SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6

SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6

 Môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Mỗi bài Tập làm văn ra đời là những tác phẩm sáng tác đầu tay của học sinh. Là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lí thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát cảm nhận cuộc sống thiên nhiên và xã hội quanh mình; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt.Do vậy, người giáo viên dạy văn phải làm cho các em hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng là phải rèn kĩ năng hành văn cho học sinh.

 Trong chương trình Ngữ văn THCS phần văn miêu tả đã được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 6. Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được giới thiệu về kiểu văn bản này. Lên lớp 6 văn miêu tả lại được nhắc lại, nâng cao hơn, được đặt trong mối quan hệ với văn tự sự nhằm giúp cho học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của loại văn bản này, để các em có thể chủ động đọc, hiểu những văn bản miêu tả (nhiều văn bản được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 6 thuộc phương thức miêu tả) giúp các em bước đầu viết những văn bản miêu tả có trong chương trình tập làm văn lớp 6. Từ đó xây dựng cho học sinh tình yêu đối với môn văn trong nhà trường, giúp các em có được tình yêu đối với cảnh vật xung quanh như dòng sông, cánh đồng, môi trường Rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước. Cũng như sau này các em biết kết hợp miêu tả với tự sự, thuyết minh, biểu cảm. Tuy nhiên từ chỗ hiểu đến việc viết các đoạn văn, bài văn miêu tả hoàn chỉnh thì quả là một vấn đề còn nan giải đối với học sinh lớp 6. Hiện tại kĩ năng viết bài văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế, nhưng trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để giải quyết khắc phục.

 

doc 17 trang thuychi01 13206
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD& ĐT THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM VĂN TẢ CẢNH CHO
 HỌC SINH LỚP 6
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Minh
 SKKN thuộc môn: Ngữ văn 
THẠCH THÀNH, NĂM 2016 
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 Phần 1: MỞ ĐẦU
 3
I. Lí do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
3
III. Đối tượng nghiên cứu
4
IV. Phương pháp nghiên cứu
4
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
III. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
6
 1. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và phân loại văn miêu tả. 
6
 1.1. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm về văn miêu tả
6
 1.2. Đặc điểm của văn miêu tả.
7
 1.3. Phân loại văn tả cảnh
7
 2. Phân biệt được sự khác nhau giữa văn miêu tả với văn tự sự thuyết minh
8
 3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn tả cảnh
8
 3.1. Kĩ năng quan sát, ghi chép
8
 3.2. Kĩ năng tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn tả cảnh
9
 3.3. Kĩ năng viết đoạn văn miêu tả cảnh
10
 3.3.1 Kĩ năng dùng từ ngữ, hình ảnh
10
 3.3.2. Kĩ năng xây dựng đoạn văn tả cảnh
10
 3.4. Kĩ năng viết từng phần cho bài văn tả cảnh
11
 IV. Hiệu quả của SKKN
14
	 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
 Môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. Mỗi bài Tập làm văn ra đời là những tác phẩm sáng tác đầu tay của học sinh. Là kết quả của sự tổng hợp kiến thức đã học về lí thuyết làm văn; về kiến thức văn học; về những quan sát cảm nhận cuộc sống thiên nhiên và xã hội quanh mình; về kĩ năng sử dụng ngôn từ để diễn đạt...Do vậy, người giáo viên dạy văn phải làm cho các em hiểu được cái hay, cái đẹp của văn học, kích thích hứng thú học tập cho học sinh. Song nhiệm vụ không kém phần quan trọng là phải rèn kĩ năng hành văn cho học sinh.
 Trong chương trình Ngữ văn THCS phần văn miêu tả đã được đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 6. Ở chương trình tiểu học, học sinh đã được giới thiệu về kiểu văn bản này. Lên lớp 6 văn miêu tả lại được nhắc lại, nâng cao hơn, được đặt trong mối quan hệ với văn tự sự nhằm giúp cho học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của loại văn bản này, để các em có thể chủ động đọc, hiểu những văn bản miêu tả (nhiều văn bản được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 6 thuộc phương thức miêu tả) giúp các em bước đầu viết những văn bản miêu tả có trong chương trình tập làm văn lớp 6. Từ đó xây dựng cho học sinh tình yêu đối với môn văn trong nhà trường, giúp các em có được tình yêu đối với cảnh vật xung quanh như dòng sông, cánh đồng, môi trường Rộng hơn là tình yêu quê hương, đất nước. Cũng như sau này các em biết kết hợp miêu tả với tự sự, thuyết minh, biểu cảm. Tuy nhiên từ chỗ hiểu đến việc viết các đoạn văn, bài văn miêu tả hoàn chỉnh thì quả là một vấn đề còn nan giải đối với học sinh lớp 6. Hiện tại kĩ năng viết bài văn miêu tả của học sinh còn nhiều hạn chế, nhưng trong quá trình dạy học chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu đến vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có những biện pháp thiết thực để giải quyết khắc phục. 
 Trong quá trình giảng dạy ngữ văn lớp 6 THCS tôi rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ trong giảng dạy văn miêu tả nói chung, đặc biệt là kiểu bài tả cảnh. Vì vậy, tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm “Rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Thành Minh” nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn lớp 6 THCS để các đồng nghiệp cùng tham khảo. 
 II. Mục đích nghiên cứu 
Việc rèn luyện kỹ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là rất cần thiết (vì toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp 6 học kì II là học về văn miêu tả) nhằm giúp các em nắm được đặc trưng của văn miêu tả; cách rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh bước đầu viết những văn bản miêu tả có trong chương trình tập làm văn lớp 6 một cách trôi chảy, mạch lạc, hấp dẫn đối với người đọc. Mặt khác, Văn học từ lâu đã là môn học khiến nhiều học sinh ngại học, ngại viết, vì vậy ngay từ lớp 6 việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả giúp các em tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh, tạo cho các em dần dần có tình yêu đối với môn học.
 III. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng: Học sinh lớp 6, trường THCS Thành Minh.
- Phạm vi: Tập trung vào các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết các phần, các đoạn từ dàn ý; sử dụng các thao tác như: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong bài văn tả cảnh.
 IV. Phương pháp nghiên cứu
 Các phương pháp tôi đã sử dụng: 
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 - Phương pháp phân tích, chứng minh.
 - Phương pháp so sánh đối chiếu.
 - Phương pháp trực quan. 
 PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Trong môn Ngữ văn, miêu tả là kiểu văn bản giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnhNhằm làm cho những cái được miêu tả như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe, giúp cho họ có thể hình dung ra chúng một cách cụ thể, sinh động. Hay nói cách khác, văn miêu tả là loại văn thể hiện những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, phong cảnh
 Như vậy, văn miêu tả có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật, hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì sự vật, hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được. Tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau.
Văn tả cảnh thuộc dạng văn miêu tả, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển tư duy tái hiện lại các năng lực quan sát, tưởng tượng, so sánh, liên tưởng và nhận xét của học sinh. Tuy nhiên, so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen có nhiều khái niệm đối với các em còn trừu tượng. Giữa học và làm là cả một thao tác, một khoảng cách khó. Làm văn đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt là văn miêu tả phải có hình ảnh sống động thuyết phục lòng người. 
 Rèn luyện kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 6 là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được ở dạng bài Tập làm văn tả cảnh, áp dụng vào thực tế việc đặt câu, dựng đoạn, viết bài văn miêu tả hoàn chỉnh. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà việc đổi mới phương pháp dạy học – lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học thì việc rèn luyện kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh càng phát huy ở các em sự chủ động, tính sáng tạo và niềm đam mê, hứng thú của mình. 
Tuy nhiên, không phải lúc nào học sinh cũng ở thế chủ động, các thao tác tư duy của các em cũng còn ở mức độ đơn giản, chưa có tính khái quát. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm thế nào tìm ra được những biện pháp hữu hiệu để định hướng, rèn luyện kĩ năng cho các em trong việc viết văn tả cảnh. 
 II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
 1. Thực trạng trong quá trình dạy học
 Qua thực tế giảng dạy ta thấy ở cấp tiểu học (lớp 4, lớp 5) các em đã được 
học văn miêu tả và làm những bài văn miêu tả nhưng ở những yêu cầu nhất định như viết văn dưới dạng văn bản mẫu hoặc tái tạo văn bản tương tự văn bản mẫu. Cho nên lên đến lớp 6 việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật là việc làm vô cùng khó khăn. Từ thực tế giảng dạy môn Ngữ văn THCS của bản thân, đặc biệt là trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 6 phần văn miêu tả tôi nhận thấy việc dạy và học của giáo viên và học sinh như sau:
 1.1.Về phía người dạy: 
Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những phương pháp tối ưu trong dạy học văn miêu tả. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên xa vào những vướng mắc sau:
- Còn xem nhẹ, chưa chú ý đến việc rèn cách viết văn cho học sinh. Nhiều tiết dạy còn mang tính chất áp đặt về lí thuyết, chưa thực sự hướng dẫn học sinh luyện tập, rèn kỹ năng làm bài, chưa bắt tay chỉ việc cụ thể đến từng học sinh. Giáo viên chỉ chú trọng đến việc cung cấp dàn bài chi tiết, học sinh chỉ việc dựa sẵn vào dàn ý đó mà viết bài, như vậy giáo viên không phát huy được tính tư duy của học sinh, các bài viết giống nhau và không có cảm xúc chân thực, thiết tha với vấn đề miêu tả. 
- Trong các tiết trả bài văn tả cảnh còn nặng về trình bày lại đáp án, chưa thực sự chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi, cách sửa lỗi, không phê (hoặc phê chung chung) vào bài, chưa nhận xét cụ thể ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của học sinh nên các em chưa nhận thấy được ưu điểm cũng như hạn chế trong bài làm của mình.
1.2.Về phía người học.
Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập. Tích cực, chủ động, sáng tạo tìm đọc thêm tài liệu, học hỏi để bài viết được phong phú hơn. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều học sinh:
- Còn yếu kỹ năng viết bài, nhiều học sinh không xác định được dạng bài, kiểu bài, chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu bài.
- Khi viết bài văn, các em không tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa bài. Do đó dẫn đến việc các em viết lạc đề, bài làm không đủ ý, bố cục lôn xộn, thậm chí bài viết không đủ ba phần. Học sinh viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy không cần biết đúng hay sai. Có những bài khi đọc giáo viên không hiểu học sinh đang viết gì, nghĩ gì.
- Một số bài viết của các em chưa biết vận dụng kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài văn tả cảnh một cách linh hoạt để làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của cảnh vật.
 - Bài viết lan man, khả năng sử dụng ngôn từ còn hạn chế.
- Viết văn còn khô cứng sáo rỗng, nghèo nàn vốn từ, không có cảm xúc chân thực, nhiều bài viết còn dựa vào dàn bài sẵn có mà giáo viên cung cấp để viết nên bài viết giống nhau.
- Ngôn ngữ vụng về, sa vào kể lể. 
Ví dụ: Đề bài: Tả cảnh cánh đồng lúa quê em.
 Em Nguyễn Văn Hoà lớp 6a3 trường THCS Thành Minh, năm học 2013- 2014 viết phần mở bài như sau: “ Cánh đồng lúa là một cảnh đẹp của quê em. Nên em rất thích cảnh đẹp đó.”
 Hay đoạn văn ở phần thân bài của đề bài: Tả cảnh quê hương nơi em đang ở của em Quách Văn Thanh lớp 6a1 trường THCS Thành Minh, năm học 2013- 2014 viết như sau: “ Em rất yêu quê hương em vì quê hương em rất đẹp. Quê hương em có hàng tre xanh. Có nhiều nhà ngói mọc. Có đường nhựa sạch bóng. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con suối. Con suối bề ngang khoảng 6m chảy ngoằn nghoèo. Chiều nào em cũng ra tắm suối và có nhiều bạn nhỏ cùng tắm với em.”
Đoạn văn trên nghèo nàn từ ngữ miêu tả do không biết cách làm bài và yếu về kĩ năng tả cảnh của học sinh.
2. Kết quả của thực trạng.
Kết quả chấm bài Tập làm văn tiết 88 văn tả cảnh ở lớp 6a1 và lớp 6a3 tại Trường THCS Thành Minh trong năm học 2013- 2014 như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6a1
33
1
3,0
4
12,1
21
63,7
7
21,2
6a3
35
0
0
3
8,6
22
62,8
10
28,6
Tổng
68
1
1,5
7
10,3
43
63,2
17
25,0
III. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
 1. Hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm, đặc điểm và phân loại của văn miêu tả. 
 1.1. Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm về văn miêu tả. 
 Văn miêu tả là loại văn dùng để trình bày những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnhnhằm làm cho những cái được miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe, giúp cho họ có thể hình dung ra một cách cụ thể, sinh động. Nói cách khác, văn miêu tả là loại văn thể hiện những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnhmột cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn bản giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với sự vật, sự việc, con người
 Khi chúng ta cần tái hiện hoặc giới thiệu với ai đó chưa trông thấy, hoặc chưa hình dung ra về một sự vật, sự việc, con người, ta cần dùng văn miêu tả.
 Ví dụ: khi chúng ta đi chơi vườn bách thú về, mẹ hỏi: “ Con thấy con hổ không? nó thế nào?”. Hay hè em về quê chơi, em muốn giới thiệu với bạn phong cảnh đặc sắc của quê hương emKhi đó ta cần miêu tả.
Qua văn miêu tả, người đọc không chỉ hình dung được đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng mà còn hiểu rõ được bản chất bên trong của chúng.
1.2. Đặc điểm của văn miêu tả.
 Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả, nhưng không phải bất kì sự miêu tả nào cũng trở thành văn miêu tả. Khi miêu tả một cách lạnh lùng chỉ nhằm mục đích thông báo thì không phải là văn miêu tả. Làm văn miêu tả thì phải tuân theo những yêu cầu sau:
- Tính thông báo thẩm mỹ chứa đựng tình cảm của người viết. Bao giờ người miêu tả cũng theo một ý tưởng thẩm mỹ thể hiện một quan niệm thẩm mỹ và mang đến cho người đọc một cảm giác thẩm mỹ.
 Ví dụ đoạn văn tả cảnh trong tác phẩm Cô Tô của Nguyễn Tuân:
“ Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời mầu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên chất bạc nén.”
Khi miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển Nguyễn Tuân đã tái hiện một cách sinh động cảnh mặt trời lên đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống với bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, cao nguyên hay đồng bằng.
- Tính sinh động và tạo hình: Để tạo nên tính sinh động và tạo hình thì các chi tiết miêu tả cần có những cái riêng của nó.
 Ví dụ khi miêu tả ánh trăng trên bầu trời “ Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời”
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc tạo hình: Ngôn ngữ giàu cảm xúc hình ảnh mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết thể hiện một cách sinh động đối tượng miêu tả.
1.3 Phân loại văn tả cảnh.
 Tả cảnh bao gồm tả phong cảnh thiên nhiên( rừng núi, sông biển, ruộng đồng, cây cối, hoa lá) và tả cảnh sinh hoạt( đường phố, trường học, chợ tết)
 Đối với bài tả phong cảnh thiên nhiên cần nêu rõ vị trí của cảnh vật, những nét đặc sắc của cảnh vật từ nhiều góc độ, vai trò, tác dụng của cảnh vật đối với cuộc sống con người.
 Đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt cần làm rõ khung cảnh chung nơi diễn ra những hoạt động( thời gian, không gian, địa điểm) lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc cho những hoạt động của người,vật ( hình dáng, tư thế, những chuyển động) sắp xếp theo trình tự thời gian( trước sau, bắt đầu, kết thúc), không gian( xa gần, trong ngoài).
 2. Phân biệt sự khác nhau giữa văn miêu tả với văn tự sự và văn thuyết minh.
- Miêu tả và tự sự thường được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ trong quá trình nói hoặc viết. Chỗ khác nhau giữa chúng là: khi tự sự ( kể) thì chú ý vào diễn biến của sự vật, sự việc, hoạt động của các nhân vật còn khi tả thì chú ý vào đặc điểm tính chất của các sự vật, sự việc, nhân vật; khi kể thì sắp xếp các sự vật, sự việc theo bố cục của không gian. Các nhà văn thường kết hợp cả kể và tả trong quá trình sáng tác: khi nào thì kể, khi nào thì tả tuỳ theo đối tượng và mục đích.
- Văn miêu tả và văn thuyết minh tuy đều chú ý tới những đặc điểm, tính chất của sự vật, sự viêc nhưng giữa chúng cũng có sự khác nhau. Miêu tả nhằm giúp làm nổi bật những đặc điểm, tính chất của các sự vật, sự việc, tạo ấn tượng cho người đọc, người nghe Còn thuyết minh nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc. Miêu tả đòi hỏi người viết phải quan sát, tưởng tượng, liên tưởng khi trình bày Còn thuyết minh lại đòi hỏi người viết phải khách quan, chính xác, khoa học khi trình bày.
 Đoạn viết văn miêu tả về chổi rơm:
 Trong các họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh sắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.
 Còn đây là cách viết của văn thuyết minh:
 Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng 
rơm nếp vàng. Tay chổi được tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.
 ( SGK Ngữ văn 6, tập hai, trang 58)
 3. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản để làm tốt bài văn tả cảnh.
 3.1 Kĩ năng quan sát và ghi chép
 Đây là bước quan trọng đầu tiên của văn tả cảnh. Nhưng đối với học sinh lớp 6, việc chủ động quan sát, ghi chép một cách hiệu quả về đối tượng quả không phải dễ dàng. Vì tư duy của các em còn ở mức độ đơn giản, chưa có sức khái quát, chọn lựa vấn đề để miêu tả. Vì vậy, giáo viên cần có sự định hướng cho các em bằng các bước sau:
- Tạo tâm thế, hứng thú để các em quan sát đối tượng từ lời gợi dẫn, lời giới thiệu của giáo viên về vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh vật.
 - Hướng dẫn các em biết chọn thời điểm để quan sát theo yêu cầu của đề.
 Ví dụ: Với đề bài : Tả lại cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng đẹp trời. 
Thời điểm học sinh cần quan sát là vào buổi sáng chứ không phải vào những thời gian khác trong ngày.
 - Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát sự vật. Đây là cơ sở quan trọng để các em tiến hành miêu tả đối tượng theo trình tự không gian hay thời gian. Việc quan sát đối tượng theo trình tự nhất định sẽ giúp các em có cái nhìn đầy đủ, chi tiết về sự vật, tránh được lối quan sát theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa ” .
 - Hướng dẫn học sinh lựa chọn được các đặc điểm của sự vật để ghi chép, làm tư liệu cho việc miêu tả. Bởi nếu không ghi chép thì hình ảnh sau quá trình quan sát ít nhiều sẽ bị phai nhạt trong kí ức, gây khó khăn cho việc hình dung để miêu tả lại.
 3.2 Kĩ năng tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn tả cảnh
- Tưởng tượng là yếu tố cần thiết mà giáo viên cần giúp học sinh nhận thức được. Không có tưởng tượng thì dù hình ảnh được miêu tả có giống hệt sự vật ngoài đời cũng trở nên khô cứng, vô hồn. 
Ví dụ : Từ văn bản  “ Lao xao ” của nhà văn Duy Khán, hãy tả lại khu vườn vào buổi sáng đẹp trời theo trí tưởng tượng của em.
Rõ ràng với đề văn này, học sinh phải phát huy khả năng tưởng tượng để hình dung được vẻ đẹp, sự sống động của thế giới diệu kì các loài cây, hoa trái và các loài chim ở khu vườn ấy.
- Mặt khác, tưởng tượng cũng là căn cứ để các em lựa chọn các từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp, trong đó có phép so sánh. Vì khi tưởng tượng, học sinh có thể nghĩ tới một đối tượng khác có nét tương đồng với sự vật miêu tả. Sự liên tưởng, so sánh này làm cho sự vật hiện lên cụ thể, sinh động, rõ nét hơn.
 Ví dụ: Tưởng tượng, so sánh : bầu trời ửng hồng như đôi má của các cô gái đang tuổi dậy thì ; Những ô mạ, nương khoai, bãi mía như những tấm thảm nhung mượt mà...
 Dưới đây là một số cảnh vật có thể đem so sánh với những sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng mà giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh:
TT
Đối tượng, hiện tượng có thể so sánh với nhau
Ví dụ
1
So sánh cảnh với con vật
Dòng sông vào mùa lũ, nước đỏ ngầu, giận dữ như con trăn khổng lồ đang há miệng đỏ lòm, chỉ chực nuốt chửng tất cả vào bụng.
2
So sánh cảnh với người
Biển về đêm như người mẹ hiền dịu đang hát ru đứa con thơ say nồng giấc ngủ.
3
So sánh cảnh với các lực lượng siêu nhiên
Gió mơn man lay động cây lá, tựa như bóng dáng nàng tiên đang chải mái tóc dài thướt tha bên cầu ao sóng sánh ánh trăng.
4
So sánh cảnh với các hiện tượng thiên nhiên
Hạ về, hoa xoan rụng trắng xoá như mưa sao băng trên con đường làng quen thuộc.
- Nhận xét là cách thể hiện dấu ấn chủ quan của người viết về cảnh được tả. Thông qua nhận xét, học sinh có thể bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm riêng của mình với đối tượng.
 Việc định hướng cho các em cách nhận xét cảnh vật bằng từ ngữ phù hợp với cảm xúc chân thật nhất là điều giáo viên không được phép xem nhẹ. Để học sinh có thể dễ dàng đưa ra những nhận xét chính xác về đối tượng, giáo viên có thể gợi dẫn bằng những câu hỏi mở.
Ví dụ: - Em thấy quang cảnh cánh đồng lúa vào mùa gặt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lam_van_ta_canh_ch.doc