SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức giờ dạy theo chủ đề tích hợp liên môn môn Hóa học ở trường THCS Trương Công Man

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức giờ dạy theo chủ đề tích hợp liên môn môn Hóa học ở trường THCS Trương Công Man

Dạy học từng môn học riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực học sinh và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với học sinh. Dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên.

 Hiện nay với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa học nên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học Hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của Hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: Sinh học, Hóa học, Toán học, Vật lí,

 Khi dạy kiến thức Hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: Cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, dung dịch đều liên quan đến kiến thức Vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: Rượu eylic, axit axetic, chất béo, glucozơ, protein, đều liên quan đến kiến thức Sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.

 

doc 36 trang thuychi01 11760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức giờ dạy theo chủ đề tích hợp liên môn môn Hóa học ở trường THCS Trương Công Man", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC GIỜ DẠY THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS TRƯƠNG CÔNG MAN
 Người thực hiện: Ninh Thị Dậu
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Trương Công Man
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC
1
A – MỞ ĐẦU
2
 1. Lí do chọn đề tài
2
 2. Mục đích nghiên cứu
3
 3. Đối tượng nghiên cứu
3
 4. Phương pháp nghiên cứu
3
B – NỘI DUNG
4
I. Cơ sở lý luận của SKKN
4
1. Khái niệm về dạy học tích hợp
4
2. Các hình thức học tích hợp
4
 3. Cơ sở lí luận trong dạy học tích hợp liên môn môn Hóa học
4
II. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
III. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
6
1. Xác định mục tiêu dạy học, mục tiêu tích hợp
6
2. Xác định nội dung tích hợp, mức độ tích hợp
6
 3. Thiết kế giáo án gời dạy theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn hóa học
6
4. Tổ chức giờ dạy
6
5. Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề tích hợp tôi đã thực hiện khi giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Trương Công Man: 
6
6. Kế hoạch dạy học tích hợp đã được thử nghiệm tại lớp 9B (Trường THCS TRương Công Man- năm học 2015-2016) và đã được giải nhất cấp huyện cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2015-2016: Tiết 7- Bài 12: Sự biến đổi chất- môn Hóa học 8 (Phần phụ lục)
Phần phụ lục
IV. Hiệu quả của SKKN
17
C - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
 1. Kết luận
19
 2. Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
21
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
	Dạy học từng môn học riêng rẽ như hiện nay có tác dụng cung cấp kiến thức khoa học logic, chặt chẽ, có hệ thống của từng lĩnh vực và tạo điều kiện phân hóa theo định hướng nghề nghiệp của học sinh. Tuy nhiên, điều này cũng nảy sinh những bất cập như khó phát triển năng lực học sinh và dẫn đến tâm lý giáo viên nào cũng cho môn của mình là quan trọng, môn nào cũng muốn đưa nhiều kiến thức vào sách giáo khoa dẫn đến quá tải đối với học sinh. Dạy học tích hợp sẽ góp phần khắc phục những bất cập trên. 
	Hiện nay với sự bùng nổ của các thành tựu khoa học trong các lĩnh vực: Vật lí, Sinh học, Hóa họcnên chương trình đào tạo cũng được phân chia thành các mảng kiến thức tương đối tách rời, cô lập với những khái niệm chi tiết khó nhớ. Xu hướng hiện nay trong dạy học Hóa học nói riêng và trong các lĩnh vực khoa học nói chung, người ta cố gắng trình bày cho học sinh thấy mối quan hệ hữu cơ của các lĩnh vực không những của Hóa học với nhau mà còn giữa các ngành khoa học khác nhau như: Sinh học, Hóa học, Toán học, Vật lí,
	 Khi dạy kiến thức Hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: Cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, dung dịchđều liên quan đến kiến thức Vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: Rượu eylic, axit axetic, chất béo, glucozơ, protein,đều liên quan đến kiến thức Sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hóa học THCS, trong quá trình thực hiện chương trình tôi thấy tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hóa học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Điều đó thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, hứng thú, sự lĩnh hội kiến thức của học sinh trong từng bài học.
Chương trình sách giáo khoa hiện tại được viết theo kiểu đơn môn nên nhiều giáo viên đã quen với cách dạy này, việc tích hợp liên môn còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa hiểu đúng về dạy học tích hợp liên môn dẫn đến khi thực hiện còn lúng túng cả về nhận thức và thực hành. Vì vậy việc xây dựng quy trình, cách thức tổ chức cho tiết dạy tích hợp liên môn nói chung và dạy học tích hợp liên môn trong môn Hóa học nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm tổ chức giờ dạy theo chủ đề tích hợp liên môn môn Hóa học ở trường THCS Trương Công Man”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Xây dựng được quy trình, cách thức tổ chức thực hiện cho tiết dạy Hóa học theo chủ đề tích hợp liên môn.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu về quy trình thực hiện, cách tổ chức một số giờ học Hóa học trong chương trình hóa học THCS theo chủ đề tích hợp liên môn để dạy học sinh khối 8, 9 trường THCS Trương Công Man
4 . Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Sử dụng trong phân tích các tài liệu có liên quan đến lí luận dạy học tích hợp liên môn. 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng trong khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa áp dụng SKKN tại đơn vị trường THCS Trương Công Man
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng trong việc thống kê, xử lí kết quả bài kiểm tra của HS trước và sau khi thực hiện đề tài.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận của SKKN
1. Khái niệm về dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp được hiểu là những hoạt động của học sinh, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV, huy động đồng thời kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết.
2. Các hình thức dạy học tích hợp
2.1. Tích hợp trong nội bộ môn học: Tìm kiếm sự kết nối giữa các nội dung, chủ đề hình thành các chủ đề mới gắn liền với thực tiễn dựa trên các chủ đề, nội dung đã có.
2.2. Tích hợp đa môn: Một chủ đề có thể xem xét trong nhiều môn học khác nhau.
2.3. Tích hợp liên môn: Phối hợp sự đóng góp của nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một tình huống.
2.4. Tích hợp xuyên môn: Tìm cách phát triển ở học sinh những khả năng xuyên môn có tính chất chung và áp dụng được ở mọi nơi.
3. Cơ sở lí luận trong dạy học tích hợp liên môn Hóa học
	Môn Hóa học là môn khoa học tự nhiên. Nó có liên hệ chặt chẽ với các môn khoa học tự nhiên khác như: Vật lí, Toán học, Sinh học. Mặt khác môn Hóa học là môn khoa học đi nghiên cứu về các chất và sự biến đổi của các chất nên có mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng tự nhiên, với môi trường sống của chúng ta. Vì vậy thông qua môn Hóa học có thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, giáo dục sức khỏe... Vậy trong Hóa học có các môn khoa học khác và trong các môn khác có Hóa học.
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 
Trường THCS Trương Công Man là trường được trang bị khá đầy đủ về các trang thiết bị phục vụ cho việc triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn. Bản thân giáo viên của nhà trường đa số có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt vì vậy giáo viên có thể trao đổi kiến thức, nội dung, phương pháp giảng dạy giữa các môn học. Mặt khác với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc giáo viên có thể trao đổi kiến thức các môn thông qua "trường học kết nối" rất dễ dàng.
Tuy nhiên qua khảo sát thực tế ở đơn vị tôi thấy có một số khó khăn đó là: Đa số giáo viên chưa được trang bị về lí luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống nên khi thực hiện thì phần lớn là giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Ngoài ra giáo viên chỉ được đào tạo chuyên ngành nên việc nắm bắt kiến thức của các bộ môn khác là một việc tương đối khó khăn của mỗi giáo viên bộ môn. Đôi khi dạy bộ môn này nhưng chưa thấy được nội dung của vấn đề có liên hệ với bộ môn khác và có thể dùng kiến thức của bộ môn khác làm sáng tỏ thêm vấn đề mình dạy. Nội dung sách giáo khoa lại được xây dựng theo kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học liên quan. Mặt khác trường THCS Trương Công Man là trường thuộc vùng 135, đa số học sinh có năng lực tư duy thấp, việc khai thác, vận dụng kiến thức các môn học khác vào học môn Hóa học gặp rất nhiều khó khăn. 
 	Vào đầu năm học 2015-2016 tôi tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến của HS đối với môn Hóa học ở các lớp 8A, 9B Trường THCS Trương Công Man và thu được kết quả sau:
 Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến HS
Lớp
Sĩ số
Thích học môn Hóa học
Không thích học môn Hóa học
8A
28
8
20
9B
27
5
22
	Qua kết quả khảo sát thăm dò trên cho thấy: HS không thích học môn Hóa học chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều nguyên nhân cho những hạn chế trên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do GV chưa vận dụng thường xuyên dạy học tích hợp liên môn và chưa biết cách thức tổ chức giờ dạy để cuốn hút học sinh học môn học này.
	Đồng thời với kết quả khảo sát thăm dò trên tôi tiến hành cho HS làm bài kiểm tra vào đầu năm học 2015-2016 ở lớp 8A, 9B Trường THCS Trương Công Man khi chưa áp dụng đề tài và thu được kết quả sau:
 Kết quả thực trạng ban đầu khi GV tổ chức cho HS làm bài kiểm tra 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
28
1
3.6
5
17.9
14
50
8
28.5
9B
27
1
3.7
4
14.8
15
55.6
7
25.9
 Kết quả điểm bài kiểm tra GV tiến hành tổ chức vào đầu năm học 2015-2016 ở các lớp 8A, 9B rất thấp (số HS đạt điểm khá, giỏi còn ít, số HS đạt điểm TB và yếu chiếm tỉ lệ cao)
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Sự thành công của dạy học tích hợp liên môn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết, các kiến thức trong mỗi nội dung hoặc mỗi chủ đề liên môn, tích hợp cần có tính thực tiễn, sinh động, hấp dẫn với học sinh, từ đó hình thành động cơ, hứng thú và sự đam mê khi học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Cũng qua đó, việc ghi nhớ kiến thức không còn máy móc mà là một sự đương nhiên của quá trình tư duy. Các chủ đề tích hợp, liên môn cần được bố cục logic về nội dung và hợp lý về trình tự, giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đồng thời, các nội dung này được dùng để hiểu nội dung khác cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Trước khi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn giáo viên phải xác định được mục tiêu tích hợp, nội dung tích hợp, hình thức tích hợp. Từ đó thiết kế giáo án và tổ chức thực hiện.
1. Xác định mục tiêu bài học, mục tiêu tích hợp: 
Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu tích hợp phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
2. Xác định nội dung tích hợp, mức độ tích hợp:
Trước tiên phải xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua bài học (địa chỉ tích hợp), sau đó xác định mức độ tích hợp sao cho phù hợp (tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận hay chỉ dừng lại ở mức độ liên hệ). Cần vận dụng kiến thức của các môn học nào có liên quan để giải quyết vấn đề của bài học.
3. Thiết kế giáo án giờ dạy theo chủ đề tích hợp trong môn Hóa học
- Đảm bảo đủ nội dung, kiến thức của môn Hóa học.
- Những phần nào tích hợp phải bám chắc vào kiến thức các bộ môn có liên quan.
- Giáo án phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động để học sinh vận dụng phối hợp kiến thức các môn khác vào việc giải quyết các tình huống đặt ra ở môn Hóa học.
4. Tổ chức giờ dạy
Cần tổ chức giờ dạy theo phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn để các em tự chiếm lĩnh kiến thức. Những phần nào có tích hợp cần tạo điều kiện cho các em tự liên hệ kiến thức các môn học liên quan và kiến thức thực tiễn để giải quyết được tình huống đặt ra trong môn Hóa học.
5. Một số ví dụ về dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn mà tôi đã thực hiện khi giảng dạy môn Hóa học tại trường THCS Trương Công Man: 
Ví dụ 1: Tiết 42- Bài 42: Không khí- sự cháy- môn Hóa học 8
- Mục tiêu tích hợp: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và các biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Nội dung tích hợp: Mục I- Phần 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí, GDCD
- Mức độ tích hợp : Liên hệ
- Tổ chức dạy học: 
Khi dạy: Mục I- Phần 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- GV hỏi: Hiện nay bầu không khí chủa chúng ta có xu hướng thế nào mà tất cả các nước đều rất quan tâm?
HS: Không khí bị ô nhiễm
GV: Về vấn đề không khí ô nhiễm và bảo vệ không khí trong lành các em đã được nghiên cứu ở môn học nào?
HS: Môn Địa lí, Sinh học, GDCD, Văn học....
GV yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học ở các môn học khác thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập: 
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí?
Tác hại của ô nhiễm không khí?
Biện pháp bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?
Các nhóm báo cáo kết quả
GV: Tổng kết và chiếu lên máy chiếu một số hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, tác hại của ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ không khí trong lành:
* Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: 
- Do khí thải của các nhà máy công nghiệp, khí thải của các phương tiện giao thông, sự phân hủy của động vật, thực vật và rác thải...
- Do một số hiện tượng thiên nhiên như: Núi lửa, cháy rừng, bão bụi...
 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
* Tác hại của ô nhiễm không khí:
-Ô nhiễm không khí gây hại rất nhiều tới sức khỏe con người. Khói bụi gây nhiều bệnh liên quanh đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, và đặc biệt là lao phổi
Người bệnh và phổi của ngừời bị bệnh lao
-Ô nhiễm không khí còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu: thảm thực vật thay đổi do mưa axit, bão lũ, trái đất nóng lên,
 Tác hại do mưa axit Lũ lụt 	 
* Biện pháp bảo vệ không khí trong lành: 
- Giảm lượng khí thải: Công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt...
- Trồng và bảo vệ cây xanh
- Hướng tới sử dụng nguồn năng lượng sạch: Năng lượng mặt trời, gió...
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
 Một số biện pháp bảo vệ không khí trong lành
Ví dụ 2: Tiết 53- Bài 36: Nước- môn Hóa học 8
- Mục tiêu tích hợp: Học sinh hiểu về vai trò của nước đối với đời sống, sản xuất. Sự phân bố nguồn nước ngọt trên thế giới. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.
- Nội dung tích hợp: Mục III- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
- Kiến thức liên môn: Sinh học, Công nghệ, Địa lí, GDCD
- Mức độ tích hợp : Bộ phận
- Tổ chức dạy học: 
Gv giao trước cho HS về nhà tạo slide trình chiếu các nội dung:
Nhóm 1. Vai trò của nước trong cơ thể người, động vật, thực vật và trong đời sống sinh hoạt, sản xuất? (Dựa vào kiến thức môn Sinh học và Công nghệ)
Nhóm 2: Vấn đề nước ngọt của các quốc gia trên thế giới (Dựa vào kiến thức môn Địa lí )
Nhóm 3. Chất thải sinh hoạt, công nghiệp đối với nguồn nước ngọt? Có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước?
Khi dạy Mục III- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước.
- Gv hỏi: Bằng kiến thức môn Sinh học và Công nghệ đã được học hãy cho biết vai trò của của nước trong cơ thể người, động, thực vật và trong đời sống sinh hoạt, sản xuất?
-Gv yêu cầu nhóm 1 báo cáo kết quả của nhóm mình
GV chiếu kết quả của nhóm 1
Các nhóm khác quan sát rút ra được kết luận: Nước có vai trò quan trọng trong cơ thể người, là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống, nước cũng tham gia vào nhiều quá trình hóa học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Ngoài ra nước có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải...
 Vai trò của nước
Gv: Nguồn nước để con người sử dụng có ở nhiều dạng và đến từ nhiều nơi: Nước trong ao hồ, sông ngòi, nước từ băng tuyết, mạch ngầm, từ mưa....Nhưng sự phân bố và sử dụng nguồn nước có đồng đều giữa các quốc gia, khu vực. GV chiếu slide của nhóm 2
 Nhiều nơi thiếu nước nghiêm trọng
Các nhóm khác quan sát và đưa ra nhận xét: Nước phân bố không đồng đều giữa các quốc gia, nhiều quốc gia thiếu nước nghiêm trọng.
GV: Dân số ngày càng đông, các hoạt động sinh hoạt của con người đã tác động đến nguồn nước ngọt ra sao. Mời các em quan sát kết quả sưa tầm của nhóm 3.
? Khi quan sát những hình ảnh đó em có nhận xét gì
HS: Nguồn nước ngọt đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tác động của con người
 Nước bị ô nhiễm
Gv: Vậy các em phải làm gì để bảo vệ môi trường nước?
HS trả lời sau đó GV tổng kết: Không gây ô nhiễm môi trường, trồng nhiều cây xanh, tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết về lợi ích và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm.
 Một số biện pháp bảo vệ nguồn nước
Ví dụ 3: Tiết 16 -Bài 11: Phân bón hóa học- môn Hóa học 9
- Mục tiêu tích hợp: 
+HS hiểu vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật
+ Các thời điểm bón từng loại phân cho cây
+ Tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học. Giáo dục ý thức BVMT
+ Giải thích sự hình thành nguồn đạm trong tự nhiên
- Nội dung tích hợp: Mục II- Những phân bón hóa học thường dùng
- Kiến thức liên môn: Sinh học,Công nghệ, GDCD, Vật lí
- Mức độ tích hợp : Toàn phần
- Tổ chức dạy học: 
*Sau khi học xong mục 1-phân bón đơn GV đặt câu hỏi: 
?Dựa vào kiến thức môn Sinh học 6 yêu cầu HS cho biết : Vai trò của nguyên tố N, P,K đối với cây trồng?
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời:: 
- Nitơ kích thích cây tăng trưởng mạnh
- Photpho kích thích sự phát triển bộ rễ
- Kali kích thích cây ra hoa, làm hạt, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống bệnh.
? Vậy ta cần bón các loại phân trên vào giai đoạn nào, loại cây gì?
HS: Dựa vào kiến thức môn Công nghệ 7 về cách sử dụng các loại phân bón thông thường trả lời được:
- Phân đạm: Sử dụng để bón thúc, rất cần cho những cây lấy lá, ngọn
- Phân lân: dùng để bón lót trước khi gieo trồng, phù hợp những vùng đất chua, phèn, những cây họ đậu, ngô
- Phân kali: Rất cần ở những thời kì ra hoa, kết hạt, chống bệnh, chống rét cho cây
*Sau khi học xong mục 2. Phân bón kép 
GV hỏi:
? Nếu bón phân không hợp lí như: Quá liều lượng, không đúng lúc, sai chủng loại, không cân đối giữa các loại phân thì ảnh hưởng thế nào đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
HS nhớ lại kiến thức môn Công nghệ 7 trả lời: Năng suất thấp và chất lượng nông sản giảm
GV: Nêu ví dụ: như bón quá nhiều phân đạm, cây lúa dễ bị lốp, đổ, cho nhiều hạt lép
Tích hợp GDMT:
GV: Ngoài ra còn ảnh hưởng gì đến môi trường và sức khỏe con người?
GV : Cho HS đọc một số thông tin về ảnh hưởng của cách sử dụng phân bón không hợp lí đến môi trường và sức khỏe:
- Gây phì hóa nước( hiện tượng phú dưỡng) và tăng nồng độ nitrat trong nước làm cho tảo và thực vật sống trong nước phát triển với tốc độ nhanh làm giảm năng lượng ánh sáng xuống các lớp nước phía dưới, lượng oxy trong nước giảm. Mặt khác tảo và thực vật bậc thấp chết, xác của chúng bị phân hủy yếm khí tạo ra chất độc, nước có mùi hôi thối gây ô nhiễm nguồn nước. 
	- Con người sử dụng nguồn nước chứa hàm lượng Nitrat cao khi vào đường ruột được chuyển hóa thành Nitrit ngấm vào máu kết hợp với Hemoglobin làm giảm khả năng vận chuyển khí oxy của máu, ngoài ra Nitrit còn là nguyên nhân tiềm tàng gây bệnh ung thư.
	- Phân đạm bị rửa trôi làm tăng hàm lượng nitrat và các chất cải tạo đất như: Vôi, thạch cao, hợp chất lưu huỳnh... làm nước mặn và tăng nồng độ nước cứng.
- Phần bay hơi trong phân bón hóa học là amoniac co mùi khai, độc hại cho con người và động vật, khí NO2 bay hơi từ phân đạm và từ các nhà máy sản xuất phân đạm làm phá vỡ tầng ozon gây mưa acid.
 Nước bị phú dưỡng Lỗ thủng tầng Ozon Ảnh hưởng tới sức khỏe
GV: Vậy theo em bón phân hóa học như thế nào là hợp lí?
HS: Thảo luận nhóm trả lời
- Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng.
- Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.
- Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân
- GV : Vậy các em cần phải tuyên truyền cho mọi người dân hiểu tác hại của việc bón phân hóa học không hợp lí và vận động mọi người 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_gio_day_theo_chu_de_tich_hop.doc