SKKN Một số kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích trong chương trình sgk Ngữ văn 6 cho học sinh trường thcs và thpt Nghi Sơn

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích trong chương trình sgk Ngữ văn 6 cho học sinh trường thcs và thpt Nghi Sơn

Trong nhiều thập kỉ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn phát triển giáo dục đào tạo với phương châm phát triển con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì lẽ đó, mục tiêu giáo dục con người là mục tiêu quan trọng nhất. Từ đó đặt ra đối với nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa đối tượng học sinh. Người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng không chỉ truyền thụ về mặt tri thức mà còn bồi đắp ở học sinh tình yêu, cái nhìn thân ái về con người, về gia đình, quê hương, đất nước và mong muốn được cống hiến. Đã ngàn đời nay, văn học luôn là chìa khóa tâm hồn, là nơi cho ta những khát vọng đích thực của con người . Người dạy văn phải là người nghệ sĩ biết uyển chuyển, sáng tạo trong vận dụng phương pháp,không dạy học theo kiểu máy móc , mà luôn đòi hỏi sự linh động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người giáo viên trên bục giảng.

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn bản văn học dân gian mà cụ thể là truyện cổ tích tôi mạnh dạn suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp với đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học truyện Cổ tích trong chương trình Sgk Ngữ văn 6 cho học sinh Trường THCS VÀ THPT NGHI SƠN”. Đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ xuất phát từ sự yêu mến truyện cổ tích dân gian, từ sự trăn trở cần phải có giải pháp để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.

 

doc 15 trang thuychi01 356211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích trong chương trình sgk Ngữ văn 6 cho học sinh trường thcs và thpt Nghi Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
	 TRANG
Mục lục1
A. Phần mở đầu 
 	I.- Lí do chọn đề tài...2
 	II- Mục đích nghiên cứu	...2
 	III- Đối tượng nghiên cứu .... 2
 IV- Phương pháp nghiên cứu.. .. 3
B. Phần nội dung	
 I- Cơ sở lý luận và thực tiễn.3
 II- Thực trạng .... .3
 III- Biện pháp tiến hành	. 3-13
 IV-Hiệu qủa của SKKN.... ..14 
C. Phần kết luận, kiến nghị
 I.Phần kết luận, kiến nghị..	14
 II. Tài liệu tham khảo..15
 III. Nhận xét của hội đồng khoa học..15
ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhiều thập kỉ qua, Đảng và Nhà nước ta luôn phát triển giáo dục đào tạo với phương châm phát triển con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì lẽ đó, mục tiêu giáo dục con người là mục tiêu quan trọng nhất. Từ đó đặt ra đối với nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng là cần phải quan tâm chú trọng hơn nữa đối tượng học sinh. Người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng không chỉ truyền thụ về mặt tri thức mà còn bồi đắp ở học sinh tình yêu, cái nhìn thân ái về con người, về gia đình, quê hương, đất nước và mong muốn được cống hiến. Đã ngàn đời nay, văn học luôn là chìa khóa tâm hồn, là nơi cho ta những khát vọng đích thực của con người . Người dạy văn phải là người nghệ sĩ biết uyển chuyển, sáng tạo trong vận dụng phương pháp,không dạy học theo kiểu máy móc , mà luôn đòi hỏi sự linh động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người giáo viên trên bục giảng.
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn bản văn học dân gian mà cụ thể là truyện cổ tích tôi mạnh dạn suy nghĩ và đưa ra một số giải pháp với đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy học truyện Cổ tích trong chương trình Sgk Ngữ văn 6 cho học sinh Trường THCS VÀ THPT NGHI SƠN”. Đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ xuất phát từ sự yêu mến truyện cổ tích dân gian, từ sự trăn trở cần phải có giải pháp để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Như chúng ta đã biết văn học dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động và một trong những thể loại gửi gắm tâm tư tình cảm của con người chính là truyện cổ tích,đó là ước mơ là khát khát vọng về cuộc sống của con người qua cái nhìn đầy nhân văn và tâm hồn mộc mạc đôn hậu của ông cha ta. Chính vì thế qua giờ học văn, giáo viên xây dựng cho các em đời sống tình cảm lành mạnh, trong sang, rèn cho các em những kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, trong thể hiện cảm xúc, trình bày quan điểm, cách nhìn nhận đánh giá của bản thân về thế giới xung quanh; giúp các em cảm nhận hết được vai trò của việc họcXuất phát từ những nhận thức đó mà tôi thấy mình cần có sự nghiên cứu suy ngẫm, đổi mới sáng tạo, đưa ra phương pháp phù hợp áp dụng vào quá trình dạy học
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:	
 Nghiên cứu áp dụng chuyên đề này, trong năm học 2015 – 2016 tôi đã lựa chọn đối tượng học sinh khối lớp 6 trường THCS và THPT Nghi Sơn và ở môn được phân công giảng dạy: Ngữ văn 6.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Để nghiên cứu đề tài trên tôi tiến hành điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; thống kê các số liệu về mức độ tiếp nhận kiến thức của học sinh trong những năm gần đây để làm tư liệu so sánh với thời gian hiện tại. 
Phương pháp điều tra qua hình thức trắc nghiệm, phát phiếu điều tra tìm hiểu hứng thú của học sinh trong giờ học với phương pháp phát vấn, trao đổi, thảo luận. Phương pháp nghiên cứu tài liệu , áp dụng CNTT vào các bài giảng .
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
 Trong chương trình Ngữ văn THCS truyện Cổ tích có vai trò quan trọng trong việc cấu thành diện mạo của dòng Văn học dân gian. Việc đưa truyện cổ tích vào làm một trong những nội dung giảng dạy mang nhiều ý nghĩa về việc tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc, ước mơ về đời sống, công bằng xã hội của nhân dân ta xưaThể loại truyện cổ tích được phân chủ yếu ở lớp 6 và lớp 8 là phù hợp về số tiết học, số lượng văn bản. Về nội dung các tác phẩm được đưa vào chương trình cũng phù hợp với tâm lí lứa tuổi, với mức độ nhận thức của học sinh. 
 Song việc dạy các tác phẩm VHDG nói chung và thể loại cổ tích nói riêng vẫn còn gặp không ít những khó khăn như : tạo không khí cổ xưa cho giờ học, khoảng cách về thời gian khiến những nội dung, tình cảm phản ánh trong tác phẩm văn học dân gian thực sự khó chiếm lĩnh được niềm đam mê niềm tin của học sinh. Rồi ngày nay khi công nghệ và các phương tiện thông tin phát triển thì nhu cầu được kể nghe truyện cổ tích dân gian không còn thực sự hấp dẫn với các em. Song song với điều đó là hiện nay việc giảng dạy thể loại này chưa được quan tâm, chú trọng hay nói cách khác chưa thể hiện hết, phát huy hết vai trò của thể loại này trong trường phổ thông. Đây là vấn đề thôi thúc bản thân tôi cần tìm tòi đổi mới phương pháp dạy cho mình.
II/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1/ Thực trạng.
 Văn học là nhân học, học văn là học cách làm người. Tuy nhiên thực tế hiện nay học sinh lại rất ngại học văn. Điều đó có nghĩa rằng nhân học đang bị mai một dần, Điều gì sẽ xảy ra khi các em sống thờ ơ, lạnh lùng, vô cảm trước thế giới xung quanh? Điều gì sẽ xảy ra khi các em mất đi những rung động những khao khát tốt đẹp ở đời? Thực tế đạo đức học đường xuống cấp đã phần nào phản ánh thực trạng này. Có nhiều học sinh rất ngại học môn văn bởi lí do là văn viết dài khó học, khó thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài, học sinh lười không đọc hết dẫn tới tình trạng mơ màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong học sinh không nắm được nghệ thuật tiêu biểu, nội dung cơ bản của bài. Từ đó việc nắm kiến thức, rèn kĩ năng của các em còn không cao. Một số học sinh chưa quen với việc hoạt động độc lập, các em tiếp thu kiến thức còn thụ động, từ một phía, khả năng tư duy sáng tạo còn bị bó hẹp, đơn điệu. Vậy làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ văn thực sự có hiệu quả và thu hút học sinh say mê học? Làm thế nào để giờ văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu của cuộc sống? 
2/ Kết quả của thực trạng.
Băn khoăn trước việc học của học sinh, nhất là HS khối lớp 6, khi các em mới tiếp cận với chương trình mới bậc THCS còn nhiều bỡ ngỡ, lại là GV đang trực tiếp giảng dạy, tôi đã quyết định tiến hành điều tra hai lớp 6B, 6C vào cuối học kì I năm học 2015- 2016, với đề bài kiểm tra bằng hình thức tự luận như sau:
Câu 1: Kết thúc truyện “Thạch Sanh” là gì? Em có nhận xét gì về kết thúc ấy?
Câu 2: Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Kết quả hai lớp được tôi khảo sát như sau:
Lớp
Điểm Giỏi
Điểm Khá
Điểm TB
Điểm Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A/38
1
2,6%
4
10,5%
18
47,4%
15
39,5%
6D/40
3
7,5%
8
20.0%
21
52,5%
8
20,0%
 Trước thực trạng đó tôi thấy cần cần phải tìm tòi đưa ra giải pháp nhằm thay đổi thực trạng theo chiều hướng tích cực.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Khái quát chung về thể loại truyện cổ tích và việc dạy học đọc - hiểu thể loại truyện cổ tích cho học sinh lớp 6 ở Trường THCS-THPT Nghi Sơn.
 1.1. Định nghĩa truyện cổ tích.
Để dạy thể loại này, trước hết, tôi thấy phải nắm và hiểu đặc điểm định nghĩa của truyện cổ tích. Cụ thể, Sgk Ngữ văn 6 đã định nghĩa truyện cổ tích như sau: 
“Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc: Kiểu dạng 1: Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, người con riêng, em út, người có hình dạng xấu xí) VD: cây khế, Sọ Dừa
- Kiểu dạng 2: Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ (nhân vật kì tài) VD: Cây bút thần,
- Kiểu dạng 3: Nhân vật thông minh( con người trí xảo, VD: Em bé thông minh) và nhân vật ngốc nghếch (những con người khờ khạo, VD : Truyện thằng Ngốc, thằng Cuội)
- Kiểu dạng 4: Nhân vật là động vật ( con vật biết nói năng, hoạt động tính cách như con người) VD: Hoàng tử Ếch, 
Ngoài ra còn kể thêm một số kiểu nhân vật khác: Nhân vật là những con người đức hạnh; nhân vật là những kẻ xấu xa.. 
“Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.”[1]
1.2. Đặc trưng thể loại truyện cổ tích
Khi dạy thể loại cổ tích, tôi thấy việc hiểu rõ đặc trưng thể loại có tác dụng rất lớn trong việc khai thác hình tượng nhân vật kiểu cổ tích. Cụ thể đó là bốn đặc trưng sau:
- Tính nguyên hợp và tính đa chức năng: Đây là thuộc tính chung của văn học dân gian cũng như của thể loại cổ tích, chi phối tất cả các yếu tố chất liệu tạo nên nó như: ngôn từ, động tác, các yếu tố của nghệ thuật tạo hình VD: Truyện Thạch Sanh khi được nghe kể lại một cách diễn cảm, hoặc xem trên sân khấu ta sẽ được thưởng thức tổng hợp cả lời kể, chất giọng, điệu bộ khung cảnh, tạo hình nhân vật..(Tính đa chức năng)
- Tính truyền miệng và tính tập thể: Đây là hai thuộc tính quan trọng vào bậc nhất của VHDG , có quan hệ mật thiết với nhau, tác động, chi phối lẫn nhau. Tính truyền miệng trong VHDG nhằm phản ánh quá trình sáng tác, lưu truyền bằng miệng của các tác phẩm VHDG (cổ tích). Và vì thế mà chi phối các yếu tố khác, đồng thời cho thấy người sáng tác và người thưởng thức không hoàn toàn tách bạch mà nhiều khi cùng là một.
- Tính vô danh và tính dị bản: Tính vô danh nhằm phản ánh sự không mang tên tác giả của tác phẩm văn học dân gian (khác với hiện tượng “khuyết danh” là thiếu tên, hoặc mất tên tác giả ở văn học viết). Tính vô danh của truyện cổ tích có tác dụng tích cực, làm cho nội dung không bị bản quyền tác giả cá nhân ràng buộc, do đó mà luôn được tự do tham gia lưu truyền, sửa chữa, sáng tạo, làm cho ngày càng tăng thêm tính dị bản.
- Đặc trưng thi pháp. Trong những câu chuyện cổ tích không hề xây dựng nhân vật tính cách, nhân vật cổ tích chỉ là những nhân vật tốt/ xấu ổn định, nhân vật nhân cách hành động theo chức năng định sẵn.
1.3. Sự khác nhau giữa thể loại truyện cổ tích và các thể loại khác trong văn học dân gian.
Thứ nhất, khi dạy thể loại này, ở bài đầu tiên giới thiệu thể loại cổ tích tôi liên hệ nhanh với thể loại truyền thuyết vừa học xong, liên hệ thể loại thần thoại mà các em được đọc tham khảo ở tiểu học, được biết trong cuộc sống.
Thứ hai, tôi giúp HS tổng hợp so sánh các thể loại qua bài Ôn tập Văn học dân gian. 
- Giữa cổ tích với truyền thuyết. Truyền thuyết là truyện có yếu tố lịch sử cho nên tính chất cụ thể, xác định trở thành đặc trưng nổi bật. Trong truyền thuyết có rất nhiều tên đất, tên người thời lịch sử cụ thể vì chúng dựng lại lịch sử chứ không hề hư cấu tự do và mang tính phiếm chỉ nhiều như cổ tích.
- Giữa truyện cổ tích với ngụ ngôn và truyện cười: Nhân vật trong cổ tích Việt rất đông, bao gồm nhiều độ tuổi, nhiều thành phần xã hội, nhiều nghề nghiệp thuộc nhiều thời kì lịch sử khác nhau. So với ngụ ngôn và truyện cười thì trong cổ tích đội ngũ nhân vật nhiều hơn, phong phú, đa dạng hơn rất nhiều, mặt khác truyện cổ tích là truyện về những người lương thiện đau khổ, thiệt thòi trong xã hội, vì vậy những câu chuyện trong cổ tích thường mang tính nhân đạo sâu sắc , kết thúc có hậu, “ở hiền gặp lành”. Còn nội dung ngụ ngôn thì chủ yếu nhằm răn dạy bài học nào đó trong cuộc sống
1.4. Vị trí, cấu trúc truyện cổ tích trong chương trình Sgk Ngữ văn THCS.
- Về vị trí: Truyện cổ tích có giá trị to lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Xuất phát từ điều đó mà truyện cổ tích có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trrung học cơ sở, góp phần hình thành những con người có trình độ, có nhân cách, lối sống nhân ái, nhân văn, có tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng, căm ghét cái xấu xa độc ác.
- Về cấu trúc chương trình: Việc phối hợp, bố trí nội dung phân môn văn học ở từng khối lớp, từng thời kì cũng như mỗi thời điểm sao cho đáp ứng tốt nhất mục tiểu nói trên là điều hết sức quan trọng. Phần truyện dân gian nói chung và hệ thống thể loại cổ tích nói riêng ứng với văn bản tự sự được bố trí sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm, được phân bố chương trình ở hai lớp 6 và lớp 8 THCS, được cấu trúc theo đơn vị thể loại. Theo nguyên tắc này, truyện cổ tích chia làm hai vòng: 
Vòng 1: (Lớp 6) Truyện cổ tích Sọ Dừa, Thạch sanh, Em bé thông minh, cây bút thần, Ông lão đánh cá và con cá vàng
Vòng 2: (Lớp 8) Truyện cổ tích Cô bé bán diêm. Đây là nguyên tắc sư phạm phản ánh một số quy luật nhận thức theo trình độ Tâm - sinh lí lứa tuổi.
1.5. Khả năng giáo dục học sinh của truyện cổ tích.
Quả thật truyện cổ tích có khả năng giáo dục rất lớn đối với HS lớp 6. Bởi lẽ tâm hồn các em rất trong sáng, cái nhìn, cách nghĩ còn mang màu sắc chủ quan. Mà cổ tích lại là sáng tác của quần chúng nhân dân, kết tinh những tinh hoa dân tộc, cho nên xã hội thu nhỏ trong cổ tích có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách ở các em. Những tác dụng đó là: 
- Tác dụng giáo dưỡng: Giống như một cuốn sách bách khoa, một kho tri thức tổng hợp, truyện cổ tích đem lại những hiểu biết cực kì phong phú và đa dạng về cuộc sống của nhân dân thời xưa. Đó là những quan niệm về triết lí sống, nhân sinh quan “ở hiền gặp lành”, một xã hội với đời sống sinh hoạt da dạng: một hội làng ươm dày, một quán nước có trầu têm cánh phượng cho đến một cảnh chăn bò trên núi, đốn tre giữa rừng, mò cua bắt tép ngoài đồng, hình ảnh một chàng dũng sĩ đóng khố đầu trần cầm búa chém trăn tinh
Những hiểu biết ấy không dễ gì mà lớp trẻ ngày nay, nhất là ở thành thị có được nếu không tìm đến truyện cổ tích của ông cha qua trường kì lịch sử.
Từ những hiểu biết ấy mà các câu chuyện cổ tích bao giờ cũng có thể gợi cho người ta ở mọi cảnh ngộ bài học có ích về lối sống ứng xử, về đạo lí làm ngườiVới giá trị thẩm mỹ phong phú, kiểu tư duy nghệ thuật hồn nhiên, quan điểm nghệ thuật lấy sự đề cao giá trị chân - thiện- mỹ làm gốc rễ, cổ tích thực sự có tác dụng giáo dưỡng tâm hồn to lớn.
- Tác dụng giáo dục: Truyện cổ tích không chỉ có tác dụng sâu sắc đối với thế hệ trẻ trong nhà trường, mà chủ yếu là bồi đắp tâm hồn dân tộc. Bởi vì “Chính trong văn nghệ dân gian ta tìm thấy những điều cơ bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc” (Cù Huy Cân) [2] .Truyện cổ tích có nhiều biểu tượng đẹp đẽ về cái dũng trong đó ngời sáng lên hai hình tượng tiêu biểu giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác - đó là chân lí. Thach Sanh chính là biểu tượng của cái Thiện, của Nhân- Trí – Dũng, cũng là thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc về lòng yêu chuộng hòa bình, sống khoan dung nhân ái..
1.6.Nhìn nhận đúng thực trạng dạy học đọc hiểu thể loại truyện cổ tích ở trung học cơ sở hiện nay.
Để dạy học đọc hiểu truyện cổ tích ở trung học cơ sở hiện nay theo đúng thể loại, tôi thấy cần nhìn nhận đúng và tránh những sai lầm sau: 
(1) Đồng nhất truyện cổ tích với truyện hiện đại, dạy truyện cổ tích như dạy truyện hiện đại (phân tích yếu tố nghệ thuật như trong truyện hiện đại, chưa quan tâm đến những yếu tố phi văn chương)
(2) Xóa nhòa ranh giới giữa khoa học nghiên cứu truyện cổ tích – văn học dân gian với các khoa học liên quan như dân tộc học, lịch sử, xã hội học, phong tục họclàm bài dạy mất đi thông tin thẩm mỹ, chỉ còn lại bức tranh xã hội khô cứng.
(3) Đơn giản hóa tác phẩm cổ tích, diễn xuôi một cách khô khan, chia nhân vật thành hai tuyến chính – tà rồi phân tích một cách sơ lược, công thức.
(4) Cách dạy tầm chương trích cú, nhấm nháp ngôn từ hình ảnh làm cho HS “thấy cây mà không thấy rừng” hoặc viện dẫn quá xa, lan man ngoài tác phẩm.
2. Một số nguyên tắc, biện pháp đặc thù trong dạy học đọc hiểu thể loại truyện cổ tích trong chương trình Sgk Ngữ văn 6 THCS.
2.1. Mấy nguyên tắc cơ bản trong dạy học đọc hiểu thể loại truyện cổ tích ở THCS. 
2.1.1.Nguyên tắc tuân thủ đặc trưng thể loại:
- Thứ nhất do đặc trưng truyền miệng và tập thể mà đời sống các tác phẩm thể loại cổ tích rất dài và có thể biến đổi từ đó nó cũng quy định nên tính dị bản. Với đặc trưng này, yêu cầu đối với người dạy là không nên quá máy móc bắt buộc HS chỉ được hiểu, được nhớ một nội dung định sẵn, một kết cục duy nhất.
Cụ thể: GV cho HS thấy các dị bản của một số truyện cổ tích:
+ Truyện Thạch Sanh: Thạch Sanh lên ngôi và công chúa cũng sinh được hai hoàng tử, sau này Lí Thông lập mưu đưa quân chiếm ngôi
- Thứ hai, truyện cổ tích hơn các truyện khác là xây dựng thế giới hiện thực trong mơ ước. Bằng những hình tượng nhân vật gần gũi với cuộc đời thực, truyện trình bày lý tưởng của nhân dân về một xã hội công bằng, dân chủ trong đó những người dân lương thiện, nghèo khổ hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng cuộc sống xứng đáng với đạo đức, tài năng của họ. Như vậy dạy học đọc hiểu thể loại truyện cổ tích không phải là đi sâu đánh giá hành động của nhân vật tốt hay xấu, đúng hay sai mà nên chú ý đến kết thúc của truyện, ý nghĩa của truyện có phản ánh đúng ước mơ của nhân dân về nguyện vọng đạo lí sống ở đời. Có như vậy GV mới giúp HS hệ thống hóa kiến thức về đặc điểm truyện cổ tích , lý giải vì sao truyện cổ tích bao giờ cũng kết thúc có hậu.
Cụ thể: Khi dạy thể loại này tôi chỉ ra đặc điểm này khi kết thúc truyện:
+ Thach Sanh: -> Chàng dũng sĩ Thạch Sanh làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải cúi đầu lạy tạ trước khi về nước, được vua nhường ngôi.
-> Còn mẹ con Lí Thông dù được Thạch Sanh tha mạng vẫn bị sét đánh chết, bị hóa kiếp thành bọ hung.
2.1.2. Nguyên tắc tích hợp.
Dạy học cổ tích, phải đặt trong sự so sánh với thể loại khác nhằm giúp HS sau thời gian học cổ tích sẽ tổng hợp, khái quát và so sánh được hai thể loại VHDG: Đó là truyền thuyết và cổ tích
2.1.3 Nguyên tắc tích cực hóa hoạt động của chủ thể học sinh.
Mỗi truyện cổ tích đều có thể hướng kết cục mở để người đọc có thể đưa ra cách kết cục khác nhauVì thế với mỗi bài dạy thể, trên quan điểm dạy học tích hợp, lấy HS làm trung tâm, tôi đã chú trọng tính tích cực hóa của HS để các em được tìm hiểu ở nhiều chiều, cả chiều rộng và chiều sâu, phát huy được màu sắc cá nhân của học sinh qua việc lĩnh hội tác phẩm.
2.1.4. Nguyên tắc hình thành năng lực cảm thụ, lĩnh hội và phân tích tác phẩm.
Dạy văn, học văn vốn là một trong những con đường mở ra trước mắt HS cách sống, cách làm người. Vì thế GV không chỉ đơn thuần là truyền thụ kiến thức, mà còn là một “đạo diễn” trên “sân khấu” dạy học của mình. GV phải biết lắng nghe, quan sát, gợi niềm đam mê của HS bằng những biện pháp tốt nhất. Có như vậy kết quả việc học thể loại tự sự mới có hiệu quả cao.
2.2. Các biện pháp dạy học đọc hiểu thể loại truyện cổ tích ở THCS.
2.2.1. Dạy học đọc hiểu truyện cổ tích bằng biện pháp cho HS đọc phân vai.
Đây chính là cách tôi cho HS nhập vai vào từng nhân vật, từ đó HS có thể tái hiện lại câu chuyện một cách cụ thể, sinh động. HS được sống cùng nhân vật.
Cụ thể: Khi dạy bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, tôi yêu cầu HS đọc phân vai: Giọng điệu của mụ vợ: Nanh nọc, kẻ cả, giọng điệu thay đổi theo mức độ tăng dần theo mức độ lòng tham của mụ.
- Giọng điệu ông lão: Hiền lành, sợ sệt, nhu nhược, nhỏ vừa nghe
- Giọng điệu cá vàng: Vừa phải, thể hiện sự nghiêm khắc
2.2.2. Dạy học đọc hiểu truyện cổ tích bằng biện pháp đọc diễn cảm theo đoạn nhằm bồi dưỡng tình cảm nhân ái cho học sinh. 
Đọc diễn cảm giúp HS cảm nhận được tư tưởng, tình cảm mà tác giả dân gian thể hiện trong truyện, có thể chia sẻ buồn vui hay đồng cảm với nỗi buồn, nỗi bất hạnh của nhân vật trong câu chuyện. Từ đó biết yêu thương con người, sống hướng thiện, tránh xa cái ácDạy Truyện Thạch Sanh: tôi cho HS đọc diễn cảm đoạn “nửa đêm Quận công” kể việc Lí Thông lừa Thạch Sanh đi canh miểu thờ để thế mạng cho mình. Từ đó phần nào đã cảm nhận được ở nhân vật, yêu thương quý mến con người thật thà như Thạch Sanh, căm ghét kẻ xảo trá, mưu mô xảo trá như Lí Thông.
2.2.3. Dạy học đọc hiểu truyện cổ tích bằng biện pháp hướng dẫn HS tìm từ khó.
Đây là một biện pháp tôi tổ chức hướng dẫn cho HS khai thác, giải thích những từ khó của văn bản trong phần chú thích. HS giải thích được những từ khó có liên quan đến văn bản chính là các em sẽ hiểu sâu hơn, chính xác hơn nội dung của văn bản cổ tích. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu từ khó sẽ gợi lại không khí cổ xưa của cổ tích, đồng thời giúp HS trau dồi được vốn từ ngữ, làm phong phú, mở rộng vốn từ Hán Việt. (Phần từ khó là phần chú thích, phần này t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_truyen_co_tich_trong_chuong.doc
  • docBÌA (1).doc