SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học lôgic ở chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 1 trong truyện dân gian cho các trường THCS huyện Lang Chánh

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học lôgic ở chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 1 trong truyện dân gian cho các trường THCS huyện Lang Chánh

Con người Việt Nam từ khi mới khai sinh lập nghiệp đã biết yêu quý cái đẹp, trân trọng những giá trị tinh thần được dệt nên từ chính bàn tay lao động và thực tế cuộc sống. Xét theo tiến trình phát triển của lịch sử văn học thì văn học dân gian là bộ phận đầu tiên, xuất hiện sớm nhất để cùng với văn học trung đại, văn học hiện đại hợp thành nền văn học dân tộc phong phú và đa dạng về đề tài, thể loại cũng như hình thức thể hiện.

 Văn học dân gian lại được chia làm nhiều thể loại khác nhau như: truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ. Ở mỗi thể loại có những cách thể hiện khác nhau nhưng nhìn chung đều xuất phát từ tâm tư, tình cảm của người lao động, góp một tiếng nói gì đó vào trong đời sống của cộng đồng người Việt. Nhưng để hiểu được mối liên hệ chặt chẽ của các truyện cùng một thể loại là vấn đề không dễ, bởi nó yêu cầu người đọc phải tìm được sự lôgíc trong cách thức kể truyện, trong triết lý nhân sinh quan mà cha ông ta đã gửi gắm truyền dạy.

 

doc 17 trang thuychi01 6391
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy học lôgic ở chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 1 trong truyện dân gian cho các trường THCS huyện Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
*********
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO DẠY HỌC LÔGIC Ở CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6 TẬP 1 TRONG TRUYỆN DÂN GIAN 
CHO CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN LANG CHÁNH
 Người thực hiện: Trịnh Đức Hùng
 Chức vụ: Phó trưởng phòng
 Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Lang Chánh
 SKKN thuộc môn: Quản lý
LANG CHÁNH, NĂM 2018
11
A- ĐẶT VẤN ĐỀ:
 I. Lý do chọn đề tài:
Con người Việt Nam từ khi mới khai sinh lập nghiệp đã biết yêu quý cái đẹp, trân trọng những giá trị tinh thần được dệt nên từ chính bàn tay lao động và thực tế cuộc sống. Xét theo tiến trình phát triển của lịch sử văn học thì văn học dân gian là bộ phận đầu tiên, xuất hiện sớm nhất để cùng với văn học trung đại, văn học hiện đại hợp thành nền văn học dân tộc phong phú và đa dạng về đề tài, thể loại cũng như hình thức thể hiện.
 Văn học dân gian lại được chia làm nhiều thể loại khác nhau như: truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ... Ở mỗi thể loại có những cách thể hiện khác nhau nhưng nhìn chung đều xuất phát từ tâm tư, tình cảm của người lao động, góp một tiếng nói gì đó vào trong đời sống của cộng đồng người Việt. Nhưng để hiểu được mối liên hệ chặt chẽ của các truyện cùng một thể loại là vấn đề không dễ, bởi nó yêu cầu người đọc phải tìm được sự lôgíc trong cách thức kể truyện, trong triết lý nhân sinh quan mà cha ông ta đã gửi gắm truyền dạy.
 	Một thực tế cho thấy rằng: việc cảm, hiểu các tác phẩm trong chương trình học phổ thông giúp xâu chuỗi sự việc còn là vấn đề lúng túng của nhiều học sinh, vì thế đã hạn chế phần nào việc lĩnh hội kiến thức, hiểu được ý nghĩa sâu sắc của truyện.. Đặc biệt đối với học sinh lớp 6, các em vừa rời ghế nhà trường tiểu học, cách cảm, cách nghĩ về văn bản nói chung chỉ căn cứ vào những biểu hiện ngôn ngữ cụ thể trong từng văn bản, còn các tầng ý nghĩa sâu xa, tính logic của các sự việc, sự vật các em chưa thể hiểu được. Chương trình Ngữ văn bậc trung học cơ sở (THCS) phải hướng học sinh đến và đạt được mục tiêu đó. Khởi đầu cho mục tiêu đó chính là đội ngũ thầy cô giáo là người phải hướng dẫn học sinh biết cách khai thác để tìm ra tính logic trong các văn bản truyện dân gian. Đây sẽ là cơ sở để học sinh lớp 6 bước những bước đi vững vàng trên con đường chinh phục bộ môn khoa học Ngữ văn của chương trình THCS và chương trình cao hơn sau này.
 Từ những lý do trên, với tư cách là một lãnh đạo từng là giáo viên, chuyên viên phòng Giáo dục và đào tạo đang trực tiếp phụ trách và chỉ đạo chuyên môn, môn Ngữ Văn nói chung và môn Ngữ văn lớp 6 tập 1 nói riêng, tôi xin có một số biện pháp và kinh nghiệm trong việc đi tìm sự lôgíc khi khai thác một số truyện dân gian trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 6- tập I.
II. Nội dung và đối tượng nghiên cứu:
1. Nội dung: Đi tìm sự lôgic trong việc khai thác các truyện dân gian trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 6 -tập I.
2. Đối tượng: Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 6 các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Lang Chánh.
III. Phương pháp nghiên cứu: 
1- Phương pháp nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết.
2- Phương pháp thực nghiệm dạy- học ( bao gồm: thiết kế, thi công, khảo sát- lấy số liệu- hội thảo, dạy thử nghiệm, đánh giá, kết luận).
B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1- Cơ sở lý luận:
 	Truyện dân gian là những văn bản mở đầu cho chương trình đầu cấp thuộc kiểu văn bản tự sự. Vì thế nó có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh học tốt các văn bản tự sự sau này, cũng như làm tốt dạng bài văn tự sự. Nhưng xâu chuỗi các sự việc và tìm ra điểm chung của các văn bản ấy đối với các em học sinh lớp 6 đang còn nhiều bở ngỡ, lúng túng với cách học. Chỉ cho học sinh thấy tính hợp lý trong cách sắp xếp tình tiết sự việc còn là một trong những cách dạy giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
2- Tình hình thực tiễn:
Trong cấu trúc SGK Ngữ Văn lớp 6, ở chương trình tập I có đưa một số truyện dân gian Việt Nam giảng dạy cho học sinh. Các truyện đưa vào bao gồm hai thể loại: Truyền thuyết và Cổ tích. Truyện Truyền thuyết có 5 văn bản, đó là các truyền thuyết thuộc thời kì Văn Lang Vua Hùng. Thể loại truyện cổ tích có hai văn bản thuộc thể loại truyện cổ tích thần kỳ, đối tượng hướng về những nhân vật là người và xung đột xã hội của con người, coi đó là trung tâm, là đối tượng chủ yếu. Nhìn chung các văn bản đó đều là các văn bản điển hình của sáng tác dân gian, giúp người đọc hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa và triết lý sâu sắc thông qua việc xây dựng tình tiết và tuyến nhân vật trong truyện.
3- Thực trạng: 
 3.1. Thuận lợi:
 Đối với học sinh lớp 6, ít nhiều các em đã được biết đến truyện dân gian qua sách báo hay đã được nghe ông bà, cha mẹ kể lại. Chính vì thế các em đã có một vốn hiểu biết nhỏ về nhân vật và sự việc trong truyện nên các em cũng không bị bỡ ngỡ hoàn toàn khi tiếp cận các tác phẩm truyện dân gian khi học.
 3.2. Khó khăn:
 Bên cạnh những thuận lợi trên thì một thực tế cho thấy rằng việc thích và hiểu tác phẩm truyện dân gian và xâu chuỗi được hệ thống sự việc còn là một vấn đề nan giải và lúng túng của các em học sinh lớp 6. Vì thế đã làm hạn chế việc lĩnh hội kiến thức trong tác phẩm truyện dân gian của các em.
3.3. Kết quả thực trạng ban đầu:
 Tôi đã lựa chọn học sinh lớp 6 của 3 trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện gồm học sinh trường trường học cơ sở Đồng Lương, học sinh trường trung học cơ sở Quang Hiến, học sinh trường THCS Dân Tộc Nội Trú Lang Chánh qua khảo sát ban đầu ( đầu năm học) với tổng số 70 học sinh/1 đơn vị trường học, kết quả là:
TT
Đơn vị
Số lượng xếp loại và tỉ lệ %
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
1
Trường THCS DTNT
1
1,4
10
14,3
50
71,5
9
12,8
2
Trường THCS Quang Hiến
9
12,8
51
72,9
10
14,3
3
Trường THCS Đồng Lương
1
1,4
8
11,4
47
67,2
14
20
II/ CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
1.Khái niệm: 
- Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy. 
 - Logic trong văn bản: Lô gic giúp chúng ta nâng cao trình độ, kỹ thuật suy nghĩ của chúng ta.
- Logic giúp ta biết dùng từ, dùng câu một cách chính xác và biết phát triển tư tưởng một cách mạch lạc và hợp lý.
2. Đi tìm sự lôgic trong việc khai thác các truyện dân gian trong chương trình SGK Ngữ Văn lớp 6- tập I:
 2.1. Thể loại Truyền thuyết:
 Trong nền văn học dân gian Việt Nam, Truyền thuyết xuất hiện, tồn tại và diễn biến trước hết như một sự thay thế, sự hóa thân của thể loại sử thi cổ đại. Chức năng chủ yếu của truyền thuyết là phản ánh nhận thức và lý giải lịch sử.
 	Vì vậy, truyền thuyết không chủ yếu hướng vào lý giải các hiện tượng tự nhiên như thần thoại mà chủ yếu hướng vào những sự kiện, biến cố lịch sử có ý nghĩa trọng đại và những nhân vật lịch sử nổi lên trong những sự kiện, biến cố ấy. Đúng như cố chủ tịch Phạm Văn Đồng đã có nhận xét: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích”. Cụ thể ở một số văn bản như sau:
 * Truyện "Con Rồng, cháu Tiên":
 Truyện này có thể coi là phần đầu của tập sử thi vĩ đại của người Việt được sáng tạo và hệ thống hóa chủ yếu trong thời kỳ Văn Lang, vì thế giáo viên cần cho học sinh hiểu: Người Việt thời cổ đại đã xuất phát từ yêu cầu xây dựng và củng cố quốc gia Văn Lang mới hình thành để nhận thức và lý giải nguồn gốc của mình. Người Việt tự hào về nguồn gốc Rồng Tiên của mình và coi đó là nguồn gốc chung của tất cả các dân tộc, các thành viên của nước Văn Lang. Đó là chi tiết giới thiệu về sự gặp gỡ tình cờ mà nên duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ trên miền đất có nhiều hoa thơm cỏ lạ giúp họ nên vợ nên chồng. Cuộc hôn nhân của Lạc Long Quân (thuộc giống Rồng) và Âu Cơ (thuộc giống Tiên).
 Chi tiết cái bọc trăm trứng là kết quả tình yêu của hai nhân vật có tính chất bất tử phi thường. Một trăm trứng trong cùng một bọc (để có từ đồng bào trong cách gọi ngày nay) nở ra một trăm người con khỏe mạnh như nhau. Giáo viên cũng cần cho học sinh hiểu việc chia con giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ là một sự tất yếu hợp lý bởi nguồn gốc xuất thân của hai nhân vật khác nhau và phải chăng đó cũng chính là phản ánh quá trình phân bố dân cư trên lãnh thổ quốc gia Văn Lang cổ đại.
 Kẻ trên cạn người dưới nước nhưng mỗi khi hoạn nạn thì giúp đỡ lẫn nhau cho thấy có sự lôgic chặt chẽ với phần đầu truyện Lạc Long Quân thường giúp dân cách trồng trọt và cách làm ăn. Như vậy đã phản ánh và khẳng định tính chất bền vững của tình nghĩa con người, tình nghĩa cha con - một trong những tình nghĩa truyền thống lâu đời của người Việt.
 	Cũng từ truyền thuyết này đã giúp người đọc biết được nhà nước đầu tiên, kinh đô đầu tiên của dân tộc ta có nguồn gốc từ con Lạc cháu Hồng. Đó cũng chính là xuất phát điểm cho sự yêu thương đùm bọc và niềm tự hào dân tộc đến độ tuyệt vời của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước. 
 * Truyện “Thánh Gióng”: 
 	 Ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử dân tộc (thời kì Văn Lang) nhân dân ta phải đương đầu với lực lượng ngoại xâm. Truyền thuyết Thánh Gióng là sự tổng kết, sự khái quát hóa nghệ thuật cao nhất, đặc sắc nhất của giai đoạn lịch sử chống giặc ngoại xâm đầu tiên của nhân dân ta, như là mở đầu cho truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta.
 	Nhìn chung nội dung, ý nghĩa của truyện Thánh Gióng rất rộng lớn, phong phú và sâu sắc. Dạy bài này trước hết giáo viên cần cho học sinh nhận thức rõ điểm nổi bật của của truyện là nhận thức về sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc, để từ đó hiểu rõ hơn các nhân vật, sự việc trong truyện đều có quan hệ chặt chẽ với chủ đề này.
 Ví dụ: Sức mạnh của Thánh Gióng là kết hợp của sức mạnh tinh thần 
(tình thương của mẹ), của vật chất (góp gạo nuôi Gióng của dân làng), cũng là sức mạnh của con người (trỗi dậy vươn mình của Gióng) vừa là sức mạnh của vũ khí (ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt...) đó là cả một sự phát triển lôgic trong nghệ thuật sáng tạo tình tiết của truyện.
 Bình thường khi chưa có nhu cầu chống ngoại xâm thì sức mạnh ấy tiềm ẩn, chưa bộc lộ. Nhưng khi tổ quốc lâm nguy kẻ thù uy hiếp thì sức mạnh ấy nhanh chóng hình thành và phát triển cao độ đến mức phi thường kỳ diệu. Chi tiết chú bé làng Gióng ba năm “chẳng nói chẳng cười” nhưng khi vừa nghe tin có giặc ngoại xâm, vừa nghe có tiếng mõ rao cần có người hiền tài ra giúp nước thì lập tức Gióng “vụt lớn lên như thổi”, vươn vai đứng dậy thành người khổng lồ, ăn hết “bảy nong cơm, ba nong cà” đã thể hiện rất rõ điều đó. Sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nông dân đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã được truyện Thánh Gióng phản ánh khá toàn diện, sâu sắc. Tạo nên sức mạnh của Gióng là có sự đồng tâm nhất trí cao của người đứng đầu quốc gia “Hùng Vương” và nhân dân trong nước mà tiêu biểu là mẹ Gióng, là nhân dân làng Phù Đổng.
 Chi tiết Gióng nằm yên ba năm không nói nhưng khi nghe tiếng mõ rao đã lập tức biết nói và tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước chống giặc ngoại xâm. Đó phải chăng là sự phát triển vượt bậc, phi thường của con người trước yêu cầu của lịch sử và tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Nhưng có tinh thần, sức khỏe chưa đủ; muốn đánh giặc, thắng giặc thánh Gióng cần có vũ khí tốt nữa. Cho nên lời yêu cầu đầu tiên, cũng là lời yêu cầu duy nhất đối với sứ giả là “roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt...”. Nhưng bên cạnh vũ khí bằng kim loại sắt, nhân dân ta cũng sớm nhận thức được vai trò và tác dụng của vũ khí bằng tre. Bởi vậy chi tiết roi sắt bị gẫy, Gióng phải nhổ tre bên đường đánh giặc trực tiếp thật giàu ý nghĩa.
 Tuy rằng truyện có tính chất thần thánh phi thường, nguồn gốc thần linh đó là bà mẹ dẫm lên vết chân to ở ngoài đồng rồi thụ thai, sự lớn nhanh vượt bậc trở thành người khổng lồ, sau khi đánh tan giặc trở thành bất tử. Nhưng căn bản Gióng vẫn là con người có làng quê cụ thể, xác định, có bà mẹ bình thường như bao bà mẹ khác, có sinh ra và lớn lên bằng ăn cơm, ăn cà, có lòng yêu nước và sẵn sàng đi đánh giặc. Kết hợp các yếu tố thần thánh và phi thường ấy đã giải thích ý nghĩa của tên làng, của ao hồ liên tiếp, của những bụi tre đằng ngà vàng óng. Và cũng thông qua truyện này để thấy được ước mơ của nhân dân ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
 Như vậy có thể nói xây dựng hệ thống tình tiết giúp làm nổi rõ khát vọng, ước mơ, giải thích một hiện tượng nào đó của một sáng tác dân gian trên là một nghệ thuật đáng ghi nhận. Dạy học cho học sinh thấy được sự phát triển lôgic của các sự việc là một điều cần thiết vì liên quan đến cách hiểu truyện và tóm tắt truyện tự sự có hiệu quả.
 2.2. Thể loại truyện Cổ tích:
 Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian ra đời từ thời cổ đại , gắn liền với quá trình tan giã của chế độ công xã nguyên thủy hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội, nó hướng về những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức thẩm mỹ giáo dục và giải trí của nhân dân trong thời kì những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp.
 * Truyện “Thạch Sanh”:
 Truyện Thạch Sanh thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ hướng về nhân dân và xung đột xã hội của con người. Thạch Sanh là một nhân vật có yếu tố thần thánh ở sự ra đời nhưng hoàn cảnh sống lại giống như bao người bình thường khác. Truyện đã chia nhân vật thành hai tuyến: Tuyến chính diện và phản diện. Nhưng tại sao một con người có đủ phép thần thông mà lại tin kẻ hàng rượu như vậy? Xây dựng chi tiết này phải chăng tác giả dân gian muốn tạo nên xung đột của các nhân vật. Thạch Sanh ngây thơ trong sáng bao nhiêu thì mẹ con Lý Thông mưu mô xảo quyệt bấy nhiêu. Nhưng cuối cùng, Thạch Sanh đã tha bổng cho Lý Thông. Điều đó đã thể hiện vẻ đẹp của người anh hùng phù hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc ta.
 Theo đặc điểm của thể loại truyện thần kỳ, ta thấy truyện đã giới thiệu con người và việc trước rồi sau đó các lực lượng thần kỳ mới lần lượt được nói đến( thiên thần dạy võ nghệ cho chàng, chằn tinh, đại bàng, cây đàn thần...) và cuối cùng tác phẩm kết thúc khi con người và việc đời được giới thiệu ban đầu đã được giải quyết rõ ràng, sáng tỏ (Thạch Sanh lấy được công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng trị).
 Xét theo phương diện nghệ thuật và phương pháp giải quyết những xung đột mâu thuẫn thì các lực lượng kỳ ảo trong truyện đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhân vật chính là Thạch Sanh thụ động bất lực trước những tình huống khó khăn bị Lý Thông lừa dối nhiều lần nhưng vẫn giữ phận làm em...Và xung đột được giải quyết khi có yếu tố thần kỳ xuất hiện, như niêu cơm thần giúp chàng chiến thắng hiểm nghèo để chiến thắng kẻ thù.
 Như vậy, nếu tìm hiểu truyện ở tình huống hiểm nghèo và phương diện nghệ thuật, giải quyết những xung đột thì Truyện Thạch Sanh được phát triển một cách hợp lý, logic và đích cuối cùng là: Cất lên bài ca về triết lý. Triết lý sống: "ở hiền gặp lành", "gieo gió gặp bão"; thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công bằng xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
3- Thực nghiệm: 
 Tiết 1: 
 Văn bản: "Con Rồng, cháu Tiên"
A/ Mục tiêu cần đạt:
B/ Phương tiện dạy học:
C/ Phương pháp:
D/ Lên lớp:
 * Kiểm tra bài cũ của học sinh;
 * Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới;
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm truyền thuyết; Đọc - kể.
I/ Tìm hiểu chung
? Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu như thế nào.
? Nhận xét về hình dạng và nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
? Chi tiết Lạc Long Quân thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt nói lên điều gì.
? Sự gặp gỡ của Lạc Long Quân và Âu Cơ nói lên điều gì.
? Em hãy nêu nhận xét của mình về chi tiết trên? Chi tiết đó nói lên ý nghĩa gì về nguồn gốc con người Việt Nam.
? Giải thích cho từ nào.
? 100 đứa con trai sinh ra không cần bú mớm vẫn khỏe mạnh cho biết thêm điều gì nữa.
? Từ đó em hãy nêu nhận xét của mình về nguồn gốc của dân tộc ta.
? Đang sống bình thường họ quyết định gì. Vì sao.
? Vì sao họ phải chia tay, chia con, có hợp lý không.
? Chi tiết này theo em còn được hiểu theo cách nào nữa.
? Trước lúc chia tay, Lạc Long Quân căn dặn điều gì. Lời căn dặn đó phản ánh ý nguyện gì của dân tộc Việt Nam.
1. Khái niệm truyền thuyết:
2. Đọc, kể, từ khó:
II/ Phân tích: 
1/ Giới thiệu cội nguồn của dân tộc Việt Nam:
- Lạc Long Quân: là thần, thuộc nòi Rồng, sống dưới nước, có nhiều phép lạ.
- Âu Cơ: thuộc nòi Tiên, ở trên núi cao, xinh đẹp tuyệt trần.
=> Hình dạng kỳ lạ. lớn lao, đẹp đẽ.
- Bắt đầu sự nghiệp mở nước, đấu tranh chống thiên nhiên.
- Họ nên vợ chồng sinh ra một cái bọc trăm trứng.
- Chi tiết đó có yếu tố hoang đường kỳ ảo.
- Nguồn gốc con người Việt Nam cùng sinh ra từ một cái bọc trứng.
- Đồng bào
- Dân tộc Việt Nam vốn khỏe mạnh, cường tráng, đẹp đẽ.
-> Nguồn gốc dân tộc ta cao đẹp là kết quả của tình yêu, mối lương duyên Tiên Rồng.
2/ Ước nguyện muôn đời của dân tộc Việt Nam:
- Hoàn cảnh sống bắt buộc họ phải chia tay nhau:
+ 50 con theo mẹ lên rừng.
+ 50 con theo bố xuống biển.
- Phát triển cộng đồng dân tộc.
- Phân bố dân cư.
- Lời dặn của Lạc Long Quân trước lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt Nam: kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì phải giúp đỡ nhau.
*) Giới thiệu:
- Tên nước đầu tiên là Văn Lang.
- Người con trai cả lên ngôi gọi là Hùng Vương.
- Tục truyền ngôi cho con trưởng.
III/ Tổng kết: 
IV/ Luyện tập:
Tiết 2: 
 Văn bản: Thạch Sanh
 (Truyện cổ tích)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
	1. Đạt điểm 1, mục ‘kết quả cần đạt’ (SGK trang 61).
	2. Học sinh nắm vững mục ‘Ghi nhớ’
	Thạch Sanh là truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ diện chăn Tinh, đại bàng, cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược, thể hiện ước mơ, niềm tin, đạo đức, công lí, xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hoà bình của nhân dân ta.
	3. Rèn luyện kĩ năng kể chuyện cổ tích một cách diễn cảm.
B. CHUẨN BỊ : 
GV : Đọc các tài liệu có liên quan , tranh vẽ được cấp
HS : Đọc kĩ văn bản, soạn bài trước khi đến lớp
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Kể lại một cách diễn cảm truyện " Thánh Gióng "
? Những bài học được rút ra từ truyện " Sọ Dừa "
* Dạy và học bài mới.
Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được nhân dân ta yêu thích. Đây là truyện cổ tích về người dũng sĩ diện chằn Tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa... Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng hân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của cốt truyện và của những chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe.
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chungvăn bản
Giáo viên đọc mẫu một đoạn à Học sinh đọc à nhận xét cách đọc, kể của học sinh
? Theo em truyện được kể theo trình tự nào ? (Trình tự thời gian, sự việc)
? Bố cục gồm mấy phần ?
HS : Độc lập trả lời, lớp nhận xét, gv kết luận
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
? Nhân vật chính của truyện là ai ?
? Thuộc kiểu nhân vật gì trong truyện cổ tích ?
? Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường ?
HS : Độc lập trả lời, lớp nhận xét, gv kết luận
? Ý nghĩa của việc giới thiệu đó ?
HS : Trao đổi nhóm, độc lập trả lời, lớp nhận xét, gv kết luận
I. Tìm hiểu chung văn bản
	1.Đọc: Gợi không khí cổ tích, phân biệt giọng kể và giọng nhân vật.
	2. Chú thích : 3, 6, 7, 8, 9, 11, 12, 13
	3. Kết cấu, bố cục truyện.
* Mở bài : Lai lịch, nguồn gốc của nhân vật chính Thạch Sanh.
* Thân bài : gồm các chặng
- Thạch Sanh kết nghĩa với Lý Thông.
- Thạch Sanh diện chăn Tinh bị Lý Thông cướp công.
- Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa lại bị cướp công.
- Thạch Sanh diệt hồ tinh, c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_day_hoc_logic_o_chuong_trinh_n.doc