SKKN Một số kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc

SKKN Một số kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ nhanh chóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với hội nhập quốc tế và bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống, tâm sinh lí của các tầng lớp nhân dân nói chung, lứa tuổi học sinh THCS nói chung, trong đó có học sinh dân tộc thiểu số. Cùng với sự thay đổi đó kéo theo những yêu cầu mới về giá trị sống, kĩ năng sống; đồng thời một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nói chung, của các dân tộc thiểu số nói riêng bị lấn át, thậm chí mai một. Mặt khác, thế hệ trẻ hiện nay có nhiều người ít chú trọng đến văn hóa cổ truyền mà mải chạy theo các yếu tố mới lạ một cách tùy tiện trong khi chính họ lại có phần tự ti, coi thường và thậm chí ruồng bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là đối với văn hóa các dân tộc thiểu số.

Trên thực tế mỗi cá nhân đều thuộc về một dân tộc nào đó và mỗi dân tộc đều có truyền thống vẻ vang, nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình và nền văn hóa này bình đẳng với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Nó chứa đựng tinh hoa về tinh thần và vật chất của dân tộc, được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ bằng cả tinh thần, vật chất, thậm chí cả xương máu và là thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Nó hết sức đa dạng và phong phú, từ lời ăn, tiếng nói, tập quán, phong tục cho đến nếp sống, sinh hoạt, tín ngưỡng qua đó toát lên bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người. Nếu để mất bản sắc tức là đánh mất chính mình và đó là tổn thất to lớn đối với không chỉ các dân tộc thiểu số mà còn là đối với quốc gia, đối với dân tộc Việt Nam.

 

doc 18 trang thuychi01 5742
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
I. Mở đầu
2
2
 1. Lí do chọn đề tài
2
3
 2. Mục đích nghiên cứu
3
4
 3. Đối tượng nghiên cứu
4
5
 4. Phương pháp nghiên cứu
4
6
II. Nội dung
4
7
 1. Cơ sở lí luận của SKKN
4
8
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
9
 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
6
10
 4. Hiệu quả của SKKN
14
11
III. Kết luận, kiến nghị
15
12
 1. Kết luận
15
13
 2. Kiến nghị
15
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ, tốc độ nhanh chóng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với hội nhập quốc tế và bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động rất lớn đến mọi mặt đời sống, tâm sinh lí của các tầng lớp nhân dân nói chung, lứa tuổi học sinh THCS nói chung, trong đó có học sinh dân tộc thiểu số. Cùng với sự thay đổi đó kéo theo những yêu cầu mới về giá trị sống, kĩ năng sống; đồng thời một số giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta nói chung, của các dân tộc thiểu số nói riêng bị lấn át, thậm chí mai một. Mặt khác, thế hệ trẻ hiện nay có nhiều người ít chú trọng đến văn hóa cổ truyền mà mải chạy theo các yếu tố mới lạ một cách tùy tiện trong khi chính họ lại có phần tự ti, coi thường và thậm chí ruồng bỏ văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là đối với văn hóa các dân tộc thiểu số.
Trên thực tế mỗi cá nhân đều thuộc về một dân tộc nào đó và mỗi dân tộc đều có truyền thống vẻ vang, nền văn hóa mang bản sắc riêng của mình và nền văn hóa này bình đẳng với các nền văn hóa của các dân tộc khác. Nó chứa đựng tinh hoa về tinh thần và vật chất của dân tộc, được giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ bằng cả tinh thần, vật chất, thậm chí cả xương máu và là thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Nó hết sức đa dạng và phong phú, từ lời ăn, tiếng nói, tập quán, phong tục cho đến nếp sống, sinh hoạt, tín ngưỡngqua đó toát lên bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người. Nếu để mất bản sắc tức là đánh mất chính mình và đó là tổn thất to lớn đối với không chỉ các dân tộc thiểu số mà còn là đối với quốc gia, đối với dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, song song với vấn đề bảo vệ, phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc là là các yêu cầu về giá trị sống, kĩ năng sống cho mỗi người đặt ra hết quan trọng. Trong chiến lược xây dựng đất nước Đảng ta xác định rõ theo hướng “công nghiệp hóa- hiện đại hóa” [1], tiến lên CNXH với nền văn hóa “ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[2]. Vì vậy việc giáo dục văn hóa truyền thống cùng với giá trị sống, kĩ năng sống cho hế hệ tương lai của đất nước ngay trong các nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng là hết sức cần thiết song song với hoạt động dạy học các môn văn hóa theo chương trình. Đối với trường THCS Dân tộc Nội trú nói chung, trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc nói riêng, với đặc thù là trường chuyên biệt, đối tượng học sinh đều là người dân tộc thiểu số cư trú tại các vùng,
Ghi chú: [1] Nghị quyết TW3, khóa VIII; [2] Nghị quyết TW5, khóa VIII.
khu vực có điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, nhận thức và sự tự tin hòa nhập với môi trường mới còn nhiều hạn chế thì việc giáo dục văn hóa truyền thống và giá trị sống, kĩ năng sống càng cần thiết hơn hết và đòi hỏi được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ để mang laị hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường là “ Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam Giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh PTDTNT”; “góp phần tạo nguồn cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế xã hội khó khăn”[3] 
Mặc dù vậy nhưng trên thực tế hiện nay ở các trường THCS Dân tộc Nội trú nói chung, trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc nói riêng việc tiến hành giáo dục văn hóa truyền thống, giá trị sống, kĩ năng sống còn chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ của bậc học. Nguyên nhân chính là do việc tiến hành các hoạt động giáo dục này chưa khoa học, đồng bộ và đặc biệt là hình thức tiến hành đơn điệu, nội dung sơ sài, tổ chức hời hợt nên không có sự hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Mặt khác ở các nhà trường đều giành hầu hết thời gian cho việc học tập các môn văn hóa, ôn luyện các đội tuyển nên ít có thời gian cho hoạt động giáo dục này. Riêng đối với bộ môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp có thời lượng 24 tiết/ năm học, trong đó có 6 tiết trong hè thì hầu hết các trường đều chỉ thực hiện được như hướng dẫn chung của Bộ GDĐT mà chưa chú trọng đến tính chuyên biệt của trường DTNT ( Học sinh là người dân tộc thiểu số, ăn ở, học tập, sinh hoạt tập trung tại trường, sống tập thể xa gia đình.). Vì vậy chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục văn hóa truyền thống, giá trị sống, kĩ năng sống chưa cao.
Trên cơ sở đó, sau nhiều năm thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà trường DTNT, qua kinh nghiệm bản thân, qua nghiên cứu tài liệu và qua thực tiễn hoạt động dạy học, giáo dục ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Một số kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc”. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra cách thức phù hợp để tổ chức thực hiện bộ môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả và chất lượng đồng thời mang 
 Ghi chú: [3] Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
yếu tố đặc thù của loại hình trường chuyên biệt DTNT. Thông qua đó giáo dục học sinh hiểu biết, trân trọng và tự hào các giá trị văn hóa tốt đẹp; gạt bỏ các yếu tố lạc hậu, tiêu cực trong văn hóa truyền thống các dân tộc. Đồng thời thông qua đó giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp, kinh nghiệm tổ chức, quản lí các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc nhằm thực hiện giáo dục giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đồng thời giáo dục giá trị sống, rèn kĩ năng sống cho học sinh nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này sử dụng các phương pháp:
-Nghiên cứu tài liệu xây dựng cơ sở lí thuyết
-Điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
-Thống kê, xử lí số liệu điều tra
- Thực nghiệm đánh giá hiệu quả trong giai đoạn ngắn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
 Có thể khẳng định Đảng và nhà nước ta rất chú ý đến vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, tôn trọng bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng người. Tại Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (1998) đã nêu rõ “ xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [4]. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân cùng chung tay, góp sức trong đó các trường học có vai trò quan trọng trong giáo dục, tuyên truyền và định hướng văn hóa cho thế hệ trẻ.
Đối với nghành Giáo dục- Đào tạo, chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT “ Về phát động phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” [5] nêu rõ yêu cầu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 3 nêu rõ nhiệm vụ của trường DTNT “Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam Giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh PTDTNT” [6].
Mặt khác, trong công cuộc tiếp tục đổi mới đất nước hiện nay, đòi hỏi phải 
Ghi chú: [4]: Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (1998); [5] Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT; [6] TT số 01/2016/TT-BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo.
có nguồn nhân lực không chỉ tinh thông nghề nghiệp, giỏi khoa học kĩ thuật mà còn phải am tường văn hóa, biết tự hào, trân trọng các giá trị bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc, có kĩ năng sống và biết yêu các giá trị sống. Đối với học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc thì vấn đề này càng trở nên cần thiết nhằm giúp các em sau khi ra trường có một nền tảng hiểu biết văn hóa dân tộc cơ bản, giúp các em biết yeeu và trân trọng, gì giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp, loại bỏ các yếu tố tiêu cực, lạc hậu để góp phần xây dựng nền văn hóa dân tộc “tiên tiến, đậm đà bản sắc”. Đồng thời cũng giúp các em hình thành và phát triển những kĩ năng sống cơ bản, hiểu và cảm nhận các giá trị sống để biết trân trọng bản thân và yêu thương mọi người.
Việc tiến hành giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc phải được thực hiện đồng thời, đồng bộ và tích hợp trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp để đảm bảo đạt hiệu quả.
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 
Đặc điểm của trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc là nhà trường chuyên biệt, học sinh đều là con em đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện (trên 90% là dân tộc Mường, còn lại là các dân tộc Dao, Thái và số ít dân tộc khác). Do vậy tập quá sinh hoạt, lối sống, đặc điểm tâm sinh lí của các em rất đa dạng và phức tạp. Các em học tập, ăn ở, sinh hoạt tập trung tại trường, sống tập thể xa gia đình nên khá khó khăn trong việc hòa nhập, chấp hành nội quy, kỉ luật của nhà trường.
Qua quá trình làm công tác quản lí trường DTNT tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh người dân tộc thiểu số đều nhút nhát, e dè, ngại giao tiếp với người khác, kể cả với thầy cô giáo. Vì vậy trong quá trình học tập các em cũng chưa thực sự chủ động, linh hoạt; ngay cả khi chưa hiểu bài các em cũng ngại hỏi thầy cô hay bạn bè, vì vậy hiệu quả học tập chưa cao.Với đặc điểm sống tập thể xa nhà, ăn ở tại trường nên sau các giờ học chính khóa trên lớp các em còn có một lượng thời gian chuyển tiếp giữa các buổi học khá nhiều. Vì vậy nếu không tổ chức các hoạt động ngoài giờ có chủ đích theo kế hoach nhà trường thì sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất kỉ luật và dễ nảy sinh các vấn đề phức tạp ảnh hưởng đến học tập, rèn luyện và nền nếp nhà trường. Vì vậy các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường DTNT không đơn thuần chỉ là bộ môn HĐNGLL mà còn là toàn bộ các hoạt động của các em, kể cả sinh hoạt cá nhân, vui chơi, hoạt động thể thao, tự học sau các giờ lên lớp. 
Thông qua tìm hiểu, khảo sát hầu hết các em đều thiếu hiểu biết về dân tộc mình, đặc biệt là không nắm được các giá trị truyền thống của dân tộc, thậm chí không phân biệt được đâu là văn hóa dân tộc mình, đâu là của dân tộc Kinh và dân tộc khác. Bên cạnh đó các em còn ít và yếu các kĩ năng sống, chưa hiểu về các giá trị sống để hướng tới nên trong học tập, sinh hoạt ảnh hưởng nhiều từ phong tục, tập quá nơi các em sinh sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường. 
Mặt khác, hầu hết các em có tâm lí tự ti khi giao tiếp, mặc cảm, dễ tự ái, ít sử dụng ngôn ngữ dân tộc mình trong sinh hoạt, thậm chí có nhiều em ngại tiết lộ dân tộc mình khi ra môi trường bên ngoài. Điều này dẫn đến nguy cơ mất bản sắc dân tộc, phai nhạt văn hóa truyền thống và từ đó sẽ dẫn tới sự thờ ơ, vô cảm trong cuộc sống. Hơn nữa việc các em không tự tin, mạnh dạn cũng, thiếu kĩ năng sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập, rèn luyện của các em. 
Bên cạnh đó, thông qua tìm hiểu, khảo sát, theo dõi nhiều năm ở trường THCS Dân tộc nội trú Ngọc Lặc thấy rằng trong lối sống, sinh hoạt phần các em đều chịu ảnh hưởng nặng các phong tục, tập quá còn lạc hậu ở làng, bản nơi các em sinh sống cũng như thói quen sinh hoạt của dân tộc mình. Các em thích sống tự do, không muốn ràng buộc bởi nền nếp, nội quy tập thể; nhiều thói quen chưa tốt như tác phong chậm chạp, lề mề, thiếu ngăn nắp ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục, rèn luyện.
3.Các giải pháp giải quyết vấn đề: 
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn hiện nay đối với công tác giáo dục, dạy học nói chung và giáo dục, dạy học dân tộc ở trường THCS Dân tộc nội trú Ngọc Lặc nói riêng, bản thân tôi đã tổ chức thực hiện đồng bộ, nhiều năm một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nêu trong đề tài như sau:
3.1. Xây dựng Kế hoạch thời gian năm học và Thời gian biểu chi tiết cho mọi hoạt động trong ngày và trong tuần:
Đây là giải pháp hết sức quan trọng, là cơ sở để tiến hành các giải pháp tiếp theo. Ngay từ khi chuẩn bị năm học mới, BGH nhà trường họp để thống nhất Kế hoạch thời gian năm học và Thời gian biểu trong năm học. Các kế hoạch này bên cạnh việc phải căn cứ Kế hoạch thời gian năm học của UBND huyện và Sở GDĐT còn phải căn cứ vào tính chuyên biệt của nhà trường cũng như mục tiêu, kế hoạch chiến lược của nhà trường. Trong Kế hoạch thời gian năm học phải nêu rõ các hoạt động trong năm học và thời gian diễn ra hoạt động, từ đó làm căn cứ xây dựng Kế hoạch HĐNGLL và các hoạt động đặc thù khác. Trong Thời gian biểu cần thể hiện chi tiết các hoạt động diễn ra trong ngày của nhà trường 24/24 giờ (Từ khi báo thức buổi sáng, giờ làm vệ sinh cá nhân, làm vệ sinh tạp thể, giờ ăn, giờ lên lớp, giải lao, tự học, vui chơi, tham gia các hoạt động, giờ ngủ, giờ xem phim). Đối với trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc thì Thời gian biểu là một lịch làm việc, hoạt động khép kín, nối tiếp nhau một cách khoa học; vừa đảm bảo cho hoạt động dạy học, rèn luyện hiệu quả; vừa đảm bào cho hoạt động quản lí, theo dõi của cán bộ quản lí nhà trường thuận tiện. Mặt khác mọi hoạt động của học sinh đều được tổ chức và vận hành bài bản, tránh chồng chéo hay quá tải đồng thời đặt học sinh vào sự giám sát chặt chẽ của nhà trường.
Ảnh 1: Thời gian biểu trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc
3.2. Xây dựng Nội quy phù hợp và mang tính đặc thù, chuyên biệt và thực hiện Nội quy nghiêm túc, kiểm tra thực hiện thường xuyên:
Với đặc điểm là trường chuyên biệt vì vậy nội quy của nhà trường ngoài những quy định chung như các trường phổ thông còn được xây dựng phù hợp với đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số. Đặc biệt Nội quy nội trú phải được soạn thảo cụ thể, quy định chi tiết và dễ hiểu, dễ thực hiện đối với học sinh. Thông qua thực hiện Nội quy sẽ giúp các em bước đầu hình thành cá kĩ năng sống, thực hiện các giá trị sống và tạo thành nền nếp, thói quen làm cơ sở cho các hoạt động khác. Trong nội quy nêu cụ thể quy từ ngôn ngữ (trong giờ học và các buổi hoạt động, sinh hoạt chung thì dùng tiếng Việt; trong sinh hoạt hằng ngày khuyến khích sử dụng tiếng dân tộc), đi đứng, ăn mặc (đồng phục, sắc phục dân tộc), xưng hô, xử lí các tình huống thường gặp, mối quan hệ với các cá nhân khác 
Thường xuyên từng buổi Đoàn - Đội và bộ phận quản lí Nội trú kiểm tra việc thực hiện Nội quy của các em, nhắc nhở, chấn chỉnh những trường hợp thực hiện chưa tốt, tuyên dương kịp thời những việc làm tốt, đề xuất kỉ luật đối với các vi phạm nặng nếu cần thiết. 
Nhà trường chỉ đạo Ban thi đua xây dựng các tiêu chí thi đua phù hợp và dễ thực hiện, tạo động lực thực hiện Nội quy, nền nếp cho học sinh (VD: Cộng điểm thi đua cho các hành động, việc làm tốt, trừ điểm thi đua các vi phạm nội quy, các lớp nhận cờ thi đua hàng tuần phân biệt màu sắc tùy theo thứ hạng thi đua, tổng kết điểm thi đua hằng kì, hằng năm và theo các đợt hoạt động .) 
Cán bộ quản lí nhà trường phụ trách nền nếp thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội quy để việc thực hiện đạt hiệu quả.
Việc thực hiện nghiêm Nội quy giúp các em đi vào nền nếp, tác phong nhanh nhẹn và có ý thức tập thể. Các thói quen sinh hoạt ở nhà được thay thế bằng thói quen sinh hoạt tập thể. Thực hiện giờ giấc giúp các em có lối sống khoa học, giờ nào việc nấy, không còn chậm chạp, lề mề đồng thời giúp các em hòa nhập với môi trường mới tốt hơn. Bên cạnh đó các em cũng biết cách mặc trang phục truyền thống dân tộc mình, yêu quý và trân trọng trang phục đó. 
3.3 Kết hợp giáo dục văn hóa truyền thống, giá trị sống, kĩ năng sống thông qua tìm hiểu và giải đáp các tình huống hằng tuần:
Đây là một hoạt động giáo dục theo hướng mở, hấp dẫn và thu hút học sinh. Việc tiến hành hoạt động này được chuẩn bị chu đáo, tổ chức thực hiện xuyên suốt năm học và mang lại hiệu quả cao.
Nhà trường chỉ đạo ban tổ chức hoạt động (Giao một đồng chí trong BGH phụ trách) chuẩn bị hệ thống tình huống cho các tuần trong năm học và sắp xếp các tình huống phù hợp với từng thời điểm trong năm (VD: Tháng 9,10 thường là các tình huống về truyền thống dân tộc, nhà trường, gia đình; tháng 11 tình huống về đạo Thầy- Trò ). Mỗi năm học tìm hiểu và giải đáp khoảng 30-32 tình huống. Mỗi tình huống đưa ra học sinh sẽ có một tuần để tìm hiểu và giải đáp, các lớp tập hợp ý kiến của các bạn học sinh vào sinh hoạt 15 phút, soạn thảo thành một bản ý kiến chung và gửi về ban tổ chức. Vào đầu tuần, Ban tổ chức sẽ công bố tình huống mới đồng thời giải đáp tình huống tuần trước và cộng điểm thi đua cho các lớp tùy theo mức giải đáp của học sinh về tình huống.
Các tình huống đưa ra thường được xây dựng kết hợp giữa giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc với giá trị sống và kĩ năng sống nhằm tích hợp, chuyển hóa các nội dung này, làm “mềm hóa”, tăng tính hấp dẫn, khơi gợi tìm tòi, sưu tầm, tìm hiểu cũng như kích thích khả năng tư duy của các em. Mặt khác hoạt động này giúp lấp đầy khoảng trống thồ gian nhàn rỗi chuyển tiếp giữa các hoạt động, giúp việc quản lí nền nếp hiệu quả hơn. Mặt khác, thông qua tình huống ý thức các em năng lên rõ rệt và đặc biệt là sự thấm nhuần các giá trị đạo đức, kinh nghiệm sống, kĩ năng sống, giá trị sống từ các tình huống mang lại.
Ví dụ một số tình huống:
VD 1: Tình huống tuần 31, năm học 2012-2013: Em hãy dịch ra tiếng Việt và cho lời bình (khoảng 100 từ) cho câu tục ngữ Mường sau đây: “ Pời phố tứng pời nắng, vằng phố tứng vằng tâu, tể ngáy mai khâu cón xương trở lái”.
Giải đáp: - Dịch “ Chửi nhau đừng chửi nặng, mắng nhau đừng mắng đau, để ngày mai sau còn thương nhau trở lại”.
 - Học sinh bình: “Câu tục ngữ là kinh nghiệm ứng xử trong đời sống của người dân tộc Mường. Con người ai cũng có lúc mắc phải sai lầm hoặc nóng giận, không kiểm soát được hành vi và ngôn ngữ thể khiến người khác bị tổn thương lòng tự trọng. Vết thương đó sẽ làm rạn nứt tình cảm con người, đó là sợi dây vô hình nối những sự ích kỉ lại với nhau, cái tôi con người được lúc trỗi dậy sẽ gây ra xung đột. Sau mỗi lời nói nặng nề sẽ là một tấm lòng tự trọng bị tổn thương. Vì thế chỉ cần chỉ ra lỗi lầm của người khác để họ sửa chữa, không nhất thiết phải dùng lời nói “bới thật nặng, mắng thật đau””
 - Bài học, kĩ năng sống rút ra: Kiểm soát cảm xúc bản thân.[7]
VD 2: Tình huống tuần 23, năm học 2013-2014: “Chuột Đen và chuột Nâu cùng cố trèo vào một chĩnh gạo đầy. Chuột Nâu khỏe hơn nên trèo vào được còn chuột Đen yếu hơn đành cam phận kiếm ăn bên ngoài. Một thời gian sau chuột Nâu chết trong chĩnh gạo. Chuột Đen không hiểu tại sao chuột Nâu lại chết. Lớp em có hiểu lí do chuột Nâu chết thì nói cho chuột đen biết với nhé”.
- Học sinh giải đáp: “ Chuột Nâu do tham lam đã chui vào chĩnh gạo đầy hưởng thụ một mình. Càng ăn gạo càng ít đi. Khi gạo hết cũng là lúc chuột Nâu xuống đến đáy chĩnh và nó không thể ra ngoài. Lâu ngày chuột chết vì đói khát 
 Ghi chú: [7]: Tư liệu GDKNS trường THCS Dân tộc Nội trú Ngọc Lặc
trong đáy chĩnh rỗng không.”
- Bài học, kĩ năng sống, giá trị sống: Tham lam, ích kỉ cá nhân sẽ có kết cục không tốt đẹp. Chia sẻ, giúp đỡ mọi người để được chia sẻ và giúp đỡ lúc khó khăn mới có được hạnh phúc thực sự.[8]
3.4. Chỉ đạo hoạt động dạy học bộ môn HĐNGLL, hoạt động Đội và các hoạt động ngoài giờ học theo hướng giáo dục gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống, giá trị sống và kĩ năng sống: 
 - Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi trực tiếp xây dựng Kế hoach hoạt động NGLL của năm học. Bên cạnh việc đảm bảo các yêu cầu theo quy định chung của Bộ GDĐT quy định, trong kế hoạch chú trọng tích hợp các hoạt động theo hướng đề tài đã nêu. Đồng thời chỉ đạo Tổng phụ trách đội xây dựng Kế hoạch hoạt động đội chú trọng các yếu tố đặc thù, chuyên biệt, mang bản sắc và đảm bảo rèn kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với đối tượng học sinh nhà trường.
- Triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoai_gio_l.doc