SKKN Một số biện pháp giáo dục ‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng - Môn Công nghệ 8

SKKN Một số biện pháp giáo dục ‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng - Môn Công nghệ 8

Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và của công nghệ nói riêng, điện năng ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như mọi hoạt động sản xuất của con người. Điều đó dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng loại các đồ dùng điện trong gia đình cũng như các nhà máy sản xuất và ở nơi công cộng. Thực tế trên đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ ngày càng nhiều, tăng nhanh một cách đột biến.

Mặt khác, do nhận thức và thói quen sử dụng đồ dùng điện chưa hợp lý của con người dẫn đến tình trạng thiếu điện. Thêm nữa, đó là việc quá tải của hệ thống các đường dây dẫn điện do thời gian sử dụng quá lâu chưa được nâng cấp; chạm chập các thiết bị điện, đồ dùng điện, trên đường dây dẫn điện và hiệu suất của các đồ dùng điện của một số gia đình thấp cũng là các nguyên nhân gây ra lãng phí điện năng một cách đáng kể.

Thực trạng trên đã gây ra một hệ quả là: “Nước ta luôn trong tình trạng thiếu điện”. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người đân, đặc biệt gây thiệt hại cho sản xuất. Mặc dù các nhà máy điện liên tục được xây dựng, công suất của các nhà máy điện tăng lên, nhưng tình trạng thiếu điện vẫn diễn biến trong một thời gian dài, nhiều thời điểm xảy ra với mức độ vô cùng nghiêm trọng. Để người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng điện, Nhà nước đã ban hành các văn bản qui định về việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Ngoài việc giảm bớt chi phí cho gia đình, cho quốc gia nhưng lợi ích lớn hơn là giảm số lượng các nhà máy điện sẽ được xây dựng trong tương lai để bảo vệ môi trường và tài nguyên quốc gia hiện có.

Do đó, tôi nhận thấy việc trang bị đầy đủ những kiến thức về tiết kiệm điện cho học sinh là rất cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm dạy học và giáo dục của mình qua sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giáo dục ‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng - Môn Công nghệ 8".

 

doc 22 trang thuychi01 36962
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục ‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng - Môn Công nghệ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu 
1.1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Vai trò của điện năng đối với đời sống và sản xuất ......................
 2.1.2. Nhu cầu tiêu thụ điện năng.............................................................
 2.1.3. Lợi ích của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng điện để tiết kiệm điện năng .............................................................................................................
 2.1.4. Sản xuất điện năng, hệ quả đối với môi trường, tài nguyên,khi càng có nhiều nhà máy điện được xây dựng ..............................................
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ......... 
 2.2.1. Tìm hiểu về thói quen sử dụng điện của học sinh ........................
 2.2.2. Kết qủa của thực trạng trên ..........................................................
 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 2.3.1. Tổ chức dạy học bài 48: "Sử dụng hợp lý điện năng". 
 2.3.2. Giáo viên luôn phải là tấm gương sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm điện năng cho học sinh noi theo ........................................................
 2.3.3. Giải thích cho những học sinh gia đình có điều kiện cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện .................
 2.3.4. Tổ chức cuộc thi về nội dung sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện vào ngày 23 - 3 – Ngày thế giới hưởng ứng “Giờ trái đất” để giáo dục, tuyên truyền cho HS tiết kiệm điện .............................................................
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ..............................................
3. Kết luận và đề xuất 
 3.1. Kết luận ........................................................................................... 
 3.2. Đề xuất ............................................................................................
Tài liệu tham khảo......................................................................................
1
1
2
3
3
4
5
5
7
8
8
1
1
14
17
18
19
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài	
Cùng với sự phát triển của xã hội nói chung và của công nghệ nói riêng, điện năng ngày càng có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như mọi hoạt động sản xuất của con người. Điều đó dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng loại các đồ dùng điện trong gia đình cũng như các nhà máy sản xuất và ở nơi công cộng. Thực tế trên đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ ngày càng nhiều, tăng nhanh một cách đột biến.
Mặt khác, do nhận thức và thói quen sử dụng đồ dùng điện chưa hợp lý của con người dẫn đến tình trạng thiếu điện. Thêm nữa, đó là việc quá tải của hệ thống các đường dây dẫn điện do thời gian sử dụng quá lâu chưa được nâng cấp; chạm chập các thiết bị điện, đồ dùng điện, trên đường dây dẫn điện và hiệu suất của các đồ dùng điện của một số gia đình thấp cũng là các nguyên nhân gây ra lãng phí điện năng một cách đáng kể.
Thực trạng trên đã gây ra một hệ quả là: “Nước ta luôn trong tình trạng thiếu điện”. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người đân, đặc biệt gây thiệt hại cho sản xuất. Mặc dù các nhà máy điện liên tục được xây dựng, công suất của các nhà máy điện tăng lên, nhưng tình trạng thiếu điện vẫn diễn biến trong một thời gian dài, nhiều thời điểm xảy ra với mức độ vô cùng nghiêm trọng. Để người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng điện, Nhà nước đã ban hành các văn bản qui định về việc sử dụng điện năng trong sinh hoạt và sản xuất. Ngoài việc giảm bớt chi phí cho gia đình, cho quốc gia nhưng lợi ích lớn hơn là giảm số lượng các nhà máy điện sẽ được xây dựng trong tương lai để bảo vệ môi trường và tài nguyên quốc gia hiện có.
Do đó, tôi nhận thấy việc trang bị đầy đủ những kiến thức về tiết kiệm điện cho học sinh là rất cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm dạy học và giáo dục của mình qua sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giáo dục ‎ thức tiết kiệm điện cho học sinh lớp 8 qua bài 48: Sử dụng hợp l‎í điện năng - Môn Công nghệ 8".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giáo dục ý‎ ‎thức sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm
- Rèn luyện đức tính cẩn thận có trách nhiệm và tiết kiệm cho HS
- Vai trò của việc sử dụng tiết kiệm điện năng đối với gia đình, xã hội và môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- 35 HS lớp 8 trường THCS nơi tôi công tác. 
- Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế, thu thập thông tin sử dụng điện của học sinh ở lớp, ở nhà.
- Phân tích kết quả, đánh giá nhận thức của học sinh dựa trên các hoạt động học tập, vui chơi mà giáo viên tổ chức. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Nhu cầu tiêu thụ điện năng
Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều, đó gọi là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng, giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18 giờ đến 22 giờ.
Điện năng tiêu thụ rất lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ, điện áp của mạng bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện. Để giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm chúng ta cần cắt điện một số đồ dùng không thiết yếu, tiêu thụ lượng điện năng lớn: Cắt bình nước nóng, lò sưởi, tắt một số đèn không cần thiết, không là quần áo, tắt bớt quạt điện...
Còn đối với điện sinh hoạt, Nhà nước không khuyến khích sử dụng điện ngành điện đã sử dụng giá điện bậc thang. Ví dụ ở thời điểm hiện tại điện năng sinh hoạt được tính theo giá bậc thang như sau:
- Từ 0 – 100 kW: Giá 1 550 đồng / 1kWh
- Từ 101 – 150 kW: 1 745 đồng/1kWh
- Từ 151 – 200 kW: 1950 đông/1kWh....
2.1.2. Lợi ích của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng điện để tiết kiệm điện năng
Đầu tiên sử dụng tiết kiệm điện sẽ giảm chi tiêu cho gia đình, tăng tuổi thọ đồ dùng điện và giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện, đặc biệt trong những giờ cao điểm. Mặt khác ngắt nguồn điện khi không sử dụng điện hoặc khi ra khỏi nhà sẽ tránh sự cố gây tai nạn, lãng phí và thiệt hại do dòng điện gây ra. Mặt khác còn giảm bớt chi phí xây dựng các nhà máy điện, bớt gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên hiện có của quốc gia.
2.1.3. Sản xuất điện năng và hệ quả đối với môi trường, tài nguyên
Ở Việt Nam, theo thống kê năm 2010 tổng công suất của các nhà máy điện sản xuất ra khoảng 17.5 triệu kW. Dự kiến đên năm 2020, tổng công suất của các nhà máy điện tăng lên khoảng 30 – 40 triệu kW. Trong 10 năm tới, công suất điện dự kiến cung cấp của các nhà máy điện sẽ tăng một cách đột biến – Xấp xỉ gấp đôi thời điểm năm 2010. Như vậy, số lượng và công suất của các nhà máy điện sẽ không ngừng gia tăng một cách nhanh chóng do nhu cầu sử dụng các đồ dùng điện tăng đột biến.
Khi xây dựng các nhà máy thuỷ điện người ta phải ngăn sông, đắp đập... làm biến đổi dòng chảy tự nhiên của nó, làm biến đổi hệ sinh thái vốn có của khu vực lân cận. Mặt khác, còn ảnh hưởng trực tiếp đến địa chất của khu vực, làm cho môi trường sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân bị ảnh hưởng đáng kể. Xây dựng Thuỷ điện Sông Tranh II là một ví dụ.
Đặc biệt, khi các nhà máy nhiệt điện khí và nhiệt điện than hoạt động thì sẽ thải ra một lượng khí cácbônic rất lớn, làm ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Đối với các nhà máy điện nguyên tử, khi xây dựng với công nghệ cao và khoản tài chính khổng lồ, người ta đã kỳ vọng vào việc chúng sẽ hạn chế được ô nhiễm. Nhưng những vụ rò rỉ hạt nhân gần đây ở Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm cho chính phủ và người dân vô cùng hoảng hốt, chưa khắc phục được hậu quả một cách triệt để. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm, biến đổi khí hậu, biến đổi địa chất ngày càng diễn biến một cách phức tạp hơn, sâu sắc hơn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người và nền kinh tế toàn cầu. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Tìm hiểu về thói quen sử dụng điện của học sinh
Trong thực tế đối với học sinh lớp 8 việc nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện đang còn hạn chế đối với nhiều học sinh còn rất mơ hồ. Trước khi tiến hành thực hiện đề tài này tôi đã quan sát và nắm bắt được cách sử dụng điện của học sinh trong thực tế.
 	Bên cạnh một số ít học sinh có biểu hiện sử dụng điện hợp lý thì phần đông các em chưa có ý thức và thói quen sử dụng điện đúng đắn. Các biểu hiện về dùng điện không tiết kiệm hết sức đa dạng: Khi đến lớp các em đều bật hết đèn trong phòng học (12 đèn) trong khi trong phòng học vẫn đủ ánh sáng. Hoặc vào mùa đông nhưng vì trêu trọc nhau các em lại bật hết quạt trần trong phòng học. Cũng có thể khi cả lớp ra chơi, tập thể dục giữa giờ thậm chi đèn vẫn bật, quạt vẫn chạy khi các em học một tiết thể dục ngoài sân hoặc học nhạc ở phòng học khá, hoặc khi trời nắng đủ ánh sáng tự nhiên nhưng các em không có thói quen tắt điện trong phòng học... 
Qua tìm hiểu và được nghe các em tâm sự tôi nắm bắt được nhận thức và quan niệm của các em về việc sử dụng điện rất đơn giản: Ở lớp dùng chung, tiền chia nhau ra trả mỗi bạn “không đáng kể”. Còn ở nhà vẫn “nằm trong mức bố mẹ có thể chi trả được”.
Đặc biệt, đối một số học sinh gia đình có điều kiện thì chi trả phí cho việc sử dụng điện không đáng kể so với thu nhập của họ nên nên việc giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho con cái chưa được quan tâm. 
Học sinh không tắt quạt sau giờ học
học
học
Học sinh không tắt điện khi trong phòng đủ ánh sáng tự nhiên
học
2.2.2. Kết qủa của thực trạng trên
Trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã thực hiện khảo sát ở khlớp 8 nơi tôi giảng dạy với số lượng học sinh là 35 em. Qua quá trình kiểm tra và đánh giá tôi thu được kết quả nhận thức của học sinh về việc sử dụng hợp điện như sau:
Câu hỏi khảo sát:
Các việc làm sau đây việc làm nào là tiết kiệm, việc làm nào là lãng phí điện năng?
Ra chơi không tắt quạt phòng học.
Để bình nóng lạnh suốt ngày đêm.
Khi trời nắng không tắt đèn phòng học
Tắt đèn bàn học khi học bài xong.
- Kết quả khảo sát
TT
Mức độ
Số lượng
Tỉ lệ
1
Tốt
2
5.7
2
Khá
8
22,8 %
3
Trung bình
15
42,8 %
4
Yếu
10
28,7 %
Tỉ lệ khá, giỏi rất thấp, điều đó cho thấy việc nhận thức về sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm điện của học sinh còn rất mơ hồ. Các em chưa vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế và đặc biệt là các em chưa có thói quen sử dụng điện hợp lý và tiết kiệm trong sinh hoạt. 
Đặc biệt, qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy một số em còn thể thiện thái độ thiếu ý thức trong việc sử dụng điện.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tổ chức dạy học bài 48: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện và tính toán điện năng tiêu thụ trong gia đình. 
Tôi xin minh hoạ các hoạt động dạy học qua giáo án giảng dạy Bài 48: "Sử dụng hợp lí điện năng".
Tiết 42: Bài 48: SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐIỆN NĂNG
I. MỤC TIÊU
 Học xong bài, học sinh cần đạt được: 	
1. Về kieán thöùc: 
- Nắm được thế nào là giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
2. Về kÜ n¨ng: 
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Về th¸i ®é: 
- Cã ý thøc tiÕt kiÖm ®iÖn n¨ng khi sö dông ®å dïng ®iÖn.
- Tạo niềm vui trong học tập, thêm yêu thích bộ môn. 
4. Định hướng hình thành năng lực:
+ Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác. 
+ Năng lực lao động, sáng tạo.
+ Năng lực quan sát, tìm tòi
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án điện tử. 
- Máy chiếu, màn hình, lap top. 
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy
- Bảng phụ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc tìm hiểu trước bài mới.
- Chuẩn bị đồ bài học theo hướng dẫn của GV 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra
3. Tiến trình bài học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) 
1. Mục tiêu:
- Làm bộc lộ cái học sinh đã biết, nhận ra cái chưa biết và muốn biết. 
- Tạo mâu thuẫn trong nhận thức của HS, thôi thúc tìm tòi cái mới.
- Tạo hứng thú học bài mới. 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
	- Đàm thoại.
3. Hình thức tổ chức hoạt động
	- Trên lớp
- Hoạt động cá nhân. 
4. Phương tiện dạy học:
	- Máy chiếu, laptop.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: 
? Tại sao hóa đơn điện của gia đình em số tiền phải trả các tháng lại khác nhau
- HS:
+ Tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: 
+ Theo dõi, quan sát học sinh hoạt động. 
- HS:
+ Liên hệ kiến thức đã học, trả lời câu hỏi. 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: 
+ Khuyến khích học sinh trả lời.
- HS:
+ Tích cực trình bày câu trả lời.
+ Trao đổi toàn lớp.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV: 
+ Đánh giá tinh thần thái độ học tập, kết quả trả lời của học sinh.
Đặt lời dẫn để dẫn dắt học sinh sang phần II..
- Mỗi tháng lượng điện năng tiêu thụ không giống nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1. Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng (15 phút) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Mục I: Nhu cầu tiêu thụ điện năng 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: 
- Tại sao trong ngày có khoảng thời gian sử dụng nhiều đồ dùng điện?
HS: 
- Tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. 
- Tích cực suy nghĩ và trả lời để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV: 
+ Bao quát toàn lớp, theo dõi, quan sát học sinh hoạt động. 
+ Hỗ trợ‎ nếu HS gặp khó khăn 
HS:
+ Tích cực suy nghĩ tìm câu trả lời. 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: 
+ Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân để tìm ra câu trả lời
+ Thảo luận nhóm . 
+ Khích lệ học sinh trả lời.
HS:
+ Tích cực, chủ động và hợp tác khi thảo luận nhóm
+ Tích cực xung phong trình bày các câu trả lời. 
+ Trao đổi toàn lớp nhận xét, bổ sung thêm ý kiến. 
Bước 4. Phương án KTĐG
HS: 
- Tự đánh giá kết quả
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau
- Rút kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ.
GV: 
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
+ Đồng thời chính xác hóa kiến thức.
Tích hợp nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm điện
?Vào giờ cao điểm tiêu thụ điện năng, đồ dùng điện của gia em thường hoạt động như thế nào.
?Gia đình em thường dùng những loại bóng đèn nào để chiếu sáng, em thấy loại nào hiệu quả hơn
? Khi có dấu hiệu của giờ cao điểm, em hoặc các thành viên trong gia đình thường xử lí như thế nào.
GV: 
- Chính xác hoá kiến thức đồng thời đặt lời dẫn chuyển hoạt động
1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng
- Khái niệm giờ cao điểm tiêu thụ điện năng. 
2. Đặc điểm của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng. 
- Điện áp giảm, ảnh hưởng xấu tới chế độ làm việc của đồ dùng điện.
Hoạt động 2. Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ điện năng (15 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Mục 2: Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: 
- Tại sao phải giảm tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? Phải thực hiện bằng các biên pháp gì?
- Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu suất cao.
- Để sử sụng hợp lí và tiết kiệm điện năng, em thường áp dụng các biện pháp nào?
- Yêu cầu HS làm các câu hỏi trong mục 3. bằng cách ghi TK với việc làm tiết kiệm điện năng hoặc ghi LP với việc làm lãng phí điện năng.
+ Trình chiếu video minh hoạ
HS: 
- Tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. 
- Tích cực suy nghĩ và trả lời để hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
GV: 
+ Bao quát toàn lớp, theo dõi, quan sát học sinh hoạt động. 
+ Hỗ trợ‎ nếu HS gặp khó khăn 
HS:
+ Tích cực suy nghĩ tìm câu trả lời. 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: 
+ Yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân để tìm ra câu trả lời
+ Thảo luận nhóm . 
+ Khích lệ học sinh trả lời.
HS:
+ Tích cực, chủ động và hợp tác khi thảo luận nhóm
+ Tích cực xung phong trình bày các câu trả lời. 
+ Trao đổi toàn lớp nhận xét, bổ sung thêm ý kiến. 
Bước 4. Phương án KTĐG
HS: 
- Tự đánh giá kết quả
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau
- Rút kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ.
GV: 
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
+ Đồng thời chính xác hóa kiến thức.
Tích hợp nội dung giáo dục ý thức tiết kiệm điện
- Sử dụng hợp lí điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường?
- Gia đình em thường dùng loại bóng đèn nào để chiếu sáng? Em hãy nêu lí do lựa chọn?
- Có nên lắp cảm biến hiện diện để điều khiển đèn ở nơi phòng hội họp, trung tâm thương mại không...
- Tiết kiệm điện có vai trò gì đối với gia đình, cộng đồng và môi trường?
- Đề xuất cách làm của bản thân em để tiết kiệm điện?
GV: 
- Sử dụng tiết kiệm điện là việc làm cần thiết và có ý nghĩa vô cùng lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và môi trường toàn cầu.
- Đồng thời đặt lời dẫn chuyển hoạt động.
II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
1.Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
- Cắt điện bình nóng lạnh, lò sưởi...
- Cắt điện một số đèn không cần thiết.
- Không là quần áo
2. Sử dụng các đồ dùng điện có hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng đèn huỳnh quang thay thế cho đèn sợi đốt
- Sử dụng đèn LED
3. Không sử dụng lãng phí điện năng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG (7 phút) 
1. Mục tiêu:
- Cũng cố kiến thức về giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.
- Vận dụng kiến thức đã học làm một số câu hỏi. 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: 
	- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp. 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi. 
3. Hình thức tổ chức hoạt động
	- Trên lớp
- Hoạt động cá nhân. 
4. Phương tiện dạy học:
	- Máy chiếu, laptop. 
	- Câu hỏi vận dụng kiến thức.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: 
+ Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập (Số câu hỏi đưa ra tùy khả năng vận dụng của HS)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Trong giờ cao điểm thường xảy ra hiện tượng nào sau đây.
Đèn sáng yếu.
Đun nước lâu sôi.
Cơm lâu chín
Tất cả các phương án A,B,C.
- Đáp án: P/a D.
Câu 2 : Trong giờ cao điểm nên cắt bớt những đồ dùng điện có công suất cao.
Đúng
Sai
Tùy nhu cầu sử dụng
Phương án khác
Câu 3: Em có đề xuất một phương án thay thế một loại đèn khác thay thế cho đèn sợi đốt không? Giải thích lí do?
- Đáp án: Sử dụng đèn huỳnh quang vì đèn huỳnh quang tiết kiệm điện, tuổi thọ cao...
- HS:
+ Tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- GV: 
+ Khuyến khích học sinh thảo luận cặp đôi. 
+ Theo dõi, quan sát học sinh hoạt động. Gợi ý thêm. 
- HS:
+ Tích cực suy nghĩ làm vào giấy nháp. 
+ Trao đổi thêm với bạn bên cạnh nếu cần. 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: 
+ Khuyến khích học sinh trả lời các câu hỏi. 
- HS:
+ Tích cực xung phong trình bày phương án trả lời của mình.
+ Trao đổi toàn lớp, nhận xét, bổ sung ý kiến. 
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV: 
+ Nhận xét tinh thần, thái độ học tập, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 
+ Đồng thời chính xác hóa các kiến thức.
+ Nêu thêm thông tin: Ngày nay với kỹ thuật điện tử hiện đại, người ta đã sử dụng các bộ cảm biến hiện diện để điều khiển đóng cắt đèn mà không cần sự tác động của con người. 
- GV dẫn dắt và chuyển hoạt động.
III. Luyện tập, vận dụng
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (3 phút)
1. Tổng kết
+ Nhấn mạnh các nội dung kiến thức chính dưới hình thức GV hướng dẫn HS thực hiện:
- Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng 
- Sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm điện.
2. Hướng dẫn học tập 
+ Tìm hiểu đặc điểm giờ cao điểm tiêu thụ điện năng ở gia đình mình.
+ Thực hành sử dụng điện năng hợp lí và tiết kiệm điện ở 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_thuc_tiet_kiem_dien_cho_hoc_s.doc