SKKN Soạn giảng chủ đề gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, Sinh học 12, theo hướng sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học theo chủ đề

SKKN Soạn giảng chủ đề gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, Sinh học 12, theo hướng sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học theo chủ đề

 Hiệu quả cuối cùng của quá trình dạy học là học sinh nắm được kiến thức vững vàng và vận dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập, ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sản xuất.

 Việc đổi mới phương tiện và phương pháp dạy học hiện nay ở nhà trường phổ thông là vấn đề cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng đào tạo năng lực cho người học. Giáo dục nhà trường hiện tại là dạy cho các em năng lực, phương pháp tự học, tự phát hiện kiến thức, tận dụng tối đa các kiến thức ở các môn học liên quan, có như vậy mới tạo điều kiện cho học sinh rút ngắn thời gian nhận thức. Vậy nên việc lựa chọn, thiết kế nội dung bài dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh, để phát triển tư duy và kỹ năng, để gây hứng thú học tập cho học sinh mới là điều quan trọng, có như vậy thì mới đem lại hiệu quả dạy học. Mà điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm sư phạm của mỗi giáo viên, mỗi người có một “ hướng đi riêng” để đưa kiến thức của bài dạy đến với học trò. Qua thực tế giảng dạy và sau khi đi tiếp thu chuyên đề tập huấn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học; dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án, để tiếp cận với chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông mới do sở giáo dục Thanh Hóa tổ chức vào hè 2017, tôi đã nghiên cứu, thực hiện đề tài

 

doc 22 trang thuychi01 7300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Soạn giảng chủ đề gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, Sinh học 12, theo hướng sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học theo chủ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SKKN: SOẠN GIẢNG CHỦ ĐỀ GEN, MÃ DI TRUYỀN, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ, SINH HỌC 12, THEO HƯỚNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
 Hiệu quả cuối cùng của quá trình dạy học là học sinh nắm được kiến thức vững vàng và vận dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập, ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, sản xuất...
 Việc đổi mới phương tiện và phương pháp dạy học hiện nay ở nhà trường phổ thông là vấn đề cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng đào tạo năng lực cho người học. Giáo dục nhà trường hiện tại là dạy cho các em năng lực, phương pháp tự học, tự phát hiện kiến thức, tận dụng tối đa các kiến thức ở các môn học liên quan, có như vậy mới tạo điều kiện cho học sinh rút ngắn thời gian nhận thức. Vậy nên việc lựa chọn, thiết kế nội dung bài dạy như thế nào để phù hợp với đối tượng học sinh, để phát triển tư duy và kỹ năng, để gây hứng thú học tập cho học sinh mới là điều quan trọng, có như vậy thì mới đem lại hiệu quả dạy học. Mà điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm sư phạm của mỗi giáo viên, mỗi người có một “ hướng đi riêng” để đưa kiến thức của bài dạy đến với học trò. Qua thực tế giảng dạy và sau khi đi tiếp thu chuyên đề tập huấn về phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học; dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án, để tiếp cận với chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông mới do sở giáo dục Thanh Hóa tổ chức vào hè 2017, tôi đã nghiên cứu, thực hiện đề tài 
“ Soạn giảng chủ đề GEN, MÃ DI TRUYỀN - QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ sinh học 12 theo hướng sử dụng phương pháp dạy học theo góc trong dạy học theo chủ đề ” cùng một số bài học khác để áp dụng vào thực tế giảng dạy và thấy có hiệu quả rất tốt. Theo hướng này, tôi thấy đã khai thác, đã tích cực hóa được ở các em học sinh rất nhiều về: Hứng thú học tập, phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng, nắm vững kiến thức.
2. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra phương pháp phù hợp, có hiệu quả đối với việc soạn giảng một số bài học đặc biệt là chủ đề GEN, MÃ DI TRUYỀN - QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ, để áp dụng vào thực tế giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Đối tượng nghiên cứu: 
- Đơn vị lưu giữ thông tin di truyền (gen), đơn vị truyền đạt thông tin di truyền (mã di truyền) của sinh vật.
- Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: Nhân đôi ADN (tự sao), phiên mã, dịch mã.
4.Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về gen, mã di truyền, quá trình tự sao, phiên mã, dịch mã, về phương pháp dạy học theo góc, về dạy học theo chủ đề ... làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nghiên cứu qua thực tế thực hiện việc biên soạn giáo án và giảng dạy một số bài, chủ đề theo hướng đề tài. 
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chủ đề gen - mã di truyền, quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.
- Soạn giáo án theo hướng dạy chủ đề trong đó sử dụng phương pháp dạy học theo góc.
- Triển khai thực hiện giảng dạy trên lớp ở trường THPT.
6. Những điểm mới của SKKN:
- Thiết kế được giáo án dạy học theo chủ đề tiếp cận với chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông mới có sử dụng phương pháp dạy học tích cực là phương pháp góc.
- Phương pháp mà đề tài đề xuất giúp giáo viên có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn dạy học, từ đó tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học.
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I. Cơ sở lí luận dạy học theo góc.
1. Bản chất của dạy học theo góc
 Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại vị trí cụ thể trong không gian lớp học đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
 Học theo góc người học được lựa chọn hoạt động và phong cánh học, cơ hội khám phá, thực hành, cơ hội mở rộng phát triển, sáng tạo, cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản qua người dạy. Do vậy, học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động, mở rộng tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thỏa mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi.
 Phương pháp dạy học theo góc là mỗi lớp học được chia ra thành các góc nhỏ, ở mỗi góc nhỏ người học có thể lần lượt tìm hiểu nội dung kiến thức từng học phần của bài học. Người học phải trải qua các góc để có cái nhìn tổng thể về nội dung của bài học. Nếu có vướng mắc trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học thì học sinh có thể yêu cầu giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn. Tại mỗi góc, học sinh cần: Đọc hiểu được nhiệm vụ đặt ra, thực hiện nhiệm vụ đặt ra, thảo luận nhóm để có kết quả chung của nhóm, trình bày kết quả của nhóm trên bảng nhóm, giấy A0, A4
 Ta nói rằng ở mỗi góc học sinh đã học theo một phong cách khác nhau. Quá trình học tập được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập nhằm đạt được cùng một kiến thức cụ thể.
 Người học có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các hoạt động của người học có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất. Mỗi góc được hình thành là do tập hợp các cá nhân có cùng phong cách học mà không phải là sự áp đặt của giáo viên.Tại các góc sẽ có tư liệu và hướng dẫn nhiệm vụ giúp người học nghiên cứu một nội dung theo các phong cách học khác nhau: Quan sát, trải nghiệm, phân tích, áp dụng.
 HS hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm tại các góc khác nhau giúp học sâu, học thoải mái cùng một nội dung học tập.
2. Cơ hội:
- Học sinh được lựa chọn hoạt động.
- Các góc khác nhau - cơ hội khác nhau: Cơ hội khám phá, thực hành. Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo ( thí nghiệm mới, bài viết mới...). Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của GV. Cơ hội cho cá nhân tự áp dụng.
- Đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau.
3. Tính mới, tính sáng tạo của phương pháp dạy học theo góc: 
 Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học theo góc giúp phát triển ở người học tư duy bậc cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo. Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở người học. Học sâu và hiệu quả bền vững, tương tác cá nhân cao giữa thầy và trò, cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi, phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập  của người học. Học theo góc cũng tạo điều kiện cho người học hoạt động độc lập (khám phá, thực hành), cho người học lựa chọn hoạt động; các góc khác nhau - cơ hội học tập khác nhau, tránh được tình trạng người học phải chờ đợi. Cụ thể như sau:
- Mở rộng tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của người học: Người học được chọn góc theo phong cách học và tương đối độc lập trong việc thực hiện nên tạo được hứng thú và sự thỏa mái cho học sinh.
- Người học được học sâu và hiệu quả bền vững: Người học được tìm hiểu một nội dung theo các cách khác nhau: nghiên cứu lí thuyết, thí nghiệm, quan sát và áp dụng do đó người học hiểu sâu, nhớ lâu hơn so với việc chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài.
- Nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực.
- Tương tác cá nhân cao giữa GV và HS: Giáo viên luôn theo dõi và trợ giúp hướng dẫn khi người học yêu cầu nên tạo ra sự tương tác cao giữa GV và HS đặc biệt là các HS trung bình, yếu. Nhiều khả năng để giáo viên hướng dẫn cá nhân hơn vì giáo viên không phải giảng bài.
- Cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi phù hợp với trình độ, nhịp độ của người học: Tùy theo năng lực HS có thể chọn góc xuất phát phù hợp với phong cách học của mình và có thời gian tối đa để thực hiện nhiệm vụ ở mỗi góc. Do đó có nhiều khả năng lựa chọn hơn cho HS so với dạy học khi GV giảng bài.
- Tạo điều kiện để người học cùng hợp tác học tập theo nhóm tự giác và nhận nhiệm vụ theo năng lực của mình.
- Đối với người dạy: Có nhiều thời gian hơn cho hoạt động hướng dẫn riêng từng người học, hoặc hướng dẫn từng nhóm nhỏ người học.
4. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được: 
- Hiệu quả kinh tế: Do học sinh nắm bắt kiến thức ngay trên lớp, học tập và tiếp thu kiến thức 1 cách chủ động tích cực nên những kiến thức thu được người hoạc sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu, thuận lợi cho việc tổng hợp kiến thức nhất là phần lí thuyết trong các câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp trong các đề thi hiện nay. Do vậy học sinh không mất nhiều thời gian và tiền của cho việc ôn tập và phụ đạo thêm
- Hiệu quả xã hội: Đối với phương pháp dạy học theo góc sẽ tạo ra môi trường học tập lành mạnh, tích cực hơn, học sinh sẽ gắn bó với bạn bè hơn, thêm yêu mái trường, thầy cô hơn.
 Đặc biệt, với phương pháp này sẽ không bắt buộc, gò bó người học vào một khuôn khổ nhất định, mà tạo ra cho các em một không khí học tập thoải mái, tự học hỏi, tìm tòi kiến thức của bài học theo cảm hứng thông qua các góc nhỏ từ đó có thể bộc lộ bản thân mình hơn, sẽ giúp các em tự tin hơn. Phương pháp này còn giúp cho HS hiểu bài sâu hơn, tổng quát hơn, nhớ lâu hơn và giúp các em phát triển các năng lực mà xã hội hiện đại yêu cầu.
II. Cấu trúc nội dung mỗi bài học theo chủ đề học tập:
Hoạt động khởi động.
Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động luyện tập.
Hoạt động vận dụng.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
CHƯƠNG 2:TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC TRONG CHỦ ĐỀ GEN, MÃ DI TRUYỀN - QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ , SINH HỌC 12
 Ở sáng kiến này tôi xin nêu ra quy trình áp dụng phương pháp dạy học theo góc và một số giáo án tiêu biểu được vận dụng và rút kinh nghiệm trong tổ, nhóm chuyên môn tại nơi tôi công tác. 
I. Quy trình áp dụng phương pháp dạy học theo góc.
1. Quy trình thực hiện dạy học theo góc
Bước 1: Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng học sinh.
- Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo góc cần chọn nội dung bài học cho phù hợp, nghiên cứu cùng một nội dung theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau hoặc theo góc hỗn hợp phối hợp cả phong cách học và hình thức hoạt động.
Tùy theo đặc điểm của môn học, của bài học, giáo viên có thể xác định điều này sao cho tổ chức học theo góc đạt hiệu quả cao hơn các cách học khác.
- Địa điểm: Không gian lớp học là điều kiện không thể thiếu để tổ chức học theo góc.Với không gian đủ lớn và số học sinh vừa phải có thể dễ dàng bố trí các góc hơn diện tích nhỏ và nhiều học sinh .
- Đối tượng học sinh : Khả năng tự định hướng của học sinh cũng rất quan trọng để giáo viên chọn thực hiện tổ chức dạy học theo góc. Mức độ làm việc chủ động, tích cực của học sinh sẽ giúp cho cách tổ chức này thực hiện có hiệu quả.
Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học:
- Mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu cần đạt được của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng phải nêu thêm mục tiêu về kĩ năng làm việc độc lập, khả năng làm việc chủ động của học sinh khi thực hiện học theo góc.
- Các phương pháp dạy học chủ yếu: phương pháp học theo góc cần phối hợp các phương pháp khác như: phương pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm, giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan, sử dụng đa phương tiện.
- Chuẩn bị: giáo viên cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học và các nhiệm vụ cụ thể, kết quả cần đạt được ở mỗi góc tạo điều kiện để học sinh tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.
Ở mỗi góc cần có: bảng nêu nhiệm vụ của mỗi góc, sản phẩm cần có và tư liệu thiết bị cần cho hoạt động của mỗi góc cho phù hợp theo phong cách học hoặc theo nội dung hoạt động khác nhau. 
- Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc.
Căn cứ vào nội dung cụ thể mà học sinh cần lĩnh hội và cách thức hoạt động để khai thác thông tin giáo viên cần:
+ Xác định số góc và tên mỗi góc.
+ Xác định nhiệm vụ ở mỗi góc, và thời gian tối đa ở mỗi góc.
+ Xác định những thiết bị, đồ dùng, phương tiện cần thiết cho học sinh hoạt động.
+ Hướng dẫn để HS chọn góc và luân chuyển theo vòng tròn nối tiếp.
Giáo viên cần thiết kế các nhiệm vụ học tập để học sinh hoàn thành theo phiếu học tập giúp học sinh có thể tự đọc hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Thiết kế hoạt động học sinh tự đánh giá và củng cố bài học.
 Học theo góc chủ yếu là cá nhân và các nhóm học sinh hoạt động, giáo viên là người điều kiển, trợ giúp điều chỉnh nên kết quả học sinh thu nhận được cần được tổ chức chia sẻ, xem xét và điều chỉnh. Do đó việc tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả ở mỗi góc là cần thiết để xem xét đánh giá và hoàn thiện kĩ năng, học sinh được tạo cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
 Để thực hiện điều này giáo viên cần thiết kế và chuẩn bị sao cho có thể trình bày kết quả một cách trực quan rõ ràng cho các học sinh khác có thể nhìn nhận và đưa ra nhận xét.
 Trên cơ sở ý kiến của học sinh, giáo viên đưa ra ý kiến để trao đổi và hoàn thiện giúp học sinh hiểu bài sâu sắc và đầy đủ hơn.
Bước 3: Tổ chức dạy học theo góc
 Trên cơ sơ kế hoạch bài học đã thiết kế, giáo viên tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học theo góc.
 Mỗi góc có: nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rõ ràng kèm theo các tư liệu, thiết bị học tập cần thiết phục vụ cho phong cách học hoặc các hình thức học tập khác nhau tùy thuộc vào nội dung học tập cụ thể.
* Hoạt động 1: Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn học sinh chọn góc xuất phát
- Giáo viên nêu nhiệm vụ hoặc vấn đề cần giả quyết của bài học và giới thiệu cho học sinh phương pháp học theo góc.
- giáo viên nêu sơ lược nhiệm vụ ở mỗi góc, thời gian thực hiện và kết quả cần đạt, hướng dẫn học sinh góc xuất phát.
- Học sinh lắng nghe, tìm hiểu và quyết định chọn góc theo phong cánh, theo năng lực nhưng cũng cần có sự điều chỉnh của giáo viên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luân chuyển góc và yêu cầu báo cáo kết quả cuối tiết học. Nếu quá nhiều học sinh chọn cùng góc xuất phát, giáo viên hướng dẫn điều chỉnh cho phù hợp.
- Giáo viên cũng có thể có gợi ý để học sinh chọn góc. Ví dụ với học sinh yếu thì không nên chọn góc áp dụng làm góc xuất phát còn với học sinh khá giỏi thì nên xuất phát từ góc áp dụng, sẽ phù hợp hơn.
- Với góc thực nghiệm thì học sinh có kĩ năng thực hành tốt nên chọn làm góc xuất phát.
- Góc quan sát, góc phân tích dành cho tất cả các đối tượng học sinh có thể chọn làm góc xuất phát.
- Các thỏa thuận học sinh cần biết là:
+ Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong khoảng thời gian tối đa xác định. Có thể có góc dành cho học sinh tốc độ nhanh hơn.
+ Học sinh được quyền lựa chọn góc xuất phát và thứ tự chuyển góc theo một trật tự có thể nhưng cần đảm bảo tránh tình trạng hỗn loạn gây mất thời gian. Giáo viên có thể đưa ra sơ đồ chuyển góc để nhóm học sinh lựa chọn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh hoạt động theo các góc
- Giáo viên hướng dẫn hoạt động cá nhân, nhóm trong mỗi góc để hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi góc, mỗi nhóm sẽ có một kết quả chung.
- Chú ý ở mỗi góc, mỗi nhóm gồm tập hợp học sinh có cùng phong cách học, cần bầu nhóm trưởng, thư kí, các nhóm viên. Nhóm trưởng phân công thực hiện nhiệm vụ phù hợp theo cá nhân theo cặp, có sự hỗ trợ giữa học sinh khá giỏi với học sinh yếu để đảm bảo trong thời gian nhất định có thể hoàn thành nhiệm vụ để chuyển sang góc mới.
* Hoạt động 3: Theo dõi và hướng dẫn trợ giúp học sinh tại mỗi góc
 Trong quá trình học sinh hoạt động, giáo viên thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của học sinh để hỗ trợ kịp thời.
Làm việc với các phương tiện kĩ thuật đặc biệt sẽ là một thử thách,đồng thời tạo cảm hứng cho trí tưởng tượng của các em theo nhiều cách khác nhau.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luân chuyển các góc
 Sau một thời gian hoạt động, trước khi hết thời gian tối đa cho mỗi góc, giáo viên thông báo để nhóm học sinh nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ để chuẩn bị luân chuyển góc. Học sinh có thể tới góc bất kì còn trống, tránh chen lấn, xô đẩy. Học sinh có thể chuyển góc theo chiều nhất định tạo vòng tròn luân chuyển.
giáo viên cần theo dõi và hướng dẫn kịp thời để học sinh nhanh chóng ổn định và làm việc trong góc mới.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá
- Tại mỗi góc giáo viên đã nêu nhiệm vụ hoặc có phiếu học tập giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ và có kết quả của nhóm.
- Cuối bài học, mỗi nhóm học sinh sẽ chọn báo cáo kết quả tại góc cuối cùng hoặc có thể treo và trình bày kết quả ở trên bảng.
- Học sinh cần tập trung nghe, đưa thông tin phản hồi. Giáo viên chốt lại những điểm cần chỉnh sửa. Các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình tại góc tương ứng và chỉnh sửa nếu có.
- Giáo viên có thể chốt ngắn gọn và đánh giá cho điểm. giáo viên hướng dẫn học sinh cách lưu giữ thông tin đã thu thập được qua các góc và yêu cầu học sinh ghi nhiệm vụ về nhà.
II. Tổ chức dạy học theo góc trong chủ đề “ GEN, MÃ DI TRUYỀN - QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN - PHIÊN MÃ – DỊCH MÃ ”
– Sinh học 12.
KẾ HOACH DẠY HỌC
I. Mục tiêu : Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải:
1. Về kiến thức:
- Nêu được định nghĩa gen và kể tên được một vài loại gen (gen điều hòa và gen cấu trúc).
- Nêu được định nghĩa mã di truyền và nêu được một số đặc điểm của mã di truyền.
- Trình bày được những diễn biến chính trong cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào: nhân đôi ADN (tự sao), phiên mã, dịch mã ở tế bào nhân sơ. So sánh sự khác biệt trong diễn biến của ba quá trình này ở tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực.
- Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtêin ở ngoài nhân.
2. Kĩ năng:
- Biết cách tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách bài tập và sách tham khảo.
- Biết cách hệ thống hóa kiến thức bộ môn một cách tổng hợp bằng cách thiết lập bản đồ tư duy cho từng phần, chuyên đề, chương cụ thể.
- Biết cách làm bài kiểm tra trắc nghiệm một cách có hiệu quả nhất.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, kĩ năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập, rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá.
3. Thái độ: 
- Biết vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học vào trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Có ý thức bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động thực vật quý hiếm.
- Học sinh hứng thú, có ý thức nghiêm túc trong học tập.
4. Về năng lực:
TT
Tên năng lực
Các kỹ năng thành phần
1
Năng lực tự học
- Tự nghiên cứu tài liệu và các nguồn cung cấp thông tin để hoàn thành nhiệm vụ học tập
2
Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Phát hiện các vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong quá trình học tập
3
Năng lực nghiên cứu khoa học
- Quan sát: 
+ Quan sát các hình ảnh, video, đọc tài liệu về các vấn đề liên quan trong chuyên đề.
+ Thu thập các thông tin liên quan 
- Lập bảng biểu, tính toán, xử lý số liệu, vẽ hình ảnh quan sát được
4
Năng lực tư duy sáng tạo
- Phát biểu các định nghĩa lien quan
- Phân tích vai trò, mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn.
- Nêu ý tưởng ứng dụng nhân giống vô tính ở địa phương.
5
Năng lực ngôn ngữ
- Nghe, đọc hiểu và chọn lọc thông tin, sử dụng thuật ngữ chính xác, hiệu quả.
- Trình bày, thảo luận, phản biện.
- Viết báo cáo thu hoạch
6
Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
 Sử dụng các thiết bị CNTT để thu thập, lưu trữ, báo cáo sản phẩm và truyền thông.
7
Năng lực hợp tác
- Lựa chọn hình thức làm việc, phân công nhiệm vụ, theo dõi, kiểm tra tiến độ công việc trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Khiêm tốn, nhiệt tình phát biểu ý kiến, lắng nghe và phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng, thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, các video mô tả quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.
- Tranh vẽ cấu trúc của gen; bảng mã di truyền; cấu trúc 3 loại ARN; sơ đồ quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.
- PHT, các bảng bìa cứng để lắp ghép các quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã., nam châm dính bảng từ.
- Bài soạn, SGK và (các tài liệu tham khảo nếu có). 
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Nghiên cứu bài mới và trả lời các lệnh trong SGK trước khi tới lớp. Đọc bài mới trước khi tới lớp.
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước và các dụng cụ học tập khác.
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động khởi động:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, xem xét vấn đề và trả lời các câu hỏi sau: 
	Mỗi cơ thể chúng ta ở đây đều được lớn lên từ một tế bào

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_soan_giang_chu_de_gen_ma_di_truyen_phien_ma_dich_ma_sin.doc
  • pptPpt0000015.ppt