Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế

1. Cơ sở lý luận:

Khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nếu bản thân người giáo viên không hiểu rằng bản chất của hoạt động trải nghiệm là việc tạo điều kiện tối đa để học sinh được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, được tác nghiệp, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau qua đó làm sâu sắc kinh nghiệm, nhận thức, phẩm chất, năng lực của bản thân thì giáo viên rất dễ mắc sai lầm khi ép học sinh hoạt động để nắm cho bằng được kiến thức hoặc quan niệm hoạt động trải nghiệm chỉ đơn giản là việc đưa học sinh tới tham quan một nơi nào đó ở ngoài trời thay vì học ở lớp, ở trường.

Hoạt động giáo dục (HĐGD) cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo (TNST) là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.

 

docx 27 trang hoathepmc36 01/03/2022 4622
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động tìm hiểu địa lý địa phương qua trải nghiệm thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Thực tế những năm qua cho thấy, trong giáo dục phổ thông ở nước ta, sự gắn bó giữa “học” và “hành”, giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa bài học và sự liên hệ với đời sống - xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là những vấn đề nóng bỏng của địa phương, hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên nhiên, lịch sử, văn hóa mà địa phương mình có. Học sinh càng ít có cơ hội hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết các vấn đề thực tế, kể cả kĩ năng sống. 
Dạy và học thông qua tìm hiểu các vấn đề thực tế tại địa phương là một cách tiếp cận không mới trong giảng dạy và học tập. Đó là việc sử dụng tư liệu, bối cảnh của địa phương để tạo ra các tình huống có vấn đề, cũng là tư liệu để giải quyết vấn đề. Phát triển ở học sinh sự hiểu biết và quan tâm trước hết đến những vấn đề sảy ra ở xung quanh mình gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, kĩ năng và ý thức trách nhiệm để học sinh có thể tự mình hay phối hợp với tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trước mắt cũng như lâu dài.
Địa lý- Môn học của những khám phá, tìm tòi và phát hiện. Người giáo viên có rất nhiều phương pháp để khiến học sinh say mê với môn học của mình, đó là những hiểu biết của bản thân, những trải nghiệm thực tế và những kinh nghiệm được đúc rút trong những năm tháng của cuộc sống. Ngày nay, khi công nghệ thông tin đã có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng tiếp cận ngày càng dễ dàng thì điều kiện để tìm hiểu thông tin không còn khó khăn. Với học sinh – đối tượng tiếp thu tri thức thì việc “học” không còn dừng lại ở trên ghế nhà trường và bài giảng của giáo viên mà các em còn “học” được từ sự kiểm nghiệm tri thức từ chính cuộc sống. Và trong bộ môn địa lý thì học phần địa lý địa phương sẽ giúp các em giải đáp một phần mối quan hệ giữa sách vở và thực tiễn.
Địa lý địa phương được giảng dạy trong các trường THCS là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú thêm tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho các em nhận thức được mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế- xã hội- đó cũng là động lực của tiến trình phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Trong chương trình địa lý cấp THCS –đặc biệt là địa lý lớp 9 thì nội dung địa lý địa phương chiếm một thời lượng tương đối lớn, trong đó kiến thức về địa lý địa phương các em đã dần đươc tiếp cận tại cấp học trước. Nội dung chương trình tương đối bao quát các kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc hình thành kiến thức trên lý thuyết. Trong khi đó, địa phương là nơi các em đang sinh sống, học tập và trưởng thành thì kinh nghiệm, sự hiểu biết về nó còn tương đối mơ hồ- Đặc biệt là đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khả năng giao tiếp, tiếp xúc xã hội hạn chế. Vì vậy việc gắn học tập trên lý thuyết với thực tiễn tại địa phương là việc làm rất cần thiết. 
Để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy địa lý địa phương có rất nhiều biện pháp trong đó tổ chức cho học sinh tham quan địa phương là một trong những biện pháp hữu hiệu, thiết thực nhất. Đây là “Con đường rút ngắn khoảng cách từ kiến thức trên sách vở đến thực tế”. Tuy nhiên, tổ chức như thế nào, cách thức tiến hành ra sao và địa điểm tổ chức ở đâu là những vấn đề mà người tổ chức cần phải lưu ý. Thông qua bài viết này tôi muốn khái quát lại quá trình tiến hành hoạt động trải nghiệm địa lý địa phương để có hiệu quả tốt nhất.
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
Trong quá trình học tập, thời lượng cho học sinh tiếp cận, trải nghiệm thưc tế những vấn đề được học trong nhà trường là cực kỳ ít ỏi, học sinh được tìm hiểu rất nhiều các vấn đề về tự nhiên, xã hội, kinh tế của địa phương nhưng để đối chiếu những vấn đề đó ngoài thực tế thì còn rất hạn chế. Các em gần như chưa thấy thực chất mối quan hệ giữa tự nhiên với khả năng phát triển kinh tế của địa phương, những thay đổi lớn lao bộ mặt kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Việc tổ chức cho học sinh trai nghiệm thực tế cần phải được tổ chức có bài bản, cần phải làm rõ đươc:
Thấy được vai trò của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương đối với không chỉ bộ môn địa lý mà còn cả lịch sử và văn học của tỉnh nhà.
Các bước để tổ chức hoạt động một cách khoa học nhất, có hiệu quả nhất, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Dự kiến các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình tổ chức cho học sinh tham quan, thực địa địa phương.
Đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện chương trình học tập về địa phương.
Đối tượng nghiên cứu:
Trình tự tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế địa phương
 Những địa danh liên quan đến tự nhiên- văn hóa- xã hội của tỉnh nhà có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chương trình học tập về địa phương.
Giới hạn của đề tài:
Áp dụng cho học sinh và giáo viên trong việc học tập về địa lý địa phương trong chương trình địa lý lớp 9.
Phạm vi áp dụng : Địa lý tỉnh Đăk Lăk
Phương pháp nghiên cứu :
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu chương trình, nội dung địa lý địa phương trong sách giáo khoa và các tài liệu liên quan.
Phân tích, tổng hợp các nhận định của người học, người dạy về vai trò của trải nghiệm thực tiễn đối với việc nâng cao chất lượng dạy-học
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra: Nắm bắt được nhu cầu và khả năng tiến hành hoạt động trải nghiệm thực tế tại đơn vị, sự hưởng ứng, ủng hộ của Phụ huynh học sinh.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Từ thực tiễn giảng dạy chương trình địa lý địa phương 
Phương pháp thống kê toán học:
Thống kê kết quả đạt được trước và sau chuyến đi nhằm có được đánh giá sát thực nhất về hiệu quả khi triển khai hoạt động.
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận:
Khi tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh nếu bản thân người giáo viên không hiểu rằng bản chất của hoạt động trải nghiệm là việc tạo điều kiện tối đa để học sinh được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, được tác nghiệp, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau qua đó làm sâu sắc kinh nghiệm, nhận thức, phẩm chất, năng lực của bản thân thì giáo viên rất dễ mắc sai lầm khi ép học sinh hoạt động để nắm cho bằng được kiến thức hoặc quan niệm hoạt động trải nghiệm chỉ đơn giản là việc đưa học sinh tới tham quan một nơi nào đó ở ngoài trời thay vì học ở lớp, ở trường.
Hoạt động giáo dục (HĐGD) cần quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nghĩa là cần tổ chức các HĐGD theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo (TNST) là nói tới việc học sinh phải kinh qua thực tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. 
Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
Tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em.
Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trình công cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo
Tuy nhiên khi tổ chức hoạt động này còn vấp phải nhiều khó khăn và nhiều rủi ro có thể xảy ra nếu không được chuẩn bị chu đáo và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các ban –ngành trong nhà trường như: Địa điểm tham quan chưa phù hợp với nội dung chương trình học và mục tiêu trải nghiệm, chưa đảm bảo được về nơi ăn, chốn nghỉ cho đoàn tham quan, thời điểm tiến hành chưa phù hợp, chưa có sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, chưa đảm bảo vấn đề an toàn cho học sinh.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế khi tiến hành tổ chức hoạt động tham quan địa phương cho học sinh xuất phát từ thực tiễn đơn vị và quá trình chuẩn bị của các bộ phận có liên quan. 
+ Nguyên nhân khách quan: Thực trạng tiềm lực kinh tế của học sinh trong mỗi đơn vị; yếu tố thời tiết, khí hậu tại thời điểm tiến hành tham quan
+ Nguyên nhân chủ quan : Sự chuẩn bị của các bộ phận có liên quan; ý thức của học sinh trong quá trình diễn ra hoạt động.
Do đó, để tổ chức được tốt hoạt động này thì cần chuẩn bị tốt về kinh phí mới đảm bảo được phương tiện, sinh hoạt và địa điểm tham quan cho đoàn. Cần có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị chu đáo và có sự thống nhất cao giữa Nhà trường- gia đình- xã hội đặc biệt là việc lên chương trình, nội dung cần học tập khi đi tham quan để đảm bảo chuyến đi có ý nghĩa nhất.
Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
Những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài giúp cho học sinh 
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: 
Để tiến hành hoạt động một cách thuận lợi nhất, có thể chia hoạt động thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bị : Lên chương trình, nội dung cần học tập, trải nghiệm; lên kế hoạch, họp cha mẹ học sinh lấy ý kiến đồng thuận; tiền trạm trước các địa điểm tham quan, vé vào cửa ( chuẩn bị nơi ăn trưa, nghỉ ngơi cho đoàn); chuẩn bị kinh phí, phương tiện, vật dụng, chương trình .
+ Giai đoạn tiến hành : Thống nhất thời gian xuất phát, phân công quản lý học sinh, thông qua lộ trình thực địa, thời gian quay về
+ Giai đoạn sau khi thực địa về: Có thể tùy đối tượng học sinh mà tổ chức hoạt động thu hoạch có hiệu quả nhất : Sinh hoạt tập thể, viết bài thu hoạch hoặc lồng ghép trong bài kiểm tra học kì 2 phần nội dung địa phương.
Hoạt động tham quan thực tế có thể là cuộc dã ngoại ngắn trong một vài giờ ở khu vực gần trường học để học sinh học cách xác định phương hướng, quan sát thực tế về cấu trúc nhà ở, đường xá của địa phương hay tìm hiểu về hoạt động buôn bán ở một vài cửa hàngThậm chí có thể cho các em đến nhà văn hóa cộng đồng tham gia một số sinh hoạt về văn hóa dân tộc bản địa, vào các mùa thì quan sát thiên nhiên, cảm nhận các yếu tố về sự thay đổi của thời tiết, khí hậunhững cuộc dã ngoại gần thì thầy trò có thể bố trí đi bộ cùng nhau. Đây là dịp để học sinh học hỏi trên thực tế nhiều điều, không chỉ kiến thức, kỉ luật mà còn là ứng xử với bạn bè, với những người xung quanh, cách quản lý chi tiêu, luật lệ giao thông và ứng xử nơi công cộng.
Đối với những chuyến đi xa công tác chuẩn bị và các hoạt động khi tiến hành cần cẩn thận và chu đáo hơn: 
Giai đoạn chuẩn bị :
A.1. Lên chương trình, nội dung cần trải nghiệm: Đây là nội dung cần thiết nhất mà hoạt động cần có. Việc lên chương trình phải được giáo viên các bộ môn sử- địa chuẩn bị như: Các địa danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, địa chất, các công trình xây dựng (nhà máy, xí nghiệp), làng nghề truyền thống tại địa phương.
* Giới thiệu một số địa danh tham khảo cho học tập lịch sử, địa lý tại ĐakLak: 
+ Buôn Đôn: Có ý nghĩa là làng đảo vì nó được lập nên bên cạnh sông Sêrêpốk. Ở giữa sông có nhiều đảo nổi được ví như “Vịnh Hạ Long thu nhỏ” giữa núi rừng Tây Nguyên. Đến đây học sinh có thể thấy được sự phong phú về cảnh quan sinh vật, sông ngòi, và vấn đề khai thác tiềm năng tự nhiên để phát triển kinh tế- xã hội. Buôn Đôn có khả năng phát triển cả hai loại hình du lịch là du lịch sinh thái và du lịch nhân văn. Đặc biệt là Vườn quốc gia Yok Đôn rộng hơn 100 ngàn ha- là bảo tàng phong phú về động – thực vật. Đây cũng là nơi có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiễng.
+ Thác Dray Sáp (Thác chồng ) và thác Dray Nu (Thác vợ): Là hai thác bắt nguồn từ sông Serepôk sau đó chia đôi thành hai con thác xuống cực kì hùng vĩ. Tham quan cụm thác này, học sinh có thể nhận thấy được sự phong phú về cảnh sắc thiên nhiên, ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn nước, rừng đầu nguồn trong khai thác tự nhiên để phát triển kinh tế.
+ Thác Krông Kmar : Bắt nguồn từ đỉnh cao nhất của dãy Chư Yang Sin- được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, dòng Krông Kmar đổ xuống chân núi từ đỉnh núi cao gần 2500m. Đến đây, ngoài tham quan cảnh sắc thiên nhiên các em còn có thể biết thêm được việc khai thác sông ngòi để phát triển thủy điện với nhà máy thủy điện Krông Kmar.
+ Hồ Lăk : Cách thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 56km. Đây là hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Tây Nguyên. Cả một hồ nước rộng lớn nằm lọt thỏm giữa những dãy núi trập trùng. Khu vực Hồ Lăk được xây dựng thành một vùng du lịch phức hợp cả khai thác tự nhiên lẫn nhân văn. Đến đây các em còn có thể khám phá những nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực của các dân tộc bản địa.
+ Núi đá voi Yang Tao: Gồm cặp đá voi Cha và đá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết về “Hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 40km, theo quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang Tao- huyện Lăk- ĐakLak. Đá Voi Mẹ được coi là tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam. Từ trên tảng đá có thể quan sát được một quần thể những: Hồ Yang Reh, vùng núi Chư Yang Sin, hay những khu rừng xanh mát dưới chân núi.
+ Buôn Ako Dhong: Nằm ngay sát trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột, cách khoảng 2 km. Buôn Ako Dhong còn được biết đến với tên gọi khác là buôn Cô Thôn. Đến đây các em không chỉ được chiêm ngưỡng không gian văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc, mà còn có thể được thưởng thức những lời ca, điệu nhạc hấp dẫn mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Nguyên
+ Khu du lịch sinh thái Đồi Thông: Nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột 7 km về hướng đông nam, tại thôn 1 xã Hòa Thắng, BMT. Là một trong những khu du lịch trọng điểm của Đaklak. Kết hợp khai thác cảnh quan thiên nhiên với các công trình nhân tạo tạo ra một trong những điểm đến hấp dẫn khi muốn khám phá ĐakLak. 
+ Khu du lịch sinh thái KoTam- Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố khoảng 10km. theo hướng đi Nha Trang, khu du lịch sinh thái KoTam nằm ở km4, quốc lộ 26, thành phố Buôn Mê Thuột. Đây là một địa điểm lý tưởng cho học sinh tìm hiêu, khám phá về tự nhiên và khả năng khai thác tự nhiên cho phát triển kinh tế.
+ Nhà đày Buôn Mê Thuột: Cách trung tâm thành phố BMT khoảng 1km về phía Đông Nam, nhà đày được thực dân Pháp dựng lên nhằm giam giữ tù nhân với diện tích khoảng 2 hecta, có 6 dãy nhà lao kiên cố cùng với chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo như địa ngục của thực dân Pháp. Tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột, học sinh không chỉ thấy được những vết tích tội ác của Đế quốc- Thực dân mà còn nhận thức được về ý chí kiên cường, lòng dũng cảm của những chiến sỹ cách mạng kiên cường nhất.
+ Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại ĐakLak: Là một trong những địa điểm có ý nghĩa lớn trong đời sống văn hóa- xã hội tỉnh ĐakLak. Bảo tàng hiện tại đang lưu giữ khoảng 10 000 hiện vật. Đến bảo tàng, học sinh sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật được tổ chức trong 3 không gian chưng bày chính: Đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử.
+ Buôn Jun- Buôn Lê : Thuộc thị trấn Liên Sơn huyện Lăk tỉnh ĐakLak. Buôn Jun mang vẻ đẹp nguyên sơ, hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, đã và đang còn giữ cho mình những nét bản sắc truyền thống được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, người dân nơi đây vẫn bảo lưu được những phong tục tập quán cổ truyền mà tổ tiên để lại, gìn giữ được nếp sống và sinh hoạt mang đặc trưng vốn có được định hình từ hàng trăm năm trước.
+ Tháp Chàm Yang Prong: Đây là ngôi thác duy nhất của Tây Nguyên, được xây dựng dưới những tán cổ thụ của vùng rừng già Ea Súp. Tháp thờ thần Siva. Hiện đang được tu bổ trở thành một trong những địa danh về kiến trúc đền tháp tại Tây Nguyên.
+ Một số làng nghề truyền thống như: Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Kna (xã Cư M’Gar, huyện Cư M’gar ), cụm nghề làm gốm tại buôn Dơng Bắc (Xã Yang Tao- Lăk), Cụm nghề dệt thổ cẩm tại buôn Tơng Jú ( Xã Ea Kao, TP BMT), cụm nghề sản xuất rượu nếp tại xã Buôn Triết- Lăkcũng là những địa điểm có thể tổ chức cho học sinh tham quan tìm hiểu về ngành nghề truyền thống tại ĐăkLăk. Qua đó giáo dục các em về định hướng nghề nghiệp trong tương lai và việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm, địa danh có thể tổ chức cho học sinh học tập, khám phá, trải nghiệm như: Vườn Quốc gia Yok Đôn, thác Thủy Tiên (Krông Năng), nhà máy thủy điện Dray Hlinh, Buôn Khôpcũng là những địa điểm giúp các em có được nhiều tự liệu học tập và vốn hiểu biết thực tế cần thiết hỗ trợ cho việc học tập tại trường.
A.2 . Lên kế hoạch : Việc lên kế hoạch phải có sự bàn bạc, thống nhất của các ban ngành trong nhà trường. Tổ bộ môn cần căn cứ vào nội dung chương trình và thời gian học tập về địa lý địa phương để tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để lên kế hoạch. Kế hoạch nên có từ đầu năm học hoặc ngay từ đầu HKII để nhà trường có thời gian sắp xếp, xin giấy phép và họp cha mẹ học sinh. Thời gian tổ chức thông thường là giữa kì II lớp 9- Thời điểm trước hoặc trong khi đang học địa lý địa phương – Giúp các em có thêm kiến thức thực tiễn để liên hệ trực tiếp trong nội dung bài học. Trong kế hoạch cần đủ các nội dung:
- Mục đích- Yêu cầu của chuyến đi.
- Thành phần ban tổ chức
- Thời gian và địa điểm cụ thể.
- Đối tượng và hình thức tổ chức
- Lộ trình- nội quy dành cho học sinh
- Dự kiến kinh phí cho chuyến đi.
Ví dụ: Trích một phần trong kế hoạch tổ chức học tập thực tế của trường Tô Hiệu năm học 2016-2017:
   	*Thành phần Ban tổ chức (Theo Quyết định của Hiệu trưởng)
Số TT
Họ và tên
Chức vụ
Chức vụ (Nhiệm vụ)
trong đoàn
1
Hoàng Thị Lan Anh
Hiệu trưởng
Trưởng đoàn – PT điều hành chung
2
 Đoàn Văn Việt
TBĐDCMHS
P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng kinh phí
3
Lê Thị Duyên
P.Hiệu trưởng
P. Trưởng đoàn – PT điều hành mảng nội dung, chương trình, tiền trạm
4
Lê Thành Tâm,
CTCĐ, TT
5
Nguyễn Thị Hồng
Kế toán
Thành viên – PT mảng tài chính, đời sống
6
Phạm Thị Kim Yến
TT tổ sử-địa
7
Ng. Thị Phước Trà
Giáo viên
9
Võ Thị Ngọc
 Thiết bị
Thành viên – PT mảng phương tiện
10
Nguyễn Thị Kim Hiền
 Tổ TA
11
Ng. Thị Phước Trà
GVCN 9A1
Thành viên – PT quản lý, điều hành HS 9A1,2,3,4,5
12
Lại Văn Hội
GVCN 9A2
13
Ng. Thị Minh Châu
GVCN 9A3
14
Nguyễn Thị Ngân
GVCN 9A4
15
Tạ Thị Duyên
GVCN 9A5
3. Nội quy
a) Đảm bảo sức khỏe, trang phục học sinh đúng qui định của nhà trường, có mũ (nón rộng vành), không mang theo hành lí tư trang rườm rà, tuyệt đối không mang theo vũ khí, chất dễ gây cháy nổ, hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe.
b) Có mặt đúng giờ qui định, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô, người hướng dẫn và nội qui nơi đến, không được rời khỏi đoàn với bất cứ lí do gì, có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau trong tổ lớp và đoàn.
c) Mang theo bút vở ghi chép để viết bài thu hoạch, nộp bài thu hoạch theo đúng qui định.
d) Giữ gìn trật tự vệ sinh, an toàn tài sản và tính mạng, chấp hành tốt luật ATGT
e) Tự giác thực hiện đầy đủ các điều khoản qui định.
Sau khi thống nhất được nội dung, địa điểm tiến hành và được sự đồng ý của lãnh đạo Phòng giáo dục, các trường tiến hành cử giáo viên đi tiền t

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_tim_hieu_dia_ly_dia.docx