SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn 6 ở Trường trung học cơ sở Ái Thượng

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn 6 ở Trường trung học cơ sở Ái Thượng

 Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.

 Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu là đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương pháp dạy học mới, người học đóng vai trò trung tâm, chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, Giáo viên (GV) là người tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) tự khám phá kiến thức mới, dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học. Trong đó, cốt lõi là phương pháp tự học.

 Một thực tế dễ nhận thấy ở HS miền núi là khả năng tư duy, mức độ tiếp thu kiến thức còn hạn chế, các em chưa hứng thú trong học tập, còn thụ động, ỷ lại, chưa tự giác, tích cực, chưa có phương pháp học tập hiệu quả.

 Đặc biệt là đối tượng HS lớp 6, với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS tiểu học: hồn nhiên, trong sáng. Khi bước vào lớp 6, các em có tâm lí lo lắng, bỡ ngỡ, khi chưa biết cách học, chưa biết cách ghi chép, chưa biết hệ thống kiến thức, chưa có khả năng ghi nhớ sâu, thâu tóm hay trình bày vấn đề, trong khi số lượng môn học và khối lượng kiến thức của các em lại nhiều hơn, khó hơn. Nếu các em không có được phương pháp học đúng đắn, phù hợp, kết quả học tập sẽ không cao, từ đó có thể dẫn tới sự tự ti, nhút nhát trong tâm hồn trẻ thơ của các em, đó sẽ là một sự khuyết tật về tính cách sau này.

 Trong khi đó, Môn Ngữ Văn là một môn học chính trong nhà trường, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian trong một tiết học lại ngắn, nếu HS không biết cách ghi chép, không có phương pháp học phù hợp thì hiệu quả học tập sẽ không cao.

 

doc 21 trang thuychi01 7802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn 6 ở Trường trung học cơ sở Ái Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÁI THƯỢNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 6 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ÁI THƯỢNG
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Ái Thượng
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
Mục lục
 TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
II- PHẦN NỘI DUNG 4
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 4
3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 5 
3.1.GIỚI THIỆU BĐTD VỚI HỌC SINH 5
3.2.CHO HỌC SINH LÀM QUEN VỚI BĐTD VÀ
HƯỚNG DẪN HS CÁCH VẼ BĐTD. 7 
3.3.ÁP DỤNG BĐTD VÀO TRONG DẠY HỌC. 8
3.3.1.LẬP BĐTD TRONG KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ. 8
3.3.2.LẬP BĐTD TRONG DẠY HỌC KIẾN THỨC MỚI. 9
3.3.3.LẬP BĐTD TRONG CỦNG CỐ KIẾN THỨC. 11
3.3.4.LẬP BĐTD TRONG BÀI ÔN TẬP. 11
3.3.5.LẬP BĐTD ĐỂ TỔNG HỢP KIẾN THỨC NHIỀU BÀI HỌC. 13
3.3.6. LẬP BĐTD ĐỂ RA BÀI TẬP VỀ NHÀ. 15
3.3.7. LẬP BĐTD ĐỂ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH. 15 3.4. TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM. 16
4.HIỆU QUẢ CỦA SKKN. 19
PHẦN III: KẾT LUẬN 20
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
 	Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu là đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương pháp dạy học mới, người học đóng vai trò trung tâm, chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, Giáo viên (GV) là người tổ chức, hướng dẫn học sinh (HS) tự khám phá kiến thức mới, dạy cho HS không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học. Trong đó, cốt lõi là phương pháp tự học. 
 	Một thực tế dễ nhận thấy ở HS miền núi là khả năng tư duy, mức độ tiếp thu kiến thức còn hạn chế, các em chưa hứng thú trong học tập, còn thụ động, ỷ lại, chưa tự giác, tích cực, chưa có phương pháp học tập hiệu quả.
 	Đặc biệt là đối tượng HS lớp 6, với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS tiểu học: hồn nhiên, trong sáng. Khi bước vào lớp 6, các em có tâm lí lo lắng, bỡ ngỡ, khi chưa biết cách học, chưa biết cách ghi chép, chưa biết hệ thống kiến thức, chưa có khả năng ghi nhớ sâu, thâu tóm hay trình bày vấn đề, trong khi số lượng môn học và khối lượng kiến thức của các em lại nhiều hơn, khó hơn. Nếu các em không có được phương pháp học đúng đắn, phù hợp, kết quả học tập sẽ không cao, từ đó có thể dẫn tới sự tự ti, nhút nhát trong tâm hồn trẻ thơ của các em, đó sẽ là một sự khuyết tật về tính cách sau này.
 	Trong khi đó, Môn Ngữ Văn là một môn học chính trong nhà trường, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian trong một tiết học lại ngắn, nếu HS không biết cách ghi chép, không có phương pháp học phù hợp thì hiệu quả học tập sẽ không cao.
Trong khi tiếp nhận dạy môn Ngữ Văn lớp 6, tôi đã rất chú trọng dạy làm sao để giúp các em hình thành được cách học, phương pháp học phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi để giúp các em yêu thích bộ môn Ngữ Văn, khơi gợi trong các em hứng thú học tập, thích thú hơn khi học, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
 Về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học, tôi đã được làm quen với các Kĩ thuật dạy học tích cực như: dạy học theo góc, dạy học theo Hợp đồng, kỹ thuật khăn phủ bàn.trong đó có kỹ thuật dạy học bằng Bản đồ tư duy (BĐTD). Tôi nhận thấy đây là một kỹ thuật dạy học thực sự hiệu quả và rất phù hợp với đối tượng HS lớp 6 Trường THCS Ái Thượng . 
 	Kỹ thuật này sẽ giúp các em có được phương pháp học hiệu quả, từ đó sẽ
 đạt kết quả cao trong học tập, không chỉ môn Ngữ Văn mà các môn học khác, giúp nâng cao chất lượng giáo dục. Nên trong năm học 2016 -2017, tôi đã chọn để tài "Một số kinh nghiệm sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ Văn 6 ở Trường trung học cơ sở Ái Thượng” để nghiên cứu và bước đầu thu được những thành quả đáng mừng.
2. ĐỐI TƯỢNG NGIÊN CỨU.
 Sáng kiến chủ yếu tập trung vào nghiên cứu: Kĩ thuật dạy học bằng bản đồ tư duy trong dạy học ngữ văn 6 bậc trung học cơ sở. 
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đưa ra những nhận định đánh giá về phương pháp học tập truyền thống của học sinh, đề xuất giải pháp ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học. Tự bồi dưỡng tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ và đóng góp kinh nghiệm vào việc đổi mới phương pháp học tập, nâng cao hiệu quả dạy học ngữ văn.S
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã áp dụng những phương pháp cụ thể sau:
4.1. Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát cho phép thu thập kết quả từ việc ghi chép. Nhằm quan sát thực tế phương pháp học tập truyền thống của học sinh lớp 6 trường THCS Ái Thượng.
4.2. Phương pháp thu thập phân tích tài liệu:
– Tài liệu viết: Dựa vào vở ghi, đề cương ôn tập của học sinh khối 6.
– Tài liệu thống kê: Dựa vào những số liệu, bảng thống kê về kết quả học tập của học sinh trường THCS Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu:
       Đối tượng phỏng vấn:học sinh trường THCS Ái Thượng,huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 
4.4. Phương pháp dùng bảng hỏi:      
– Đối tượng: học sinh trường THCS Ái Thượng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Mục đích nhằm thăm dò ý kiến, thái độ của về phương pháp học tập kiểu truyền thống, khảo sát về nhu cầu ứng dụng bản đồ tư duy vào việc học tập và đánh giá những mặt mạnh của việc ứng dụng bản đồ tư duy.
4.5. Phương pháp thực nghiệm: dạy một tiết cụ thể.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
 	Nhà văn Gor.ki từng nói, văn học là nhân học, học văn cũng chính là học cách làm người. Học văn sẽ giúp các em hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, sự đa dạng, phong phú về mặt tâm hồn. Môn Văn với những câu chuyện, những bài thơ, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt và Tập làm văn sẽ giúp các em biết cách giao tiếp, đặc biệt nó sẽ giúp các em biết yêu cái đẹp, cái hay, cái tốt, biết căm ghét cái xấu xa, cái giả dối. Từ đó bồi đắp thêm tâm hồn cho các em , bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước cũng như các tình cảm khác.
 	Tất cả điều đó chỉ có thể làm được khi các em yêu thích môn văn. Nhưng, nếu không có phương pháp học tập hiệu quả ngay từ đầu cấp, sẽ dẫn tới các em chán nản, thờ ơ với môn văn, như vậy vai trò của môn văn trong nhà trường THCS sẽ bị lu mờ.
 	Việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học không phải là mới lạ. Song, với đối tượng học sinh lớp 6, các em vừa thay đổi môi trường học tập, từ cấp Tiểu Học lên học ở cấp Trung Học Cơ Sở, số lượng môn học và kiến thức tăng lên. Nên nhiều học sinh bỡ ngỡ đã không theo kịp sự thay đổi này, dẫn đến học hành giảm sút so với thời kì học ở bậc Tiểu Học. Vì thế, để nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ Văn, phải gây được hứng thú học tập của HS, bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học, thì nhất thiết phải giúp các em có phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả, và sử dụng BĐTD là thiết thực nhất, vì nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi ( thích vẽ), cách ghi chép, ghi nhớ thông tin nhanh, hiệu quả, điều rất cần thiết với HS lớp 6.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Trường THCS Ái Thượng có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, say mê trong công tác giảng dậy. Nhà trường luôn quan tâm tới công tác nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò. Đa số học sinh ngoan, yêu thích việc đến trường đi học.
 Trong công tác giảng dạy giáo viên chưa phát huy tính chủ động tích cực của học sinh. Đôi khi còn sa vào giảng giải , ghi bảng nhiều và đọc chép làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ động và ngại tư duy.
Qua một thời gian dạy, tôi nhận thấy HS lớp 6 đa phần không biết cách ghi chép, thường GV viết gì trên bảng, các em sẽ ghi chép như vậy, cách ghi rất chậm, cách học rất thụ động, rụt rè, nhút nhát, nhiều khi trong một tiết, GV không dạy hết kiến thức vì phải đợi HS ghi xong bài. Đặc biệt, khả năng ghi nhớ kiến thức của các em rất hạn chế, các em rất khó nhớ một vấn đề, thường học trước, quên sau, khi GV kiểm tra, các em chưa biết cách xác định được các nội dung chính mà thường đọc theo sách giáo khoa không sót một từ. Trong khi đó, nội dung kiến thức lại nhiều, khó hơn so với cấp tiểu học. Vì thế các em rất ngại học Văn.
 Đây là kết quả khảo sát HS , thông qua bài Khảo sát đầu năm học 2016-2017 môn Ngữ Văn khối 6 Trường THCS Ái Thượng – Huyện Bá Thước- Tỉnh Thanh Hóa:
Tổng số HS khối 6
HS thích học Văn
Kết quả khảo sát đầu năm
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A: 30 HS
16
53,3
2
6,6
5
16,6
14
46,6
6
20
3
10
6B: 30 HS
15
50
1
3,3
6
20
12
40
7
23,3
4
13,3
Tổng : 60 HS
31
51,6
3
5
11
18,3
24
40
13
21,6
7
11,6
Có thể thấy, tỉ lệ HS chưa có phương pháp học tập đúng đắn, chưa hứng thú với môn văn và tỉ lệ HS yếu kém là rất cao. Đây là một khó khăn lớn đối với GV khi tiếp nhận dạy môn Ngữ văn lớp 6.
3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÁCH THỰC HIỆN.
3.1. Giới thiệu về BĐTD với HS.
 	BĐTD ( hay còn gọi là sơ đồ tư duy) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đềbằng việc kết hợp sử dụng các hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. 	
Cần phân biệt cho HS thấy rõ được sự khác nhau giữa BĐTD với sơ đồ hệ thống hóa kiến thức mà trước đây GV vẫn thường dạy các em.
 	Sử dụng Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức thì HS vẫn là người thụ động, vì GV là người vẽ sẵn, cung cấp kiến thức sẵn, HS chỉ là người ghi chép, vẽ lại, không phát huy được tính chủ động, tích cực của các em.
 BĐTD là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt, đây là một bản đồ mở, việc thiết kế BĐTD bằng việc cung cấp các từ khóa theo cấp bậc, các câu hỏi gợi ý và bằng sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng của mình, HS hoàn thiện một BĐTD theo ý thích của cá nhân chứ không theo sự áp đặt, có sẵn của GV như dạng sơ đồ hóa kiến thức. 
 	Hơn nữa, với việc thiết kế BĐTD, HS được phát huy tối đa sự sáng tạo của mình, đặc biệt là các em được vẽ, được tô màu sắc theo những ý tưởng của riêng cá nhân vì thế các em rất yêu thích, tích cực, chủ động hơn.
 	BĐTD có những ưu điểm sau : Lôgic, mạch lạc. Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ. Các em có thể nhìn thấy “bức tranh tổng thể mà lại chi tiết”. Vì thế cũng dễ dạy, dễ học hơn. Hơn nữa nó sẽ kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của HS. Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức. Giúp hệ thống hóa kiến thức, ôn tập kiến thức. Giúp ghi nhớ nhanh , nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức. Giúp phân tích, so sánh, tổng hợp nắm được vấn đề. So sánh được các vấn đề trong cùng một hệ thống kiến thức. 	BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ, hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm BĐTD. 
 	Với những ưu điểm trên, BĐTD sẽ giúp HS:
 	BĐTD giúp HS học được phương pháp học: 
Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học, HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
   	BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực: HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Các em sẽ khắc sâu và nhớ lâu, nắm vững kiến thức hơn.
 	BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. HS biết chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.	
 	Đối với môn Văn, BĐTD có thể áp dụng được vào cả 3 phân môn: 
 	 Với phân môn Tập làm văn, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức của một kiểu văn bản, một vấn đề hay để lập dàn ý cho một đề văn cụ thể, kiến thức được hệ thống theo mạch logic, HS sẽ nhớ lâu hơn.
 	Ví dụ: Khi học tiết Ôn tập văn miêu tả ( tiết 119), GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị trước BĐTD về văn miêu tả với các từ khóa nội dung chính.
 	Với phân môn Văn học, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống kiến thức toàn bài học theo những ký hiệu, màu sắc mình yêu thích, hay để hệ thống một vấn đề, một nhân vật, một thể loại văn học, phần tổng kết, luyện tập từ đó giúp HS khắc sâu nội dung bài học hơn. Ví dụ, sau khi học xong đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên” ( trích “ Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài, tiết 73,74) GV có thể hướng dẫn HS vẽ BĐTD phần tổng kết theo những gợi ý về nội dung và nghệ thuật:
 Với phân môn Tiếng Việt, HS có thể sử dụng BĐTD để hệ thống hóa các vấn đề kiến thức liên quan với nhau sau khi học xong một bài hoặc nhiều bài. Ví dụ, sau khi học xong bài Cụm danh từ ( tiết 44), GV đưa ra các từ khóa và yêu cầu HS vẽ BĐTD về cụm danh từ.
 	Bên cạnh đó, một ưu điểm nổi bật nữa của BĐTD là có thể áp dụng cho mọi đối tượng HS:
 	 - Đối với HS Trung bình, yếu: BĐTD sẽ tập cho các em có thói quen tự ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã học, đã đọc theo cách hiểu của các em theo dạng BĐTD.
 - Đối với HS Khá, Giỏi: HS có thể sử dụng BĐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề, hay tìm những hướng khác nhau để giải quyết một vấn đề khó dưới hình thức hoạt động nhóm.
	Có thể thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp HS có phương pháp học tốt nhất để nâng cao chất lượng dạy và học môn Văn lớp 6 
	3.2. Cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinh cách vẽ bản đồ tư duy.
3.2.1. Cho HS làm quen với BĐTD:
 	 	Để giúp HS có thể hình dung một cách cụ thể, rõ ràng BĐTD là gì, tại sao lại có hiệu quả như vậy, cách vẽ như thế nào, cho HS làm quen dưới các hình thức sau:
 	- Giới thiệu cho HS một số đoạn phim ngắn có sử dụng BĐTD qua máy chiếu của nhà trường.
 	- GV vẽ trực tiếp một BĐTD lên bảng để HS trực tiếp quan sát, hình dung, sau đó thuyết trình từng bước vẽ BĐTD để giúp các em hiểu kỹ hơn.
 	HS rất thích thú khi được quan sát trực tiếp, các em rất hào hứng với kỹ thuật dạy học này.
3.2.2. Các bước vẽ một BĐTD: 
 	Bước 1 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.( Từ khóa)
 	- Bước đầu tiên trong việc tạo ra một BĐTD là vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy .
 	- Cách vẽ: Vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các ý khác. Có thể tự do sử dụng tất cả màu sắc mà HS thích. Không nên che chắn mất hình vẽ chủ đề vì chủ đề cần được làm nổi bật, dễ nhớ. Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
 	Bước 2 : Vẽ thêm các tiêu đề phụ.
 	- Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm.
 	- Cách vẽ : Tiêu đề phụ nên được viết bằng CHỮ IN HOA, hoặc chữ thường nhưng với cỡ chữ to hơn bình thường nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật. Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm. Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
 Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ.
 	- Cách vẽ : Chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình ảnh. Bất cứ lúc nào có thể, hãy dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời gian. 
 	- Mỗi từ khóa - hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một từ khóa. Chúng ta thay đổi màu sắc khi đi từ một ý chính ra đến các ý phụ cụ thể hơn. 
 Bước 4 : Ở bước cuối cùng này, hãy để trí tưởng tượng của HS bay bổng. 
 	- HS có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của HS tốt hơn.
 	Trong quá trình hướng dẫn HS các bước thực hiện, để có thể giúp HS vẽ BĐTD hiệu quả, tôi đưa ra những gợi ý:
 Sử dụng những từ ngữ đơn giản thể hiện thông tin: Những từ dư thừa chỉ làm bản đồ lộn xộn. Khi viết chữ in không nên viết dính nhau hoặc không rõ ràng sẽ khó đọc.
 Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau: Nó giúp HS làm bản đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. 
 Lưu ý: không được quá chú trọng đến vẽ, tô màu dễ làm mất nhiều thời gian, không được tô qúa đậm, quá nổi bật làm mờ đi phần ghi kiến thức.
 Sử dụng những ký hiệu và hình ảnh:. Hình ảnh có thể giúp HS nhớ thông tin hiệu quả hơn là từ ngữ.
 Sử dụng liên kết đan chéo: Thông tin trong một phần của bản đồ có thể liên quan đến phần khác. Khi đó, HS có thể vẽ những đường thẳng để chỉ ra sự liên quan đan chéo. Việc sắp xếp các nhánh vẽ phải theo trình tự, khoa học, logic.
BĐTD của HS là tài sản riêng của HS: một khi HS hiểu cách tạo ra những ghi chú trong BĐTD, HS có thể phát huy các quy tắc của riêng mình để làm cho nó tốt hơn. 
3.2.3 Cách ghi ghép trên BĐTD:
 	* Cách ghi chép trên BĐTD:
 	- Nghĩ trước khi viết. Viết ngắn gọn ( lược bỏ các từ dư thừa để làm nổi bật thông tin chính, thông tin được nhanh hơn)
 	 	- Viết có tổ chức. Viết lại theo ý của mình, nên để khoảng trống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần) 
 	* Điều cần tránh khi ghi chép trên BĐTD:
 	- Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng, ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết. Dành quá nhiều thời gian để ghi chép. 
	3.3. Áp dụng BĐTD vào trong dạy – học.
 3.3.1. Lập BĐTD trong việc kiểm tra kiến thức cũ:
Thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5 – 7 phút, nên yêu cầu của GV thường không quá khó, mà thường chỉ yêu cầu HS tái hiện một phần kiến thức bằng cách đặt câu hỏi, gọi HS lên bảng. Cách làm này vô tình có thể để nhiều HS rơi vào tình trạng học vẹt, đọc thuộc lòng mà không hiểu bài, không nắm được bản chất của vấn đề, cũng như chưa hệ thống.
Cần thay đổi cách kiểm tra, đánh giá nhận thức của HS, không chỉ kiểm tra phần nhớ, mà còn cần kiểm tra cả phần hiểu của các em, nhất là đối tượng HS như lớp 6, nếu không sẽ hình thành phương pháp học không tốt ở các em.
 	Sử dụng BĐTD vừa giúp GV kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của HS đối với bài học cũ. Các BĐTD thường được GV sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu HS điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm. Ví dụ: Khi dạy bài So sánh( tiết 86, tiếp theo), trước khi vào dạy bài mới, GV có thể kiểm tra bài cũ về so sánh dưới dạng cung cấp các từ khóa, yêu cầu HS điền thông tin kiến thức hoàn thành BĐTD về so sánh dưới dạng:
Điều đặc biệt khi tiến hành kiểm tra bài cũ dạng này nó có nhiêu ưu thế hơn so với dạng kiểm tra bài cũ truyền thống là: 
 	Nếu kiểm tra bài cũ cách truyền thống, thường GV nêu câu hỏi, HS lên bảng trả lời, còn HS ở dưới lắng nghe, nhận xét, góp ý. GV chỉ có thế kiểm tra một, hoặc một số HS, còn những HS khác, sẽ không có thời gian kiểm tra. Với cách kiểm tra thông minh này, GV có thể kiểm tra được tất cả HS khi yêu cầu HS lập BĐTD tại chỗ, GV kiểm tra xác xuất một số HS, sau đó cùng các HS ấy kiểm tra cả lớp. Vì thế, HS sẽ không còn thói quen ỷ lại, mà phải chủ động, tự giác học, đồng thời phát huy được tính cách trung thực, độc lập ở các em, giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. Hơn nữa, việc học bằng BĐTD đã giúp HS có cách ghi nhớ kiến thức nhanh, nhớ lâu, nên khi đã quen cách học này, các em không còn thấy khó khăn trong việc ghi nhớ, tìm hiểu kiến thức nữa, các em đã chủ động hơn trong học bài cũ, các em không chỉ học để cô giáo kiểm tra, mà học để ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức theo một hệ thống hơn.
3.3.2. Lập BĐTD trong việc dạy kiến thức mới:
 	Sử dụng BĐTD là một gợi ý cho cách trình bày mới. GV thay vì gạch đầu dòng các ý cần trình bày lên bảng, với sự sắp xếp các đề mục có phần cứng nhắc, khô khan, thì có thể thay bằng cách trình bày với các đường nét, màu sắc trực quan, sẽ lôi cuốn, hấp dẫn HS vào bài mới hơn, nhất là đối tượng HS lớp 6.
 GV có thể sử dụng BĐTD hỗ trợ hình thành kiến thức mới ( một phần hoặc
 cả bài). Mục tiêu bài học được cô đọng trong một từ khóa hay một hình ảnh đặt ở trung tâm. Hoặc GV tự lập BĐTD, hoặc GV hướng dẫn HS lần lượt vẽ các nhánh của bản đổ tư duy theo tiến trình hình thành kiến thức bài học mới, kết hợp với các phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, gợi mở, vấn đápđể giúp HS tự khám phá ki

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_su_dung_ban_do_tu_duy_de_nang_cao_hi.doc