SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man

Nằm trong lộ trình thay sách giáo khoa, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thànhở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo con người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực lao động, kĩ năng thực hành.

 Trong những năm gần đây, nghành giáo dục đã có nhiều lần thực hiện và triển khai đến giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Thanh Hoá, phòng GD - ĐT Cẩm Thủy, BGH trường THCS Trương Công Man đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng có hiệu quả các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học mới vào thực tiễn giảng dạy hàng ngày. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong môn học nói chung và đối với môn Địa lí nói riêng không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học . Vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Riêng đối với trường THCS Trương Công Man việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và với môn Địa lí nói riêng còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn hạn chế đặc biệt là các trang thiết bị để dạy tiết thực hành còn gặp nhiều khó khăn, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh.

 

doc 32 trang thuychi01 6281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM MANG LẠI HIỆU QUẢ CHO GIỜ DẠY BÀI THỰC HÀNH ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG MAN
Người thực hiện: Vũ Thị Hiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Trương Công Man
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Địa lí
CẨM THỦY NĂM 2017
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
A
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1
Lí do chọn đề tài.
2-3
2
Mục đích nghiên cứu:
3
3
Đối tượng nghiên cứu.
3
4
Phương pháp nghiên cứu.
3
B
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
4
I
Cơ sở lí luận 
4
1
Đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo hướng tích cực.
4
2
Khái niệm hoạt động dạy học và lợi ích của hoạt động dạy học đối với môn Địa lí.
4-5
II
Thực trạng của vấn đề:
5-7
III
Các biện pháp tiến hành để giải quyết thực trạng:
7
1
Tổ chức hoạt động nhóm sử dụng bản đồ kết hợp phiếu học tập nhỏ:
7-10
2
Tổ chức hoạt động nhóm hợp tác thiết kế sơ đồ tư duy.
10-13
3
Tổ chức hoạt động nhóm với kỹ thuật khăn phủ bàn.
13-16
IV
Hiệu quả của SKKN:
16-17
C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
18-19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC CẤP TRÊN ĐÁNH GIÁ.
21
PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nằm trong lộ trình thay sách giáo khoa, đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, Điều 28.2 có ghi “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thànhở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành áp dụng, tức là đào tạo con người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực lao động, kĩ năng thực hành.
	Trong những năm gần đây, nghành giáo dục đã có nhiều lần thực hiện và triển khai đến giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, sở GD-ĐT Thanh Hoá, phòng GD - ĐT Cẩm Thủy, BGH trường THCS Trương Công Man đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng có hiệu quả các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học mới vào thực tiễn giảng dạy hàng ngày. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học trong môn học nói chung và đối với môn Địa lí nói riêng không phải là vấn đề đơn giản, nó phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố khách quan như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Vì vậy, với giáo viên ở nhiều trường, nhiều địa phương thì việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học tích cực vẫn là vấn đề khá mới mẻ, việc vận dụng vào thực tiễn chưa thật thường xuyên, nhiều nơi còn mang tính hình thức... Riêng đối với trường THCS Trương Công Man việc ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và với môn Địa lí nói riêng còn khá khiêm tốn, một phần do trang bị để phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên còn hạn chế đặc biệt là các trang thiết bị để dạy tiết thực hành còn gặp nhiều khó khăn, phần vì điều kiện cơ sở vật chất, khả năng của học sinh...
	Từ thực tế trên, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài "Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man" với hy vọng cùng chia sẻ kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp, đồng thời cùng nhau vận dụng vào thực tiễn dạy học tiết thực hành Địa Lí THCS, giúp học sinh được rèn luyện các kỹ năng hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng đối với môn học này. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài "Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man” nhằm mục đích giúp học sinh học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Đặc biệt là ở các bài thực hành Địa lí.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Thể nghiệm vận dụng đối với học sinh lớp 6A, 8A, 7B ở Trường THCS Trương Công Man năm học 2015 – 2016
 	Đề tài này chỉ nghiên cứu ở việc vận dụng: "Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man” trong các tiết dạy học Địa lí, đặc biệt khi dạy các tiết thực hành Địa lí ở Trường THSC.
4 . Phương pháp nghiên cứu.
 * Phương pháp điều tra:
 	* Phương pháp đối chứng:
 	* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
	* Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm.
	* Phương pháp thiết kế và vận dụng giáo án điện tử vào giảng dạy. 
PHẦN B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
I. Cơ sở lí luận. 
1. Đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo hướng tích cực.
Đổi mới phương pháp dạy học và dạy học theo hướng tích cực chính là phát huy được tính tích cực nhận thức của học sinh. Nói cách khác là “Dạy học lấy hoạt động của người học làm trung tâm”. Trong dạy và học tích cực, dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của giáo viên, người học tham gia vào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho vấn đề đặt ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận. Quá trình đó giúp người học lĩnh hội nội dung học tập đồng thời phát triển năng lực sáng tạo.
	Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực có nghĩa là hoạt động học tập phải được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể, trong mối quan hệ tương tác giữa thầy trò, trò – trò trong môi trường học tập thân thiện, an toàn. Trong dạy học tích cực học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu, rộng, có kỹ năng sư phạm, đặc biệt phải có tình cảm nghề nghiệp thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực mới đạt hiệu quả.
	Đổi mới phương pháp dạy học và học theo hướng tích cực đòi hỏi người dạy phải biết kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống và cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học cho giờ dạy bài thực hành Địa lí bản thân tôi đã thực hiện tại trường Trung học cơ sở Trương Công Man có thể minh chứng cho điều đó.
2. Khái niệm hoạt động dạy học và lợi ích của hoạt động dạy học đối với môn Địa lí.
2.1 Khái niệm hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực,tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình tổ chức dạy học không diễn ra đúng theo nghĩa của nó.
	2.2 Lợi ích của việc tổ chức các hoạt động dạy học đối với các bài dạy thực hành Địa lí THCS.
	"Tổ chức tốt các hoạt động dạy học cho bài thực hành Địa lí” giúp cho giờ học thêm sôi nổi, có sức hấp dẫn, giúp học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng cần thiết của bài học (KN), quan trọng như KN xác định bản đồ, lược đồ, KN giao tiếp, KN hợp tác, KN làm việc nhóm, KN ra quyết định. Đặc biệt qua tổ chức tốt các hoạt động dạy học đã kích thích HS học tập, học sinh hứng thú vì được trải nghiệm, vận dụng những kiến thức đã được học để thực hành kỹ năng Địa lí tốt nhất. Đây là cách học mamg lại hiệu quả cao đối với các em. Đồng thời đây cũng là phương pháp giúp giáo viên dạy bài thực hành Địa lí thành công.
 	II. Thực trạng của vấn đề:
 	Trong những năm gần đây việc dạy và học môn Địa lí ở Trường THCS nói chung và tại trường THCS Trương Công Man nói riêng đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Tuy nhiên trong quá trình dạy học ở trường, qua việc dự giờ các đồng nghiệp và qua các lần sinh hoạt cụm, tổ nhóm chuyên môn do nhà trường tổ chức tôi thấy việc dạy và tổ chức các tiết thực hành môn Địa lí của một số GV còn đơn điệu, nhiều GV khi dạy bài thực hành chỉ đơn thuần là hỏi – đáp, lớp học không sôi nổi, HS rèn luyện kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhómđặc biệt là kỹ năng thực hành Địa Lí còn rất ít. Một số GV đôi khi còn ngại dạy các tiết thực hành vì phải chuẩn bị nhiều đồ dùng Từ những nguyên nhân trên nên hiệu quả của bài thực hành Địa lí chưa cao, nhiều học sinh chưa thích và chưa chú ý đến học bộ môn này.
 	 Đối với giáo viên"Tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí” chưa thật sự được sử dụng thường xuyên bởi lẽ đây là hình thức dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo cả về thời gian, kiến thức và các đồ dùng dạy học: Bản đồ trống, phiếu học tập, thiết kế giáo án trình chiếu..việc tổ chức tốt các hoạt động dạy học trong tiết thực hành chỉ với 45 phút giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học có liên quan nên nhiều giáo viên còn ngại không muốn tổ chức hoạt động dạy học này. Mặt khác do đời sống của nhiều giáo viên còn khó khăn nên chưa có điều kiện đầu tư thỏa đáng cho tiết dạy thực hành trên lớp mà mới chỉ dừng lại ở chỗ sử dụng các thiết bị hiện có tại trường.
Đối với HS phần lớn các em không thích học môn Địa lí vì cho rằng đây là môn học phụ không quan trọng, các tiết học Địa lí trên lớp chưa mang lại hiệu quả trong học tập đối với các em nên các em chưa yêu thích môn học này. Mặt khác "Tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí” các em chưa được học thường xuyên nên cách học này chưa phát huy được hiệu quả tốt, HS còn có nhiều bỡ ngỡ trong giao tiếp, lúng túng khi được giao nhiệm vụ, học sinh gặp phải khó khăn khi vừa tham gia hợp tác với bạn nhóm, vừa phải lĩnh hội kiến thức mới, ôn lại các kiến thức cũ để giải đáp những yêu cầu của bài thực hành. 
 	Trên đây là một số vấn đề thực trạng ở môn Đia lí tại trường THCS Trương Công Man. Bằng sự yêu nghề, trăn trở, tâm huyết với chuyên môn tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng để minh chứng cho nguyên nhân: Vì sao học sinh không thích học môn Địa lí, việc rèn luyện kỹ năng Địa lí còn ít và chất lượng môn Địa lí còn thấp so với yêu cầu. Cụ thế như sau:
 	Vào đầu năm học 2015-2016 tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến đối với môn Địa lí ở các lớp 7B,8A, 6A Trường THCS Trương Công Man thu được kết quả sau:
Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến HS
Lớp
Sĩ số
Thích học môn Địa lí
Không thích học môn Địa lí
7B
28
4
24
8A
30
5
25
6A
30
8
22
	Qua kết quả khảo sát thăm dò trên cho thấy: HS không thích học môn Địa lí chiếm tỷ lệ cao, ở nhiều học sinh hoạt động giao tiếp, kỹ năng sống rất hạn chế, chưa mạnh dạn trong các giờ học, không dám tranh luận nhất là với thầy cô giáo, chưa có thói quen hợp tác trong học tập đã ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của HS. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do chưa vận dụng thường xuyên và hợp lí phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp để cuốn hút học sinh học môn học này.
	Đồng thời với kết quả khảo sát thăm dò trên tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra vào đầu năm học 2015-2016 ở lớp 8A,7B, 6A ở Trường THCS Trương Công Man, kết quả thu được như sau:
 Kết quả thực trạng ban đầu khi GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra. 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
1
3.3
3
10,0
18
60,0
8
26,7
7B
28
1
3,6
5
17,9
15
53,5
7
25,0
 6A
 30
 0
 0.0
 6
 20,0
 14
46,6
 10
 33.4
Kết quả điểm bài kiểm tra GV tiến hành tổ chức vào đầu năm học 2015-2016 ở các lớp 7B,8A,6A rất thấp (số HS đạt điểm khá, giỏi còn ít, số HS đạt điểm TB và yếu chiếm tỉ lệ cao)
Từ thực trạng trên bản thân tôi mạnh dạn ứng dụng"Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí ở trường THCS Trương Công Man". Trong quá trình thực hiện đề tài tôi được nhà trường, đồng nghiệp quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ.
- Trường THCS Trương Công Man là một trong những trường có truyền thống dạy và học. Trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề.
	- Nhà trường có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học thuận lợi cho giáo viên giảng dạy và học sinh học tập. 
	- Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn luôn quan tâm sát sao đến chuyên môn của từng đồng chí cán bộ, giáo viên. Thường xuyên tổ chức thanh kiểm tra, đánh giá và góp ý rút kinh nghiệm trong công tác giảng dạy để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.	
	- Bản thân yêu nghề, luôn tìm tòi học hỏi để trau dồi kiến thức, đổi mới phương pháp giảng dạy.
	- Được chính quyền địa phương và phụ huynh quan tâm, tạo điều cho thầy và trò dạy tốt – học tốt
	Đối với học sinh, đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra trong tiết dạy. Đa số học sinh đều tích cực thảo luận và đã đưa lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức. 
Khi tiến hành thực hiện đề tài tôi thấy giờ học sôi nổi, kích thích HS học tập và tạo cách học mới cho học sinh. HS tham gia học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề suất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Từ đó các em yêu thích môn Địa lí hơn. 
	Bên cạnh những thuận lợi trên, khi thực hiện đề tài bản thân tôi cũng gặp không ít khó khăn:
 	 Các hoạt động dạy học áp dụng vào giảng dạy trong thời gian 45 phút trên lớp, giáo viên phải chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học, các kiến thức và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng đổi mới.
	 Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học còn hạn chế. Đời sống một bộ phận cán bộ giáo viên còn nhiều khó khăn nên chưa đầu tư thỏa đáng vào việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
 Nhiều học sinh không hứng thú với việc học tập môn Địa lí và cho rằng môn Địa lí chỉ là môn học phụ không quan trọng.
 Hình thức dạy học tổ chức nhóm đạt hiệu quả cao cần phải có máy chiếu đa năng trong khi đó nhà trường chưa có đủ phòng dạy máy chiếu, máy chiếu đã hư hỏng và xuống cấp qua nhiều năm sử dụng.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết thực trạng:
 	Trong quá trình giảng dạy môn Địa lí tại trường THCS Trương Công Man đặc biệt khi dạy các bài thực hành bản thân tôi đã tích cực sử dụng tối đa tổ chức các hoạt động dạy học nhằm tạo hứng thú cho HS yêu thích môn học, đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí. Các hoạt động dạy học chủ yếu được áp dụng là: Nhóm sử dụng bản đồ trống kết hợp phiếu học tập nhỏ, nhóm hoạt động với kỹ thuật khăn phủ bàn, nhóm hợp tác thiết kế sơ đồ tư duy. Các hoạt động dạy học mà tôi áp dụng ở đề tài này chính là vận dụng, kế thừa và phát huy việc đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực.
1. Tổ chức hoạt động dạy học nhóm sử dụng bản đồ trống kết hợp với phiếu học tập nhỏ:
	Tổ chức hoạt động nhóm sử dụng Bản đồ trống kết hợp phiếu học tập nhỏ bản thân tôi thực hiện tại trường THCS Trương Công Man với hình thức: HS các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập nhỏ phù hợp, sau khi hoàn thành phiếu học tập, các nhóm tiếp tục thảo luận và đặt các phiếu vào vị trí trên bản đồ trống sao cho đúng nội dung, vị trí các đối tượng Địa lí mà bài thực hành yêu cầu. 
1.1 Xác định các bài thực hành Địa lí ở cấp học THCS phù hợp để tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học: Nhóm sử dụng bản đồ trống kết hợp với phiếu học tập nhỏ.
Khối
Tiết
Bài
Mục
7
4
Bài 4-Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi.
Mục 3: Tìm trên lược đồ phân bố dân cư châu Á những khu vực đông dân.
11
Bài 12-Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.
Mục 1: Xác định từng ảnh thuộc môi trường đới nóng.
29
Bài 28 -Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Phi.
Mục 2, ý 2: Sắp xếp các biểu đồ A,B,C,D vào lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi
8
6
Bài 6 -Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu Á.
Mục 2: Các thành phố lớn của châu Á.
34
Bài 30-Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam.
Mục 1,2,3 (toàn bài).
1.2 Ví dụ cụ thể: 
Tiết 34, Bài 30,Thực hành: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
Lớp tiến hành thử nghiệm đề tài; Lớp 8A; Tổng số HS của lớp 30 em.
Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng để tổ chức các hoạt động dạy học:
GV: Bản đồ trống Việt Nam, Bản đồ tự nhiên Việt Nam, lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ từ Bạch Mã đến Phan Thiết, Át lát Địa lí Việt Nam, máy chiếu đa năng, Phiếu học tập loại nhỏ thích hợp, nam châm....
HS: Át lát Địa lí Việt Nam, nam châm, bút dạ, thước, ....
Bước 2: Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học sử dụng Bản đồ trống kết hợp với phiếu học tập nhỏ.
- GV chia lớp thành 6 nhóm (khi chia nhóm phải chú ý tỷ lệ HS nam và nữ; tỷ lệ HS giỏi, khá, trung bình, yếu).
- Nội dung GV yêu cầu các nhóm thực hiện ở bài thực hành cụ thể như sau:
Câu 1: Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung, ta phải vượt qua:
a.Các dãy núi nào?
b.Các dòng sông lớn nào?
Câu 2: Đi dọc kinh tuyến 1080Đ (Hình 30.1 SGK), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải vượt qua các cao nguyên nào? 
Câu 3: Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau vượt qua các đèo lớn nào?
- Giáo viên yều cầu nhóm tiến hành theo trình tự sau:
Nội dung 1: Các nhóm thảo luận và thống nhất ý kiến điền vào phiếu học tập nhỏ: Các dãy núi, các dòng sông lớn, các cao nguyên, các đèo lớn.
Nội dung 2: Các nhóm quan sát Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, At lát Địa lí Việt Nam xác định vị trí: Các dãy núi, các dòng sông lớn, các cao nguyên, các đèo lớn bằng cách đặt các phiếu học tập nhỏ đã hoàn thành lên Bản đồ trống Việt Nam.
(Trong thời gian 15 phút các nhóm hoàn thành nhiệm vụ)
Hình ảnh các nhóm sử dụng Bản đồ trống kết hợp với phiếu học tập nhỏ ở lớp 8A
 Trường THCS Trương Công Man
Bước 3: Sau 15 phút GV yêu cầu các nhóm để nguyên sản phẩm thực hành tại chỗ để GV nhận xét, chấm điểm sản phẩm.
GV bổ sung, chuẩn kiến thức trên máy chiếu đa năng.
Nội dung
Dạng địa hình
Tên địa hình
Đi theo vĩ tuyến 220B, từ biên giới Việt-Lào đến biên giới Việt –Trung, ta phải vượt qua:
Các dãy núi 
Pu-Đen-ĐinhàHoàng Liên Sơn àCon Voi 
àCCsông Gâm à CC Ngân Sơn à CC Bắc Sơn.
Các dòng sông lớn 
S.Đà à S.Hồng à S.Chảy à S.Lô àS.Gâm à S.Cầu àS.Kì Cùng.
Đi dọc kinh tuyến 1080Đ (hình 30.1), đoạn từ dãy núi Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết, ta phải vượt qua:
Các cao nguyên 
- Kon Tum: Cao TB >1400m đỉnh cao nhất Ngọc Linh 2598m.
- Plây-ku: Cao TB >1000m tương đối bằng phẳng.
- Đắc-lắc: Cao TB <1000m.Vùng hồ Đắc Lắc thấp nhất ở độ cao 400m.
- Mơ-nông và Di Linh: Cao TB >1000m
Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn đến Cà Mau vượt qua:
Các đèo lớn 
Sài Hồ (Lạng Sơn) àTam Điệp (Ninh Bình) à Ngang (Hà Tĩnh) à Hải Vân (Thừa Thiên - Huế) à Cù Mông (Bình Định) àCả (Phú Yên) 
 Bước 4: GV công bố kết quả hoạt động của các nhóm.
	Qua hoạt động "Tổ chức tốt các hoạt động dạy học nhằm mang lại hiệu quả cho giờ dạy bài thực hành Địa lí” ở trường THCS Trương Công Man đã hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập. Học sinh phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân; HS được rèn luyện các kỹ năn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_day_hoc_nh.doc