SKKN Một số phương pháp dạy học và quản lý học sinh trong giờ thực hành tin học mô hình trường học mới năm học 2016 - 2017

SKKN Một số phương pháp dạy học và quản lý học sinh trong giờ thực hành tin học mô hình trường học mới năm học 2016 - 2017

Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đă tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xă hội loài người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.

Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường THCS cần mang lại cho các em một cái nhìn trực quan, sinh động. Chính vì thế để học tốt bộ môn Tin học thì giáo viên giảng dạy cần chú ý đến các tiết thực hành nhiều, việc tiếp xúc với công nghệ mới, không nên quá chú trong vào lý thuyết, chỉ thực hành nhiều thì các em mới lĩnh hội được nhiều kiến thức. Bên cạnh việc dạy cho học sinh kiến thức bài học thì việc quản lý học sinh trong các tiết học thực hành cũng đóng một vai trò rất quan trọng, có quản lý tốt thì các em học sinh mới tập trung vào bài học, tránh tình trạng thầy cô giáo không để ý là các em lại làm việc riêng trong giờ học.

 

doc 24 trang thuychi01 5731
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học và quản lý học sinh trong giờ thực hành tin học mô hình trường học mới năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH TRONG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC 
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI 
NĂM HỌC 2016-2017
Người thực hiện: Nguyễn Đăng Cường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Thị trấn
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tin học
THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
 Mục lục
2
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
1
1
1
1
1
2
2
3
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 2.1. Cơ sở lý luận.
 2.2. Thực trạng.
 2.3. Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề. 
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 
2
2
3
 4
 17
4
 3. Kết luận và kiến nghị.
 20 
5
 Tài liệu tham khảo
6
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm các năm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin (CNTT) đă tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xă hội loài người. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Việc giảng dạy bộ môn Tin học của các trường THCS cần mang lại cho các em một cái nhìn trực quan, sinh động. Chính vì thế để học tốt bộ môn Tin học thì giáo viên giảng dạy cần chú ý đến các tiết thực hành nhiều, việc tiếp xúc với công nghệ mới, không nên quá chú trong vào lý thuyết, chỉ thực hành nhiều thì các em mới lĩnh hội được nhiều kiến thức. Bên cạnh việc dạy cho học sinh kiến thức bài học thì việc quản lý học sinh trong các tiết học thực hành cũng đóng một vai trò rất quan trọng, có quản lý tốt thì các em học sinh mới tập trung vào bài học, tránh tình trạng thầy cô giáo không để ý là các em lại làm việc riêng trong giờ học.
Đầu năm học 2016-2017 Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn vẫn tiếp tục áp dụng mô hình trường học mới cho khối lớp 7. Ở năm học trước mô hình trường học mới đã đem lại cho cả giáo viên lẫn học sinh những trải nghiệm mới, giúp các em chủ động hơn trong các hoạt động tập thể và cá nhân, tính tự học, tự giác được đẩy lên cao. Bên cạnh đó nhờ có vai trò của những “Chủ tịch hội đồng tự quản”, những “Trưởng, phó ban” do lớp bầu ra mà các giáo viên cũng đỡ vất vả hơn trong việc dạy học và quản lý lớp học. Việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới tạo được không khí vui tươi và thuận lợi cho quá trình tổ chức các hoạt động học tập, tăng cường được mối liên hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, nhà trường với phụ huynh học sinh và cộng đồng. Tuy nhiên, vì là một mô hình học mới được áp dụng tại trường nên cả giáo viên và học sinh đều không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu, nhất là việc dạy học và quản lý học sinh trong các tiết học trên lớp và các tiết học thực hành cũng có những thay đổi nhất định.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học Tự chọn, qua một thời gian dạy học và nghiên cứu về mô hình trường học mới tôi xin đưa ra Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp dạy học và quản lý học sinh trong giờ thực hành tin học mô hình trường học mới năm học 2016-2017”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
 - Đề ra một số biện pháp và việc dạy tin học theo mô hình trường học mới. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Môn tin học lớp 7.
- Học sinh khối lớp 7 trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn học sinh khối 7.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ, bài mới).
- Sử dụng bảng biểu đối chiếu.
- Thăm lớp, dự giờ.
- Kiểm tra chất lượng sau giờ học.
- Tận dụng tối đa các buổi học thực hành để các em được làm quen và luyện tập thật tốt các bài học lý thuyết. 
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	- Sử dụng trang web  của Bộ GD&ĐT để giao chủ đề, bài tập và trực tiếp thu, chấm bài làm của học sinh ngay trên trang web.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận:
	+ Thực hiện công văn số 1695/SGD&ĐT-GDCN, ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Sở GD&ĐT về việc Hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm học 2015-2016 và những năm học tiếp theo.
	+ Thực hiện công văn số 395/PGD&ĐT, ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Quan Sơn về việc hướng dẫn công tác sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo.
	+ Thực hiện công văn số 34/SGD&ĐT-GDCN ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá về việc nâng cao hiệu quả công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm.
	+ Thực hiện công văn số 90/PGD&ĐT ngày 17 tháng 02 năm 2017 về việc nâng cao hiệu quả công tác đúc rút sáng kiến kinh nghiệm Ngành Giáo dục và Đào tạo.
	+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
+ Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Chỉ thị 29/CTTW về việc đưa CNTT vào nhà trường.
+ Công văn số 3218/BGDĐT-GDTrH năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai mô hình trường học mới vnen đối với lớp 6 cấp trung học cơ sở năm học 2015 - 2016 do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành.
+ Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai mô hình trường học mới năm học 2016-2017; nhằm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần nghị quyết số 29/NQ-TW.
2.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài ở trường TH&THCS Thị Trấn Quan Sơn
* Thuận lợi:
- Nhà trường:
+ Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đă tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 6, tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
+ Được sự ủng hộ của các cấp Uỷ Đảng - UBND - các ban ngành, phụ huynh toàn trường hỗ trợ về cả tinh thần cũng như cơ sở vật chất cho nhà trường.
- Giáo viên:
Giáo viên được đào tạo vượt chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc THCS.
- Học sinh:
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.
Đời sống kinh tế gia đình của một số em học sinh ở nhà đă có máy vi tính nên cũng có những thuận lợi nhất định đối với môn học.
 * Khó khăn:
- Nhà trường:
Nhà trường đă có một phòng học bộ môn thực hành tin học cho học sinh nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng, mỗi tiết thực hành vẫn còn khoảng 2,3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh.
- Giáo viên:
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc THCS nên chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. Hơn nữa khi giảng dạy theo mô hình trường học mới, giáo viên còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc dạy học và quản lý học sinh trong giờ học thực hành. 
- Học sinh:
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp, ỷ lại, ngại hoạt động.
2.2. Thực trạng 
Nhiều học sinh trong mô hình trường học mới do điều kiện hoàn cảnh chưa từng được tiếp xúc với máy tính hoặc chưa được tiếp xúc nhiều với máy tính nên thường có ý nghĩ sai lệch về bộ Môn Tin học, nghĩ rằng Tin học đơn thuần chỉ là đánh văn bản, làm giảm hứng thú học tập của các em. Là một giáo viên Tin học, cần phải hướng cho các em thấy được tầm quan trọng của Công nghệ thông tin.
Tiết thực hành luôn là tiết học khiến cho các em học sinh hứng thú học tập nhất, tuy nhiên giáo viên chưa đưa ra được những phương pháp dạy bài thực hành như thế nào để học sinh lĩnh hội được lượng kiến thức yêu cầu. Sau một tiết thực hành, học sinh biết được những gì? Là một câu hỏi mà giáo viên giảng dạy luôn phải đặt ra để chọn phương pháp dạy sao cho có hiệu quả cao nhất. Với mô hình trường học mới việc phân công nhiệm vụ cho chủ tịch hội đồng tự quản, các trưởng ban, phó ban và các trưởng nhóm mang ý nghĩa quyết định đến sự thành công của tiết học.
Trong sách giáo khoa thử nghiệm của mô hình trường học mới năm học 2016-2017 các em phải từng bước làm quen với các biểu tượng mới, các hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi hay hoạt động cá nhân, nhiều em học sinh còn lẫn lộn giữa hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm, nhiều học sinh trong nhóm còn có tính ỷ lại, không tự giác hay không tích cực hoạt động. Trong tiết học thực hành một số học sinh chưa hoàn thành xong bài tập đă chuyển sang cho bạn khác làm hoặc mở một số ứng dụng không liên quan đến bài học. Sau đây là bảng mô tả mức độ chú ý bài học của học sinh lớp 7 khi chưa thực hiện sáng kiến:
Mức độ hiểu bài và thao tác bài tập trên máy tính
Trước khi thực hiện sáng kiến
 Số Hs
Tỷ lệ
 Nhanh
 9/21
42.8%
 Trung bình
 8/21
38.1%
 Chậm
 4/21
19.1%
2.3. Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề
2.3.1. Phòng máy:
- Nguồn điện phải ổn định.
- Kết nối mạng internet.
- Trang bị máy chiếu hoặc màn hình tivi
- Số lượng máy đảm bảo 02 em/01 máy.
- Cài đặt phần mềm quản lý phòng máy “Netop School”
2.3.2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung SGK trước.
2.3.3. Giáo viên giảng dạy.
- Nghiên cứu kĩ các bước lên lớp
- Một số thiết bị máy tính đơn giản.
- Chuẩn bị kỹ càng cho phòng máy, kiểm tra kết nối Internet.
- Phổ biến nội quy phòng tin học.
2.3.4. Biện pháp thực hiện
- Trước khi bắt đầu tiết học thực hành giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại nội quy phòng tin học nằm trên màn hình nền (decktop) máy của mình tránh tình trạng học sinh vi phạm nội quy.
 Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn
- Yêu cầu bạn Chủ tịch hội đồng tự quản lên cho lớp tiến hành hoạt động khởi động, có thể là một trò chơi hay là một bài hát nhằm tạo tâm lý thoải mái và kích thích hứng thú học tập môn học của các thành viên trong lớp.
- Chia các nhóm theo từng dăy bàn (Các nhóm có số thứ tự như học ở trên lớp, đảm bảo 02 em/01 máy). Trên các bàn máy tính đă có sẵn số máy và các máy đă được cài đặt đầy đủ phần mềm phục vụ cho công việc học tập cũng như trao đổi thông tin bài học với giáo viên.
- Bật máy chiếu và chiếu lên màn chiếu mục tiêu, yêu cầu cũng như các bài tập có trong bài học.
- Phân công nhiệm vụ cho Chủ tịch hội đồng tự quản giao bài tập cho từng nhóm, Các nhóm trưởng phụ trách việc báo cáo kết quả và chia sẻ với các nhóm khác, mỗi thành viên trong nhóm lần lượt hoàn thành nhiệm vụ do nhóm trưởng phân công. 
 Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn
- Giáo viên chỉ làm công việc quan sát, hỗ trợ các nhóm còn đang vướng mắc nếu các nhóm có yêu cầu, khi cần giáo viên hỗ trợ các nhóm sẽ giơ biểu tượng mặt mếu (có sẵn trong phòng thực hành) và đọc tên số máy của mình. Giáo viên sẽ trực tiếp đến từng nhóm hoặc giải quyết vướng mắc của nhóm trực tiếp ngay trên máy chủ của giáo viên. 
 Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn
 Hướng dẫn tại bàn máy học sinh Hướng dẫn trực tiếp trên phần mềm
- Trong quá trình làm bài tập, nhóm nào làm xong bài tập thứ nhất sẽ giơ biểu tượng mặt cười và chuyển sang làm bài tập tiếp theo, nhóm nào chưa làm xong sẽ tiếp tục làm bài tập đó cho đến khi hoàn thành. 
- Tất cả quá trình làm bài tập của nhóm sẽ được hiển thị trên phần mềm quản lý phòng máy của máy giáo viên, giáo viên sẽ chiếu toàn bộ hoạt động của từng máy học sinh lên màn hình chiếu để học sinh có thể quan sát tiến độ hoàn thành bài tập của máy mình và máy các bạn khác (phương pháp này tránh được tình trạng học sinh truy cập những chương trình trong máy tính không liên quan đến bài học).
Hoạt động của từng máy học sinh trên màn chiếu
- Sau khi hoàn thành xong bài tập, trưởng các nhóm sẽ tiến hành lên vị trí máy chủ của giáo viên và thực hiện thao tác báo cáo thông qua phần mềm quản lý phòng tin học được cài đặt trên máy giáo viên. Thao tác báo cáo này giúp cả lớp quan sát được kết quả của nhóm báo cáo từ đó so sánh với kết quả mà nhóm mình đă làm được. Sau khi các nhóm bên dưới đă quan sát và đưa ra nhận xét của nhóm mình về bài làm của nhóm báo cáo, giáo viên chỉ cần chữa bài làm của nhóm báo cáo còn các nhóm khác sẽ quan sát lên màn chiếu và tự sửa lại bài làm của mình nếu còn chưa đúng với đáp án. Để kiểm tra, giáo viên sẽ truy cập vào từng máy và xem xem các nhóm đă sửa bài đúng với yêu cầu và đáp án hay chưa.
 Trường TH&THCS Thị trấn Quan Sơn
Trưởng nhóm lên trình bày bài làm của nhóm
- Phần vận dụng, tìm tòi mở rộng, những phần yêu cầu học sinh về nhà làm giáo viên sẽ trực tiếp đưa lên trang web trường học kết nối của nhà trường theo địa chỉ  Học sinh sẽ truy cập vào trang web với tài khoản có sẵn do giáo viên lập trước đó và tiến hành đăng ký chủ đề, bài học mà giáo viên đã đưa ra. Sau khi được giáo viên chấp nhận học sinh sẽ tiến hành tải xuống (download) những tài liệu và câu hỏi do giáo viên upload lên. Các em sẽ có một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành các câu hỏi và nộp bài cho giáo viên trực tiếp trên trang web trường học kết nối.
* Để thực hiện được việc quản lý học sinh và truyền tải kiến thức bài học 
một cách dễ dàng thông qua mạng Lan như đă nêu ở trên tôi sử dụng phần mềm quản lý phòng máy NETOP SCHOOL
a, Mô tả phần mềm
Netop School là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học được phát triển bởi công ty Danware của Đan mạch, một công ty chuyên về các phần mềm điều khiển từ xa thông qua máy tính. Phần mềm Netop School có chức năng kết nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Việc áp dụng phần mềm này trong trường học sẽ giúp các giáo viên quản lý phòng máy và thực hiện bài giảng của mình trên máy tính thật dễ dàng. Với các công cụ hỗ trợ trực quan, học sinh chỉ việc quan sát và theo dõi các hoạt động mà giáo viên thực hiện trên máy tính. Đây là một phương pháp học mới mang lại hiệu quả học tập và quản lý rất cao.
Việc cài đặt Netop School 6.12 được chia làm 2 phần: phần cài đặt dành cho giáo viên (Teacher) và phần cài đặt dành cho học sinh (Student), cả hai chức năng này đều được đóng gói trong cùng một bộ sản phẩm có keygen kèm theo. Việc cài đặt hết sức đơn giản, giáo viên chỉ việc cài mặc định theo chương trình và khi cài đặt, tùy theo máy mà ta sẽ chọn chức năng Teacher hay Student tương ứng. Phần mềm tương thích với hầu hết các hệ điều hành windown.
Đây chính là giao diện chính của phần mềm Netop School.
Đầu tiên để thực hiện việc giảng dạy là giáo viên phải xây dựng cho mình một lớp học(classroom). Lớp học sẽ là nơi quản lý các máy con và thực hiện các bài giảng của mình. Để tạo một classroom giáo viên khởi động trình Netop School teacher từ máy chủ. 
Giao diện Setup Wizard xuất hiện, tại đây giáo viên khai báo tên lớp học vào ô Class name. Chọn Standard – full featur để cài đặt đầy đủ các chức năng của phần mềm.
Trong hộp thoại Class management chọn thông số phù hợp và chọn Next.
Ở hộp thoại Communiccation profile giáo viên chọn giao thức mạng để làm việc và chọn Next.
Chương trình sẽ tự động dò tìm các máy con (Student) và kết nối. Việc cài đặt phần mềm vào các máy con cũng tương tự như cài đặt phần mềm ở máy chủ. Sau khi kết nối xong giáo viên sẽ thấy danh sách các máy Student hiển thị lên màn hình.
b, Các chức năng chính của phần mềm
Chức năng quản lý lớp học - Manage
Chức năng này sẽ giúp giáo viên dễ dàng thực hiện các thao tác: Power On (mở máy), Power Off (tắt máy) , Reboot (khởi động lại), Logout, Login cho toàn bộ máy chỉ với một cú nháy chuột duy nhất, rất tiện lợi
Để thực hiện chức năng này giáo viên bấm vào nút Manage hay lựa chọn menu Client > Power Management.
Chức năng giám sát điều khiển máy tính - Monitor View
Chức năng này sẽ giúp giáo viên dễ dàng theo dõi mọi hoạt động diễn ra trên máy tính của học sinh, với chức năng này học sinh không thể che giấu giáo viên khi làm việc khác ngoài bài học trên máy tính. Để theo dõi hay hướng dẫn học sinh ở màn hình nào, giáo viên chỉ cần nháy đúp chuột vào hình đại diện (thumbnail) tương ứng.
Triển khai màn hình máy thầy đến máy trò 
Đây là một tính năng rất hữu ích của phần mềm, chức năng này cho phép triển khai toàn màn hình (hoặc một phần màn hình) của máy thầy đến tất cả các máy trò hoặc một số máy trò được chỉ định. Khi dạy lí thuyết hoặc hướng dẫn học sinh thực hành, giáo viên chọn nhóm máy muốn triển khai rồi phát lệnh để triển khai màn hình máy thầy (Screen Teacher) đến cho tất cả các máy trò (Screen Student), lúc này bàn phím và chuột của máy trò tạm thời bị khóa. Giáo viên thao tác tại máy thầy và học sinh quan sát các hoạt động đó ngay trên màn hình máy mình. Chức năng này có thể thay thế đèn chiếu Projector và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt giáo viên có thể trả quyền điều khiển phím, chuột cho máy trò để học sinh có thể vừa quan sát hướng dẫn, vừa thực hành, khi đó màn hình của máy thầy được đặt trong một cửa sổ tại máy trò thay vì theo mặc định là chiếm hết màn hình (Full Screen). Khi cần sự tập trung giáo viên chỉ cần khóa phím chuột của tất cả các máy trò để giảng bài.
Trong khi đang triển khai màn hình máy thầy đến máy trò, tại màn hình máy thầy xuất hiện thanh công cụ chứa các nút lệnh điều khiển: 
Trong lúc đang cho phép máy trò điều khiển máy thầy, nếu muốn chuyển quyền điều khiển sang máy khác hăy thực hiện tương tự với một máy khác, nếu muốn kết thúc việc cho phép máy trò điều khiển máy thầy ta chỉ cần nhấp chuột vào tên máy đặt giữa hai dấu sao ‘*’ ở đầu danh sách (là tên máy trò đang được quyền điều khiển máy thầy). 
Với thanh công cụ hỗ trợ giảng bài, giáo viên có thể thực hiện các việc nhý vẽ hình tròn, hình chữ nhật, mũi tên, vẽ đường tự do, nhập văn bản chú thích ngay trên giao diện thực của màn hình máy tính (xem ảnh minh họa ở trên). Sau khi tạo ra các chú thích đó, việc thao tác với các đối tượng vẫn như bình thường, nhờ thế giáo viên có thể tập trung sự chú ý của học sinh vào nội dung hay đối tượng muốn trình bày một cách thực tế. Ngoài ra, trên thanh công cụ đó còn có một công cụ hữu ích nữa là công cụ Zoom, công cụ này cho phép giáo viên thực hiện phóng to vị trí trỏ chuột đang thao tác trên màn hình, giúp học sinh nhìn rõ hơn các đối tượng trình bày Để xóa các đối tượng ghi chú được tạo ra trên màn hình, hăy chọn công cụ Erase (biểu tượng cục tẩy màu đỏ), hoặc tắt thanh công cụ hỗ trợ giảng bài nếu muốn xóa tất cả. 
Triển khai màn hình máy trò đến máy trò 
Không chỉ hỗ trợ việc triển khai màn hình máy thầy đến máy trò, phần mềm còn cung cấp chức năng cho phép thầy giáo triển khai màn hình của bất kỳ một máy trò đến các máy khác. Khi thầy giáo muốn cả lớp cùng quan sát thao tác của một học sinh nào đó để rồi nhận xét, trao đổi, hoặc khi muốn cho cả lớp quan sát kết quả thực hành của một học sinh thì giáo viên sẽ sử dụng chức năng này. Khi thực hiện, tất cả các thao tác diễn ra trên màn hình của máy trò được chỉ định sẽ triển khai trên tất cả các máy (bao gồm cả máy thầy) hoặc nhóm máy được chọn, quyền điều khiển thuộc về hai máy đó là máy được chọn để triển khai và máy thầy. Lúc đó, việc điều khiển tại máy thầy cũng giống như đang triển khai màn hình máy thầy đến máy trò. 
 Phân phát và thu gom tập tin, thư mục 
 Giáo viên muốn gửi tệp tin, thư mục đến các máy học sinh hay muốn thu gom tệp tin, thư mục từ các máy học sinh về máy giáo viên thì phần mềm sẽ cung cấp hai chức năng giúp giáo viên thực hiện công việc đó một cách dễ dàng. 
Gửi tệp tin, thư mục từ máy thầy đến máy trò 
Trong quá trình làm bài tập một số em còn hay mở các trò chơi, lướt web và sử dụng các phần mềm không đúng theo hướng dẫn của giáo viên, muốn cấm các hoạt động này chúng ta có thể nhắc nhở học sinh hoặc cấm trực tiếp bằng cách nhấn 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_va_quan_ly_hoc_sinh_trong_gi.doc