SKKN Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trường thcs Trí Nang

SKKN Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trường thcs Trí Nang

 Có thể nói rằng việc duy trì học sinh tham gia học tập là một trong những vấn đề giáo viên đứng lớp phải quan tâm nhất. Mặc dù công việc của giáo viên trên lớp không phải là mua vui cho học sinh, song nhiệm vụ của mọi giáo viên đứng lớp là lôi kéo học sinh tham gia. Trong bối cảnh hiện nay, điều này ngày càng khó bởi sự có mặt của truyền thông và các trò chơi điện tử. Những thứ đó có sự cám dỗ rất lớn đối với lứa tuổi học sinh THCS, trong đó có học sinh trường THCS Trí Nang.

 Nhiều người sẽ đặt câu hỏi hoài nghi, một xã khó khăn như Trí Nang thì học sinh lấy đâu ra điện thoại thông minh để dùng. Thực tế đúng là xã Trí Nang còn nghèo, nhưng việc sở hữu những chiếc điện thoại “xịn” lại không hề khó khăn đối với các em, bằng chứng là trong nửa đầu học kì 1 năm học 2016-2017, rất nhiều thầy, cô giáo đã tịch thu, khi các em sử dụng trong các giờ học. Có lẽ những thiết bị điện tử đó không quá đắt nên nhiều học sinh dễ dàng sở hữu chúng ,cùng với sự quản lí lỏng lẻo của gia đình nên nhiều học sinh có thể dành thời gian cả ngày để chơi các trò chơi trên mạng đến quên ăn, quên ngủ và hậu quả là đến lớp với tinh thần bơ phờ mệt mỏi, không còn màng đến những bài học trên lớp. Để chấn chỉnh tình hình trên, ban giám hiệu nhà trường đã có cuộc họp khẩn đối với giáo viên và phụ huynh để đưa ra những biện pháp cứng rắn, vì thế đã ngăn chặn được tình trạng đem điện thoại đến lớp. Tuy vậy trong các giờ học vẫn còn rất nhiều học sinh chưa chú ý, thường nói chuyện riêng, làm việc riêng hoặc tinh thần uể oải.

Vậy làm thế nào để mỗi giờ học, học sinh thấy được sự thú vị, hấp dẫn và hào hứng tham gia. Đây là những trăn trở không chỉ riêng cá nhân tôi mà cả những đồng nghiệp trong trường, bởi đó dường như là tình hình chung chứ không riêng gì môn học nào. Chính những trăn trở đó đã thôi thúc tôi tìm cách thu hút sự chú ý của học sinh, để các em cùng tham gia một cách hiệu quả trong mỗi giờ học. Và sau gần một năm học, tôi đã có thêm kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh trong từng bài giảng, xin chia sẽ tới đồng nghiệp: “Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trường THCS Trí Nang”

 

doc 24 trang thuychi01 7501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trường thcs Trí Nang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN ĐỂ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM THU HÚT HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS TRÍ NANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lí do chọn đề tài:
 Có thể nói rằng việc duy trì học sinh tham gia học tập là một trong những vấn đề giáo viên đứng lớp phải quan tâm nhất. Mặc dù công việc của giáo viên trên lớp không phải là mua vui cho học sinh, song nhiệm vụ của mọi giáo viên đứng lớp là lôi kéo học sinh tham gia. Trong bối cảnh hiện nay, điều này ngày càng khó bởi sự có mặt của truyền thông và các trò chơi điện tử. Những thứ đó có sự cám dỗ rất lớn đối với lứa tuổi học sinh THCS, trong đó có học sinh trường THCS Trí Nang.
 Nhiều người sẽ đặt câu hỏi hoài nghi, một xã khó khăn như Trí Nang thì học sinh lấy đâu ra điện thoại thông minh để dùng. Thực tế đúng là xã Trí Nang còn nghèo, nhưng việc sở hữu những chiếc điện thoại “xịn” lại không hề khó khăn đối với các em, bằng chứng là trong nửa đầu học kì 1 năm học 2016-2017, rất nhiều thầy, cô giáo đã tịch thu, khi các em sử dụng trong các giờ học. Có lẽ những thiết bị điện tử đó không quá đắt nên nhiều học sinh dễ dàng sở hữu chúng ,cùng với sự quản lí lỏng lẻo của gia đình nên nhiều học sinh có thể dành thời gian cả ngày để chơi các trò chơi trên mạng đến quên ăn, quên ngủ và hậu quả là đến lớp với tinh thần bơ phờ mệt mỏi, không còn màng đến những bài học trên lớp. Để chấn chỉnh tình hình trên, ban giám hiệu nhà trường đã có cuộc họp khẩn đối với giáo viên và phụ huynh để đưa ra những biện pháp cứng rắn, vì thế đã ngăn chặn được tình trạng đem điện thoại đến lớp. Tuy vậy trong các giờ học vẫn còn rất nhiều học sinh chưa chú ý, thường nói chuyện riêng, làm việc riêng hoặc tinh thần uể oải. 
Vậy làm thế nào để mỗi giờ học, học sinh thấy được sự thú vị, hấp dẫn và hào hứng tham gia. Đây là những trăn trở không chỉ riêng cá nhân tôi mà cả những đồng nghiệp trong trường, bởi đó dường như là tình hình chung chứ không riêng gì môn học nào. Chính những trăn trở đó đã thôi thúc tôi tìm cách thu hút sự chú ý của học sinh, để các em cùng tham gia một cách hiệu quả trong mỗi giờ học. Và sau gần một năm học, tôi đã có thêm kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh trong từng bài giảng, xin chia sẽ tới đồng nghiệp: “Một số kinh nghiệm thu hút học sinh trong dạy học môn Địa lí ở trường THCS Trí Nang”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra nguyên nhân khiến học sinh thờ ơ với môn học, từ đó có những giải pháp thu hút sự chú ý và tham gia tích cực của học sinh đối với môn học
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Cách thức thu hút sự chú ý và hợp tác của học sinh trong từng tiết học môn Địa lí ở trường THCS Trí Nang 
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 6,7,8,9 của Trường THCS Trí Nang
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Qua dự giờ thao giảng ở tổ chuyên môn trong nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, tổng kết kinh nghiệm.
B. PHẦN NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận và thực tễn
1. Cơ sở lí luận 
 Theo từ điển tiếng Việt: “Thu hút chính là khả năng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ để người khác quan tâm dồn sự chú ý vào.” Trong dạy học việc tạo sự thu hút đối với học sinh cũng chính là tạo được hứng thú cho học sinh đối với môn học.
 Khi có hứng thú với một hoạt động nào đó, con người sẽ có cảm giác dễ chịu và nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng tạo hơn vào hành động đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng không đem lại kết quả. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ, kết quả hoạt động sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực
 Trong bộ sách đổi mới phương pháp dạy học ở tập sách “Đa trí tuệ trong lớp học” của tác giả Thomas Armstrong (dịch giả: Lê Quang Long ) có viết: “Mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến là mang đến cho học sinh niềm say mê học tập, khát khao được vươn tới những chân trời mới của tri thức với một niềm tin mãnh liệt rằng mình có thể thực hiện được khát vọng đó. Nói cách khác, giáo dục phải đặt trọng tâm vào việc khơi dậy sự say mê học tập, kích thích sự tò mò và sáng tạo của học sinh để các em có khả năng kiến tạo kiến thức từ những gì nhà trường mang đến cho họ, để họ thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích. Sự hiện diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết định nhất là vai trò của người thầy. Không có học trò sáng tạo nếu không có những người thầy sáng tạo. Người thầy sáng tạo là người biết chia sẻ những vui buồn trong quá trình cùng kiến tạo tri thức, biết hướng dẫn người học phát hiện vấn đề, đặt ra các giả thuyết và so sánh để đánh giá các giả thuyết đó, từ đó chọn ra một giả thuyết thích hợp, sử dụng những kiến thức và hiểu biết tổng hợp từ nhiều môn học để đưa ra một giải pháp mới cho vấn đề đã biết và cuối cùng biết kiểm nghiệm, đánh giá giải pháp đó”. Như vậy những sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy học là hết sức quan trọng và cần thiết, vì có sáng tạo mới có thể tìm ra những giải pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh. 
 Không có một công thức chung nào cho hoạt động dạy học hiệu quả. Bởi với mỗi bài dạy, mỗi đối tượng học sinh, cần có cách truyền tải khác nhau. Giáo viên cần kết hợp linh hoạt sáng tạo giữa hàng loạt phương pháp dạy học để đáp ứng được mong muốn của học sinh tại mỗi thời điểm của quá trình dạy học.
 2. Cơ sở thực tiễn :
 Qua 11 năm công tác tại trường THCS Trí Nang, tôi nhận thấy có khá nhiều học sinh có tố chất, các em có thể đạt được những kết quả học tập cao hơn. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, những tố chất đó đã không được phát huy, để rồi các em cũng chỉ học hết lớp 9, hoặc hết cấp 3 mà không thể tiến xa hơn trên con đường học vấn, tôi thấy tiếc cho các em, cho gia đình, cho xã hội và cho cả công sức của những người thầy đã dạy dỗ các em.
 Những tháng đầu năm học 2016-2017, có một thực tế đáng buồn, học sinh trong trường rất lười học. Các em không coi trọng việc học, tuy các em có đi học đều đặn, đầy đủ nhưng thái độ học tập trên lớp lại khá thờ ơ và không muốn tương tác cùng giáo viên. Không học bài cũ, không chép bài, không giơ tay phát biểu ý kiến, trong giờ học thái độ lơ đãng, nói chuyện riêng....là tình trạng phổ biến, làm đau đầu các thầy cô giáo. 
 Để điều tra sự hứng thú đối với việc học môn Địa lí, đầu năm học 2016-2017 tôi đã đưa ra câu hỏi cho học sinh của 4 lớp (tổng số lớp của toàn trường là 4), kết quả như sau:
Lớp
Số học sinh
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
6
25
5/25
8/25
7/25
5/25
7
25
5/25
6/25
8/25
6/25
8
23
4/23
7/23
8/23
4/23
9
27
4/27
8/27
10/27
5/27
Tổng số
100
18
29
33
20
Tỉ lệ
100%
18%
25%
33%
20%
Tinh thần học tập trên lớp, trong thời gian đầu năm học cũng không khả quan hơn
Lớp
Số học sinh
Phát biểu nhiều
Có phát biểu nhưng không nhiều
Không phát biểu
6
25
4/25
8/25
13/25
7
25
3/25
6/25
16/25
8
23
4/23
8/23
11/23
9
27
3/27
5/27
19/27
Tổng số
100
14
27
59
Tỉ lệ
100%
14%
27%
59%
 Là một giáo viên giảng dạy tất cả các lớp trong trường, đồng thời cũng là giáo viên chủ nhiệm, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy có một số nguyên nhân khiến các em không coi trọng các giờ học trên lớp cũng như việc học ở nhà.
 - Thư nhất: Cha mẹ các em bị cuốn theo gánh nặng cơm áo gạo tiền, thường để con cái ở nhà với ông bà,( thậm chí một mình ) đi làm ăn xa. Khi không có cha mẹ bên cạnh bảo ban nhắc nhở, các em thường có xu hướng chỉ làm những gì mình thích và bỏ mặc những gì mình không thích và dĩ nhiên chơi thì các em thích và học thì không
 - Thứ hai: Khi cha mẹ đi làm ăn xa, để tiện liên lạc với con cái, họ đã mua điện thoại cho con dùng và đó đều là những điện thoại thông minh, có nhiều chức năng khác ngoài chức năng liên lạc đơn thuần. Vậy là các em tha hồ chơi game, lướt facebook, zalo... trên điện thoại mà không ai quản lý, vì thế những gì các em du nhập được từ internet thật sự hại nhiều hơn lợi.
- Thư ba: Nhiều gia đình tan vỡ khi vợ hoặc chồng đi làm ăn xa, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí các em - Thứ tư: Một số học sinh, bị những bạn đã bỏ học rủ rê, lôi kéo, không muốn học mà chỉ muốn đi làm thuê để có tiền tiêu. Có em học sinh đã nói với tôi: “Học không có tiền cô ạ. Một ngày đi chặt mía thuê cũng được 50.000 đồng”
- Thứ năm: Nhiều học sinh, học yếu mất kiến thức căn bản, nên chán nản và sợ học
- Thứ sáu: Một nguyên nhân quan trọng chính là từ phía giáo viên. Bởi khi tìm hiểu, tôi được học sinh phản ánh lại rằng một số giờ học giáo viên dạy quá tẻ nhạt, khó hiểu và chưa biết được mong muốn của học sinh.
 Như vậy đối với nguyên nhân thuộc bên ngoài phạm vi nhà trường, thì giáo viên không thể tháo gỡ được (những khó khăn về kinh tế của gia đình học sinh), nhưng giáo viên có thể giúp các em về mặt tinh thần, bằng việc chuyện trò để hiểu và cảm thông, chia sẽ, nhất là giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Nhưng như thế là chưa đủ, bởi nhiệm vụ quan trọng của người thầy ngoài dạy “lễ” thì phải dạy “văn”. Muốn dạy “văn” tốt người thầy phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, biết cách truyền thụ để học sinh bị thu hút và tạo ra sự hứng khởi cho các em trong mỗi giờ học. Có như vậy giáo viên mới tạo được uy tín đối với học sinh và những lời khuyên của giáo viên lúc này sẽ được học sinh coi trọng hơn.
 Để thay đổi thái độ học tập của học sinh, bản thân tôi đã phải nhìn nhận lại cách giảng dạy của mình và nhận thấy cần thay đổi. Kết quả của sự thay đổi đó rất tốt , mỗi giờ học Địa lí giờ đây được phần lớn học sinh đón nhận một cách tích cực, chủ động, giờ học thực sự mang lại hứng khởi cho cả cô và trò. Đó có thể xem như thành quả của một quá trình tìm tòi, đổi mới.
II. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
 Tạm gác lại những khó khăn về cơ sở vật chất của nhà trường nói riêng và của giáo dục vùng cao nói chung. Ở đây xin nhấn mạnh đến vai trò của người thầy. Muốn học sinh ham thích môn học trước hết giáo viên phải chuẩn bị một giáo án tốt, sử dụng tối đa những phương tiện cần và có, nội dung phải đảm bảo, môn học phải đủ tất cả các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu.). Sử dụng linh hoạt các phương pháp ,truyền đạt kiến thức cô đọng, xúc tích, dễ hiểu . Đối với đề tài này tôi chỉ đi sâu vào cách mà bản thân đã áp dụng để thu hút học sinh tham gia tích cực vào mỗi giờ học, muốn có được điều đó giáo viên phải tạo được hứng thú trong từng khâu lên lớp
 1. Mở bài.
 Phần mở bài tuy đơn giản nhưng nó cũng rất quan trọng. Mở bài hấp dẫn sẽ khơi gợi sự tò mò, ham học hỏi của học sinh. Muốn vậy, mỗi bài học giáo viên nên thiết kế cách vào bài khác nhau để tránh sự nhàm chán
1.1. Mở bài bằng cách cho học sinh xem video 
 Khi bài học được mở đầu bằng một video (3-5 phút) có những hình ảnh vô cùng sống động, kèm theo lời thuyết minh dễ hiểu, chắc chắn học sinh sẽ bị lôi cuốn ngay lập tức. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS, lại là học sinh vùng núi, nhiều khó khăn, thì những video như thế càng có sức hút đối với các em.Thực tế trong năm học qua, những bài học mở đầu như thế học sinh đều chăm chú theo dõi đôi lúc các em còn bàn luận với bạn bên cạnh về những gì đang được xem 
Ví dụ: Khi dạy bài 47: “ Châu Nam Cực-Châu lục lạnh nhất thế giới” ( Địa lí 7)
Trước khi vào bài, học sinh sẽ được xem một đoạn video ( lấy từ Internet) “khám phá châu Nam Cực” dài hơn 3 phút, không có lời thoại, trong đoạn video đó sẽ có hình ảnh toàn bộ bề mặt lục địa Nam Cực, hình ảnh về những trận bão tuyết, những núi băng khổng lồ, những chú chim cánh cụt, cá voi xanh. Sau khi học sinh xem xong, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho các em “ Những hình ảnh vừa rồi đã đưa chúng ta đến vùng đất nào trên thế giới vậy các em”. Sẽ có hàng chục cánh tay học sinh giơ lên mong muốn được đưa ra câu trả lời, từ đó giáo viên dẫn dắt để vào bài “ Những gì các em vừa xem, đã hé lộ phần nào những khắc nghiệt về điều kiện tự nhiên của vùng đất cực nam Trái Đất, vậy thực tế thiên nhiên châu Nam Cực như thế nào , bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá”
1.2.Mở bài bằng cách đặt câu hỏi từ chính nội dung bài học
 Dựa vào nội dung bài học, giáo viên đặt ra một số câu hỏi cần giải quyết. Cách mở bài này “chân phương” rõ ràng, nhưng nếu giáo viên khéo léo cũng sẽ thu hút được sự chú ý và tò mò của học sinh
Ví dụ: Bài 8: “ Sự phát triển và phân bố nông nghiệp” (Địa lí 9). Giáo viên có thể mở bài như sau: Tại sao nói hiện nay, cũng như sau này, không có ngành nào có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp. Vậy vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay như thế nào. Câu hỏi này sẽ lần lượt sáng tỏ trong bài học hôm nay.
1.3. Mở bài bằng phương pháp động não
 Dựa vào nội dung của bài, giáo viên, nêu một số câu hỏi, hay một ý tưởng yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến cá nhân của mình. Sau đó giáo viên gom các ý kiến lại, hướng vào nội dung của bài học để tiến hành bài học 
Ví dụ: Bài 2: “ Dân số và gia tăng dân số” ( Địa lí 9)
 Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi như:
+ Em nào biết số dân nước ta hiện nay khoảng bao nhiêu, theo em trong tương lai quy mô dân số sẽ biến động như thế nào (gợi ý cho học sinh: tiếp tục tăng nhanh hay ổn định hoặc giảm xuống)
+ Theo em tại sao dân số của một quốc gia, một vùng, một địa phương nào đó lại luôn biến động
 Học sinh lần lượt trả lời và còn tranh luận khá sôi nổi về sự biến động của dân số quốc gia, một vùng hay một địa phương. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên đưa ra nhận xét chung và dẫn dắt vào nội dung bài học
1.4.Mở bài bằng cách sử dụng kiến thức liên môn.
 Môn Địa lí có mối liên hệ với nội dung của nhiều môn học khác, vì vậy giáo viên có thế sử dụng kiến thức của các môn học khác để đi vào bài mới
- Sử dụng kiến thức văn học để vào bài:
Ví dụ bài 24: “Vùng biển Việt Nam” (Địa lí 8)
 Giáo viên có thể dẫn dắt: Theo truyền thuyết xưa, đồng bào ta xưa kia được mẹ Âu Cơ sinh ra từ bọc 100 trứng, sau đó 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển mở rộng không gian nước ta cả về vùng đất, vùng trời, vùng biển. Trong các bài học trước, cô trò ta đã tìm hiểu về vùng đất, vùng trời của tổ quốc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vùng biển nước ta cũng như vai trò của biển đảo đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
- Sử dụng kiến thức lịch sử để vào bài
Ví dụ bài 24: “ Biển và đại dương” ( Địa lí 6)
Giáo viên có thể hỏi học sinh, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán vào năm nào và bằng cách nào. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên dẫn dắt vào bài học: “ Như vậy Ngô Quyền đã biết lợi dụng sự lên xuống của thủy triều và làm cho tàu thuyền của giặc mắc cạn và bại trận. Thủy triều chính là một trong ba vận động của nước biển và đại dương, sự vận động của thủy triều có cơ chế như thế nào, nước biển và đại dương còn có những vận động nào khác, bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời đầy đủ.
2. Trong quá trình truyền tải nội dung bài học.
 Trong mỗi bài học: cần chọn kiến thức cơ bản, xác định được nội dung trọng tâm, trình bày bài học một cách trực quan, sinh động, sử dụng nhiều phương pháp hấp dẫn, phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh, hướng đến dạy học cá thể, sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề, giúp học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
2.1 Chọn kiến thức cơ bản của bài học
 Đây là điều tưởng như đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi giáo viên thường không muốn bỏ sót nội dung nào trong bài học. Điều này làm học sinh cảm thấy quá tải, cảm thấy mệt mỏi, chán học
 Trong bài học, chúng ta nên xác định rõ nội dung cơ bản, trọng tâm, những kiến thức khó để xoáy sâu vào giải quyết vấn đề. Đối với những nội dung không quá khó, giáo viên có thể lướt nhanh. Thời gian còn lại, chúng ta cần mở rộng vấn đề, dành thời gian cho học sinh hoạt động, trình bày suy nghĩ, sử dụng kiến thức của bài học để giải quyết các vấn đề thực tế. Qua đó giáo viên vừa đánh giá được học sinh đã hiểu bài đến đâu và có tác động kịp thời vừa cho các em cơ hội lấy điểm miệng hoặc điểm cộng trên lớp.
2.2. Sắp xếp lại cấu trúc bài dạy trên lớp, để làm nổi bật các kiến thức trong hệ thống bài học
 Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy, có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài học để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thật sự vần thiết, tuy nhiên không phải bài nào cũng tiến hành được.
 Ví dụ bài 47: Châu Nam Cực- Châu lục lạnh nhất thế giới (Địa lí 7)
 Theo cấu trúc bài học trong sách giáo khoa, bài này gồm 2 mục
1. Khí hậu
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
Giáo viên có thể thay đổi lại cấu trúc như sau
1. Khái quát về tự nhiên.
a.Vị trí-giới hạn
b. Khí hậu
c. Địa hình
d. Sinh vật
e. Khoáng sản
2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
 Như vậy các đơn vị kiến thức của bài học sẽ rõ ràng hơn mà vẫn đảm bảo những kiến thức trọng tâm.
2.3. Sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình truyền tải nội dung bài học.
 Đây là điều rất cần thiết, rất quan trọng. Bởi sử dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy sẽ làm cho bài học có chiều sâu, có ý nghĩa thực tiễn rõ rệt, khiến bài học hấp dẫn hơn. Đặc biệt từ xưa đến nay, phần lớn phụ huynh và học sinh quan niệm: Địa lí là môn phụ, môn học bài, đơn giản. Do đó vị trí của giáo viên trong lòng các em học sinh cũng chưa thực sự được coi trọng. Đây cũng là một trong những lí do khiến học sinh xem nhẹ và mất hứng thú khi học
 Do đó sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học, chúng ta đã cho học sinh một cái nhìn khác, chúng phần nào “thần tượng” giáo viên bởi thầy cô mình có kiến thức thật sâu rộng, chúng thấy Địa lí không chỉ có lí thuyết xuông, đơn giản, học Địa lí không chỉ học để biết, để kiểm tra thi cử mà sử dụng kiến thức Địa lí với sự hỗ trợ đắc lực của các môn học khác, giúp các em nắm chắc kiến thức của nhiều môn học, có thể sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết nhiều vấn đề thực tế
 Vấn đề này cũng được nhiều giáo viên nghiên cứu, tuy nhiên tôi thấy, bên cạnh những kiến thức liên môn thể hiện rõ ở một số bài học, giáo viên nào cũng có thể nhận biết, thì mỗi giáo viên lại có những nghiên cứu, sáng tạo riêng. Do đó trong đề tài của mình, tôi xin trình bày một số kiến thức liên môn mà bản thân đã nghiên cứu và đã áp dụng trong quá trình giảng dạy, tạo được sức hút đối với học sinh
a. Tích hợp kiến thức Văn học 
* Ca dao, tục ngữ
 Những bài học về Địa lí sẽ trở nên sinh động và học sinh được khắc sâu hơn kiến thức về khoa học Địa lí bằng cách lồng ghép, đưa tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Không những vậy việc lồng ghép ca dao, tục ngữ, dân ca còn có ý nghĩa sâu sắc, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Các em biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới, đồng thời phải biết kế thừa nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc trong mỗi bài học
 Ví dụ bài 32: “ Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta” ( Địa lí 8)
Giáo viên có thể sử dụng các câu 
“ Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy
Cơn đàng nam vừa làm vừa chơi
Cơn đàng bắc đổ thóc ra phơi”
Giải thích ý nghĩa: Vào tháng 7, mùa hè của nửa cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên bề mặt lục địa cao nên hình thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình Dương vào, gây nên những trận mưa lớn, cùng với sự xuất hiện của các khí áp thấp nên gây mưa bão ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nên trong dân gian mới có câu: 
 “ Cơn đàng đông vừa trông vừa chạy”
Nhưng nếu thấy: “ Cơn đàng nam vừa làm vừa chơi”
 Hay: “ Cơn đàng bắc lấy thóc ra phơi”
Do ảnh hưởng của địa hình: Dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc ở Bắc Trung Bộ, nên khi có gió Tây Nam (gió nam), chỉ gây mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Còn ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có mưa. Tương tự “ Cơn đàng bắc.” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới, xuất phát từ cao áp lục địa (Xibia), tính chất khô và lạnh nên không gây mưa.
 Ca dao, tục ngữ được sử dụng trong nhiều tình huống: Có thể dùng để gợi mở, cho học sinh, củng cố kiến thức để học sinh khắc sâu và dễ nhớ. Có thể dùng để kiểm tra bài cũ, kiềm tra định kì. Hoặc

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_thu_hut_hoc_sinh_trong_day_hoc_mon_d.doc