SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt

Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Mục tiêu mà Giáo dục Tiểu học hướng tới là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về nhân cách và những kĩ năng cần thiết để tiếp tục học tốt bậc học THCS. Và quan trọng hơn là để góp phần vào mục tiêu chung của Giáo dục: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nguồn nhân lực” cho đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển trên thế giới. Để đạt được mục tiêu ấy bậc tiểu học phải dạy thật tốt tất cả các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.

Môn Tiếng việt ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó được coi là môn học công cụ, là phương tiện để học tốt các môn học khác và chiếm lĩnh tri thức khoa học. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt sẽ có nhiều cơ hội để học tốt các môn học khác và thành công hơn trong cuộc sống. Học tốt Tiếng việt giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng phong phú, đa dạng và tinh tế. Học tốt Tiếng việt cũng giúp các em cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ, thấu đáo và tích cực. Từ đó có thể hình thành ở các em tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội, để rồi hun đúc những đam mê và hoài bão của cuộc sống.

Những năm gần đây Giáo dục Ngọc Lặc đã và đang ngày càng phát triển. Việc nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt bậc Tiểu học nói riêng được đặc biệt trú trọng. Các nhà trường trong đó có trường Tiểu học Minh Sơn 1 đã lấy việc dạy để học sinh nắm chắc các kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết trong Tiếng Việt để học thật tốt và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống làm mục tiêu phấn đấu của nhà trường. Xong để 100 % học sinh học hết lớp 1 có thể đọc thông - viết thạo. Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học có thể diễn đạt mạch lạc một vấn đề bằng khả năng nói hoặc viết, có thể tự tin giao tiếp trong mọi lĩnh vực quả là một điều vô cùng khó. Học sinh có thể nói tốt, đọc tốt, nghe để viết lại tốt nhưng để tự viết được một văn bản theo yêu cầu chưa chắc đã tốt. Có học sinh lại tư duy và viết rất tốt nhưng lại không thể diễn đạt tốt bằng ngôn ngữ được. Vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy học môn Tiếng Việt một cách bản chất, bền vững là điều mà tất cả các nhà quản lí, các nhà chỉ đạo chuyên môn đều trăn trở và mong muốn thực hiện được. Bản thân tôi cũng vậy. Đó chính là lí do mà tôi chọn “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt” làm nội dung để nghiên cứu trong Sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc 15 trang thuychi01 5941
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
 Lí do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Mục tiêu mà Giáo dục Tiểu học hướng tới là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về nhân cách và những kĩ năng cần thiết để tiếp tục học tốt bậc học THCS. Và quan trọng hơn là để góp phần vào mục tiêu chung của Giáo dục: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài và bồi dưỡng nguồn nhân lực” cho đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách so với các nước phát triển trên thế giới. Để đạt được mục tiêu ấy bậc tiểu học phải dạy thật tốt tất cả các môn học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
Môn Tiếng việt ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó được coi là môn học công cụ, là phương tiện để học tốt các môn học khác và chiếm lĩnh tri thức khoa học. Học sinh học tốt môn Tiếng Việt sẽ có nhiều cơ hội để học tốt các môn học khác và thành công hơn trong cuộc sống. Học tốt Tiếng việt giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng phong phú, đa dạng và tinh tế. Học tốt Tiếng việt cũng giúp các em cảm nhận cuộc sống một cách đầy đủ, thấu đáo và tích cực. Từ đó có thể hình thành ở các em tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, có trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội, để rồi hun đúc những đam mê và hoài bão của cuộc sống. 
Những năm gần đây Giáo dục Ngọc Lặc đã và đang ngày càng phát triển. Việc nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt nói chung và Tiếng Việt bậc Tiểu học nói riêng được đặc biệt trú trọng. Các nhà trường trong đó có trường Tiểu học Minh Sơn 1 đã lấy việc dạy để học sinh nắm chắc các kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết trong Tiếng Việt để học thật tốt và vận dụng linh hoạt vào cuộc sống làm mục tiêu phấn đấu của nhà trường. Xong để 100 % học sinh học hết lớp 1 có thể đọc thông - viết thạo. Học sinh Hoàn thành chương trình Tiểu học có thể diễn đạt mạch lạc một vấn đề bằng khả năng nói hoặc viết, có thể tự tin giao tiếp trong mọi lĩnh vực quả là một điều vô cùng khó. Học sinh có thể nói tốt, đọc tốt, nghe để viết lại tốt nhưng để tự viết được một văn bản theo yêu cầu chưa chắc đã tốt. Có học sinh lại tư duy và viết rất tốt nhưng lại không thể diễn đạt tốt bằng ngôn ngữ được. Vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng dạy học môn Tiếng Việt một cách bản chất, bền vững là điều mà tất cả các nhà quản lí, các nhà chỉ đạo chuyên môn đều trăn trở và mong muốn thực hiện được. Bản thân tôi cũng vậy. Đó chính là lí do mà tôi chọn “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt” làm nội dung để nghiên cứu trong Sáng kiến kinh nghiệm của mình. 
 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về những biện pháp chỉ đạo việc dạy học môn Tiếng Việt để áp dụng vào nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.
 Đối tượng nghiên cứu 
Nội dung, phương pháp, hình thức dạy học Tiếng Việt và những biện pháp chỉ đạo dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học Minh Sơn 1, huyện Ngọc Lặc.
 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát 
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin 
- Phương pháp thực hành 
- Phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh kết quả.
- Phương pháp thảo luận, trao đổi ý kiến. 
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Mục tiêu của việc dạy học Tiếng việt Tiểu học: Mục tiêu của việc dạy học Tiếng việt Tiểu học là căn cứ quan trọng nhất để quá trình dạy học Tiếng việt Tiểu học hướng đến. Đó là: 
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của Tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
2.1.2. Chương trình và sách giáo khoa Tiếng việt: Chương trình và sách giáo khoa Tiếng việt ở các lớp của bậc Tiểu học là một sơ sở khoa học cho việc dạy Tiếng Việt: 
- Sách giáo khoa Tiếng Việt của bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 nhìn chung đều có đầy đủ cả kênh hình và kênh chữ. Được phân bố theo các tuần và theo từng chủ điểm.
- Ở lớp 1 các kĩ năng nghe nói đọc viết được phân bổ ở các phần trong phân môn Học vần và Tập đọc. Ở học kì 2 có thêm phân môn Tập viết.
- Từ lớp 2 - lớp 5 Sách Tiếng Việt đều có đầy đủ các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết (trừ lớp 5), Tập làm văn. Tất cả các phân môn đều theo cùng một chủ điểm.
- Nội dung chương trình và sách giáo khoa về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục Tiếng Việt Tiểu học.
2.1.3. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học tiếng việt là nội dung chúng ta cần quan tâm đặc biêt trong quá trình dạy học Tiếng Việt; Chúng ta đã sử dụng những phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy học tích cực. Tùy vào năng lực cá nhân của từng thầy cô cũng như trình độ của học sinh để ta có thể vận dụng linh hoạt và hiệu quả nhất các phương pháp dạy học.
2.1.4. Tâm lí lứa tuổi của học sinh: Khi dạy học Tiếng Việt để đạt hiệu quả cao chúng ta không thể không quan tâm đến Tâm lí lứa tuổi của học sinh.
Từ Mầm non sang Tiểu học trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học làm chủ đạo. Các em đã bắt đầu tham gia các hoạt động phong trào của trường, lớp và của cộng đồng xã hội. Các em cũng trở thành một thành viên tích cực tham gia các công việc của gia đình. Các em đã dần muốn thừa nhận mình là người lớn.
 Các em hiếu động, ham chơi, dễ bị thu hút vào các hoạt động mới mang màu sắc, tính chất khác lạ so với bình thường.
Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động.
Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi, lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh Tiểu học.
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi Tiểu học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi.
Ở cuối tuổi Tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em. 
Trong quá trình hình thành và phát triển tình cảm của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: Trẻ nhi đồng có thể xuất hiện các năng khiếu như thơ, ca, hội họa, kĩ thuật, khoa học... khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời cho trẻ sao cho vẫn đảm bảo kết quả học tập mà không làm thui chột năng khiếu của trẻ.
Tóm lại: Để dạy tốt môn Tiếng Việt chúng ta cần quan tâm thường xuyên đến những dặc điểm tâm lí này.
2.2. Thực trạng.
Trường Tiểu học Minh Sơn 1 nằm ở trung tâm huyện Ngọc Lặc, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có truyền thống hiếu học. Nhà trường đã đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2014. Toàn trường có 15 lớp = 419 học sinh. Có tổng số: 26 cán bộ giáo viên. trong đó, có đầy đủ các giáo viên dạy các bộ môn như: Nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, TA, Tin học. Nhà trường phát triển trong điều kiện cơ bản thuận lợi. Cụ thể: 
2.2.1. Những thuận lợi
Được Đảng ủy và Ủy ban nhân xã quan tâm đến phong trào Giáo dục.
Nhân dân xã Minh Sơn có truyền thống hiếu học. Điều kiện kinh tế ngày một phát triển ở mức độ đồng đều. Phần đa đều quan tâm chăm sóc và lo lắng cho việc học hành của con em.
Phòng Giáo dục quan tâm và chỉ đạo kịp thời sát sao và đúng định hướng.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết, có tay nghề vững vàng và hết lòng vì chất lượng Giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tìm mọi giải pháp để khắc phục khó khăn nâng cao hiệu quả Giáo dục.
Hội phụ huynh luôn quan tâm và sát cánh cùng nhà trường để phấn đáu đạt được mục tiêu đề ra.
 2.2.2. Những khó khăn
Cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng được yêu cầu dạy học tối thiểu. Số lượng máy chiếu còn quá ít, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học. 
Năng lực của đội ngũ giáo viên không đồng đều, giáo viên Tiểu học phải dạy tất cả các môn học, có những người cũng không có khả năng linh hoạt trong dạy học Tiếng Việt.
 Chương trình Tiếng Việt Tiểu học về cơ bản phù hợp xong việc bố trí kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa chưa thật sự khoa học. Có những phân môn cần thiết có kênh hình thì lại hoàn toàn không có Ví dụ như Tập làm Văn lớp 4. Có những tranh ảnh trong sách giáo khoa chưa được rõ ràng và phù hợp, khó tưởng tượng và thiếu chân thật. Ví dụ như một số tranh minh họa trong học vần lớp 1.
Một bộ phận nhỏ phụ huynh điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà già hoặc người thân cũng làm cho việc học hành của một số học sinh không được thuận lợi.
Không phải 100% học sinh đều thích học Tiếng Việt. Một số em e dè, thiếu tự tin nên việc học và thực hành các kĩ năng tiếng việt còn hạn chế. Trí tưởng tượng của các em chưa phong phú và còn đơn giản nên gặp khó khăn trong việc cảm thụ văn học. Các em có xu hướng ngại đọc và ngại viết, thích quan sát, thích tham gia các hoạt động xã hội.
Học sinh thường học không đều ở các môn và kết quả đạt được thiếu bền vững. Có em mất gốc từ lớp 1. Nhiều em không thích học Tập làm văn, chưa biết cách cảm thụ văn học. 
 2.3. Kết quả của thực trạng
Năm học 2016 – 2017 (Tháng 9 năm 2016) khảo sát trên 400 em học sinh với các hình thức tôi thu được kết quả như sau: 
Mức độ
Kĩ năng nghe - nói 
Kĩ năng đọc
Kĩ năng viết
Ghi chú
Xuất sắc 
(9-10 điểm)
92 em = 23%
113em= 28.2%
109em = 27.2%
Tốt(7-8 điểm)
102 em = 25.5%
128em =32.0%
128em = 32.0%
Đạt( 5,6 điểm)
140 em = 35%
104em= 26.0%
107em = 26.8%
Chưa đạt
 (dưới 5 điểm)
66 em = 16.5%
55em = 13.8%
56em = 14.0%
Từ bảng trên cho thây học sinh thực hiện các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ở mức độ xuất săc và tốt cũng chưa thật sự nhiều, chưa đạt được 70% từ điểm 7 trở lên.
2.4. Các biện pháp đã sử dụng
Biện pháp 1. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên. 
Quát triệt đến tất cả cán bộ giáo viên ý thức trách nhiệm đối với việc dạy và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
Giáo viên có trách nhiệm tạo nên những động cơ học tập đúng đắn về việc học Tiếng Việt. Giúp các em yêu thích môn Tiếng Việt và biết được tầm quan trọng của bộ môn này đối với việc học tập cũng như trong cuộc sống. Làm cho việc học các phân môn Tiếng Việt trở thành nhu cầu của các em.
Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học khoa học và sát với tình hình thực tế. Trong đó quan tâm xây dựng tiêu chí đạt được của môn Tiếng Việt một cách cụ thể ở từng khối lớp, từng phân môn.
 Trên cơ sở Kế hoạch năm học giao bộ phận chuyên môn cụ thể hóa vào Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn và xây dựng quy chế hoạt động. Giao chỉ tiêu cho từng cán bộ giáo viên. Thảo luận các biện pháp thực hiện để đạt được chỉ tiêu đề ra với từng giáo viên.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ rõ ràng, cụ thể và chi tiết gắn với từng phân môn. Trong đó có kiểm tra chuyên đề đối với các phân môn Tiếng Việt. Hiệu trưởng trực tiếp tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá và kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của giáo viên.
Nhà trường tổ chức dự giờ thăm lớp, góp ý để xây dựng các tiết dạy mẫu, thống nhất cách giảng dạy ở một số dạng bài khó. Hiệu trưởng trực tiếp tham gia các hoạt động chuyên môn. Để nắm được tình hình thực tế kết hợp đánh giá năng lực và tầm nhìn của từng cán bộ giáo viên. Từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn hàng tháng thực chất, hiệu quả, gắn với hoạt động học tập thực tế của học sinh, tập trung đi sâu phân tích, tìm giải pháp đối với học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, lấy nhiệm vụ dạy đọc, viết làm nền tảng cho các hoạt động giáo dục khác.
Tổ chức xem những bài dạy tốt trên các phương tiện thông tin từ đó cùng nhau phân tích vận dụng vào thực tế của nhà trường.
Tổ chức khảo sát đánh giá lại khả năng chuyên môn của từng giáo viên để có sự phân công hợp lí ở từng khối lớp. Tổ chức dạy theo phân môn trong khối với nhau nhằm phát huy sở trường của từng giáo viên. Bởi chúng ta biết không phải thầy cô nào cũng dạy tốt tất cả các phân môn Tiếng Việt. Mặt khác tạo cơ hội cho giáo viên có thể đầu tư chuyên sâu vào một lĩnh vực nào đó để dạy cho tốt.
Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra và đánh giá chất lượng cho giáo viên để 100% giáo viên nắm được tinh thần và cách đánh giá theo quy định. Tránh việc đánh giá thiếu chính xác kết quả học tập của học sinh. Tổ chức cho giáo viên cùng nhau thảo luận từng mức độ của 4 kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết.
Bàn giao chất lượng từ lớp dưới lên lớp trên cụ thể đến từng học sinh, cụ thể đến từng kĩ năng qua đó để đánh giá kết quả công tác sau một năm cho cán bộ giáo viên.
Biện pháp 2. Chỉ đạo dạy tốt và vững chắc tất cả các phân môn Tiếng việt trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng môn Tiếng Việt lớp 1. Tập trung vào việc trau dồi ngôn ngữ cho học sinh.
 	Chọn giáo viên dạy lớp 1 có sức khỏe, có năng lực chuyên môn thật sự, có tấm lòng yêu thương học sinh, có hiểu biết đúng dắn về trách nhiệm cũng như danh dự nghề nghiệp, được nhân dân tin yêu, đồng nghiệp mến phục.
Tập trung tìm mọi biện pháp phối hợp với gia đình để tạo mọi điều kiện cho con em học tập tốt nhất. Tạo mọi điều kiện tốt nhất, ưu tiên về mọi mặt để dạy học 2 buổi/ ngày cho lớp 1. 
Kiên trì bền bỉ dạy đến đâu chắc đến đó. Dạy kĩ đồng đều tất cả các kĩ năng. Chú trọng kĩ năng Viết ( Viết chữ). 
Hiệu trưởng và Ban giám hiệu trực tiếp kiểm tra, cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp 1 thảo luận thường xuyên các biện pháp để dạy học Tiếng Việt lớp 1. Bằng mọi giá kết thúc lớp 1 có 100% học sinh đọc thông, viết thạo, viết đúng và viết đẹp. Mạnh dạn giao tiếp trước đông người. Tự tin nói chuyện với thầy cô, tương tác với bạn bè trong quá trình học tập. 
Tăng cường lồng ghép các nội dung theo Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường Tiếng Việt trong các tiết học chính khóa, các tiết học buổi 2, hoạt động ngoại khóa, hoạt động của Câu lạc bộ nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Tiếng Việt.
Dạy tốt tất cả các môn, quan tâm đến dạy học tích hợp các kĩ năng trong khi dạy tất cả các phân môn.
Ví dụ: Khi dạy phân môn Tập đọc giáo viên không chỉ quan tâm đến kĩ năng đọc mà cần phải dạy kĩ việc hiểu nghĩa của từ để học tốt hơn môn Luyện từ và câu, chỉ ra những hình ảnh cần cảm thụ để giúp các em bước đầu nhìn cuộc sống bằng cái nhìn tích cực và sinh động. Qua đó giúp các em nhớ được những kiểu bài văn đã gặp trong các bài tập đọc. Bài tập đọc: Chuyện bốn mùa: một dạng văn kể chuyện, bài Tập đọc: Hoa học trò: một dạng văn miêu tả để khi học sang Tập làm văn học sinh dễ dàng nhận diện được đặc điểm của các kiểu bài văn. Khi dạy học Chính tả chúng ta cũng phải phân tích nghĩa của từ để các em biết mà viết và sử dụng cho đúng vào từng trường hợp và thực tế cuộc sống, để nói chuẩn tiếng phổ thông theo quy đinh
Nhà trường yêu cầu giáo viên chú trọng việc rèn chữ đẹp và giữ gìn vở sạch thông qua hoạt động giao lưu: “Vở sạch chữ đẹp” do nhà trường và phòng tổ chức. Phấn đấu đạt từ 80% - 90% học sinh được xếp loại A vở sạch chữ đẹp hàng năm..
 (Chữ viết HS lớp 1, ảnh trưng bày bộ vở )
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng nên nhà trường đã chỉ đạo cho giáo viên phải quan tâm đến việc trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng... đồng thời cũng có thể kể cho trẻ nghe hoặc tổ chức các cuộc thi kể truyện đọc thơ, viết báo, viết truyện, dạy trẻ cách viết nhật kí... Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng. Nét tính cách của trẻ đang dần được hình thành, đặc biệt trong môi trường nhà trường còn mới lạ, trẻ có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn... Sau 5 năm học, "tính cách học đường" mới dần ổn định và bền vững ở trẻ.
	Tóm lại: Các kĩ năng trong Tiếng Việt đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hổ trợ cho nhau vì vậy chúng ta phải dạy thật tốt, chắc chắn và bền bỉ tất cả các phân môn cũng như các kĩ năng. Như vậy thì chất lượng môn Tiếng Việt mới thật sự yên tâm được.
Biện pháp 3. Nhà trường cần tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức, ban ngành để xây dựng môi trường giao tiếp Tiếng Việt trong sáng, tích cực cho học sinh
 Không phải chỉ học kiến thức ở trên lớp, học sinh cần phải có những hoạt động trải nghiệm ở mọi lúc mọi nơi, thông qua nhiều hoạt động Văn hóa văn nghệ, Thể dục thể thao khác để rèn luyện các kĩ năng sống vì vây cần phải làm tốt công tác phối hợp với gia đình, với các cấp, ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông ở địa phương, huy động cộng đồng cùng chung tay với ngành Giáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Hàng năm xây dựng kế hoạch, nội dung, triển khai thực hiện và có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả của công tác phối hợp để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.
Phối hợp với Công đoàn, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phát động các phong trào thi đua, Tổ chức có hiệu quả cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng việc tổ chức tốt các hoạt động Văn hóa văn nghệ, các cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ, Kể chuyện, viết về Bác Hồ. Tìm hiểu và viết về lịch sử Đât nước. Các cuộc thi viết thư cho bạn bè, người thân. Tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc thi viết thư UPU do ngành tổ chức. Tổ chức cuộc thi đọc, khuyến khích văn hóa đọc trong nhà trường. Lấy kết quả các cuộc thi này để đánh giá kết quả dạy học của giáo viên. Từ đó rèn luyện thêm các kĩ năng Tiếng Việt và hình thành ở các em tình yêu quê hương Đất nước yêu cuộc sống, tinh thần trách nhiệm và nuôi dưỡng ước mơ.
Tổ chức cuộc thi viết văn trong đó quan tâm đến thể loại văn miêu tả. Thông qua đó rèn trí tưởng tượng trong sáng và kĩ năng quan sát khoa học cho học sinh. Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, thêm yêu cuộc sống. 
Tổ chức nhiều hình thức dạy học mới để học sinh hứng thú học hơn. 
Tổ chức cho các em tham gia tổ chức Câu lạc bộ Em yêu Tiếng Việt để các em có cơ hội chia sẻ, giúp đỡ và học tập lẫn nhau cả về kiến thức Tiếng Việt lẫn những hiểu biết cuộc sống. Thông qua Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt tổ chức các trò chơi dân gian, các trò chơi mở rộng vốn từ; ngoại khóa vui học Tiếng Việt; kể chuyện, thuyết minh, giới thiệu nhân vật văn học; xây dựng cây từ vựng tiếng Việt theo chủ điểm, liên chủ điểm. Từ đó tạo cho các em hứng thú học tập Tiếng Việt, để các em thấy Tiếng Việt cần thiết và quan trọng với cuộc sống và học tập như thế nào. Qua đó các em tự giác học tập và có nhu cầu học Tiếng Việt như những môn học khác. 
Biện pháp 4. Nhà trường tham mưu cho các cấp ủy chính quyền làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục để huy động các nguồn lực mua sắm, quyên góp sách truyện, báo chí. Xây dựng, bổ sung tủ sách học đường cho các lớp; xây dựng thư viện thân thiện thu hút học sinh đến đọc sách để nâng cao hiệu quả kĩ năng đọc và duy trì văn hóa đọc cho học sinh. 
Nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của học Tiếng Việt, phối hợp xây dựng môi trường Tiếng Việt tại gia đình, tạo điều kiện cho con em được tham gia các hoạt động tập thể ở cộng đồng nhằm phát triển ngôn ngữ.
Huy động mọi nguồn lực để tăng cường các trang thiết bị dạy học trên lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_mon.doc