SKKN Phương pháp giải bài tập về toán chuyển động cho học sinh giỏi lớp 8, 9 cấp THCS

SKKN Phương pháp giải bài tập về toán chuyển động cho học sinh giỏi lớp 8, 9 cấp THCS

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn vật lý nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.

Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập Vật lí thường là những vấn đề không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lô gíc, bằng tính toán hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí, phương pháp Vật lí đã quy định trong chương trình học. Nhưng bài tập Vật lí lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học Vật lí.

 

doc 21 trang thuychi01 11032
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài tập về toán chuyển động cho học sinh giỏi lớp 8, 9 cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
Trang
1
 Mở đầu
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
2.3
Giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
6
2.4
Hiệu quả của SKKN
15
3
Kết luận, kiến nghị
16
1. Mục lục
1.1. Lí do chọn đề tài.	
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn vật lý nói riêng. Việc cải tiến phương pháp dạy học là một nhân tố quan trọng, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động, việc khơi dậy phát triển ý thức năng lực tư duy, bồi dưỡng phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Cũng như trong học tập các bộ môn khác, học Vật lí lại càng cần phát triển năng lực tích cực, năng lực tư duy của học sinh để không phải chỉ biết mà còn phải hiểu để giải thích hiện tượng Vật lí cũng như áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
Trong khuôn khổ nhà trường phổ thông, bài tập Vật lí thường là những vấn đề không quá phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lô gíc, bằng tính toán hoặc thực nghiệm dựa trên cơ sở những quy tắc Vật lí, phương pháp Vật lí đã quy định trong chương trình học. Nhưng bài tập Vật lí lại là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học Vật lí.
Việc giải bài tập Vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, xây dựng củng cố kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng, đạo đức lớn. Vì thế trong việc giải bài tập Vật lí mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số, tuy điều này cũng quan trọng và cần thiết, mục đích chính của việc giải là ở chỗ người làm bài tập hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, định luật Vật lí, vận dụng chúng vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống, trong lao động.
Qua thực tế giảng dạy Vật lí ở trường THCS nói chung, bộ môn Vật lí nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn lúng túng khi giải các bài tập Vật lí phần toán chuyển động, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
	Việc dạy học Vật lí trong trường phổ thông hiện nay chưa phát huy được hết vai trò của bài tập Vật lí trong thực hiện các nhiệm vụ dạy học. Dạy học sinh giải bài tập Vật lí là một công việc khó khăn và ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phương pháp giải bài tập về toán chuyển động cho HSG lớp 8, 9 cấp THCS ” nhằm giúp học sinh nắm chắc được kiến thức cơ bản, mở rộng và hiểu sâu kiến thức. Từ đó nâng cao được chất lượng bộ môn Vật lí và biết vận dụng vào thực tế.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
+ Nhằm giúp học sinh nâng cao chất lượng giải bài toán chuyển động.
+ Giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo, sử dụng thành thạo cách giải và vận dụng một cách linh hoạt các công thức trong giải toán chuyển động nâng cao cấp THCS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
+ Các bài tập về toán chuyển động.
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 và lớp 9 cấp huyện và cấp tỉnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu.
+ Thu thập số liệu từ những thí nghiệm.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp suy luận.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp thí nghiệm biểu diễn. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Xuất phát từ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm, tôi thấy đa số học sinh đều mắc lỗi về cách xác định đề bài, những bài tập thiên về toán học thì các em đều vướng mắc. Trên cơ sở đó tôi đưa ra các cách theo chủ quan của mình, thì phần lớn các em đều biết cách làm và tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm
	Trong giai đoạn xây dựng kiến thức học sinh đã nắm được cái chung các khái quát của các khái niệm, định luật và cũng là các khái niệm trìu tượng. Trong các bài tập học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trìu tượng đó vào những trường hợp cụ thể rất đa dạng, nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện rất cụ thể của chúng trong thực tế và phạm vi ứng dụng của chúng. Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kỹ thuật bài tập Vật lí giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong thực tiễn của các kiến thức đã học.
	Còn khái niệm, định luật Vật lí thì rất đơn giản nhưng biểu hiện của chúng trong tự nhiên thì rất phức tạp. Do đó bài tập vật lí sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết được những trường hợp phức tạp đó.
	Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động. Khi giải bài tập vật lí học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổng hợp các kiến thức của nhiều chương nhiều phần của chương trình.
	Nhiều khi bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đến những suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giải thích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra.
	Trong khi làm bài tập do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút ra được nên tư duy của học sinh được phát triển năng lực làm việc tự lực nâng cao, tính kiên trì được phát triển.
	Có nhiều bài tập vật lý không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo. Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm.
	Tuỳ theo cách ra bài tập ta có thể phân loại được các mức độ nắm vững kiến thức của học sinh giúp việc đánh giá chất lượng học sinh được chính xác
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.	
Trước khi thực hiện đề tài qua giảng dạy ở trường THCS Lê Đình Kiên qua tìm hiểu và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy:
	- Đa số học sinh ham mê học bộ môn Vật lí, nhưng khi làm các bài tập vật lí các em thường lúng túng trong việc định hướng giải, có thể nói hầu như các em chưa biết cách giải cũng như trình bày lời giải. 
	Theo tôi, thực trạng nêu trên có thể do một số nguyên nhân sau:
 	 + Học sinh chưa có phương pháp tổng quan để giải một bài tập Vật lí.
	 + Học sinh chưa biết vận dụng các kiến thức, định luật Vật lí ....
	 + Nội dung cấu trúc chương trình sách giáo khoa mới hầu như không dành thời lượng cho việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hay luyện tập, dẫn đến học sinh không có điều kiện bổ sung, mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn kỹ năng giải bài tập Vật lí.
 * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành kiểm tra và khảo sát đối với học sinh ở 2 lớp bằng một số bài tập cơ bản tương ứng với mức độ nội dung kiến thức ở mỗi lớp. Kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu - Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
35
2
5,7
8
22,8
14
40
11
31,5
8B
30
0
0
6
20
15
50
9
30
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Ngoài việc nắm vững kiến thức, để có kỹ năng tốt trong việc giải bài tập Vật lí đòi hỏi học sinh phải nắm vững phương pháp giải cũng như cách trình bày lời giải, phải có kỹ năng phân loại được các dạng bài tập.
Đa số các bài toán chuyển động trong chương trình sách giáo khoa còn nhiều hạn chế, số tiết về luyện tập còn quá ít. Mặc dù các em đã học ở chương trình vật lý lớp 5, nhưng chỉ là những khái niệm cơ bản, cho nên những bài toán loại này vẫn còn mới lạ đối với các em, mặc dù không quá phức tạp đối với các em học sinh giỏi lớp 8 nhưng vẫn tập dần cho HS có kỹ năng định hướng giải bài một cách có hệ thống, có khoa học, dễ dàng thích ứng với các bài chuyển động đa dạng hơn ở các lớp trên sau này .
	Để khắc phục những nhược điểm đã nêu ở trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp cần thiết cho HS bước đầu có phương pháp cơ bản để giải loại bài toán chuyển động được tốt hơn:
	Vì vậy để giúp học sinh giỏi nắm vững phương pháp giải bài tập toán chuyển động, trong năm học này tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức cho học sinh học chuyên đề “Phương pháp giải bài tập về toán chuyển động cho HSG cấp THCS ”.
	Trong chuyên đề này tôi chia thành 3 nội dung, hướng dẫn học sinh:
 - Trình tự giải một bài tập toán chuyển động.
 - Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập toán chuyển động.
 - Áp dụng phương pháp giải bài tập toán chuyển động vào một số bài tập khó. 
 * Trình tự giải một bài tập vật lí.
	- Phương pháp giải một bài tập Vật lí phụ thuộc nhiều yếu tố: mục đích yêu cầu của bài tập, nội dung bài tập, trình độ của các em, v.v... Tuy nhiên trong cách giải phần lớn các bài tập Vật lí cũng có những điểm chung.
- Thông thường khi giải một bài tập vật lí cần thực hiện theo trình tự sau đây: 
 + Hiểu kỹ đầu bài. 
- Đọc kỹ dầu bài: bài tập nói gì? cái gì là dữ kiện? cái gì phải tìm? 
-Tóm tắt đầu bài bằng cách dùng các ký hiệu chữ đã qui ước để viết các dữ kiện và ẩn số, đổi đơn vị các dữ kiện cho thống nhất (nếu cần thiết ).
	- Vẽ hình tóm tắt đề bài, nếu bài tập có liên quan đến hình vẽ hoặc nếu cần phải vẽ hình để diễn đạt đề bài. Cố gắng vẽ đúng tỉ lệ xích càng tốt. Trên hình vẽ cần ghi rõ dữ kiện và cái cần tìm.
 + Phân tích nội dung bài tập, lập kế hoạch giải. 
	- Tìm sự liên hệ giữa những cái chưa biết (ẩn) và những cái đẵ biết (dữ kiện)
	- Nếu chưa tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy thì có thể phải xét một số
 bài tập phụ để gián tiếp tìm ra mối liên hệ ấy.
- Phải xây dựng được một dự kiến về kế hoạch giải.
 * Thực hiện kế hoạch giải.
- Tôn trọng trình tự phải theo để thực hiện các chi tiết của dự kiến, nhất là khi gặp một bài tập phức tạp.
- Thực hiện một cách cẩn thận các phép tính số học, đại số hoặc hình học. Nên hướng dẫn học sinh làm quen dần với cách giải bằng chữ và chỉ thay giá trị bằng số của các đại lượng trong biểu thức cuối cùng.
	- Khi tính toán bằng số, phải chú ý đảm bảo những trị số của kết quả đều có ý nghĩa.
 * Kiểm tra đánh giá kết quả.
	- Kiểm tra lại trị số của kết quả: Có đúng không? Vì sao? Có phù hợp với thực tế không? 
	- Kiểm tra lại các phép tính: có thể dùng các phép tính nhẩm và dùng cách làm tròn số để tính cho nhanh nếu chỉ cần xét độ lớn của kết quả trong phép tính.
	- Nếu có điều kiện, nên phân tích, tìm một cách giải khác, đi đến cùng một kết quả đó. Kiểm tra xem còn con đường nào ngắn hơn không.
 * Hai phương pháp suy luận để giải các bài tập vật lí.
	Xét về tính chất thao tác của tư duy, khi giải các bài tập vật lí, người ta thường dùng phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
 * Giải bài tập bằng phương pháp phân tích.
	- Theo phương pháp này, xuất phát điểm của suy luận đại lượng cần tìm. Người giải phải tìm xem đại lượng chưa biết này có liên quan với những đại lượng Vật lí nào khác và một khi biết sự liên hệ này thì biểu diễn nó thành những công thức tương ứng. Nếu một vế của công thức là đại lượng cần tìm còn vế kia chỉ gồm những dữ liệu của bài tập thì công thức ấy cho ra đáp số của bài tập. Nếu trong công thức còn những đại lượng khác chưa biết thì đối với mỗi đại lượng đó, cần tìm một biểu thức liên hệ với nó với các đại lượng Vật lí khác; cứ làm như thế cho đến khi nào biểu diễn được hoàn toàn đại lượng cần tìm bằng 
những đại lượng đã biết thì bài toán đã được giải xong.
	Như vậy cũng có thể nói theo phương pháp này, ta mới phân tích một bài tập phức tạp thành những bài tập đơn giản hơn rồi dựa vào những quy tắc tìm lời giải mà lần lượt giải các bài tập đơn giản này. Từ đó tìm dần ra lời giải của các bài tập phức tạp nói trên.
Ví dụ 1: Ta hãy dùng phương pháp phân tích để giải bài tập sau:
* Đề bài:
Một ôtô xuất phát từ điểm A trên cánh đồng để đến điểm B trên sân vận động (Hình 1). Cánh đồng và sân vận động được ngăn cách nhau bởi con đường thẳng D, khoảng cách từ A đến đường D là a=400m, khoảng cách từ B đến đường D là b=300m, khoảng cách AB=2,8km. Biết tốc độ của ôtô trên cánh đồng là v=3km/h, trên đường D là 5v/3, trên sân vận động là 4v/3. Hỏi ôtô phải đi đến điểm M trên đường cách A’ một khoảng x và rời đường tại N cách B’ một khoảng y bằng bao nhiêu để thời gian chuyển động là nhỏ nhất? Xác định khoảng thời gian nhỏ nhất đó?
* Hướng dẫn giải
a
D
A’
x
M
y
B’
N
O
b
B
A
Hình 1
Xét 2 tam giác vuông AOA’ ~ BOB’ 
km
Giả sử người phải đi theo đường AMNB. Đặt A’M = x, B’N = y, A’B’ = c 
® Điều kiện 0 £ x, y và (x + y) £ c.
Thời gian đi theo đường AMNB là: 
, (Với v = 3km/h)
- Đặt: (1), (2)
® Ta có: (3)
Từ (3) ta thấy để Tmin thì P(x) min và Q(y) min
(1) (4)
Để (4) có nghiệm thì D’ ³ 0 « 
Hay (5)
Giá trị của Pmin ứng với nghiệm kép của (4):
Tương tự ta có: (6)
Thay (5) và (6) vào (3) ta được: 
Thay số ta có: , ,0,6939h = 41ph38s.
	* Giải bài tập bằng phương pháp tổng hợp.
	Theo phương pháp này, suy luận không bắt đầu từ các đại lượng cần tìm mà bắt đầu từ các đại lượng đã biết có nêu trong bài. Dùng công thức liên hệ các đại lượng này với các đại lượng chưa biết, ta đi dần đến công thức cuối cùng trong đó chỉ có một đại lượng chưa biết là đại lượng cần tìm.
	Ta giải bài toán trên bằng pp tổng hợp.
Vẽ BH AA’
 là hình chữ nhật.
Xét ABH có H = 900
D
x
N
B
A
Hình 1
y
B’
A’
a
M
O
b
H
Đặt MN = c
Thời gian ô tô đi từ A đến B
Đặt 
Để tmin thì p(x) và F(y) min
Ta có: 
Đây là phương trình bậc hai với ẩn x. Ta có:
Ta có: 
Đây là phương trình bậc 2 với ẩn y. Để PT có no y thì:
Thời gian ngắn nhất là:
 = 41ph38s.
Vậy thời gian nhỏ nhất là 41ph38s. Khi x = 0,3 km; y = 0,4 km
* ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TOÁN CHUYỂN ĐỘNG VÀO MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO.
x(km)
t(h)
20
5
 0 1 3
I
II
+ BÀI TOÁN 1 (ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2007-2008)
Cho đồ thị biểu diễn vị trí của 2 vật chuyển động trên 
phương trục x theo thời gian t (hình bên). Hãy vẽ và giải thích đồ thị 
biểu diễn sự biến đổi khoảng cách l giữa hai vật nói trên theo thời gian t.
+ Hướng dẫn giải:
Cách 1: (Tham khảo đề thi HSG cấp tỉnh năm 2007-2008)
Đồ thị của hai chuyển động tương ứng với hai phương trình là:
l(km)
t(h)
15
-15
 0 3 6
	x1 = 5 + t = 5 + 5t (km,h). với t ³ 0.
	x2 = (t - 1) = 10(t - 1) (km,h). với t ³ 1h.	
+ Khoảng cách giữa hai vật là l(t) = |(x2 - x1)| = |5t - 15| (km,h)	
+ Nhận xét : trong 3 giờ đầu vật II đi trước, cuối giờ thứ ba hai vật 
gặp nhau, sau giờ thứ 3 vật I đi trước.	
+ Ngoài ra l(0) = |-15 | km và l(3) = 0 km. 
Ta suy ra đồ thị l(t) hình bên.	
* Với cách giải 1 đa số học sinh rất khó hiểu vì chưa thể hiện được cách phân tích trên đồ thị, tuy nhiên tôi đưa ra cách giải sau đây thì học sinh đã hiểu được vấn đề.
Cách 2: 
Xét từng đồ thị.
+ Xét đồ thị I.
- Xe 1 xuất phát sau xe 2 là 1h.
- Sau thời gian 2h, xe đi được 20km và gặp xe 2
- Vận tốc của xe là:
+ Xét đồ thị II.
- Xe 2 xuất phát cách nơi xuất phát của xe 1 là 5 km.
0
15
3
t(h)
l(km)
- Sau thời gian 3h, xe đi được 15km và gặp xe 1.
- Vận tốc của xe là:
* khoảng cách giữa 2 xe trong thời gian t là:
Ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khoảng cách 2 xe và thời gian t:
- Khi t = 0, Khoảng cách 2 xe là:
- Khi t = 3: Khoảng cách hai xe là
- Khi t > 3, Khoảng cách 2 xe tăng dần.
+ BÀI TOÁN 2 (ĐỀ THI HSG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2011-2012)
Có 3 xe xuất phát từ A đi tới B trên cùng một đường thẳng. Xe 2 xuất phát muộn hơn xe 1 là 2h và xuất phát sớm hơn xe 3 là 30 phút. Sau một thời gian thì cả ba xe cùng gặp nhau ở một điểm C trên đường đi. Biết rằng xe 3 đến trước xe 1 là 1h. Hỏi xe 2 đến trước xe 1 bao lâu? Biết vận tốc mỗi xe không đổi trên cả đường đi. 
* Hướng dẫn giải:
Cách 1: (Tham khảo đề thi HSG cấp tỉnh 2011-2012)
Giải bằng phương pháp đồ thị.
x
xB
xC
O
N3
N2
N1
M3
M2
M1
1
2
3
t(h)
+) Lấy gốc tọa độ là AO,Gốc thời gian là lúc xe 1 xuất phát
+) Ta có đồ thị chuyển động của các xe 1, 2, 3 lần lượt là M1N1, M2N2, M3N3
+) Vì ba xe cũng gặp nhau tại C nên đồ thị này cắt nhau tại một điểm. 
+) Theo bài ra : M1M2 = 2 ; M2M3 = 0,5; N3N1 = 1; suy ra: M1M3 = 2 + 0,5 = 2,5
 +) Theo định lý Ta lét : 
Vậy xe 2 đến B trước xe 1 là 0,8h hay 48phút. 
B
C
A
V1
V3
V2
Cách 2: Nếu hướng dẫn theo phương pháp đồ thị thì chỉ có một số học sinh thật xuất sắc mới hiểu hết cách giải. Nên tôi đưa ra một phương án giải bài toán trên bằng cách giải trên trục tọa độ như sau :
Gọi t là thời gian xe 1 đi hết quãng đường AC.
Thời gian xe 2 đi hết quãng đường AC là t – 2
Thời gian xe 3 đi hết quãng đường AC là t – 2,5
Gọi t1, t2 và t3 lần lượt là thời gian mà xe 1, xe 2 và xe 3 đi hết quãng đường CB.
Vì vận tốc của các xe không đổi theo thời gian nên ta có.
Theo bài ra ta có : t1 – t3 = 1(h)
 (phút)
Vậy xe 2 đến trước xe 1 48 (phút)
* HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH GIẢI BÀI TẬP PHẦN TOÁN CHUYỂN ĐỘNG Ở NHÀ.
	Với kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật lí ở trường THCS, tôi nhận thấy với cấu trúc của chương trình Vật lí THCS là hầu hết không có hoặc có rất ít các tiết bài tập, thêm nữa thời lượng của một tiết học trên lớp có hạn, học sinh chủ yếu tiếp thu kiến thức về lí thuyết một cách cơ bản hoặc giải các bài tập đơn giản và số tiết học chỉ có 1 tiết / tuần đối với các lớp 8 và 2 tiết / tuần đối với lớp 9. Như vậy không có đủ lượng thời gian để giáo viên mở rộng và nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Do đó bên cạnh việc tổ chức các chuyên đề thì một trong những biện pháp tốt nhất để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh để học sinh có thể thường xuyên được luyện giải nhiều dạng bài tập khác nhau, cũng như tiếp xúc với các dạng bài tập có tính chất mở rộng và nâng cao, để từ đó học sinh có thể vận dụng một cách linh hoạt các cách giải từng dạng bài tập đó là : “Hướng dẫn học sinh cách giải bài tập về toán chuyển động vật lí ở nhà.”
	Việc học sinh tự học ở nhà có một ý nghĩa lớn lao về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Nếu việc học ở nhà của học sinh được tổ chức tốt sẽ giúp các em rèn luyện thói quen làm việc tự lực, giúp các em nắm vững tri thức, có kỹ năng, kỹ xảo. Ngược lại nếu việc học tập ở nhà của học sinh không được quan tâm tốt sẽ làm cho các em quen thói cẩu thả, thái độ tắc trách đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình dẫn đến nhiều thói quen xấu làm cản trở đến việc học tập của các em. 
	Công việc học tập của học sinh ở nhà có những đặc điểm riêng sau:
 + Tiến hành trong một thời gian ngắn, không có sự hướng dẫn trực tiếp của
 giáo viên, mặc dù đấy là công việc do chính giáo viên giao cho học sinh phải tự mình hoàn thành, tự kiểm tra công việc mình làm. 
 + Công việc này được thực hiện tuần tự theo hứng thú, nhu cầu và năng lực của học sinh. 
 + Dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh khác.
	Có thể coi quá trình học tập của học sinh ở nhà bao gồm các giai đoạn :
trước hết phải nhớ lại những điều đã học ở lớp sau đó rèn luyện sáng tạo. Mỗi
giai đoạn có một nội dung công việc cụ thể.
	Việc học tập của học sinh ở nhà phụ thuộc phần lớn vào việc dạy học trên lớp của giáo viên. Vì vậy giáo viên cần phải căn cứ vào tình hình tiếp thu kiến thức của học sinh mà giao cho các em những công việc có tính chất bổ sung phục hồi tài liệu đã học như : nghiên cứu sách giáo khoa, vẽ hình . 
	Trong khi dạy về vần đề nào đó cần suy nghĩ việc giao cho học sinh các bài tập ở nhà. Chính việc giao bài làm một cách có hệ thống đảm bảo cho việc học tập của học sinh có một quy luật chặt chẽ, nhờ đó mà học sinh có thể tự lực giải quyết các bài tập kể cả những bài tập khó, vì đã có sự chuẩn bị ở các bài tập dễ. Việc học sinh hoàn thành tốt các bài tập ở nhà không những chỉ giúp các em nắm vững tri thức đã học cũng như rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, mà còn giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế bên cạnh những bài làm phục hồi, luyện tập và sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học cần phải giao cho học sinh những bài làm mang những yếu tố chuẩn bị cho việc tiếp thu chi thức mới. Có như vậy mới đảm bảo được v

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_bai_tap_ve_toan_chuyen_dong_cho_hoc_si.doc