SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học ở trường TH & THCS Phúc Đường

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học ở trường TH & THCS Phúc Đường

Như chúng ta đã biết: “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt”, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Giáo dục là chìa khoá tiến tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới, Giáo dục được đặt lên vị trí “Quốc sách hàng đầu”. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách dời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội.

 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo và định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.[ ] Nghị quyết TƯ 4 (khoá VII) đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu ., có chính sách để toàn dân và các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục bậc phổ thông được xem là nền tảng và có ý nghĩa quan trọng. Tầm quan trọng của giáo dục bậc phổ thông được hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) khẳng định “ Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời ”[ ]

 

doc 21 trang thuychi01 10004
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học ở trường TH & THCS Phúc Đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO 
CHẤT LƯỢNG CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC Ở TRƯỜNG TH&THCS PHÚC ĐƯỜNG
Người thực hiện: Phạm Văn Trình
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Phúc Đường
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
 THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC 
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: “Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt”, là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội. Giáo dục là chìa khoá tiến tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới, Giáo dục được đặt lên vị trí “Quốc sách hàng đầu”. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách dời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội.
	Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo và định hướng phát triển sự nghiệp giáo dục đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm giáo dục”.[[] Ở mục 1.1. đoạn "Giáo dục là '' trích trong Nghị quyết TW4 khóa VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
] Nghị quyết TƯ 4 (khoá VII) đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu ..., có chính sách để toàn dân và các thành phần kinh tế cùng làm và đóng góp vào sự nghiệp này”. 
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục bậc phổ thông được xem là nền tảng và có ý nghĩa quan trọng. Tầm quan trọng của giáo dục bậc phổ thông được hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành trung ương Khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) khẳng định “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể  chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề  nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”[[] Ở mục 1.1. đoạn'' Giáo dục con người .'' trích trong Nghị quyết số 29-NQ/TW hội nghị lần thứ 8 BCH TW khóa XI 
]
Cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh trung học chính là thực hiện theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và nghị quyết mới của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa. Điều này còn nhằm thực hiện mục tiêu tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động không thể thiếu trong trường phổ thông. Đây là một hoạt động giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; đồng thời là cách tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm và phát huy tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó, nhằm phát hiện các tài năng, là cơ sở xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
	 Thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; để tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Từ năm học 2013-2014 bộ GD&ĐT đã phối hợp với trường đại học sư phạm Hà Nội tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện theo phương châm “Học đi đôi với hành” của học sinh. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục.[[3] Ở mục 1.1. đoạn "mục đích của cuộc thi" tham khảo từ tài liệu CV số 3844/BGD ĐT-GDTrHV/V tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn 
]
 Nhận thức được vai trò của công tác chỉ đạo về các cuộc thi trong nhà trường. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, tôi xin chọn vấn đề “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học ở trường TH&THCS Phúc Đường ” để nghiên cứu và thực hiện. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề khoa học kỹ thuật và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học.
	- Thực trạng của công tác chỉ đạo và kết quả cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở ở trường Tiểu học THCS Phúc Đường.
	- Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo và kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở ở trường TH&THCS Phúc Đường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở ở trường TH&THCS Phúc Đường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận .
Phân tích tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc các tài liệu sách báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề khoa học kỹ thuật và sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở . 
Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở của vấn đề nghiên cứu.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu  thực tiễn:
1.4.2.1. Phương pháp điều tra :
Điều tra thực tế, thu thập thông tin, số liệu. trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật và sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở ở trường TH&THCS Phúc Đường
Quan sát, lắng nghe giáo viên và học sinh trong việc thực hiện cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở 
1.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn, trao đổi thông tin:
 Phỏng vấn giáo viên và học sinh để trao đổi tâm tư, nguyện vọng của giáo viên và học sinh, các kinh nghiệm hay trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh trung học trong thực tế cuộc sống .
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.	
2.1.1. Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu của hoạt động NCKH, là sân chơi bổ ích giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu của học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Không những thế, NCKH trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động NCKH phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò, có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội.[[] Ở mục 2.2.1; ở đoạn ''Nghiên cứu khoa học .''. Tài liệu tham khảo qua internet: Nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông, góc nhìn của liên hiêp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế của GSTS Trần Hữu Dàng, Ths Hồ Thành.
]
Cuộc thi Khoa học- kỹ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo dục và Đào tào chính thức triển khai và tổ chức từ năm học 2012-2013. Cuộc thi được tiến hành từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Đối tượng tham gia cuộc thi là những học sinh đang theo học ở các trường phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12. 
Mục đích của cuộc thi nhằm: Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập;phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học. Qua đó, tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình tới tất cả các thầy cô, bạn bè, cộng đồng. Mục đích xa hơn nhằm giới thiệu những sáng kiến trên tới các nhà khoa học, những cơ quan, đơn vị chuyên môn để học sinh trung học được giúp đỡ, đào tạo, rèn luyện, phát huy khả năng sáng tạo, ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Những sáng kiến xuất sắc trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học- kỹ thuật cấp quốc gia được đưa đi tham gia các cuộc thi cấp khu vực, cấp quốc tế. Đây là cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh học sinh Việt Nam, giáo dục Việt Nam tới bạn bè quốc tế nhằm tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục[[] Ở mục 2.1.1., ở đoạn ''Mục đích ... " trích trong tài liệu Quy chế thi KHKT cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT (Ban hành kèm theo thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT
]
Tại Thanh Hoá, cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã được Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức từ năm học 2012-2013, từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh đến cấp quốc gia với cơ chế mở hơn đã mở rộng đối tượng tham gia dự thi là học sinh học từ lớp 6 đến lớp 12.. Đây cũng là nội dung được đưa vào nhiệm vụ năm học từ đầu năm học đối với tất cả các trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Việc triển khai, thực hiện khoa học, bài bản đã đã đạt được nhiều kết quả khả quan và nhận được sự quan tâm sâu sắc của học sinh, giáo viên và của toàn xã hội. Sau 3 năm tổ chức cuộc thi, nhiều tài năng trẻ  được phát hiện. Không chỉ những học sinh học chuyên về công nghệ, kỹ thuật mới có những sáng kiến Khoa học-kỹ thuật hay mà ngay cả những học sinh học chuyên về xã hội cũng chứng tỏ được đam mê, khả năng sáng tạo khoa học-kỹ thuật xuất sắc. Những học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong cuộc thi cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào các trường đại học.
2.1.2. Cuộc thi vận dung kiến thức liên môn.
 Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” nhằm thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học.Mục đích của cuộc thi là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện theo phương châm “Học đi đôi với hành” của học sinh.
	 Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả kiến thức tự nhiên và kiến thức xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức.Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn là giáo dục rèn kỹ năng cho học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đồng thời nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội về kiến thức liên môn yêu thích hứng thú với môn học.[[] Ở mục 2.1.2. từ đoạn ''Khi giảii quyết ...''Tham khảo ở tài liệu SKKN ''Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn của Phan Thị Thúy Vân, giáo viên trường THCS Thanh Thùy - Thanh Oai - Hà Nội đạt giải B cấp Sở GD&ĐT Hà Nội''
]
	 Qua cuộc thi này đã tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân có năng lực sống tự lập, khả năng tư duy sâu và đánh giá khái quát vấn đề. Đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.
2.2.Thực trạng của vấn đề chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh THCS ở trường Tiểu học và THCS Phúc Đường.
2.2.1. Thực trạng.
	 Qua thực tế tổ chức, chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh làm dự án khoa học kỹ thuật và sản phẩm cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học tại nhà trường trong các năm học 2014-2015 và 2015-2016 tôi thấy còn một số tồn tại và bất cập sau:
2.2.1.1. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.
 Hiện nay nhà trường không có phòng học chức năng để học các môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ,.. và các đồ dùng thí nghiệm chưa được đầy đủ, chất lượng kém nên ảnh hưởng đến quá trình thực hành của học sinh qua các tiết học ở một số môn học có tiết thực hành.
2.2.1.2 Về công tác chỉ đạo của nhà trường.
 Cán bộ quản lí, giáo viên, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học đối với việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
	Công tác chỉ đạo cuộc thi còn xem nhẹ, chưa có chiều sâu và chưa dược đặt ở vị trí quan trọng bắt buộc phải thực hiện trong từng năm học. 
 Nhà trường chỉ chú trọng đầu tư cho một số học sinh tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn với mục tiêu dự thi cấp huyện, cấp tỉnh mà chưa chú trọng tổ chức rộng rãi hoạt động này cho học sinh toàn trường.
 Mặc dù cuộc thi đã được tổ chức trong những năm gần đây, nhưng nhà trường chưa chủ động trong việc triển khai hoạt động nghiên cứa khoa học kỹ thuật và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn. Đồng thời chưa huy động được đông đảo học sinh tham gia để tạo được nhiều dự án, sản phẩm lựa chọn cho cuộc thi cấp trường. Nhà trường chưa tổ chức cuộc thi cấp trường mà chỉ lựa chọn một số dự án và sản phẩm để tham dự thi cấp huyện.
2.2.1.3. Về trách nhiệm của phụ huynh và học sinh
Là một trường nhỏ ở huyện miền núi thuộc vùng 135, dân số ít, điều kiện kinh tế xã hội của nhân dân còn khó khăn, phần lớn các gia đình học sinh làm nghề nông, còn lo cuộc sống áo cơm hằng ngày. Mặt khác một số phụ huynh có quan điểm không học được thì ở nhà hoặc đi làm ăn xa kiếm tiền cho gia đình, nên không quan tâm đến việc học tập của con em mình. Vì vậy, các em còn hạn chế tham gia các cuộc thi do nhà trường và ngành Giáo dục phát động, tổ chức. Chính vì vậy, việc các em tham gia các cuộc thi do nhà trường phát động chưa thực sự có hiệu quả và chất lượng. 
	  Ban giám hiệu đã quan tâm tạo điều kiện cho học sinh tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật, cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học. Cử giáo viên đang trực tiếp dạy trên lớp hướng dẫn các em làm dự án khoa học kỹ thuật và sản phẩm cuộc thi nhưng các em tham gia còn hạn chế về số lượng, nhiều em chưa có ý thức tự giác còn thoái thác nhiệm vụ. Mặt khác các em chưa thực sự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày mà đặc biệt là các vấn đề ở địa phương, ở lớp ở trường học,
	 - Học sinh còn hạn chế được đi tham quan thực tế trong địa phương và các địa phương khác để cải tiến, vận dụng
 Qua thực tế chỉ đạo giáo viên và học sinh làm dự án khoa học kỹ thuật và sản phẩm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” ở trường TH&THCS Phúc Đường và điều tra, trao đổi với một số giáo viên ở các trường khác tôi thấy một thực tế đáng buồn ở các trường THCS nói chung và trường TH&THCS Phúc Đường nói riêng, đó là học sinh chỉ biết học những gì Thầy, Cô giáo giảng trên lớp từ trong sách vở rồi học thuộc lòng như cỗ máy. Khi thầy cô hướng dẫn đem những kiến thức đã học ở sách vở tức là “Học đi đôi với hành” để ứng dụng, sáng tạo và giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống thì học sinh lúng túng không biết làm và sợ không dám tham gia. Nếu không có sự hỗ trợ, động viên của thầy cô thì hầu như các em không mặn mà trong việc tham gia các cuộc thi này. Chính vì vậy trong các cuộc thi được sở, phòng giáo dục và đào tạo như Thanh tổ chức qua các năm học, hầu như học sinh ít tham gia và khi tham gia số lượng giải ít và thấp . 
2.2.2 Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Từ thực trạng trên, là một hiệu phó chuyên môn trong nhà trường, tôi luôn suy nghĩ và trăn trở phải làm sao nâng cao số lượng và chất lượng giải trong các cuộc thi trên. Vì vậy tôi đã tiến hành điều tra kết quả đạt được của nhà trường ở 2 cuộc thi khoa học kỹ thuật và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học cơ sở ở trường TH&THCS Phúc Đường trong 2 năm học 2014-2015 và 2015-2016 thu được kết quả sau:
 Các cuộc thi
Số giải đạt được
năm học 2014-2015
Số giải đạt được
năm học 2015-2016
Cấp huyên
Cấp tỉnh
Cấp huyên
Cấp tỉnh
 Khoa học kỹ thuật
 0
0
1 nhì
0
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
0
0
0
0
[[] Ở mục 2.2.2. Số liệu trong bảng lấy từ thông báo kết quả cuộc thi KHKT và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn của Phòng GD&ĐT Như Thanh năm học 2014 - 2015 và 2015 - 2016
]
Dự án kỹ thuật “dụng cụ hái quả trên cây cao”
 Đạt giải nhì cấp huyện năm học 2015-2016
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường TH&THCS Phúc Đường, tôi đã tham mưu cùng ban giám hiệu nhà trường thực hiện các giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng cuộc thi khoa học kỹ thuật và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn của nhà trường như sau:
2.3.1. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức đối với giáo 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_cuoc_thi_k.doc