SKKN Một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

SKKN Một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho

Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội, ở Việt Nam người dùng chủ yếu sử dụng Facebook hoặc Zalo. Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về không gian và thời gian [5].

“Facebook là mạng xã hội ra đời năm 2004 tại Đại học Harvard do Mark Zuckerberg sáng lập”[6]; sau một thời gian phát triển, Facebook trở thành mạng xã hội hàng đầu trên thế giới. Facebook hiện nay gồm có những chức năng sau: trò chuyện, tải hình ảnh, bình luận, khả năng tìm kiếm bạn bè dễ dàng. Ngày nay Facebook đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ.

Trường THPT Nguyễn Quán Nho là trường đóng trên địa bàn dân cư nghèo, xa trung tâm. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn mà rất nhiều phụ huynh học sinh phải đi làm ăn xa nhà, không có điều kiện chăm sóc cho con em. Lớp 12C6 có 16/38 phụ huynh (chiếm tỷ lệ 42%) không thường xuyên có mặt tại gia đình. Các bậc phụ huynh này đều trang bị cho con em mình một chiếc điện thoại để tiện liên lạc với gia đình. Ngoài ra để phục vụ cho học tập năm cuối cấp mà có đến 33/38 học sinh của lớp 12C6 đều có sử dụng điện thoại thông minh có chức năng truy cập Internet. Hầu hết các học sinh của lớp đều sử dụng mạng xã hội Facebook, bên cạnh một số mặt tích cực đem lại như: học tập, giao tiếp, tìm kiếm thông tin bổ ích thì mạng xã hội Facebook đã khiến nhiều học sinh sao nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Quỹ thời gian tự học của các em giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên mạng. Facebook còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng Facebook chưa có ý thức, vô trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của học sinh. Tất cả những vấn đề này có tác động tiêu cực đến đời sống và việc học của học sinh.

 

doc 22 trang thuychi01 24884
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Tài liệu tham khảo211 . Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội, ở Việt Nam người dùng chủ yếu sử dụng Facebook hoặc Zalo. Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về không gian và thời gian [5].
“Facebook là mạng xã hội ra đời năm 2004 tại Đại học Harvard do Mark Zuckerberg sáng lập”[6]; sau một thời gian phát triển, Facebook trở thành mạng xã hội hàng đầu trên thế giới. Facebook hiện nay gồm có những chức năng sau: trò chuyện, tải hình ảnh, bình luận, khả năng tìm kiếm bạn bè dễ dàng... Ngày nay Facebook đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ. 
Trường THPT Nguyễn Quán Nho là trường đóng trên địa bàn dân cư nghèo, xa trung tâm. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn mà rất nhiều phụ huynh học sinh phải đi làm ăn xa nhà, không có điều kiện chăm sóc cho con em. Lớp 12C6 có 16/38 phụ huynh (chiếm tỷ lệ 42%) không thường xuyên có mặt tại gia đình. Các bậc phụ huynh này đều trang bị cho con em mình một chiếc điện thoại để tiện liên lạc với gia đình. Ngoài ra để phục vụ cho học tập năm cuối cấp mà có đến 33/38 học sinh của lớp 12C6 đều có sử dụng điện thoại thông minh có chức năng truy cập Internet. Hầu hết các học sinh của lớp đều sử dụng mạng xã hội Facebook, bên cạnh một số mặt tích cực đem lại như: học tập, giao tiếp, tìm kiếm thông tin bổ ích thì mạng xã hội Facebook đã khiến nhiều học sinh sao nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Quỹ thời gian tự học của các em giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên mạng. Facebook còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng Facebook chưa có ý thức, vô trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của học sinh. Tất cả những vấn đề này có tác động tiêu cực đến đời sống và việc học của học sinh.
Hiện nay, tuy biết mạng xã hội Facebook có tác động tiêu cực đến học sinh nhưng trong nhà trường THPT Nguyễn Quán Nho chưa có tài liệu nào bàn về vấn đề này. Các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khi nhắc nhở học sinh học tập chỉ đề cập đến tác hại của mạng xã hội Facebook với học sinh một cách chung chung, đại khái và chưa có biện pháp để khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực đó. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017 với mục đích được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp các phương pháp mà tôi đã và đang áp dụng rất có hiệu quả tại ngôi trường tôi đang công tác và cũng hy vọng cách làm này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT Nguyễn Quán Nho nói riêng và các trường trên địa bàn giáo dục của tỉnh Thanh Hóa nói chung. 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
 	Tìm hiểu về những ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với xã hội nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng.
	Tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh, giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp chủ nhiệm 12C6 trường THPT Nguyễn Quán Nho, từ việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh là việc sử dụng mạng xã hội Facebook không đúng cách giáo viên chủ nhiệm sẽ đề ra các biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook trước và sau khi tác động. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để nâng chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mạng xã hội Facebook nếu như được sử dụng đúng cách và hợp lý thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nó như một chiếc cầu nối giúp mọi người có thể gần nhau hơn, có thể chia sẻ và nói chuyện với nhau cho dù bạn ở nơi đâu, đặc biệt Facebook còn là một công cụ rất hữu ích giúp cho việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu được hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu việc dùng Facebook không đúng cách thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, có thể gây hại đến sức khỏe, hạnh phúc và kết quả học tập của bản thân.
Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016-2017 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của học sinh và các biện pháp khắc phục là đề tài tương đối mới mẻ ở trường THPT và chưa có nhiều tài liệu đề cập đến. Sau đây là một số nghiên cứu được đăng trên các báo điện tử:
Báo Dân Trí.com.vn ra ngày 29/01/2013: Khi học trò bơ phờ vì “phây”.
Báo Thanh Niên.vn ra ngày 01/04/2013: Ảnh hưởng của Facebook đối với việc học tập.
Báo Bariavungtau.com ngày 06/10/2016: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối sống của giới trẻ. 
Báo Tintuc.vn ra ngày 07/11/2016: Ngăn giới trẻ sống ảo, mất phương hướng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng học sinh:
Bắt đầu từ cuối năm lớp 11 (năm học 2015-2016) trong lớp 11B6 đã có những biểu hiện đi xuống về mặt nề nếp, một số học sinh trong các giờ học không chú ý nghe các thầy cô giảng bài mà lén lút sử dụng điện thoại để vào Facebook và thường xuyên bị giáo viên bộ môn phê vào sổ đầu bài ảnh hưởng đến nề nếp của lớp như em Đặng Thị Linh, Dương Văn Tiến, Phạm Văn Cao Thiên, Nguyễn Thị Hương... Một số khác hay chụp ảnh các bạn rồi đưa lên Facebook để đùa nhau, bình luận gây cười chế giễu ảnh hưởng đến tình cảm bạn bè... Cá biệt còn có hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau ngay trong lớp học như trường hợp của Phạm Văn Cao Thiên và Lê Hoàng Tú Anh mà nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn cũng do các em có những bình luận trái chiều trên Facebook.
 Qua khảo sát đầu năm học 2016-2017 tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của học sinh lớp 12C6 như sau:
Không sử dụng
Thỉnh thoảng sử dụng
Sử dụng thường xuyên
Số lượng
5
6
27
Tỉ lệ %
13.2
15.7
71.1
Về thời gian sử dụng Facebook trong 1 ngày (Trừ ngày chủ nhật của 33 học sinh có sử dụng Facebook): 
Sử dụng dưới 1giờ
Sử dụng từ 1giờ đến 3 giờ
Sử dụng trên 3 giờ
Số lượng
6
9
18
Tỉ lệ %
18.2
27.3
54.5
Trong các ngày nghỉ thì thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook đều tăng rất nhiều so với ngày bình thường.
Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD (Facebook Addiction Disorder) – chứng “nghiện” Facebook, thường xảy ra với người trẻ tuổi. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu, thuốc lá Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm dụng Facebook quá đà ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của các em [4]. 
Khi các em “nghiện” mạng xã hội facebook các em có thể bị rơi vào các trạng thái hoạt động tiêu cực như sau:
 “Nghiện” mạng xã hội Facebook sẽ làm giảm sự tương tác giữa học sinh với các thành viên trong gia đình, giữa các học sinh trong lớp với nhau. Nhiều học sinh trong lớp dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ trên mạng, các em không quan tâm đến gia đình, những người xung quanh và bạn bè trong lớp. Sau thời gian học tâp các em dành phần lớn thời gian để lên mạng, thậm chí có em còn tranh thủ 5 phút ra chơi để lên mạng. Dần dần, các em coi trọng các mối quan hệ “ảo” hơn gia đình và bạn bè trên lớp của mình. Việc làm này của các em đã khiến người thân và gia đình buồn phiền, các mối quan hệ bạn bè không còn thân thiết như trước đây nữa.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook làm lãng phí thời gian học tập của học sinh. Lứa tuổi học sinh lớp 12 thay vì phải dành phần lớn thời gian cho các hoạt động học tập thì các em lại dành phần lớn thời gian để lên mạng. Sau thời gian học tập ở trường là thời gian các em nghỉ ngơi, ôn bài, làm bài tập thì nhiều em sử dụng khoảng thời gian đó để lên mạng xã hội. Em Nguyễn Văn Tiến một học sinh trong lớp đã tâm sự với tôi: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook chỉ là cho có phong trào theo các bạn bè trong lớp nhưng dần dần nó lại trở thành thói quen không thể bỏ được. Mỗi lần bật máy tính hoặc cầm điện thoại mà không vào Facebook lại cảm thấy không yên. Đôi khi em vào Facebook chỉ là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi chờ like hay comment mãi không dứt ra được.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook làm sao nhãng mục tiêu thực sự của cá nhân của học sinh, là nơi khiến một số học sinh đánh mất những phẩm chất tốt đẹp của mình đây là một mối nguy hại vô cùng lớn gây hậu quả khôn lường cho tương lai của thế hệ trẻ. Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm học sinh quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm học tập để nâng cao trình độ, các kỹ năng cơ bản cần thiết để thi đậu đại học hoặc tìm kiếm công việc trong tương lai thì một số học sinh chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.Thậm chí để được nổi tiếng, câu được nhiều like nhiều em còn post lên mạng những hình ảnh, thông tin gây sock đối với người đọc. Ví dụ cách đây không lâu, một học sinh đã đưa lên Facebook cái gọi là “Bản tuyên ngôn học sinh” đã khiến không những các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh mà nhiều người đọc bức xúc, bàng hoàng. Hay việc không ít các học sinh gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên Facebook khi bị thầy cô nhắc nhở hoặc cho điểm kém vì không thuộc bài. Những “Hội những học sinh ghét thầy, cô”; “Hội học sinh bá đạo” trở thành điểm tụ tập của các học sinh cá biệt. Không những thầy cô, bạn bè mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng là nạn nhân bị chửi bới trên Facebook bằng từ ngữ “vô học”. Cách đây mấy tháng còn có một số hình ảnh của học sinh ngồi trên tượng phật, bia mộ liệt sĩ để chụp ảnh, câu like và bị cộng đồng mạng lên án. Tuy hiện tượng này chưa từng xảy ra ở học sinh lớp 12C6 nhưng đây là một thực trạng buồn cho nền giáo dục, cho thế hệ trẻ của một đất nước.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. “Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử  làm ta cảm thấy khó ngủ hơn. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần” [3]. Ví dụ, em Dương Văn Tiến là một học sinh nghiện Facebook, qua tìm hiểu tôi được biết có khi em sử dụng điện thoại vào Facebook đến 1, 2 giờ sáng. Vì vậy lúc nào nhìn em cũng có cảm giác mệt mỏi và em thường xuyên ngủ ngục trong lớp, ảnh hưởng đến việc học. 
Mạng xã hội Facebook gián tiếp gây nên bạo lực học đường. Đây là một mối lo lắng không chỉ trong gia đình, nhà trường mà toàn xã hội, sử dụng mạng xã hội không văn minh, có những bình luận gây sock cho nhau dễ gây nên những xích mích trên mạng. Chính những bạo lực trên mạng đã gây nên bạo lực ngoài đời thật. Tất cả các học sinh đều có xu hướng tham gia các nhóm trên mạng. Ví dụ: nhóm fan của các ca sĩ, diễn viên Thậm chí các em tham gia nhóm theo địa phương cư trú: Nhóm học sinh Thiệu Thịnh, nhóm học sinh Thiệu Giang, nhóm học sinh Định Công Các nhóm này đôi khi công kích, nói xấu nhau gây mất đoàn kết dẫn đến bạo lực trên mạng và các em sẽ giải quyết mâu thuẫn đó bằng bạo lực ngoài đời thật.
2.2.2. Thực trạng giáo viên: 
	Trước tình hình lớp 11B6 từ cuối năm học 2015-2016 có những biểu hiện suy giảm về nề nếp, dẫn đến giảm sút về kết quả học tập, là một giáo viên tâm huyết với nghề, với học sinh đã thôi thúc tôi không ngừng tìm hiểu để khắc phục tình trạng trên, nâng cao hiệu quả học tập cho các em. Tuy nhiên những biểu hiện đi xuống về học tập và nền nếp vẫn còn tiếp diễn ở một số tuần đầu tiên của năm học mới. Sau khi tìm hiểu thông qua hội nghị lớp chủ nhiệm, hội nghị phụ huynh học sinh, tâm sự với các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp 12C6 đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết quả học tập của học sinh không những không tiến bộ mà còn có biểu hiện đi xuống, một trong các nguyên nhân đó là do các em “nghiện” mạng xã hội Facebook. 
Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh ngoài sự nổ lực giảng dạy kiến thức giáo viên phải phát hiện được các ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội mang lại cho các em trong đó phổ biến nhất là mạng xã hội Facebook, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Sau khi phân tích tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của lớp chủ nhiệm, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do mạng xã hội Facebook mang lại cho học sinh lớp 12C6 giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho.
2.3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh 12C6 để học sinh nhận biết tác hại của việc “nghiện” Facebook, một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook qua tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần. 
Sau khi tìm hiểu trên mạng Internet tôi đã trình bày cho học sinh các dấu hiệu để các em nhận biết mình có bị nghiện mạng xã hôi facebook hay không và các lưu ý khi sử dụng Facebook.
*Dấu hiệu nhận biết người “nghiện” Facebook:
- Mất hứng thú trong công việc, học tập: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mạng xã hội là nguyên nhân chính khiến người dùng cạn kiệt nguồn cảm hứng trong công việc và học tập. 
- Danh sách mục tiêu đề ra chẳng bao giờ được thực hiện: Sự mất tập trung thường xuyên xảy ra ở những người nghiện mạng xã hội. Chúng khiến người dùng có tâm lý trì hoãn thực hiện các mục tiêu đề ra. Năng suất công việc từ đó cũng bị giảm đi đáng kể.
- Vô thức dùng điện thoại trong khi chờ đợi: Việc dùng điện thoại để giết thời gian mỗi khi rảnh rỗi là một thói quen không tốt. Có người nhận xét: “thế hệ của chúng ta là thế hệ cúi đầu” khi dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người đồng loạt cúi xuống nhìn màn hình điện thoại mọi lúc mọi nơi.
- Biến tất cả các sự kiện trong ngày thành status trên Facebook: Thay vì viết nhật ký như trước đây, ngày nay học sinh có xu hướng “số hóa” tất cả các sự kiện xảy ra trong ngày bằng những status trên mạng xã hội.
- Ngưng đọc sách đã lâu: Thói quen đọc sách đang dần bị mai một trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Tuy nhiên, bản thân Zuckerberg – ông chủ của Facebook chia sẻ: “Sách giúp bạn khám phá toàn diện một chủ đề để đắm mình sâu hơn hầu hết các phương tiện truyền thông hiện đại. Tôi mong chờ mọi người sẽ đọc sách nhiều hơn thay vì cắm cúi vào mạng xã hội của mình”.
- Thiếu quyết đoán: Mỗi lần cần đưa ra quyết định quan trọng, thay vì xác định một phương án khả thi và lên kế hoạch nghiêm túc để thực hiện, chúng ta thường tốn thời gian tham khảo ý kiến bạn bè trên mạng xã hội một cách không cần thiết. Điều đó làm chúng ta thiếu đi sự quyết đoán cần thiết trong cuộc sống.
- Cảm thấy không ổn nếu thiếu mạng xã hội: Đó là cảm giác chung của tất cả những ai trót “sống ảo” quá lâu trên mạng [1].
* Một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook.
- Nếu có việc cá nhân cần liên hệ với bạn bè ta nên nhắn tin thay vì viết lên tường.
- Nên cân nhắc trước những phát biểu của cá nhân, 
- Nên trả lời các comment khi nó là câu hỏi của bạn bè.
- Không nên chỉ trích người khác khi họ bình luận.
- Không nên cập nhật trạng thái của mình liên tục mọi lúc, mọi nơi.
- Không nên đưa những thông tin không đúng sự thật, thông tin của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ, những thông tin nhạy cảm lên mạng.
- Không nên kết bạn với người lạ [2]
Để thực hiện giải pháp này tôi lên mạng Internet tìm hiểu các tác động tiêu cực của Facebook, dấu hiệu nhận biết “nghiện” Facebook và một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook làm tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức về mạng xã hội Facebook cho bản thân. Tôi dành thời gian vào Facebook thường xuyên hơn trước đây. Trong Facebook của mình tôi kết bạn với tất cả học sinh trong lớp 12C6. Thông thường ở trường THPT Nguyễn Quán Nho các giáo viên rất ít khi kết bạn trên Facebook với học sinh, nhất là các học sinh cá biệt. Việc kết bạn với học sinh giúp tôi biết thời gian học sinh sử dụng Facebook trong một ngày, các thông tin các em đưa lên mạng và bình luận nếu có. 
 	Vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 7 (tuần 3 ngày 10/09/2016), tôi tổ chức bài thi tìm hiểu về những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook đến lứa tuổi học sinh nói chung và bản thân các em nói riêng, tôi cho các em thời gian 1 tuần để tìm hiểu và viết bài thu hoạch. 
Buổi sinh hoạt tiếp theo cô trò sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề này. Tôi thật sự bất ngờ vì đa số học sinh trong lớp sau khi tìm hiểu các em đều nêu được những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội Facebook. Chính các em còn đề xuất một số biện pháp để làm giảm tác hại của Facebook đến bản thân như chỉ nên truy cập Facebook vào một thời gian cố định trong ngày; Thời gian sử dụng mạng Facebook để giải trí khoảng 30 phút một ngày là hợp lý; nên đăng xuất sau khi không sử dụng Facebook nữa; không sử dụng điện thoại lên Facebook trong khi học bài và khi chuẩn bị đi ngủ...
Hình 1: Hình ảnh minh họa tiết sinh hoạt lớp12c6 về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook
Sau đó, tôi giới thiệu cho các em cách nhận biết mình có bị “nghiện” Facebook hay không. Kết quả khảo sát cho thấy có đến gần 50% học sinh trong lớp có biểu hiện “nghiện” mạng xã hội này ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tôi phân tích kết quả điều tra, nêu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc “nghiện” mạng xã hội Facebook đến bản thân các em, gia đình và xã hội từ đó để các em để các em có quyết tâm thoát khỏi tình trạng trên. Tôi hướng dẫn cho các em một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook. Mục đích là để các em biết cách sử dụng Facebook.
Đối với những trường hợp quá nghiện Facebook như Đặng Linh, Dương Tiến tôi gặp riêng, tâm sự, lắng nghe tâm tư tình cảm của các em để có thêm biện pháp giáo dục phù hợp.
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 1: Đa số học sinh đều có thời gian vào Facebook giảm rõ dệt. Ví dụ các em Đặng Thị Linh, Lê Thị Hà, Dương Văn Tiến là những em trước đây có thời gian vào Facebook nhiều nhất (5, 6 giờ một ngày bình thường đã giảm xuống còn 1 – 2 giờ). Những em hay đưa hình ảnh của bạn bè với mục đích gây cười chế giễu, câu like như em Đỗ Viết Toàn, Lê Đình Hoàng đã biết sử dụng Facebook đúng mục đích, văn minh, lịch sự. Tình trạng “nghiện” Facebook của các em đã được khắc phục một phần.
 Ngoài ra, tôi đã hướng dẫn học sinh trong lớp tạo ra một nhóm kín của lớp bao gồm tất cả địa chỉ Facebook của lớp, nhóm kín đó ngoài việc thông báo những kế hoạch của lớp còn là nơi cô trò có thể trò chuyện, bàn bạc các công việc của lớp để cô trò có thể gần gũi nhau hơn.
Hình2: Hình ảnh nhóm kín của lớp 12C6
2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh 12C6 tìm hiểu, truy cập thông tin bổ ích trê

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_khac_phuc_anh_huong_tieu_cuc_cua_man.doc