SKKN Những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12C7 trường Nguyễn Quán Nho

SKKN Những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12C7 trường Nguyễn Quán Nho

An toàn giao thông là vấn đề luôn được đặt lên vị trí hàng đầu ở bất kì quốc gia nào.Bởi nó có tính chất quyết định chi phối đến toàn bộ hoạt động xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội là sự gia tăng của các phương tiện loại hình giao thông.Cùng với đó là sự gia tăng của các vụ tai nạn về số lượng và mức độ.Các số lượng thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn xảy ra có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm luật an toàn giao thông như:lạng lách, đánh võng, đi không đúng phần đường, chở quá số người quy định, uống rượu bia và nhất là không đội mũ bảo hiểm.

Ngày 19/1/2018,Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô xe gắn máy, xe đạp điện [1]

Xe máy điện,xe đạp điện đây là phương tiện mới ra đời nhưng lại phát triển khá rầm rộ ở nước ta trong những năm qua đặc biệt với các học sinh THPT.

Thường thì sau khi thi đỗ vào các trường THPT,các em được bố mẹ mua thưởng cho chiếc xe làm phương tiện đến trường thay vì một chiếc xe đạp xưa là xe thống nhất xe mini .thì bây giờ là những chiếc xe đạp điện xe máy điện.Với loại hình phương tiện này đã giải phóng vấn đề sức khỏe cho học sinh và cũng không cần phụ huynh phải đưa đón mà các em có thể tự đến trường. Vấn đề đặt ra là việc đảm bảo an toàn giao thông đối với loại phương tiện này như thế nào?

Chia sẻ lí do mua xe đạp điện,Ông Nguyễn Văn Công – phụ huynh của em Nguyễn Thị Phương- học sinh lớp 12C7 (Định Thành- Yên Định) cho biết: “Tôi thấy xe đạp điện rất thuận lợi mà linh hoạt, gọn nhẹ, tốc độ vừa phải, phù hợp với lứa tuổi lớp 10 của con tôi. Tôi dự định sắm cho cháu một cái hè này đây, để cháu chủ động đi lại không vất vả như trước nữa”

 

docx 45 trang thuychi01 6143
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12C7 trường Nguyễn Quán Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUÁN NHO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 “NHỮNG GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC HỌC SINH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM KHI NGỒI TRÊN XE ĐẠP ĐIỆN XE MÁY ĐIỆN Ở LỚP 12C7 TRƯỜNG NGUYỄN QUÁN NHO”
 Người thực hiện: Trịnh Thị Lý
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Tổ KHXH
 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm 
THANH HOÁ NĂM 2018
Nội dung
Trang
Mục lục
1
1.Mở đầu
3
1.1.Lí do chọn đề tài
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4.Phương pháp nghiên cứu
4
2.Nội dung của sáng kiến
5
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
5
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
5
2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
18
3. Kết luận, kiến nghị
20
3.1. Kết luận
20
3.2. Kiến nghị
21
Tài liệu tham khảo
21
I. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
An toàn giao thông là vấn đề luôn được đặt lên vị trí hàng đầu ở bất kì quốc gia nào.Bởi nó có tính chất quyết định chi phối đến toàn bộ hoạt động xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội là sự gia tăng của các phương tiện loại hình giao thông.Cùng với đó là sự gia tăng của các vụ tai nạn về số lượng và mức độ.Các số lượng thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn xảy ra có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện vi phạm luật an toàn giao thông như:lạng lách, đánh võng, đi không đúng phần đường, chở quá số người quy định, uống rượu bia và nhất là không đội mũ bảo hiểm. 
Ngày 19/1/2018,Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô xe gắn máy, xe đạp điện [1]
Xe máy điện,xe đạp điện đây là phương tiện mới ra đời nhưng lại phát triển khá rầm rộ ở nước ta trong những năm qua đặc biệt với các học sinh THPT.
Thường thì sau khi thi đỗ vào các trường THPT,các em được bố mẹ mua thưởng cho chiếc xe làm phương tiện đến trường thay vì một chiếc xe đạp xưa là xe thống nhất xe mini ...thì bây giờ là những chiếc xe đạp điện xe máy điện.Với loại hình phương tiện này đã giải phóng vấn đề sức khỏe cho học sinh và cũng không cần phụ huynh phải đưa đón mà các em có thể tự đến trường. Vấn đề đặt ra là việc đảm bảo an toàn giao thông đối với loại phương tiện này như thế nào?
Chia sẻ lí do mua xe đạp điện,Ông Nguyễn Văn Công – phụ huynh của em Nguyễn Thị Phương- học sinh lớp 12C7 (Định Thành- Yên Định) cho biết: “Tôi thấy xe đạp điện rất thuận lợi mà linh hoạt, gọn nhẹ, tốc độ vừa phải, phù hợp với lứa tuổi lớp 10 của con tôi. Tôi dự định sắm cho cháu một cái hè này đây, để cháu chủ động đi lại không vất vả như trước nữa” 
Với các khẩu hiệu“An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”,“Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông” đã trở nên quen thuộc với tất cả chúng ta. Trên thực tế chúng ta cũng có những chế tài quy định cụ thể đối với những hành vi vi phạm luật liên quan đến xe đạp điện xe máy điện nhưng nhiều học sinh còn phớt lờ các quy định về an toàn giao thông, ngại không đội mũ bảo hiểm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao. 
Vậy nhiệm vụ bức thiết đặt ra đối với toàn xã hội cũng như ngành giáo dục cần phải đưa mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nằm trong chương trình mục tiêu chung của toàn xã hội. Nhất là giúp các em cần phải có hiểu biết về giao thông đường bộ, được trang bị những kĩ năng cần thiết khi tham gia giao thông, điều đó sẽ giúp các em tránh được những tai nạn đáng tiếc. 
Xuất phát từ thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài: “Những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12C7 trường Nguyễn Quán Nho”.Với mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp giúp cho học sinh hiểu rõ tác dụng và lợi ích của mũ bảo hiểm. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Tìm hiểu về thực trạng an toàn giao thông nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể thiết thực và nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp chủ nhiệm 12C7 trường THPT Nguyễn Quán Nho, qua việc nghiên cứu tìm hiểu đối tượng sẽ đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao ý thức học sinh khi tham gia giao thông.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Dựa trên việc tìm đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Kết hợp với điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, trò chuyện, điều tra phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh, các cơ quan có liên quan.
 -Thống kê, xử lí số liệu: So sánh, phân tích, rút kinh nghiệm.
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
Trong những năm gần đây việc sử dụng xe máy điện xe đạp điện đã trở nên ngày càng phổ biến. Trên thực tế chúng ta không thể phủ nhận xe máy điện, xe đạp điện đã trở thành phương tiện được nhiều người tin dùng bởi ưu điểm gọn nhẹ, tiết kiệm nhiên liệu, mẫu mã đa dạng, hợp thời trang, giá cả chỉ bằng một nửa xe máy nhưng tốc độ không thua kém gì xe máy có thể lên tới 20- 40 km/h.
Có thể nói xe đạp điện xe máy điện là phương tiện hữu ích, tuy nhiên bên cạnh những tiện ích thì xe máy điện xe đạp điện cũng là phương tiện tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây tai nạn giao thông, nó như một chiếc “đĩa bay”trên đường mà người tham gia giao thông không thể định vị được nó bởi không phát ra tiếng ồn, còi phát ra cũng rất nhỏ. Do đó khi sử dụng phương tiện này rất nguy hiểm, cần đội mũ bảo hiểm để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Căn cứ quy định tại điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách. [2] 
Căn cứ chỉ thị 04/CT-TTg, ngày 19/1/2018 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. [3]
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong năm học 2017-2018 của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2017- 2018 của trường THPT Nguyễn Quán Nho.
Tôi quyết định đưa ra những “Những giải pháp tuyên truyền giáo dục học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện ở lớp 12C7 trường Nguyễn Quán Nho”, giúp học sinh hiểu rõ tác dụng và lợi ích của đội mũ bảo hiểm và góp phần hình thành văn hóa giao thông cho học sinh. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
Năm học 2017-2018 với tư cách là giáo viên chủ nhiệm lớp 12C7 trường Nguyễn Quán Nho, một ngôi trường còn nhiều khó khăn trong huyện Thiệu Hóa.Trường đóng xa trung tâm huyện, phần lớn học sinh trong trường đều là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Phụ huynh học sinh không có điều kiện chăm lo cho con em mình một cách tốt nhất, hơn nữa rất nhiều phụ huynh đi làm ăn xa không thể thường xuyên quan tâm đến học tập, tâm tư tình cảm của con em mình, không có người giám sát theo dõi đôn đốc thường xuyên việc học cũng như các hoạt động xã hội khác của các em. Vì vậy là giáo viên chủ nhiệm lâu năm luôn quan tâm sao sát các em về mọi mặt,tôi thấy nổi bật lên một số vấn đề nóng cần phải giải quyết nhanh chóng kịp thời ấy là thực trạng ý thức tham gia giao thông của các em còn non kém.Thực trạng ấy được thể hiện cụ thể qua việc học sinh thường ít đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy điện xe đạp điện.Vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu những quy định cụ thể về việc đội mũ bảo hiểm, tác dụng của nó đến đời sống của chúng ta như thế nào?
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nghĩa là khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường hay cùng ngồi trên phương tiện giao thông (thường bắt buộc đối với người điều khiển xe máy, xe đạp điện) phải đội mũ bảo hiểm để bảo vệ chính mình. [4]
Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là hành động bắt buộc đối với người đi đường được quy định trong các điều luật của bộ luật giao thông.Hầu hết người Việt nam khi điều khiển phương tiện giao thông đều chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng quy cách để bảo vệ an toàn cho vùng đầu hạn chế tổn thương và thương vong góp phần ổn định trật tự an toàn giao thông đường bộ của cả nước.
Đội mũ bảo hiểm không làm cho tai nạn tăng hay giảm nhưng đó là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và những người cùng tham gia giao thông.
Cấu tạo mũ bảo hiểm đạt chuẩn an toàn [5
 “Phần vỏ mũ: Chống chịu va đập tác động từ ngoại lực trong trường hợp có va chạm xảy ra. Vỏ mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường được làm từ nhựa ABS nguyên sinh, sợi thủy tinh hay sợi carbon với mũ cao cấp.
Phần xốp mũ: Xốp mũ có tác dụng hấp thụ và triệt tiêu toàn bộ lực truyền từ vỏ mũ tới, ngoài ra xốp mũ còn có tác dụng cố định mũ vào phần đầu của người đội, xốp mũ bảo hiểm an toàn thường được làm từ xốp EPS 
Dây quai mũ: Có tác dụng cố định mũ trên đầu người đội hạn chế việc mũ bị xô lệch đặc biệt khi chạy xe ở tốc độ cao. Quai mũ được làm từ vải sợi dệt rất dai và chắc chắn chống sờn rách, chốt mũ làm bằng nhựa cứng bền bỉ.
Kính mũ: Có tác dụng chắn gió, cản bụi và côn trùng. Ngoài ra còn có tác dụng chống lóa và tia UV. Kính thường được làm từ Mica hay nhựa trong suốt làm tăng khả năng quan sát khi tham gia giao thông.” [5] 
Từ ngày 15/ 12/2007, quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên môtô xe máy trên mọi tuyến đường [6]
Từ ngày 1/7/2015 bắt đầu quy định đội mũ bảo hiểm đối với người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện [6] 
Quy định là vậy thế nhưng tình trạng học sinh tham gia giao thông giao không đội mũ bảo hiểm còn diễn ra khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe khi xảy ra tai nạn. Ngày nay chúng ta không khó nhìn thấy hình ảnh các em học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, các em treo mũ bảo hiểm ở xe, đầu trần, vô tư phóng nhanh vượt ẩu, dàn hàng ngang, hàng ba hàng bốn,thậm chí vừa đi vừa khoác vai đùa nhau trên đường, rồi đi cả xe máy phân khối lớn đến trường,gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho bản thân các em và những người tham gia giao thông, đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra để lại hậu quả khá nghiêm trọng. Trong năm học 2016- 2017, tại cổng trường trên đường về do trời mưa thời tiết xấu em Nguyễn Thị Phương(học sinh lớp C7) đang đi trên xe đạp điện thì bị học sinh lớp 10A4 cùng trường không đội mũ bảo hiểm bất cẩn khi lưu thông,đi quá tốc độ em đã trườn cả xe đạp điện lên người học sinh Phương khiến em bất tỉnh.Em kể lại “đầu óc em lúc đó quay cuồng không biết gì sau khoảng 5 đến 10 phút thì em mới bình tĩnh trở lại”, qua thăm khám Bác sĩ kết luận em bị gẫy tay rạn xương cánh tay và xây xát một số chỗ như đùi và bàn chân và may vùng đầu chỉ bị tổn thương nhẹ do em đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn.Vụ việc xảy ra khiến nhiều người bàng hoàng lo sợ về sự nguy hiểm của loại xe đạp điện.Mặc dù đã được nhà trường và các cơ quan chức năng tuyên truyền nhắc nhở nhưng nhiều học sinh vẫn cố tình vi phạm bất chấp những hiểm nguy luôn rình rập. Hay gần đây nhất em Nguyễn Thị Ngoan quê xã Thiệu Duy (học sinh lớp 12C7) cũng bị va chạm với xe máy điện của em Ngọ Thị Hạnh (học sinh lớp 12C6 cùng trường).
Theo nghiên cứu về An toàn giao thông của học sinh THPT trong năm 2016, tỉ lệ giao thông của nhóm đi xe đạp điện xe máy điện là cao nhất (khoảng 0,4à 0,5vụ/ học sinh) nghĩa là bình quân cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh va chạm liên quan tới tai nạn giao thông.[7]
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các em đều vi phạm luật an toàn giao thông: không đội mũ bảo hiểm đúng chuẩn, không cài quai, chở quá số người quy định, lạng lách, phóng nhanh vượt ẩu....Điều này gây mất trật tự an toàn giao thông nơi trường học, khiến dư luận bức xúc. 
Trong những lỗi vi phạm an toàn giao thông đường bộ thì phần lớn các em mắc lỗi không đội mũ bảo hiểm. Khi bị các lực lượng chức năng xử lí các em thường có những phản ứng rất tự phát tiêu cực: quay đầu bỏ chạy, rút chìa khóa đạp xe giống như xe đạp thông thường, nhẩy ra khỏi xe ngay cả khi xe đangchạy hoặc dừng lại trước cổng trường để đội mũ bảo hiểm rồi mới vào trường, thậm chí là vừa đi vừa đội, với tâm lí ngại đội mũ các em đưa ra vô vàn các lí do khác nhau để đối phó như: vì thấy mũ vướng víu cồng kềnh như cái nồi cơm điện gây nóng và ngứa, nhà gần không cần đội mũ,quên,sợ hỏng tóc,muốn thể hiện bản lĩnh trước các bạn cùng trang lứa. Tất cả những lí do ấy đang róng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thực trạng vi phạm quy định không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện xe máy điện của học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12C7 nói riêng.
Ý kiến của anh Hàn Văn Lương (nhân viên bảo vệ trường) : “Hằng ngày chúng tôi chứng kiến rất nhiều học sinh đi xe máy điện xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Ý thức chấp hành của các em chưa tốt hoặc là chưa tự giác thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông hoặc chỉ thực hiện một cách hình thức”.
Qua khảo sát đầu năm học 2016-2017 tình hình đội mũ bảo hiểm của học sinh 11B7 tôi thấy kết quả như sau:
Không sử dụng mũ
Thỉnh thoảng sử dụng mũ
Sử dụng mũ thường xuyên
Số lượng
25
5
3
Tỉ lệ %
75,8
15,1
9,1
Tỉ lệ học sinh không đội mũ có tới 25/33 học sinh chiếm tới 75,8%, thỉnh thoảng sử dụng là 15,1%, thường xuyên sử dụng chưa đạt 10%. 
Qua khảo sát đầu năm học 2017-2018 tình hình đội mũ bảo hiểm của học sinh 12C7 tôi thấy kết quả như sau:
Không sử dụng mũ
Thỉnh thoảng sử dụng mũ
Sử dụng mũ thường xuyên
Số lượng
20
2
3
Tỉ lệ %
80
8
12
Tỉ lệ học sinh không đội mũ tăng lên 80%, thỉnh thoảng sử dụng 8%, thường xuyên sử dụng là 12%. 
 Hình ảnh học sinh lớp 12C7 đầu trần không đội mũ bảo hiểm đến trường
Con số thống kê về tình trạng đội mũ bảo hiểm của lớp 12C7 khiến nhiều người không khỏi giật mình.Bản thân các em và phần lớn phụ huynh luôn nghĩ rằng xe đạp điện cũng chỉ là loại xe đạp giống như các loại xe đạp thông thường khác, có chăng khác ở chỗ là vận tốc nhanh hơn thôi nên rất chủ quan cho rằng không phải đăng kiểm cũng chẳng cần học kĩ năng lái cũng như không cần đội mũ khi tham gia giao thông. Các em hồn nhiên dàn hàng ngang trên đường kẹp ba kẹp bốn, mang ô khi đi xe đạp điện, xe máy điện trên đường. 
 Hình ảnh học sinh lớp 12C7 kẹp ba trên,cầm ô khi ngồi trên xe đạp điện
Lực lượng cảnh sát xử phạt học sinh 12C7 vi phạm luật giao thông 
Trước thực trạng nhức nhối trên thì giáo dục nói chung và giáo dục pháp luật về trật tự an toàn trong trường học nói riêng là nhiệm vụ chiến lược và lâu dài.Nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các em, tránh những tai nạn rủi ro đáng tiếc xảy ra, đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Để giải quyết tình trạng vi phạm giao thông cần có sự phối hợp chung tay của nhiều cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền: Nhà trường, gia đình, xã hội và ngay cả bản thân người tham gia giao thông.
2.3.1. Giải pháp 1:Về phía Nhà trường
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã triển khai ngay chương trình hành động và mục tiêu của Ban an toàn giao thông tỉnh Thanh Hóa “Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô xe đạp điện xe máy điện” và việc yêu cầu học sinh thực hiện tốt nội dung trên. Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cho các em hiểu rõ hai mặt của việc đội mũ bảo hiểm đó là tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng như kịp thời thông tin về hậu quả tác hại của các vụ tai nạn do không có mũ bảo hiểm để nâng cao nhận thức của học sinh khi tham gia giao thông. Đặc biệt nhấn mạnh đến hậu quả nghiêm trọng của việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
 Hậu quả của tai nạn giao thông khi không đội mũ bảo hiểm
 Nhà trường cũng đề nghị phụ huynh, học sinh kí cam kết với Nhà trường thực hiện nghiêm túc quy định này. Coi đây là môt trong những nội dung quan trọng trong năm học.
 Bản cam kết không vi phạm luật an toàn giao thông của em Nguyễn 
 Thị Phương học sinh lớp 12C7 và phụ huynh Trần Thị Hà lớp 12C7 
Đưa Luật an toàn giao thông vào các tiết sinh hoạt đầu tuần, các tiết học ngoại khóa, lồng ghép trong các buổi chào cờ, tổ chức các chuyên đề mời chuyên gia, công an giao thông đến nói chuyện trao đổi với các em, linh hoạt sáng tạo trong việc truyền đạt nội dung đến các em ví như học tập thầy giáo Nguyễn Văn Quyết (trường Dịch Vọng B – Cầu Giấy,thầy đã sáng tạo ra những bài hát ráp với phong cách đố vui về các tình huống an toàn giao thông để vừa tạo hứng khởi vừa giúp các em dễ nhớ. Cũng có thể nội dung này được chuyển qua các trích đoạn, vở kịch sinh động để giáo dục các em một cách uyển chuyển chứ không nhất thiết phải là những bài học lí thuyết khô cứng.) 
 Hình ảnh học sinh toàn trường trong buổi hướng dẫn luật ATGT .
 Hình ảnh cảnh sát giao thông đưa ra các tình huống giả định,học sinh làm quen và xử lí tốt.
Xuất phát từ thực tế, đa số học sinh chưa được giáo dục đi xe đúng cách chủ yếu học kĩ năng điều khiển từ cha mẹ nên nhà trường đã xây dựng quy định về đào tạo kĩ năng lái xe đạp điện xe máy điện tổ chức chương trình dạy và sát hạch kĩ năng cho học sinh trước khi lái xe.
Ban giám hiệu nhà trường cùng với Ban chấp hành đoàn trường tham mưu ý kiến cơ sở, học tập mô hình giáo dục an toàn giao thông thành công của các đơn vị trường bạn đóng trên địa bàn thậm chí báo đài mạng Internet cũng có thể liên hệ kết nối với các trường trên cả nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
Thành lập các đội Thanh niên xung kích,đội cờ đỏ và tiến hành tập huấn thường niên làm nhiệm vụ điều tiết, hướng dẫn học sinh trong những giờ cao điểm đầu và cuối buổi học tránh tình trạng ùn tắc cục bộ khu vực cổng trường nhà để x

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nhung_giai_phap_tuyen_truyen_giao_duc_hoc_sinh_doi_mu_b.docx