thiếu tập trung, sự kiên trì nên người giáo viên tiểu học vừa là người thầy lại vừa là người mẹ thứ hai ở trường của các em.
 Vậy để học sinh lĩnh hội được các kiến thức giáo viên cần phải đưa ra một số biện pháp cụ thể giúp các em học tốt phần giải toán có lời văn tạo được nền móng vững chắc cho các lớp trên. 
2. Thực trạng của vấn đề
 Trong năm học 2016- 2017 tôi được Ban Giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1C. Trong lớp có 21 học sinh, trong đó 10 em nữ và 11 em nam. Học sinh ngoan, có ý thức học tập, đa số các phụ huynh đều quan tâm đến việc học của con em. 
 Bản thân là giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu thương học sinh. Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp. Tuy nhiên ngay từ buổi đầu dạy học tôi đã nhận thấy chất lượng của lớp rất thấp, nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc học tập của các em.
Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học với tư cách là một môn học, rèn luyện với các thao tác tư duy như là so sánh, quan sát, phân tích,... mà trình độ của các em không đồng đều. Đó là một thử thách lớn đối với cả giáo viên và học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, viết chưa thạo. Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu. Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu bài toán có lời văn, chưa biết trả lời các câu hỏi như: bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì, không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải,... Một số em khi viết câu lời giải thì nêu lại câu hỏi của bài toán như Sơn, Hải, Tuấn; em Nam, Yến thì viết sai phép tính; còn em Hiểu, Đạt sai đơn vị, viết sai đáp số.... Có một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời, điều đó chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. 
Vào lớp 1 các em mới tập cầm bút, tập viết những con chữ, con số nên việc làm được một bài toán số đối với nhiều em là một vấn đề khó khăn, chưa nói đến là phải trình bày cả bài giải toán có lời văn vào vở ô ly thực sự là việc làm vô cùng vất vả. Cũng là một bất cập nữa là các em đang viết quen chữ cỡ nhỡ chưa được làm quen với chữ cỡ nhỏ nhưng khi làm toán vào vở việc hướng dẫn cho học sinh cách viết chữ cỡ nhỏ, cách trình bày một bài giải toán có lời văn sao cho cân đối, khoa học thực sự mất nhiều thời gian mà đâu chỉ ngày một ngày hai là các em có thể làm được, những em tiếp thu chậm thì quả là một quá trình dài vì vậy có những em cả tiết học nhưng chỉ làm được một bài toán chưa đạt được yêu cầu so với chuẩn. 
 Từ thực tế đó, tôi đã có những giải pháp cụ thể và tiến hành ngay để nâng cao hiệu qủa môn Toán nói chung và phần giải toán có lời văn cho học sinh khối 1, đặc biệt là lớp 1C.
3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho phụ huynh, học sinh về vị trí, tầm quan trọng của môn Toán. 
 Trong mỗi chúng ta, ai cũng thuộc câu hát: ‘Gia đình gia đình ôm ấp ta những ngày thơ, cho ta bao nhiêu niềm thương mến,...gia đình là cái nôi nuôi con khôn lớn thành người". Muốn nâng cao được chất lượng của học sinh cần có những điều kiện thực tế, nhiều biện pháp tác động, trong đó hành động của giáo viên, ý thức của học sinh, phụ huynh có ý nghĩa quyết định mang đến sự thành công. Vì vậy ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên truyền cho phụ huynh học sinh hiểu vị trí, tầm quan trọng của môn Toán. Cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai trò quyết định vì: các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Học môn Toán ở Tiểu học góp phần quan trọng vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động. Và việc dạy học phần giải toán có lời văn là cung cấp cho các em những kĩ năng quan trọng: nghe, nói, đọc, viết, là chìa khoá để tiếp cận những kiến thức phức tạp của dạng toán này. Nếu nói việc dạy học ở Tiểu học là xây một ngôi nhà thì việc dạy ở lớp 1 là chuẩn bị phần móng mà móng có vững thì ngôi nhà mới chắc. Để các em nắm vững các kiến thức và học tốt ở các lớp trên thì ngay từ lớp 1,các em phải nắm vững đề bài toán, phân tích đề, nắm chắc các bước để giải bài toán có lời văn, có kĩ năng tính toán thành thạo. Nếu học không tốt phần toán giải này thì các em sẽ gặp khó khăn khi học dạng toán này ở các lớp trên.
 Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến cho phụ huynh về vị trí, tầm quan trọng của môn Toán, tôi còn hướng dẫn cho phụ huynh trong lớp cách học theo hướng đổi mới để phụ huynh nắm rõ cách dạy học, kèm cặp con em mình học bài ở nhà. Tôi yêu cầu phụ huynh cần phải chuẩn bị ở nhà cho các em bàn và góc học tập đúng quy cách, đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng và lập cho con em mình một thời gian biểu cá nhân rõ ràng và rèn luyện các em làm theo thời gian biểu để thành thói quen. Tôi còn đề nghị phụ huynh mua đầy đủ sách vở, đồ dùng cho con em mình cụ thể là bộ đồ dùng học toán lớp 1. Học sinh lớp 1 có tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đồ dùng là phương tiện quan trọng để học sinh tiếp thu kiến thức mới nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Tôi động viên phụ huynh cần quan tâm đến việc học của con mỗi khi con đến lớp bằng việc soạn sách vở, đồ dùng cho con đầy đủ, khi con ở nhà thì hướng dẫn con học và rèn luyện cho con cách sắp xếp đồ dùng gọn gàng, đúng vị trí sau khi học xong. Mặt khác, phụ huynh cũng biết lắng nghe giáo viên nhận xét những mặt mạnh và yếu của con em mình để có cách hướng dẫn con học; Biết chia sẻ các hoạt động ở nhà của các cháu cho giáo viên để giáo viên nắm rõ trình độ nhận thức, tâm sinh lí của từng em mà có kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với các em;
 Sự phối hợp khéo léo giữa giáo viên và phụ huynh sẽ góp phần nâng cao chất lượng của lớp, vì vậy việc trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh, giữa phụ huynh và giáo viên là cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán đặc biệt là phần giải toán có lời văn.
Biện pháp 2: Nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1, tạo được niềm vui học tập khi đến trường. 
Với học sinh lớp Một, các em vừa chuyển từ bậc học Mầm non lên Tiểu học, tức là chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ yếu sang hoạt động học tập là chủ đạo, nhiều em cảm thấy bỡ ngỡ, bị gò bó, chưa thật sự tập trung chú ý học tập. Học sinh lớp Một với đặc điểm lứa tuổi là thường hiếu động, thiếu kiên trì, khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, chú ý học chưa theo chủ định dễ nhớ cũng dễ quên, thích bắt chướcKhi bước vào lớp 1, học sinh phải làm quen với hoạt động học tập, đòi hỏi học sinh phải làm việc có tổ chức, có mục đích. Đó là một hoạt động có ý thức như: Đến lớp phải ngồi nhiêm túc nghe thầy cô giảng bài, phải học bài, giáo viên kiểm tra bài, các em phải làm theo yêu cầu của giáo viên Vấn đề này càng khó khăn đối với những học sinh. Những thay đổi này làm cho một số em trong giờ học vẫn còn rụt rè, không dám đọc bài, không dám giơ tay phát biểu ý kiếnCác em không tập trung nghe giảng bài, còn ham chơi các trò chơi trong giờ học. Thực tế cho thấy học sinh đi học là những học sinh tự tin, có niềm vui khi đến lớp. Học sinh đến trường phải có niềm vui, có vui mới học tốt được. Vậy làm thế nào để mỗi ngày học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã chú ý tạo tâm thế cho học sinh để các em cảm nhận được đi học lớp Một sẽ có nhiều niềm vui. Mà niềm vui không thể tạo ra từ buổi học, tuần học mà phải có ở mọi lúc, mọi nơi qua thái độ, cách ứng xử của giáo viên trong việc chỉ bảo các em. Là người giáo viên cần có tình yêu thương thực sự với học sinh của mình, giáo viên cô giáo lớp Một càng cần hơn tình yêu thương như những đứa con đẻ của mình, nâng niu, nhẫn nhại với các con. Chỉ có tình yêu thương và lòng vị tha mới mang lại niềm vui cho học sinh. Thực hiện Thông tư 22/2016/TT – BGD& ĐT có hiệu lực từ ngày 06/11/2016 về việc đánh giá học sinh tiểu học, giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng lời nói. Trong đó, chú trọng nhận xét cụ thể của giáo viên về những nội dung học sinh đã thực hiện được và những nội dung chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời”. Điều này đồng nghĩa với việc giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học sinh bằng nhận xét cụ thể thay vì điểm số như những năm trước đây. 
 Để thực hiện có hiệu quả Thông tư 22/2016/TT- BGD& ĐT: Ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, trong giờ học tôi thông qua hình thức: Học mà chơi, chơi mà học, giáo viên phải nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các em, tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét động viên các em dù là tiến bộ nhỏ nhất giúp các em thấy tự tin và phấn khởi, sự chỉ bảo ân cần là điều rất cần thiết, tránh quát mắng các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Làm sao để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. 
 Ngoài hoạt động chủ đạo là học tập ra học sinh phải được chơi và chơi hết mình để tinh thần thoải mái. Tôi đã phối hợp giáo viên Thể dục mượn đồ dùng: dây, cầu, bóng, hướng dẫn các em chơi vừa giúp cơ thể khoẻ mạnh, mà còn rèn các tính nhanh nhẹn, khéo léotạo được tình thân bạn bè, yêu mến thầy cô. Trong giờ học để các em tiếp thu bài tốt hơn, tôi thường thay đổi không khí lớp học bằng bài thể dục giữa giờ, học sinh đặc biệt thích trò chơi học tập. Là một phương tiện có ý nghĩa quan trọng, cần thiết, nhằm khắc sâu kiến thức, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để đông đảo học sinh được tham gia. Trò chơi học tập giáo dục cho các em tính thật thà, biết đánh giá chính xác kết quả học tập của mình và của bạn, qua trò chơi thể hiện được tính trung thực của từng cá nhân; Ví dụ chơi ai nhanh hơn trong giờ Toán, chơi tìm nhanh tiếng, từ ngoài bài trong môn Tiếng Việt, chơi hái hoa dân chủ trong môn: Tự nhiên và xã hội;
 Một số em học tốt như em Trường, em Vy nhưng chữ viết rất cẩu thả, trình bày bài giải chưa cân đối, tôi kiên trì hướng dẫn cho các em cách trình bày sao cho đúng, khoa học. Tôi thường động viên, khuyến khích các em: Em làm bài rất nhanh, em chú ý dòng 1 viết câu lời giải, dòng 2 viết phép tính và đơn vị, dòng 3 viết đáp số như thế bài làm mới đẹp, cô tin từ bài sau các em sẽ trình bày đúng và viết đẹp hơn.
 Hay như em Kiệt, em Yến làm bài còn chậm hơn các bạn, tôi nhìn em và nói: Cô rất vui vì hôm nay các con đã hoàn thành bài tập trên lớp, cứ thế phát huy. Niềm vui của cô giáo là nhìn thấy sự tiến bộ của học sinh, mà cô vui- trò cũng vui tạo cho không khí của lớp học thật nhẹ nhàng và thoải mái, các em không còn lo lắng trong giờ học toán nữa. Đối với những học sinh chưa hoàn thành, tôi luôn luôn đối xử với các em công bằng nhưng rất nghiêm khắc, gần gũi, nhẹ nhàng bảo ban. Trong giờ học thường xuyên gọi những học sinh này lên bảng cho các em làm bài. Tôi hướng dẫn cặn kẽ hơn những chỗ em còn lúng túng. Nếu bài nào em chưa làm được tôi giảng lại và yêu cầu em làm một lần nữa. Nếu em vẫn chưa hiểu tôi lại giảng lại cho em thật hiểu. Gọi các em nói trước lớp nhiều lần để các em quen dần với chỗ đông người, mạnh dạn hơn khi đọc bài, khi nói ra ý kiến của mình để các em phấn đấu học tập.
 Từ những đặc điểm trên đòi hỏi người giáo viên lớp 1 cần chú ý xây dựng được nề nếp của lớp ngay từ những ngày đầu, giáo viên phải nhẹ nhàng tạo nên động cơ học tập, giúp các em hứng thú với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Trong quá trình dạy học với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu mà tôi đã ân cần dạy bảo, khuyến khích, động viên những tiến bộ của HS dù là nhỏ nhất giúp các em tin tưởng vào bản thân mình từ đó các em phấn khởi yêu thích học tập .
 Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan thường xuyên nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh.
 Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp Một chủ yếu là tư duy trực quan sinh động, các em phải dựa trên mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy trong các giờ học việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên là không thể thiếu. Kiến thức Toán học lại trừu tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ học phải đảm bảo tính trực quan. Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_giai_toan_co_loi.doc