SKKN Một số kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua nghệ thuật ứng xử sư phạm

SKKN Một số kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua nghệ thuật ứng xử sư phạm

Trong công tác giáo dục của người giáo viên, các tình huống sư phạm xảy ra hết sức đa dạng, muôn hình muôn vẻ, là vấn đề hết sức nhạy cảm của các phương tiện truyền thông như hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải có được khả năng linh hoạt, khéo léo và những hiểu biết sâu sắc về tâm lí của tuổi học sinh. Đó thực sự là vấn đề không hề đơn giản vì không hiếm tình huống phức tạp, tế nhị liên quan đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và phụ huynh khiến các thầy cô không khỏi lúng túng trong cách xử lí. Đôi khi chỉ vì thiếu chút tế nhị và chưa thấu hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh mà giáo viên đã mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

Trong quá trình công tác giảng dạy và đặc biệt làm chủ nhiệm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua cách xử lí những tình huống sư phạm của giáo viên với đề tài SKKN “Một số kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua nghệ thuật ứng xử sư phạm”.

 

docx 16 trang thuychi01 4331
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua nghệ thuật ứng xử sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong công tác giáo dục của người giáo viên, các tình huống sư phạm xảy ra hết sức đa dạng, muôn hình muôn vẻ, là vấn đề hết sức nhạy cảm của các phương tiện truyền thông như hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải có được khả năng linh hoạt, khéo léo và những hiểu biết sâu sắc về tâm lí của tuổi học sinh. Đó thực sự là vấn đề không hề đơn giản vì không hiếm tình huống phức tạp, tế nhị liên quan đến mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, giáo viên và phụ huynh khiến các thầy cô không khỏi lúng túng trong cách xử lí. Đôi khi chỉ vì thiếu chút tế nhị và chưa thấu hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh mà giáo viên đã mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Trong quá trình công tác giảng dạy và đặc biệt làm chủ nhiệm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua cách xử lí những tình huống sư phạm của giáo viên với đề tài SKKN “Một số kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua nghệ thuật ứng xử sư phạm”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Trước nhiều sự viêc xảy ra trong ngành giáo dục Việt Nam một vài năm trở lại đây, tôi muốn đưa ra một số tình huống cụ thể mà giáo viên thường gặp trong quá trình công tác cùng với những gợi ý và phân tích về cách xử lí của giáo viên trong các tình huống đó. Qua đó để giáo dục các em học sinh có thái độ ứng xử lễ phép, hành vi đúng mực, giúp các em nhận ra những suy nghĩ bồng bột, những lời nói nông nổi của mình đối với giáo viên để kịp thời sửa chữa. Đồng thời tránh được những sai lầm và hậu quả đáng tiếc cho những người làm trong nghề. Giải quyết thông suốt các tình huống sư phạm nhưng giáo viên vẫn giữ được mối quan hệ thầy – trò đúng mực và không làm tổn thương đến lòng tự trọng của học sinh, điều đó sẽ khiến các em luôn dành cho thầy cô sự tin tưởng, quý trọng và cũng giúp các em trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh trung tâm GDNN - GDTX Hậu Lộc.
- Các tình huống sư phạm và cách giải quyết, xử lí các tình huống đó.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
*Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Sưu tầm tài liệu.
- Nghiên cứu qua tài liệu, tra cứu thông tin. 
* Phương pháp quan sát.
- Quan sát hành vi, thói quen của học sinh qua các tiết dạy của bản thân và dự giờ đồng nghiệp.
- Quan sát qua việc ứng xử của học sinh đối với bản thân và với đồng nghiệp.
* Phương pháp đàm thoại
- Đàm thoại với lãnh đạo nhà trường và các đồng nghiệp để tháo gỡ những khó khăn và rút ra kinh nghiệm khi gặp phải những tình huống khó xử.
- Đàm thoại với học sinh để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc, những mặc cảm tự ti hoặc do thói quen của lối sống thiếu kỉ luật.
* Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
 Thống kê thực nghiệm tính hệ số tương quan thứ bậc và so sánh
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Người thầy giáo phải là người có năng lực tuyên truyền, tổ chức giáo dục vì dạy học thực chất là sự truyền thụ những kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy cho thế hệ trẻ. Nhưng quá trình truyền thụ đó không đơn giản chỉ là một quá trình truyền đạt kiến thức đơn thuần mà còn là quá trình hướng dẫn, tổ chức thế hệ trẻ đi theo những phương hướng xác định, duy trì hoạt động của một tập thể, dù cho đó là một tập thể nhỏ của lớp học, vì thế người giáo viên phải có năng lực tổ chức. Năng lực tổ chức là phẩm chất đáng quý mà người giáo viên cần có. V.I.Lênin đã nhấn mạnh đầy đủ ý nghĩa của năng lực đó khi ông viết: “Người cán bộ chuyên môn dù có giỏi đến đâu chăng nữa mà nếu không có năng lực tổ chức thì cũng chỉ là một cán bộ chuyên môn. Tài tổ chức là một trong những đức tính quý nhất của con người”.
Ứng xử sư phạm là một biểu hiện của hoạt động giao tiếp nhằm giải quyết những tình huống sư phạm xuất hiện trong công tác giáo dục. Điều đó có nghĩa là hiện tượng ứng xử sư phạm thường tồn tại các tình huống sư phạm.
Tình huống sư phạm được hiểu là những hiện tượng xuất hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, chứa đựng trong đó những mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết. Như vậy, tình huống sư phạm chỉ xuất hiện khi có một nội dung, một nhiệm vụ nào đó trong quá trình giáo dục cần được giải quyết và tháo gỡ. 
Tình huống sư phạm có những đặc trưng:
 Đặc trưng thứ nhất là sự thiếu hụt (hoặc chưa xuất hiện kịp) những tri thức và phương thức hành động để giải quyết vấn đề.Vì thế khi tình huống sư phạm xuất hiện, ở chủ thể giáo dục thường diễn ra trạng thái tâm lí lúng túng, đòi hỏi sư căng thẳng của quá trình tư duy nhằm tìm kiếm con đường giải quyết.
Đặc trưng thứ hai là việc giải quyết các tình huống sư phạm mặc dù phải đi theo những cách thức riêng biệt ứng với từng hiện tượng cụ thể, song giữa chúng có những nét chung: sự xuất hiện vấn đề tạo ra những kích thích ban đầu đòi hỏi chủ thể phải giải quyết; chủ thể phải nhận thức và chấp nhận vấn đề như một tình huống cần có lời giải; chủ thể tìm kiếm cách thức, tri thức vốn có để giúp đối tượng giáo dục thỏa mãn nhu cầu trong hoạt động giao tiếp. Quá trình giáo dục được thực hiện theo định hướng của chủ thể giáo dục nhằm đạt tới lời giải cho tình huống sư phạm có hiệu quả cao nhất; đánh giá của chủ thể giáo dục trước kết quả của quá trình giải quyết tình huống sư phạm, rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Chính bởi những đặc điểm này của tình huống sư phạm đòi hỏi chủ thể giáo dục phải có sự hiểu biết sâu sắc, cụ thể về đối tượng giáo dục, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của đối tượng giáo dục (cá nhân học sinh và tập thể của các em), đồng thời nhận thức rõ những ưu điểm và hạn chế về năng lực giáo dục, nghệ thuật sư phạm của bản thân để tự mình biết điều tiết, sử dụng các phương pháp và hình thức xử lí tình huống sư phạm cho phù hợp.
Cho dù các tình huống có khác nhau về không gian xảy ra sự việc, nguồn gốc dẫn đến tình huống, mức độ gay cấn, khó khăn của tình huống, Song khi giải quyết các tình huống đó một nhân tố luôn luôn tồn tại bên cạnh kĩ thuật khi chuyển tải những mệnh lệnh, những thông tin tới đối tượng giáo dục, ảnh hưởng lớn tới kết quả xử lí là ứng xử sư phạm. Suy cho cùng mọi hoạt động giáo dục đều cần tới ứng xử sư phạm, bởi quan hệ thầy trò được hiểu như là quan hệ giữa hai nhân cách khác biệt, có chung một mục đích là sự hoàn thiện nhân cách về cả hai phía (thầy trưởng thànhvề nghệ thuật và vốn tri thức, trò phát triển về khả năng nhận thức và tích lũy kinh nghiệm sống). Vì thế, bất cứ giải quyết một nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng nào cũng cần thiết phải có sự khéo léo trong ứng xử. K.D.Usinxki – nhà sư phạm người Nga đã từng khẳng định: “Sự khéo léo ứng xử về sư phạm nếu không có nó thì các nhà giáo dục học giỏi đến mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất không phải cái gì khác là sự khéo léo đối xử”.
Nguồn xuất phát của những tình huống sư phạm là học sinh. Những thông tin trong những tình huống do họ gây ra có thể là cố ý hoặc ngẫu nhiên, song cho dù ở trường hợp nào thì những lượng thông tin ấy cũng đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng.
Trong thực tế giáo dục, tùy thuộc vào đối tượng ứng xử, chúng ta thường gặp một số tình huống sư phạm dẫn tới quá trình ứng xử sư phạm giữa giáo viên và học sinh như sau:
Nếu đối tượng ứng xử là một cá nhân học sinh thì những tình huống ứng xử có thể là những xung đột giữa đối tượng đó với cá nhân khác hoặc tập thể, cụ thể là:
- Những hành vi tha hóa về phẩm chất đạo đức đối với nhà trường, gia đình và xã hội.
- Ý thức thiếu tôn trọng những quy định, nề nếp sinh hoạt học tập của tập thể và tổ chức.
- Thái độ kiêu ngạo, thách đố trước tập thể.
- Thái độ và hành vi láo xược,thiếu tôn trọng thầy cô giáo và cán bộ nhà trường, ý thức lười biếng, ỷ lại trong sinh hoạt cá nhân và tập thể.
- Những hành vi gian dối trong học tập, thi cử và quan hệ xã hội.
- Thái độ, hành vi đối với bạn bè.
 Để giải quyết những tình huống sư phạm phức tạp, trong ứng xử sư phạm cần có cách thức, biện pháp, thủ thuật, xử lí tình huống, đôi khi được gọi là kĩ thuật xử lí. Mỗi tình huống có cách xử lí riêng, hay nói cách khác, nội dung của hoạt động ứng xử sư phạm quyết định kĩ thuật. Song đề xuất được và sử dụng các kĩ thuật xử lí một cách có hiệu quả tới mức nào lại phụ thuộc vào chủ thể xử lí – giáo viên.
 Giải quyết các tình huống ứng xử được thực hiện bởi các chủ thể ứng xử với những kinh nghiệm về tính cách và vốn sống khác nhau, song có thể kể tới một số loại giải quyết tương ứng với tính cách của chủ thể ứng xử sau đây:
 Chủ thể ứng xử quan tâm hết tới công việc là ít lưu tâm tới đời sống riêng tư và hoạt động cụ thể của đối tượng ứng xử. Trong trường hợp này, chủ thể ứng xử thường sử dụng uy quyền của cá nhân áp đặt quan điểm của mình, xem thường những ý kến của đối tượng và dùng khuôn phép của nhà trường để đạt tới mục đích ứng xử. Họ thường đặt trước đối tượng ứng xử những mệnh lệnh (phải như thế này, không được như thế kia) chứ ít khi đặt những câu hỏi để nhận biết tình huống (tại sao lại như vậy? lẽ nào em lại là người như thế? Theo em nên như thế nào?...). Cách giải quyết tình huống như vậy của chủ thể khó có khả năng giải quyết được các mâu thuẫn mà thường dẫn tới tình trạng tuân thủ của đối tượng một cách hình thức (cho qua chuyện) không làm bộc lộ những thông tin thầm kín rất bổ ích cho việc nhận biết bản chất tình huống ứng xử, khiến cho tập thể và cá nhân học sinh ít có cơ hội hiểu biết nhau không kiến tạo được niềm tin vào khả năng và sức mạnh của tập thể, của công lí..
 Với những chủ thể ứng xử có tôn trọng nhân cách của học sinh, quan tâm tới học sinh về mọi phương diện, bên cạch những đòi hỏi về tinh thần trách nhiệm và ý thức về hành vi của mình trước tập thể, hiệu quả của ứng xử luôn phát triển theo chiều hướng thuận, những xung khắc, những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong tập thể sẽ được giải quyết một cách ổn thỏa.
 Phần lớn những tình huống sư phạm có nội dung bao gồm các xung khắc giữa cá nhân với nhau hay giữa cá nhân với tập thể thường bắt nguồn từ sự thiếu hụt thông tin, hoặc hiểu sai lệch các thông tin của đối tác từ đó dẫn tới sự quy kết vội vàng, phủ nhận động cơ đúng đắn. Xung đột cũng có thể xảy ra khi giữa các cá nhân không ý thức được nhu cầu và mục đích hoạt động của nhau, hoặc đề cao lợi ích của cá nhân hoặc tập thể của mình trước đối tác. 
 Trong ứng xử sư phạm còn tồn tại một loại ứng xử của chủ thể theo kiểu “dĩ hòa vi quý”. Đây là những chủ thể thiên về né tránh các tình huống xung đột bằng các thủ thuật dẫn dắt các bất đồng về một cực nào đó mà không đi sâu vào việc giải quyết những mâu thuẫn, bản chất của tình huống. Biểu hiện của chủ thể ứng xử loại này trong tình huống gay cấn, trước những đối tượng “bất trị” thường là xoa dịu cho êm chuyện hoặc là đưa đẩy cho một chủ thể khác phải giải quyết, còn với những đối tượng nhu mì thì buộc họ phải chấp nhận những kiến giải do mình đặt ra. Hậu quả của việc giải quyết những tình huống ứng xử như vậy sẽ làm cho đối tượng ứng xử hoặc trở nên kênh kiệu hơn hoặc biến thành kẻ hứng chịu.
 Những chủ thể ứng xử kiểu này đã làm mất đi vị trí của bản thân trong ứng xử, không còn giữ được chức năng định hướng và điều chỉnh trong hoạt động ứng xử.
 Trong quá trình giáo dục, hoạt động ứng xử mọi nơi, mọi lúc, nếu xét về mặt trạng thái xử lí tình huống trong ứng xử, giáo viên có thể giữ vai trò chủ động hoặc bị động và tương ứng với nó tồn tại hai trạng thái ứng xử: Ứng xử chủ động và ứng xử bị động.
 Một giáo viên biết chủ động đối mặt với những tình huống sư phạm, tạo cho đối tượng ý thức được việc mình làm, giúp các em hiểu biết lẫn nhau để tôn trọng nhau hơn chính là cơ sở tạo nên uy tín nhân cách của chính bản thân giáo viên đó, và ngược lại những giáo viên thiếu kinh nghiệm và không có nghệ thuật xử lí các tình huống sư phạm, thậm chí còn né tránh hoặc giải quyết theo cách xoa dịu, hình thức họ sẽ mất đi sự tôn trọng mà học sinh dành cho mình, đôi khi còn gây nên sự oán giận và chống đối của đối tượng ứng xử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong quá trình dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX, tôi nhận thấy hầu hết các em (đặc biệt học sinh lớp 10) có nhiều thói quen không tốt đó là: hay nói tự do, văng tục chửi thề, hay lí sự cùn và đối đáp với giáo viên bằng thái độ thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng, lối sống chưa thật sự văn minh... và điều này đã ảnh hưởng đến đến kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh khối 10.
Từ thực trạng trên để góp phần vào việc giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh, tôi đã áp dụng“Một số kĩ năng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh thông qua nghệ thuật ứng xử sư phạm”.
	*Kết quả của thực trạng các lớp giảng dạy: (kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh khối lớp chủ nhiêm (CN) và lớp dạy bộ môn ở học kì I. Năm học 2018 - 2019)
Lớp
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
10A2
58,3%
24,5%
17,2%
0%
10A4
60%
14,7%
25,3%
0%
10A5(CN)
62,7%
21,3%
16%
0%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Những tình huống ứng xử sư phạm cụ thể.
Tình huống 1:
Theo quan sát của bản thân,bạn phát hiện lớp chủ nhiêm có một đôi yêu nhau, cả hai sao nhãng việc học, thường xuyên nghỉ học đi chơi. Học lực kì một yếu..Bạn sẽ làm gì?
Gợi ý cách xử lí:
 1.Biết rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã lớn, có tự do cá nhân và cần phải tự lo cho bản thân nên bạn coi như không biết. Thậm chí bạn còn nghĩ: “nếu mình “nhúng tay vào” chúng không hiểu lại bảo mình “lắm chuyện” can thiệp vào đời tư của người khác, vừa mất thời gian lại vừa khiến chúng coi thường”.
 2. Bạn tìm mọi cách để “phanh phui” sự việc này trước lớp và nhắc nhở rất gay gắt cả hai học sinh đó và có ý muốn cấm đoán không được yêu đương khi còn là học sinh.
 3. Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh một và có cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để chúng quan tâm đến chuyện học tập, vừa không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.
 4. Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớp tổ chức một buổi thảo luận về “tình yêu tuổi học trò” để định hướng đúng đắn cho các em qua những lời tâm sự của bạn. Sau đó, bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần tâm sự hỏi han xem lí do gì khiến các em học hành sa sút để các em có thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chân tình, xác đáng.
Phân tích:
 Việc nảy sinh tình cảm khác giới ở các em tuổi trung học phổ thông hiện nay không còn là hiện tượng hiếm hoi, nếu không muốn nói là khá phổ biến. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Đồng thời cũng do những tác động tiêu cực của những hiện tượng sản phẩm văn hóa không lành mạnh, khiến các em “trưởng thành” quá sớm. Ở các tuổi đầy lãng mạn và bồng bột này, các em dễ dàng có tình cảm với nhau qua ánh mắt, một nụ cười, mến nhau vì tài hát hay, đàn giỏi, hay cũng có khi “yêu nhau” chỉ vì phục sức học của nhauvà muôn vàn lí do “chính đáng” khác để yêu nhau. Vì vậy các thầy cô giáo cần có cái nhìn thông cảm và hiểu được tâm sinh lí lứa tuổi của các em để có cách xử lí cho phù hợp.
 Bạn có thể bỏ qua không “động chạm” gì đến chuyện đó vì cho rằng đó là việc riêng của chúng và đó cũng có thể là giải pháp “an toàn”. Nhưng liệu xử lí như vậy có thiếu trách nhiệm quá không? Vì học sinh của bạn đang học năm cuối đáng lẽ phải dành thời gian cho những chuyện thi cử bù đầu, và chắc chắn bạn cũng chẳng vui vẻ gì khi chứng kiến những học sinh khá giỏi của mình lại học hành sa sút. Và biết đâu vì sự thiếu quan tâm của bạn mà có thể hai học sinh của bạn sau đó sẽ gặp phải những hậu quả tai hại nào chăng? Nếu là một giáo viên có trách nhiệm với học trò chắc chắn bạn không bao giờ chọn cách giải quyết có vẻ “an toàn” cho bản thân này.
	Nhưng nếu quá “trách nhiệm” xử lí theo cách thứ hai thì thật sai lầm. Đó là cách xử lí rất thiếu tế nhị, không đạt hiệu quả mà thậm chí lại còn phản tác dụng. Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức được tự do cá nhân và cần người lớn phải tôn trọng những nhu cầu chính đáng. Nếu bạn hi vọng rằng đưa ra phê bình trước lớp mà khiến chúng xấu hổ và “chấm dứt” chuyện yêu đương thì thật là những suy nghĩ quá giản đơn. Vì nhiều học sinh ở lứa tuổi này có quan niệm rằng đó là chuyện hết sức bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ cả và nếu gặp phải những cô cậu khá bướng bỉnh chúng có thể “bật” lại ngay lập tức: “đây là chuyện riêng của chúng em, không cần thiết cô và các bạn phải can thiệp” thì bạn biết nói gì được nữa đây. Và bạn tỏ ý cấm đoán? liệu có tác dụng gì không hay cũng chỉ khiến các em “rút lui về hoạt động bí mật”, không công khai chuyện tình cảm của mình, nhưng biết đâu đấy càng cấm đoán các em càng “yêu nhau” say đắm thì sao?
	Bạn có thể chọn cách xử lí 3, gặp riêng từng em để khuyên giải, phân tích cho các em hiểu cái lợi, cái hại của việc yêu đương quá sớm và nhất là các em còn đang tuổi học trò, đang phải tập trung toàn bộ sức lực cho việc học hành thi cử. Hãy dùng những lời lẽ thật chân tình, khéo léo, tế nhị để chuyện trò, tâm sự thật gần gũi. Bạn hãy khuyên em học sinh nữ nhắc nhở, giúp đỡ người bạn trai học tập thật tốt. Còn đối với em học sinh nam bạn hay tác động đến lòng tự kiêu, tính hiếu thắng của em, làm cho em thấy được rằng hình ảnh người con trai hoàn hảo trong mắt bạn gái trước hết phải giỏi giang, có kiến thức, tư duyđể em cảm thấy mình cẩn phải cố gắng học tập cho thật tốt.
	Bạn hãy nói với các em rằng: “cô rất hiểu chuyện tình cảm ở lứa tuổi các em vì dù sao cô cũng đã từng trải qua. Đó là nhu cầu tâm lí bình thường, nên cô không hề có ý cấm đoán hay lên án các em. Chỉ có điều, cô mong muốn các em hãy giữ một tình cảm trong sáng của tuổi học trò, và cùng giúp đỡ, động viên nhau tiến bộ, tập trung thời gian cho việc học tập. Như thế tình cảm của các em dành cho nhau mới thật sự có ý nghĩa và bền vững”.
	Đó là một cách ứng xử hay. Nhưng phương án 4 vẫn là tối ưu nhất. Trước tiên bạn hãy làm như chưa hề biết chuyện của hai em học sinh đó. Nhân một buổi sinh hoạt bạn đưa ra vấn đề: “tình yêu ở tuổi học trò” để các em trong lớp cùng tham gia thảo luận, trao đổi, đưa ra ý kiến của riêng mình. Bạn hãy làm như “vô tình” gọi hai em học sinh đó lên phát biểu ý kiến trao đổi cùng các bạn. Đây là một đề tài khá kín đáo, tế nhị, vì vậy trong buổi sinh hoạt đó, bạn nên gần gũi trò chuyện cùng các em như một người chị gái để hiểu các em hơn. Có như thế bạn mới có thể biết được những suy nghĩ thực sự của các em về vấn đề này. Đồng thười trong khi nói chuyện bạn cũng định hướng cho các em nên duy trì một tình bạn trong sáng, cùng đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Bạn cũng nên chỉ cho các em thấy rằng ở độ tuổi này các em chưa đủ chín chắn để kiểm soát tình cảm của mình ở mức độ phù hợp nên rết dễ xảy ra những tác động không tốt, nhất là chểnh mảng việc học hành. Những câu chuyện vui từ kinh nghiệm bản thân, từ sách báo hay đơn giản chỉ là kết quả của “phút sáng tác ngẫu hứng” liên quan đến vấn đề này sẽ có tác động rất lớn. Óc hài hước của bạn là công cụ rất hữu hiệu khi phải xử lí những vấn đề tế nhị.
	Sau đó bạn cũng nên gặp riêng từng em học sinh đó hỏi han xem vì sao thời gian gần đây các em lại học sa sút. Đó cũng là cơ hội để bạn “nhắc nhở” khéo các em về chuyện yêu đương đã ảnh hưởng đến việc học tập. Bới sự ân cần của bạn, chắc chắn các em sẽ tâm sự, chia sẻ và lúc đó bạn sẽ đưa ra những lời những lời khuyên phù hợp.
	Nên lưu ý rằng, bạn phải đến học sinh bằng tình thương yêu chân thành để thuyết phục các em với lí lẽ và kinh nghiệm sống của người đã từng trải, phải tạo cho học sinh sự cởi mở, tin tưởngvì có một nguyên lí rất đơn giản: bạn đến với ai bằng trái tim thì bạn sẽ nhận lại những lời nói cũng xuất phát từ trái tim của họ.
Tình huống 2:
Trong giờ dạy, thầy giáo môn Toán phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hay ngáp vặt và thường gục bàn để ngủ. Thầy giáo nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáo trong trường hợp này bạn xử lí thế nào?
Gợi ý cách xử lí:
1. Phê bình gay gắt về thái độ lơ là học tập của học sinh đó. 
2. Vẫn tiếp tục giảng như không nhìn thấy để không ảnh đến lớp. 
3. Giáo viên xuống lớp nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và động viên em chú ý đến bài giảng. Sau đó vẫn chú ý đến học sinh đó, nếu biểu hi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_ki_nang_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_du.docx
  • docBìa.doc
  • docMục lục.doc