Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1

Thực trạng dạy trong tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề phân

môn Mĩ thuật lớp 1 của giáo viên:

Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu các đồng nghiệp

về dạy học cho học sinh giới thiệu tác phẩm qua phân môn Mĩ thuật

lớp 1 ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy về phía giáo viên có một số ưu

điểm và tồn tại như sau:

1.1. Ưu điểm

- Giáo viên đã tìm hiểu kĩ bài dạy và tôn trọng phương pháp dạy học

mới: “Thầy thiết kế, trò thi công”, lấy học sinh làm trung tâm.

- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học hiệu quả và

tích cực tại môi trường ở lớp học.

- Biết tổ chức và dạy mĩ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với

văn hóa, cơ sở vật chất nơi mình công tác.Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1

6/15

- Thường xuyên tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học mĩ thuật để

phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho

mỗi học sinh.

- Phối hợp học hỏi và chia sẻ với các đồng nghiệp khi xây dựng kế

hoạch bài dạy của mình.

2.1. Tồn tại

- Do đặc thù môn dạy nên khả năng về giao tiếp ngôn ngữ và kĩ năng

trước đám đông của giáo viên mĩ thuật chưa có điều kiện để được trau

dồi và phát huy nhiều.

- Còn tập trung vào những học sinh có khả năng nói linh hoạt để cho

học sinh giới thiệu bài, chưa thật sự chú ý đến những học sinh nhút

nhát, chưa tự tin, diễn đạt chưa nhanh.

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo nhưng sử dụng chưa triệt để, chưa

linh hoạt theo từng đối tượng học sinh.

- Chưa phát huy hết khả năng thuyết trình của học sinh vì đây là phương

pháp dạy học mới, cả cô và trò đều cùng đang bước đầu làm quen và

vận dụng trong từng bài học.

pdf 28 trang hoathepmc36 28/02/2022 7591
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề Mĩ thuật Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
************ 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY – HỌC TRONG 
TIẾT GIỚI THIỆU TÁC PHẨM THEO CHỦ ĐỀ MĨ THUẬT LỚP 1 
Lĩnh vực : Mĩ thuật 
 Cấp học : Tiểu học 
NĂM HỌC 2016– 2017 
Mã SKKN 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 1/15 
MỤC LỤC 
A. Đặt vấn đề .......................................................................................................... ..1 
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. ..1 
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................. ..3 
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... ..3 
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. ..3 
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... ..3 
B.Nội dung5 
I. thực trạng về việc dạy – học giới thiệu tác phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 15 
1.Thực trạng dạy trong tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề phân môn Mĩ thuật 
lớp 1 của giáo viên..5 
2. Thực trạng về học tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 
16 
II. Nội dung dạy – học tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 
1.7 
III. Biện pháp thực hiện..11 
1. ............................................................................................................... N
ghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình Mĩ thuật mới 
của dự án SAEPS.11 
2. ............................................................................................................... G
iáo viên tổ chức tốt hoạt động học tập của học sinh14 
3. ............................................................................................................... V
ận dụng linh hoạt các phương pháp dạy – học .18 
4. ............................................................................................................... T
ạo điều kiện cho học sinh được thể hiện mình trước lớp..21 
5. ............................................................................................................... T
ổ chức trò chơi học tập..23 
6. ............................................................................................................... D
ạy tiết Giới thiệu sản phẩm kết hợp với các tiết học khác..26 
IV. Kết quả thực 
hiện....27 
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN 
NGHỊ30 
I. Kết 
luận30 
II. Khuyến nghị..............................................................................................31 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 2/15 
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO33 
E. MỤC 
LỤC..34 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 3/15 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lí do chọn đề tài 
 Mĩ thuật là phân môn có vị trí quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ, 
dạy học Mĩ thuật ở tiểu học giúp cho học sinh được tiếp xúc làm quen với 
những giá trị thẩm mĩ. Từ đó phần nào giúp cho học sinh biết vận dụng 
những kiến thức đã học vào trong các phân môn khác cũng như trong 
cuộc sống hàng ngày thông qua giao tiếp và ứng xử của mình. 
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để giúp cho trẻ hình 
thành nhân cách và phát triển toàn diện, từ đó hình thành và phát triển các 
kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong các tác phẩm mĩ thuật. Chính từ 
những điều trên cho thấy giáo dục thẩm mĩ là một yếu tố vô cùng cần 
thiết.Thông qua môn học Mĩ thuật các em được trang bị thêm cho mình 
những kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa cũng như ứng dụng vào các 
môn học khác. Từ đó, phát huy khả năng sáng tạo và tính thẩm mĩ trong 
các em. 
 Phân môn Mĩ thuật có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát 
triển các năng lực cho học sinh cũng như các giác quan, kĩ năng sống, 
kinh nghiệm, và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng 
lực tự học và tựu đánh giá. Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện theo nghị 
quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa 
– hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế. Năm học 2014 – 2015, Bộ giáo dục và đào tạo 
chỉ đạo triển khai thí điểm phương pháp dạy – học Mĩ thuật mới sử dụng 
những quy trình của SAEPS ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc 
dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch. Năm học 2016 – 2017 tại trường 
Tiểu học nơi tôi công tác cũng như trên toàn Quận, đã chính thức áp dụng 
hoàn toàn theo phương pháp dạy học mới này sau thời gian được thử 
nghiệm tại các trường tiểu học ở một số thành phố, tỉnh thành đại diện cho 
các vùng miền trên cả nước. Dự án đã chứng minh tính ưu việt và sự phù 
hợp với nhu cầu đổi mới dạy – học Mĩ thuật cấp tiểu học ở Việt Nam. 
Phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương 
tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó các em có thể hình 
thành và phát triển ba năng lực cốt lõi: 
- Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân (suy nghĩ, tình cảm, 
mong muốn). 
- Hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm/tác phẩm 
mĩ thuật được thể hiện trong các chủ đề. 
- Giao tiếp/trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩ thông qua sản 
phẩm/tác phẩm mĩ thuật. 
Cùng với việc phát triển những năng lực nói trên học sinh cũng có 
thể phát triển các giác quan, kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 4/15 
quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá. Đối 
với học sinh tiểu học và nhất là học sinh lớp 1 thì điều này vô cùng khó 
khăn. Gần như tất cả các kiến thức, kĩ năng cơ bản đều được hình thành từ 
cấp học này. Với phân môn Mĩ thuật cũng vậy, đây là môn năng khiếu đòi 
hỏi các em phải có tính sáng tạo, độc lập trong học tập để từ đó vận dụng 
linh hoạt vào các môn học khác một cách hiệu quả. 
Kĩ năng nghe, nói của học sinh lớp một còn chưa thạo, trong khi 
theo phương pháp dạy – học mới không chỉ giúp các em biết cách tạo 
hình mà còn giúp cho các em có khả năng giới thiệu sản phẩm, tác phẩm 
của mình đến các bạn, đến thầy cô và những người xung quanh mình. Biết 
cảm nhận không gian 2 chiều, 3 chiều một cách chân thực và sống động 
nhất mà sản phẩm mang lại qua khả năng của mình, của bạn thể hiện. Bên 
cạnh đấy, tiết học này khi học sinh giới thiệu hoặc sắm vai nhân vật trong 
tác phẩm phải thể hiện được tình cảm, thổi được cái hồn trong tác phẩm 
tới người xem và cảm xúc mang tới trong tác phẩm hay nhân vật mình 
thể hiện. 
Học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp học nên sự tập trung với bài vẽ còn 
chưa cao, nhất là khả năng đứng trước đám đông chưa tự tin thì việc 
truyền tải cái đẹp, sự rung cảm cái đẹp trên ngôn ngữ tạo hình thành khả 
năng giao tiếp trước đám đông là điều rất khó và học sinh còn lúng túng 
nhiều, chưa thể hiện được những điều mà mình muốn thể hiện qua ngôn 
ngữ nói. 
 Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết giới 
thiệu sản phẩm đối với học sinh lớp 1? Đó chính là điều tôi suy nghĩ và 
qua thực tế giảng dạy, tôi đã tìm tòi và nghiên cứu “Một số biện pháp 
nâng chất lượng dạy – học trong tiết giới thiệu tác phẩm theo chủ đề 
phân môn Mĩ thuật lớp 1”. 
2. Mục đích của đề tài 
 Với mục đích đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng 
dạy và học tập trong tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1, tôi 
mong muốn đem đến cho học sinh lòng say mê với môn học, tạo hứng thú 
cho các em qua tiết học nhẹ nhàng, vui nhưng lại rất hiệu quả. Các em 
được phát huy tính tích cực trong học tập, cũng như kết hợp rèn thêm về 
khả năng trừu tượng và cả tư duy logic. Trong giờ giới thiệu sản phẩm, 
ngoài việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh nhận xét bài của mình, của 
bạn thì việc cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa nội dung thể hiện thành câu 
chuyện qua tạo hình sẽ giúp học sinh phát triển khả năng tổng hợp, tìm bố 
cục để phát triển khả năng phân tích. Ngoài ra, học sinh còn được rèn trí 
tưởng tượng sâu hơn, khả năng phán đoán, kĩ năng ghi nhớ giúp các em 
mạnh dạn, tự tin hơn. Đồng thời, tôi mong muốn góp một phần nhỏ trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao trình độ chuyên môn của 
mình. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 5/15 
 Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học tiết giới thiệu sản 
phẩm lớp 1 bao gồm những đối tượng sau: 
- Nội dung dạy học Mĩ thuật lớp 1: Sách giáo khoa Mĩ thuật 1, sách giáo 
viên Mĩ thuật 1, một số sách tham khảo về dạy vẽ Mĩ thuật – tiết dạy 
học sinh giới thiệu sản phẩm. 
- Thực trạng dạy – học tiết giới thiệu sản phẩm lớp 1. 
- Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp Đan 
Mạch phân môn Mĩ thuật lớp 1. 
4. Phạm vi nghiên cứu 
- Nghiên cứu một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học tiết giới 
thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 ở trường Tiểu học. 
- Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2016 đến 4/2017. 
5. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này tôi đã đã thực hiện các phương pháp sau: 
- Phương pháp điều tra khảo sát 
- Phương pháp phân tích 
- Phương pháp tổng hợp 
- Phương pháp thực nghiệm 
- Phương pháp thống kê số liệu, đối chiếu 
B. NỘI DUNG 
I. Thực trạng về việc dạy – học giới thiệu tác phẩm 
phân môn Mĩ thuật lớp 1 
1. Thực trạng dạy trong tiết Giới thiệu tác phẩm theo chủ đề phân 
môn Mĩ thuật lớp 1 của giáo viên: 
 Qua thực tế giảng dạy của bản thân và tìm hiểu các đồng nghiệp 
về dạy học cho học sinh giới thiệu tác phẩm qua phân môn Mĩ thuật 
lớp 1 ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy về phía giáo viên có một số ưu 
điểm và tồn tại như sau: 
1.1. Ưu điểm 
- Giáo viên đã tìm hiểu kĩ bài dạy và tôn trọng phương pháp dạy học 
mới: “Thầy thiết kế, trò thi công”, lấy học sinh làm trung tâm. 
- Biết cách lập kế hoạch và tổ chức những quy trình dạy học hiệu quả và 
tích cực tại môi trường ở lớp học. 
- Biết tổ chức và dạy mĩ thuật một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với 
văn hóa, cơ sở vật chất nơi mình công tác. 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 6/15 
- Thường xuyên tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học mĩ thuật để 
phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho 
mỗi học sinh. 
- Phối hợp học hỏi và chia sẻ với các đồng nghiệp khi xây dựng kế 
hoạch bài dạy của mình. 
2.1. Tồn tại 
- Do đặc thù môn dạy nên khả năng về giao tiếp ngôn ngữ và kĩ năng 
trước đám đông của giáo viên mĩ thuật chưa có điều kiện để được trau 
dồi và phát huy nhiều. 
- Còn tập trung vào những học sinh có khả năng nói linh hoạt để cho 
học sinh giới thiệu bài, chưa thật sự chú ý đến những học sinh nhút 
nhát, chưa tự tin, diễn đạt chưa nhanh. 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học chu đáo nhưng sử dụng chưa triệt để, chưa 
linh hoạt theo từng đối tượng học sinh. 
- Chưa phát huy hết khả năng thuyết trình của học sinh vì đây là phương 
pháp dạy học mới, cả cô và trò đều cùng đang bước đầu làm quen và 
vận dụng trong từng bài học. 
2. Thực trạng về học tiết giới thiệu sản phẩm theo chủ đề phân 
môn Mĩ thuật lớp 1 
Năm học 2016 – 2017, tôi được nhà trường phân công giảng dạy 
trực tiếp phân môn Mĩ thuật lớp 1. Ngay từ đầu năm học, khi có 
chương trình Mĩ thuật dạy học theo phương pháp mới tôi đã bắt đầu 
tìm hiểu, điều tra về việc học tiết giới thiệu tác phẩm của học sinh. 
Khi học tiết Giới thiệu tác phẩm, một số em nắm được nội dung 
bài, thể hiện được qua ngôn ngữ, giọng điệu có luyến láy theo câu 
chuyện mình thể hiện. Bên cạnh những ưu điểm đó thì còn lại đại đa số 
các em có những hạn chế như: 
- Giới thiệu chưa lưu loát, kết hợp thêm tình huống các bạn hỏi và trao 
đổi phương pháp làm bài còn chưa nói hết ý được. 
- Khả năng diễn tả từ ngôn ngữ tạo hình sang ngôn ngữ nói còn chưa 
nhanh, chưa kể nói còn bé chưa rõ từ. 
- Chưa tự tin giới thiệu bài vẽ trước các bạn hoặc nói chưa đúng nội 
dung yêu cầu. 
 Đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát khả năng nói và giới 
thiệu sản phẩm của học sinh lớp1, kết quả như sau: 
Tổng số 
HS 
Chưa biết giới thiệu 
sp 
Biết giới thiệu sp 
nhưng chưa tự tin, 
chưa linh hoạt 
Giới thiệu được sp, 
rõ ý và có sáng tạo 
150 
SL % SL % SL % 
95 63,3 30 20 25 16,7 
 Kết quả trên cho thấy số học sinh có khả năng nói và giới thiệu 
được sản phẩm của mình trước các bạn là rất ít, vẫn còn nhiều học sinh 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 7/15 
chưa biết giới thiệu sản phẩm hay biết giới thiệu sản phẩm nhưng chưa 
tự tin, linh hoạt. 
 Trước hiện trạng nêu trên, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình 
câu hỏi: Phải làm gì và làm như thế nào để hạn chế tình trạng trên, dần 
khắc phục, nâng cao chất lượng diễn đạt từ tạo hình đến sang ngôn ngữ 
nói cho học sinh. Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu dù thời gian 
áp dụng chưa nhiều nhưng tôi cũng đã rút ra được mốt số kinh nghiệm 
cho mình. Ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả học sinh đã đạt được để 
đối chứng với kết quả giai đoạn trước xem hiệu quả của việc áp dụng 
các biện pháp trong quá trình dạy học của mình. 
I. Nội dung dạy – học tiết giới thiệu sản phẩm theo chủ 
đề phân môn Mĩ thuật lớp 1 
 Nội dung dạy tiết giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật lớp 1 
chính là những bài tạo sản phẩm theo chủ đề được học sinh học và làm 
quen ở những tiết tạo hình theo cá nhân và theo nhóm trong các tiết 
học trước. Nhưng tiết giới thiệu sản phẩm khác với những tiết trước đó 
là không sử dụng ngôn ngữ tạo hình nữa, từ ngôn ngữ tạo hình thể hiện 
khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói là thế mạnh (người học lấy thuyết 
trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói). 
ví dụ: Khi dạy theo chủ đề "Sắc màu em yêu" chia làm 2 tiết học, với 
thời gian như chủ đề trên giáo viên cho học sinh quan sát tranh, hoạt 
động theo nhóm và tiết 2 sẽ cho học sinh củng cố bài, giới thiệu sản 
phẩm của mình/của nhóm mình. Chủ đề này giáo viên dùng phương 
pháp gợi mở, trực quan, luyện tập kết hợp thực hành và được tổ chức 
dưới hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Tổ chức trưng 
bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm, giáo viên giúp học sinh trưng 
bày sản phẩm và gợi ý cho học sinh qua câu hỏi gợi mở: 
+ Em có thấy thích thú khi vẽ màu không? 
+ Kể cho cô và các bạn xem những hình ảnh nào có trong bài của 
mình? 
Có thể kết hợp cho các bạn học tập lẫn nhau, đặt câu hỏi cho bạn theo 
hướng dẫn của giáo viên: 
+ Bạn đã thực hiện những cánh hoa màu sắc như thế nào? hướng dẫn 
giúp mình làm được bông hoa đẹp như bạn được không? 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 8/15 
 Qua tiết giới thiệu sản phẩm học sinh được thể hiện sự thông minh 
về ngôn ngữ, từ những trải nghiệm ở các tiết học trước sẽ giúp cho các 
em có những niềm vui thích khác nhau khi tạo ra sản phẩm, các em sẽ 
có những biểu đạt mang tính rất riêng, đầy màu sắc cũng như sự sáng 
tạo trong tác phẩm với mỗi em. Ở giai đoạn này ngôn ngữ của các em 
đang phát triển, cùng với sự phát triển về vốn ngôn ngữ đó thì tư duy 
của các em cũng rất phong phú, đa dạng, có tính sáng tạo, tưởng tượng 
cao. Chính vì vậy mà việc các em được đứng giới thiệu sản phẩm của 
mình/của bạn. Phương pháp này giáo viên sẽ là người giúp học sinh 
chọn điểm bắt đầu tiết học và lôi cuốn các em cùng tham gia. Mỗi một 
chủ đề sẽ lại liên quan đến phần trước hoặc sau của nội dung mình thể 
hiện. Đặc biệt là xây dựng theo phương pháp xây dựng cốt truyện, giáo 
viên chọn nội dung trong quy trình mĩ thuật theo chủ đề, yếu tố quan 
trọng là các nhân vật, bối cảnh, dàn dựng, sự kiện. Cụ thể: 
+ Nhân vật: Là những người tưởng tượng - bạn cùng lớp, thành viên 
trong gia đình, người bán hàng..., cũng có thể trở thành nhân vật có 
những tính cách riêng. 
+ Bối cảnh: Là địa điểm hoặc môi trường nơi nhân vật sinh sống, làm 
việc, vui chơi... 
+ Hình thức: Là nội dung câu chuyện thể hiện dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên. 
 Với mỗi bài học, học sinh được giới thiệu sản phẩm, được củng 
cố, mở rộng và tích cực hóa hình ảnh, phát triển tối đa về tư duy hình 
tượng và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống 
phản ánh qua nét vẽ. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng thêm những tình 
cảm tốt đẹp, được trau dồi hứng thú khi giới thiệu tác phẩm và tìm 
thấy niềm vui trong hoạt động học tập này. 
ví dụ: Chủ đề "Ông Mặt Trời vui tính" 
+ Ông Mặt Trời của em đang làm gì? 
+ Nhìn vào cách thể hiện ông Mặt Trời đang ở thời gian nào trong 
ngày? 
+ Có thêm những hình ảnh gì xung quanh ông nữa không? 
+ Em biết gì về ông Mặt Trời? Kể cho cô và các bạn cùng nghe? 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 9/15 
 Cũng có thể kết hợp thêm trò chơi trong chủ đề này như: Hát bài hát 
có hình ảnh ông Mặt Trời và kể về ông qua bài hát vừa thể hiện. 
 Những nội dung dạy học nói trên được thông qua các hình thức 
luyện tập chủ yếu sau: 
- Hình thức gợi mở: Khi dạy tiết học Giới thiệu sản phẩm giáo viên 
giúp học sinh thế nào là Giới thiệu sản phẩm qua ngôn ngữ nói. Giáo 
viên cần chú ý giải thích thêm để học sinh hiểu và phân biệt được giữa 
Giới thiệu sản phẩm qua tạo hình, sắm vai nhân vật trong tác phẩm sẽ 
khác với diễn kịch hay làm MC dẫn chương trình trên sân khấu. 
- Khi học tiết Giới thiệu sản phẩm, thông qua ngôn ngữ tạo hình được 
diễn đạt bằng lời nói, học sinh có thể học bằng cách nói chuyện, nghe 
và thảo luận. Qua ngôn ngữ hình ảnh sẽ có cách giới thiệu theo từng 
suy nghĩ của mỗi học sinh dù cùng một hình ảnh. 
- Ngược lại, với một diễn viên hay một người dẫn chương trình chỉ cần 
làm đúng như kịch bản yêu cầu và lột tả được cảm xúc nhân vật thể 
hiện là xem như đã thành công. 
 Như vậy, cùng là cách diễn, cách thuyết trình; cùng là ngôn ngữ 
nói và đều phải lột tả cảm xúc, ngôn ngữ khi thể hiện nhưng khi giới 
thiệu sản phẩm của mình thông qua tác phẩm của mình, của bạn học 
sinh sẽ được thỏa sức thể hiện sự sáng tạo dù cùng là một nội dung 
hình ảnh. Các em trực tiếp nhận ra mặt được và chưa được của mình 
khi Giới thiệu sản phẩm nhờ vào sự nhận xét, góp ý của các bạn và 
giáo viên. 
 Hình thức Giới thiệu sản phẩm thông qua lời nói, cách diễn đạt từ 
ngôn ngữ hình ảnh tới ngôn ngữ lời nói. Hỗ trợ các em hình thành và 
phát triển các năng lực của mình, tác động qua lại lẫn nhau trong các 
tiết học cùng một chủ đề. 
 Dự án SAEPS đã đem đến cho các giáo viên dạy cảm hứng để hỗ 
trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng 
cách khuyến khích các em trải nghiệm để hình thành và phát triển các 
năng lực ở cá nhân. Cụ thể như sau: 
 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học trong tiết Giới thiệu sản phẩm phân môn Mĩ thuật 1 
 10/15 
 Theo phương pháp học mới này các năng lực của học sinh đều 
được phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là: 
- Trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua sản 
phẩm/tác phẩm mĩ thuật. 
- Sáng tạo những sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật, hợp tác và chia sẻ kinh 
nghiệm từ những gì mình đã lựa chọn. 
- Biểu đạt ý kiến, ấn tượng và cảm giác của các em. 
- Phân tích và diễn giải sự lựa chọn của mình trong suốt chủ đề bài 
học. 
- Giao tiếp và đánh giá quá trình thể hiện một chủ đề. Kết quả đạt được 
chính là sự biểu hiện của thị giác người xem. 
III. Biện pháp thực hiện 
Từ thực trạng nêu trên, qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng 
dạy, để giúp học sinh học tốt tiết học Giới thiệu sản phẩm phân môn 
Mĩ thuật lớp 1, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: 
1. Nghiên cứu kĩ nội dung, phương pháp dạy học theo c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf