SKKN Chuyên đề ngoại khóa về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 truờng trung học cơ sở thái hòa

SKKN Chuyên đề ngoại khóa về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 truờng trung học cơ sở thái hòa

Trong suốt quá trình dạy học của tôi với kinh nghiệm 11 năm liên tục dạy sinh học 8 và thuờng xuyên trò chuyện tâm tình với các em tôi thấy rằng thời lượng chính khóa phân bổ cho phần giáo dục giới tính ( chương Sinh sản) của chương trình sinh học là quá ít và chưa đủ đối với các em vì nó chưa giải đáp được những vấn đề còn thắc mắc, tò mò của các em.

Thực tế, các thống kê trong vòng 15 năm trở lại đây xã hội mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên đang nổi lên các hiện tượng sống thử, phá thai, các “bà mẹ” 14 – 15 tuổi, quan hệ tình dục không an toàn, đồng tính, .Điều này làm dư luận xôn xao rất nhiều. Đặc biệt, trong xã hội Việt Nam, theo ý kiến của một bộ phận người, điều này lại càng bị lên án gay gắt. Cũng có nhiều người cho rằng đó là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự bùng nổ thông tin, hay nói rộng ra là quá trình toàn cầu hóa,.Nhìn chung, dư luận hầu như chỉ nhắm vào sự việc đã rồi của những thanh thiếu niên còn “trẻ người non dạ” do kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế.

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục giới tính rất quan trọng. Bởi giáo dục giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần tạo ra cho xã hội một thế hệ phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý và sinh lý. Xã hội càng phát triển, điều kiện sống càng được nâng cao, tuổi dậy thì của trẻ em càng sớm; học sinh tiếp cận với các phuơng tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như facebook, twitter . Điều này khiến các em giảm bớt tuổi thơ ngây, sớm trở thành người lớn, dẫn đến sự chênh lệch giữa phát triển thể xác với phát triển sự khôn ngoan. Có nghĩa là tinh thần các em chưa đủ khôn ngoan để đối phó với những cám dỗ, cạm bẫy của thể xác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, về giới tính một cách đúng đắn dễ dẫn đến những hành vi “lầm đường lạc lối”, và để lại hậu quả không nhỏ. Tuy nhiên, giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều ban ngành, bộ phận tư vấn, chuyên môn có liên quan. Trong các bộ môn được giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, Sinh học nói chung là một bộ môn tương đối phù hợp để giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh; Sinh học 8 nói riêng, khi các em được tìm hiểu các kiến thức về giải phẫu sinh lý người học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân,.nhưng chương sinh sản với rất nhiều kiến thức chỉ được gói gọn trong 8 tiết học là không đủ. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài: “Chuyên đề ngoại khóa về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 ở trường Trung học cơ sở Thái Hòa”.

 

doc 18 trang thuychi01 8581
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chuyên đề ngoại khóa về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 truờng trung học cơ sở thái hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“CHUYÊN ĐỀ NGOẠI KHÓA VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH KHỐI 8 TRUỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÁI HÒA” 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài: 
 	Trong suốt quá trình dạy học của tôi với kinh nghiệm 11 năm liên tục dạy sinh học 8 và thuờng xuyên trò chuyện tâm tình với các em tôi thấy rằng thời lượng chính khóa phân bổ cho phần giáo dục giới tính ( chương Sinh sản) của chương trình sinh học là quá ít và chưa đủ đối với các em vì nó chưa giải đáp được những vấn đề còn thắc mắc, tò mò của các em. 
Thực tế, các thống kê trong vòng 15 năm trở lại đây xã hội mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên đang nổi lên các hiện tượng sống thử, phá thai, các “bà mẹ” 14 – 15 tuổi, quan hệ tình dục không an toàn, đồng tính, ....Điều này làm dư luận xôn xao rất nhiều. Đặc biệt, trong xã hội Việt Nam, theo ý kiến của một bộ phận người, điều này lại càng bị lên án gay gắt. Cũng có nhiều người cho rằng đó là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự bùng nổ thông tin, hay nói rộng ra là quá trình toàn cầu hóa,....Nhìn chung, dư luận hầu như chỉ nhắm vào sự việc đã rồi của những thanh thiếu niên còn “trẻ người non dạ” do kiến thức giới tính và sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục giới tính rất quan trọng. Bởi giáo dục giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần tạo ra cho xã hội một thế hệ phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý và sinh lý. Xã hội càng phát triển, điều kiện sống càng được nâng cao, tuổi dậy thì của trẻ em càng sớm; học sinh tiếp cận với các phuơng tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như facebook, twitter . Điều này khiến các em giảm bớt tuổi thơ ngây, sớm trở thành người lớn, dẫn đến sự chênh lệch giữa phát triển thể xác với phát triển sự khôn ngoan. Có nghĩa là tinh thần các em chưa đủ khôn ngoan để đối phó với những cám dỗ, cạm bẫy của thể xác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, về giới tính một cách đúng đắn dễ dẫn đến những hành vi “lầm đường lạc lối”, và để lại hậu quả không nhỏ. Tuy nhiên, giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều ban ngành, bộ phận tư vấn, chuyên môn có liên quan. Trong các bộ môn được giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, Sinh học nói chung là một bộ môn tương đối phù hợp để giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh; Sinh học 8 nói riêng, khi các em được tìm hiểu các kiến thức về giải phẫu sinh lý người học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân,....nhưng chương sinh sản với rất nhiều kiến thức chỉ được gói gọn trong 8 tiết học là không đủ. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài: “Chuyên đề ngoại khóa về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh khối 8 ở trường Trung học cơ sở Thái Hòa”. 
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trang bị kiến thức và kĩ năng sống cho học sinh trường Trung học cơ sở Thái Hòa về vấn đề giới tính cũng như các vấn đề có liên quan đến giới tính một cách chính xác, khoa học và có hệ thống.
 - Học sinh hiểu được các khái niệm: tuổi dậy thì, hiện tượng xuất tinh, hiện tượng kinh nguyệt, thụ tinh và thụ thai, tuổi vị thành niên.
 - Học sinh biết cách giữ vệ sinh bản thân ở tuổi dậy thì nam và nữ.
 - Học sinh biết cách giữ mối quan hệ bạn bè trong sáng, đề cao giá trị cao đẹp của tình bạn, tình yêu đồng thời giáo dục khía cạnh đạo đức về giới tính và phẩm chất đặc trưng cho giới tính.
 - Cung cấp cho học sinh một số tri thức về quan hệ tình dục an toàn và hậu quả của có thai ở tuổi vị thành niên, một số bệnh lây qua đường tình dục và hậu quả của nó. Từ đó các em có kiến thức để bảo vệ bản thân trong giai đoạn tuổi vị thành niên.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Tâm lí phát triển của học sinh nam, nữ khối 8 truờng THCS Thái Hòa năm học 2015 - 2016.
- Quá trình học hỏi, tiếp nhận kiến thức và vận dụng kiến thức giáo dục giới tính vào thực tiễn cuộc sống của học sinh khối 8 truờng THCS Thái Hòa năm học 2015 - 2016.
1.4 .Phương pháp nghiên cứu: 
 - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết qua tài liệu.
 - Phương pháp thực nghiệm ( các tiết dạy trên lớp, trò chuyện tư vấn cho các em, điều tra, quan sát và phân tích các sự việc xảy ra xung quanh, giờ dạy trên lớp, phiếu điều tra.)
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến:
 Khái niệm giáo dục giới tính: Giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người. Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.
Trên thế giới, giáo dục giới tính đã trở thành một môn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ trông với các tên gọi khác nhau: thí dụ ở Thái Lan gọi là Giáo dục đời sống gia đình, Thuỵ Điển gọi là Vệ sinh tình dục, ở Nam Tư (cũ) gọi là Giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa nam và nữ. Tại Malaysia, Bộ giáo dục cũng đã đưa vấn đề này vào trường học từ năm 1967, 1968. Và hiện nay họ đã có cả một bề dày về việc đào tạo cán bộ, các giáo viên chuyên sâu để giảng dạy về vấn đề này. Sách giáo khoa cũng được biên soạn theo từng cấp với những hình vẽ minh họa rất phù hợp và rất đẹp, tạo điều kiện không chỉ cho giáo viên giảng dạy trong trường mà có thể cung cấp đến cả phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa nhà trường và gia đình. Chương trình giáo dục giới tính giúp cho học sinh ở tuổi vị thành niên giải đáp được những thắc mắc trong sự phát triển cơ thể của chính mình, chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để vững chắc vào đời, biết tôn trọng, có trách nhiệm trong quan hệ với bạn khác giới và biết tự bảo vệ sức khoẻ sinh sản. 
Là một xã hội bảo thủ tỷ lệ giáo dục giới tính trong trường học tại Việt Nam rất thấp (chỉ có khoảng 0.3% trường Trung học phổ thông có đưa giáo dục giới tính vào giảng dạy cho học sinh còn bậc THCS không có. ( Một số số liệu đáng lưu ý: Theo Vnexpress, 2011, thì “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.”. Nếu so với khoảng 46 triệu ca nạo phá thai trên tòan thế giới thì chúng ta chiếm 3%. Đầu những năm 2000 số trẻ vị thành niên đến khoa nạo phá thai ở Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5%, thì từ năm 2006-2007 đến nay con số này đã tăng lên 10%. Mỗi năm ở Bệnh viện Từ Dũ có xấp xỉ 30.000 ca nạo phá thai, trong số đó số trẻ vị thành niên chiếm khoảng gần 3.000 ca. Các em ở lứa tuổi từ 17 và nhỏ nhất chỉ mới qua tuổi 11. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự lây lan các bệnh qua đường tình dục và đặc biệt là HIV/AIDS nhanh chóng đến mức báo động. Riêng trong các trường hợp nhiễm HIV thì 50% là ở lứa tuổi thanh niên, 14% ở lứa tuổi dưới 15 tuổi, và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Từ Dũ là 50% ca người Thành phố Hồ Chí Minh và 50% số ca từ các tỉnh khác. (Số liệu từ Tạp chí y học, 11/2007) 
 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Giáo dục giới tính của Việt Nam còn mang nặng tính hình thức và áp đặt cách nhìn già cỗi nên chưa hiệu quả. Nhà trường, chính quyền, gia đình vẫn chưa cung cấp cho các em những thông tin cần thiết để chúng có thể có những quyết định, hành vi đúng đắn làm ảnh hưởng đến tương lai và sức khỏe sinh sản của chính mình.
- Thật vậy, từ thời tiểu học chúng ta chỉ học vệ sinh thân thể, cấp 2 chúng ta học môn sinh lớp 8 về cơ quan sinh sản và các chương trình có liên quan đến tuổi dậy thì, cấp 3 thì hầu như không có giáo dục về giới tính.
- Mặc dù hiện nay, giáo dục giới tính đã được đưa vào một số chuơng trình lồng ghép hoặc tích hợp với các môn học khác như sinh học, giáo dục công dân., nhưng việc thực hiện nó vẫn còn nhiều bất cập. 
- Tại các trường học, thời gian sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm quá ít, giáo viên có rất ít kiến thức về vấn đề này, nhà trường cũng chưa có lịch phân bố tiết giảng dạy cụ thể và phương pháp dạy phù hợp. Giáo viên cũng chưa tạo được sự tin cậy để học sinh tâm sự giải bày thắc mắc.
- Trong giờ học có lồng ghép hoặc tích hợp giáo dục giới tính, có giáo viên để trò nam và nữ học chung làm cho các em “học xong không còn dám nhìn vào mặt nhau”, thầy dạy cho nữ sinh, cô giáo dạy cho nam sinh làm cho cả thầy lẫn trò đều xấu hổ ngại ngùng. Có giáo vên giảng dạy bằng cách cho học sinh “ về nhà đọc sách”.
- Các diễn đàn, hội thảo, các báo chỉ đưa ra hiện trạng “ giáo dục giới tính” chỉ là cưỡi ngựa xem hoa mang tính chất hình thức làm cho có, hội thảo xong để đó mà chưa có chính sách phù hợp.
 Thực trạng giáo dục giới tính từ phía gia đình. 
Ở gia đình khi các em đạt câu hỏi liên quan tới giới tính thì 90% phụ huynh tìm cách né tránh, trả lời qua loa thậm chí còn bị quát nạt hoặc trốn tránh câu trả lời rằng “lớn lên khắc biết” do phụ huynh chưa đủ khả năng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giới tính cũng như khả năng giải thích một cách khoa học và chính xác về giới tính
Phần lớn các bậc phụ huynh đều lo ngại rằng, nếu cung cấp cho trẻ những thông tin và giúp chúng phòng ngừa có thai và các bệnh lây qua đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và bừa bãi. 
 	Tôi không muốn học sinh của mình góp phần vào thực trạng đang đuợc báo động này nên bản thân tôi thấy mình phải có trách nhiệm trang bị những thông tin, kiến thức nào để phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của học sinh lớp 8.
Với mong muốn giúp các em được tìm hiểu về giới tính như  một môn học tự chọn trong nhà trường; với hi vọng giúp các em phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ, tránh những xu hướng lệch lạc; với mong muốn được chia sẻ, giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình; cùng nhau đưa ra phương pháp giáo dục tốt nhất phù hợp với thực trạng hiện tại tôi đã dùng phiếu điều tra với nội dung như sau:
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Về những vấn đề liên quan đến giới tính lứa tuổi THCS)
KHỐI 8: 81 PHIẾU 
Yêu cầu học sinh điền lựa chọn vào ô trống. Kết quả thu đuợc như sau:
Câu 1: Bạn là:     Nam  □ 40 - 48.8%                Nữ    □ 41-51.2%   
Câu 2: Bạn sinh năm bao nhiêu? 2002..
Câu 3: Bạn đã dậy thì chưa (xuất hiện kinh nguyệt/mộng tinh)
Chưa □ 14- 17.3%                           Rồi   □ 67- 82.7%
Câu 4: Bạn đã dành tình cảm đặc biệt nào đó cho một người bạn khác giới chưa?
Chưa □ 41- 50.6%                Rồi   □ 40-9.4%
Nếu “Chưa” thì bạn bỏ qua, không phải trả lời câu  5, 6, 7, 8, 9, 10.
Câu 5: Tình cảm đặc biệt đó bạn gọi tên là gì?
Cảm nắng □ 5-12.5%          Thích□ 17- 42.5%        Yêu□ 10- 25%
Thần tượng□ 8-20%                  Khác: Quý, yêu chơi
Câu 6: Lý do bạn dành tình cảm cho người đó là gì?
Không biết; hài hước; học giỏi;  xinh; đẹp trai, không cần lí do; cùng tính cách, làm mình vui, yêu đời; cá tính; biết sự quan trọng của việc học, mùi đặc biệt
Câu 7: Tình cảm đó là: Đơn phương □ 29-63.5%      Song phương □ 11-27.5%
Câu 8: Bạn nghĩ, những ai đã biết về tình cảm này của hai bạn?
Chỉ hai người trong cuộc biết□ 8-20%                Có những ngưòi khác biết□ 21-52.5%      
Câu 9: Những biểu hiện tình cảm mà 2 bạn dành cho nhau là:
Ánh mắt tình tứ □ 11-27.5 %  Nắm tay □ 11-27.5%         Ôm □  7- 17.5%  Hôn □ 4-10%           Khác: cười; nói chuyện; chia sẻ nỗi buồn; làm bài tập cùng nhau; trêu, đánh nhau; bẹo má, tát yêu; quan tâm sức khỏe, học hành
Câu 10: Theo bạn, mối quan hệ này có phù hợp với lứa tuổi của bạn không?
Có □      11-27.5%    Không□ 18-45%   Khác: không ảnh hưởng đến học tập thì không sao; bình thường; có nhưng không vượt quá giới hạn; em không biết xác định
Câu 11: Theo bạn, giới trẻ hiện nay đang có những trào lưu nào?
Nắm tay□ 39-48.2%           Ôm□      33-40.7%                   Hôn□ 42- 51.8%
Khác: selfie; hẹn hò; thơm má
Câu 12: Bạn có quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến giới tính không?
Không □ 14-17.3%        Đôi chút □ 53-65.4%    Rất quan tâm □ 14-17.3%
Câu 13: Bạn đã tìm hiểu về giới tính của mình chưa?
Chưa □11-13.6%     Tìm hiểu đôi chút □41-50.6%      Tìm hiểu khá kĩ □29-35.8%
Câu 14: Khi gặp phải vấn đề liên quan đến giới tính, bạn có mạnh dạn hỏi/ chia sẻ với người khác không?
Không chia sẻ với ai, tự tìm hiểu □ 17-21%    Chia sẻ với bạn bè □ 33-40.7%        
Chia sẻ với người lớn: Anh chị □ 35-16.6%       Bố mẹ □ 22-27.2%     
Thầy cô □ 6-7.4%         Khác: google; chưa gặp bao giờ
Câu 15: Bạn thường quan tâm tới khía cạnh nào về vấn đề giới tính của bản thân mình?
Vòng 1□ 8-9.9%       Vòng 2□ 10-12,4%       Vòng 3□ 6-7.4%      
Chiều cao □ 54-66.7%    Kinh nguyệt/mộng tinh □ 11-13.6%
Cấu tạo cơ quan sinh sản □ 14-17.3%        Bệnh tình dục □ 4-4.9%
Khác: da; sức khỏe; giọng; cân nặng; IQ; cách cư xử 
Câu 16: Bạn đã tìm hiểu về giới tính của bạn khác giới chưa?
Chưa □ 41-50.6%    Thỉnh thoảng □ 27-33.3%             Khá kĩ □ 13-16.1%
Câu 17: Bạn đã xem phim hoặc đọc những loại sách/báo nào có liên quan đến giới tính?
Hoa học trò-lớp học giới tính; SGK Sinh học 8; 50 sắc thái; hentai; sách tâm lí dậy thì; những điều con trai/con gái cần biết; tuổi dậy thì; cẩm nang con gái; cơ thể mình thật lạ; JAV
Câu 18: Bạn thường tìm hiểu những vấn đề liên quan tới giới tính từ những nguồn thông tin nào?
Bạn bè □ 26-32.1%       Bố mẹ □ 14-17.3%        Thầy cô □ 28-34.6%   
Anh/chị □ 13-16.1%     Sách/báo □ 44-54.5%         Internet □ 46-56.8%         
Khác: ti vi
Câu 19: Bạn có nghĩ rằng nguồn thông tin đó đáng tin cậy không?
Sách được xuất bản: Có □ 51-75.3%     Không □ 17-8.1%
Mạng internet:  Có □ 41-50.6%             Không □ 24-29.6%
Bạn bè:            Có □ 31-38.3%                Không □ 24-29.6%
Thầy cô:           Có □ 45-44.4%             Không □ 13-16.0%
Bố mẹ:             Có □ 41-50.6%              Không □ 10-12.4%
Anh/chị:           Có □ 35-43.2%                Không □ 19-23.5%
Câu 20: Nếu có thể, bạn muốn tìm hiểu từ nguồn thông tin nào nhất?
Bố mẹ; anh chị; bạn bè; thầy cô; chuyên gia tư vấn; sách/báo; bác sĩ; internet.
Câu 21: Bạn có muốn được tìm hiểu về giới tính như  một môn học tự chọn trong nhà trường không?
Có □          61-75.3%                    Không □ 20-24.7%
Từ kết quả điều tra tôi nhận thấy rằng mức độ quan tâm đến vấn đề giới tính quá thấp, kiến thức về giới tính của học sinh trường THCS Thái Hòa cũng nằm trong thực trạng chung rất báo động nên tôi đã xin phép nhà trường được tổ chức hoạt động ngoại khóa để giáo dục giới tính cho học sinh.
2.3 Các giải pháp thực hiện đề tài
Thuận lợi :
 	Nhà trường là nơi thuận lợi để tiến hành giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các môn học, các hoạt động chung. Ở đây, ngoài thầy cô giáo, còn có các tổ chức khác như Hội Phụ huynh học sinh, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, cùng phối hợp giáo dục học sinh. 
Ngoài ra, hiện nay các thông tin về bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản đã được phổ biến hơn, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, cập nhật: sách báo, tờ rơi, tranh ảnh, phim truyện, internet,.
 	Vài năm trở lại đây, các chương trình giáo dục giới tính đã được dành cho học sinh Trung học cơ sở đã được các đơn vị tài trợ tổ chức nhiều hơn ở các thành phố. Các chương trình cũng cung cấp cho học sinh sổ tay và mẫu sản phẩm băng vệ sinh, học sinh nữ được biết thêm về các mối quan hệ tình cảm cũng như các thay đổi trên cơ thể tuổi dậy thì và hiện tượng kinh nguyệt.
 Khó khăn 
Giáo dục sức khỏe, đặc biệt là giáo dục giới tính hiện nay được đề cập khá nhiều, ồ ạt dẫn đến không kiểm soát đuợc trên mọi phương tiện thông tin nhất là internet. Việc chọn lọc luồng thông tin tích cực không phải dễ dàng đối với đối tượng thanh thiếu niên. 
Theo suy nghĩ của người phương Đông, vấn đề giới tính còn khá nhạy cảm, đòi hỏi phải cẩn trọng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này
 a. Biện pháp thực hiện: 
Giáo dục giới tính cho học sinh trường trung học cơ sở có thể thực hiện bằng nhiều hình thức với nhiều chủ đề nhưng tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá với chủ đề : “ Tình bạn, tình yêu, các biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn” với mong muốn:
- Cung cấp cho học sinh kiến thức một cách hệ thống, đầy đủ và chính xác về giáo dục giới tính: 
 + Kiến thức về giải phẫu sinh lý người, cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh dục nam, nữ.
 + Các giai đoạn phát triển về thể chất của con người, đặc biệt là “tuổi dậy thì”. 
 + Khả năng sinh sản và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
- Kiến thức và hành vi về các mối quan hệ xã hội: 
 + Quan hệ gia đình.
 + Quan hệ xã hội. 
 + Tình yêu nam nữ, hôn nhân, gia đình.
- Kĩ năng xác định các giá trị xã hội: lý tưởng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, phát triển nâng cao chất lượng nòi giống, dân tộc,. 
- Hành vi văn hoá tình dục, sức khoẻ tình dục, tránh nạo phá thai. 
- Phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/ AIDS. - Thái độ của xã hội về giới tính, tình dục. .. 
Các em còn có thể được giải thích tại sao chỉ nên có tình bạn trong sáng ở tuổi đi học, tác hại của việc thiếu hiếu biết trong quan hệ bạn bè khác giới, tác hại của việc nạo phá thai.
 Tại sao Pháp luật lại quy định nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi mới được kết hôn, tảo hôn thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? 
Giáo dục giới tính giúp các em giải đáp những thắc mắc tuổi dậy thì, đồng thời biết cách bảo vệ sức khoẻ sinh sản, sinh hoạt lành mạnh. Vì để các em tự tìm hiểu, chúng ta đâu biết nguồn thông tin đó có phù hợp với các em hay không, hay lại đầu độc tâm hồn các em, khiến các em có suy nghĩ và hành vi giới tính lệch lạc, thì hậu quả khó lường. Khi có sự hiểu biết về giới tính một cách đúng đắn, các em hầu như không còn e ngại khi trao đổi, tâm sự với thầy cô, bạn bè để cùng giải đáp những thắc mắc của tuổi dậy thì, chỉ còn một số em do nhiều nguyên nhân vẫn chưa mạnh dạn khi đề cập đến vấn đề này. Điều này cũng khiến các em có hứng thú hơn khi học môn Sinh học 8, thích thú khi được tìm hiểu, khám phá về sinh lý cơ thể người.
 b.Tổ chức thực hiện:
Chuẩn bị:
- Xác định mục tiêu và nội dung giáo dục giới tính theo từng chủ đề (vừa khoa học vừa hấp dẫn phù hợp với các em học sinh lứa tuổi dậy thì).
- Xây dựng giáo án, sọan giáo án PowerPoint có những số liệu và hình ảnh, đọan phim sinh động. 
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu trước chủ đề “Tình bạn, tình yêu, các biện pháp tránh mang thai ngoài ý muốn” bằng hệ thống câu hỏi giáo viên chuẩn bị trước.
Tổ chức thực hiện với thời lượng 120 phút :
Phần 1:(30 phút).
Tổ chức hội thảo: Cung cấp kiến thức, thông tin về giới tính, đặc điểm giới tính của nam, nữ tuổi vị thành niên..
- Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được.
- Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng, còn phụ nữ tạo ra trứng. Khi giao hợp xảy ra, tinh trùng có thể kết hợp với trứng để hình thành một cá thể sống mới. Xuất tinh: 
 Xuất tinh là hiện tượng tinh dịch (tinh trùng và dịch nhờn) từ trong hệ sinh dục nam giới phóng ra ngoài. Bạn trai lớn lên đến một lúc nào đó có khả năng này. Có nhiều bạn trai xuất tinh không có kích thích lúc ngủ gọi là mộng tinh. Là hiện tượng bình thường ở nam giới, đánh dấu tuổi dậy thì chính thức ở nam. 
- Hiện tượng kinh nguyệt: 
Ở người và một số động vật có hiện tượng kinh nguyệt. Vậy hiện tượng kinh nguyệt ở người xảy ra như thế nào? 
Trứng rụng là do sự tác động của kích thích tố của tuyến yên tiết ra. Khi trứng rụng bao noãn biến thành thể vàng, tiết ra một loại kích thích tố kiềm hãm sự hoạt động của tuyến yên đối với sự chín trứng. Cùng với sự giảm kích thích tố của thể vàng, lớp niêm mạc xốp rộp lên và cuối cùng bong ra gây hiện tượng đứt các mạch máu nhỏ làm chảy máu (hành kinh) trong 3 – 4 ngày. Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ (hàng tháng) 28 – 32 ngày. Đây là dấu hiệu chứng tỏ trứng không được th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chuyen_de_ngoai_khoa_ve_van_de_giao_duc_gioi_tinh_cho_h.doc