SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS

SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS

Trong chương trình giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay nhìn chung tất cả các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại và khoa học ứng dụng. Đặc biệt bộ môn toán, các em được tiếp thu kiến thức xây dựng trên tinh thần toán học hiện đại. Ngay từ khi cắp sách đến trường các em đã làm quen với phương trình dưới dạng đơn giản đó là các bài toán tìm x và cao hơn nữa ở lớp 8, lớp 9 dạng toán: “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” là dạng toán tương đối khó đối với học sinh. Đặc trưng của dạng toán này là đề bài cho dưới dạng lời văn và có sự đan xen của nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ toán học, vật lý, hoá học .Có nhiều bài toán lại có các dữ kiện ràng buộc lẫn nhau, ẩn ý dưới dạng lời văn buộc học sinh phải có suy luận tốt mới tìm được mối liên hệ giữa các đại lượng để dẫn đến lập phương trình.

Mặt khác, đối với loại toán này các bài toán đều có nội dung gắn liền với thực tế. Chính vì thế mà việc chọn ẩn thường là những số liệu có liên quan đến thực tế. Do đó khi giải học sinh thường mắc sai lầm là thoát ly với thực tế dẫn đến quên điều kiện của ẩn, hoặc không so sánh, đối chiếu kết quả với điều kiện của ẩn. Hoặc học sinh không khai thác hết các mối liên hệ ràng buộc của thực tế. Mặt khác kĩ năng phân tích, tổng hợp của học sinh trong quá trình giải bài tập còn yếu. Với những lý do đó mà học sinh rất sợ và ngại làm loại toán này. Ngoài ra, cũng có thể do trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức theo tinh thần của sách giáo khoa mà chưa chú ý phân loại các dạng toán, chưa khái quát được cách giải cho mỗi dạng. Chính vì thế giải bài toán bằng cách lập phương trình chỉ đạt kết quả tốt khi biết cách diễn đạt những mối quan hệ trong bài thành những mối quan hệ toán học. Vì vậy nhiệm vụ của người thầy không phải là giải bài tập cho học sinh mà vấn đề đặt ra là người thầy phải dạy học sinh cách suy nghĩ để tìm lời giải bài tập.

Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS, bằng kinh nghiệm của bản thân và qua sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến này với suy nghĩ và mong muốn được trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy về loại toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” và sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS” chỉ xét trong phạm vi chương trình của lớp 8 và lớp 9.

 

doc 19 trang thuychi01 9634
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN KỸ NĂNG GIẢI 
BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH 
CHO HỌC SINH THCS
 Người thực hiện: Lê Thị Thúy
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Quang Trung
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu. 
IV. Phương pháp nghiên cứu.
B/ PHẦN NỘI DUNG 
I.Cơ sở lí luận: 
II. Thực trạng chung của học sinh khi gặp các bài toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”.
III.Các giải pháp đã vận dụng:
1. Yêu cầu về giải một bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Phân loại các bài toán giải bằng cách lập phương trình.
3. Những bài toán cụ thể hướng dẫn tìm tòi lời giải và học sinh thực hiện giải.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
C/ PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay nhìn chung tất cả các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại và khoa học ứng dụng. Đặc biệt bộ môn toán, các em được tiếp thu kiến thức xây dựng trên tinh thần toán học hiện đại. Ngay từ khi cắp sách đến trường các em đã làm quen với phương trình dưới dạng đơn giản đó là các bài toán tìm x và cao hơn nữa ở lớp 8, lớp 9 dạng toán: “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” là dạng toán tương đối khó đối với học sinh. Đặc trưng của dạng toán này là đề bài cho dưới dạng lời văn và có sự đan xen của nhiều dạng ngôn ngữ khác nhau như ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ toán học, vật lý, hoá học.Có nhiều bài toán lại có các dữ kiện ràng buộc lẫn nhau, ẩn ý dưới dạng lời văn buộc học sinh phải có suy luận tốt mới tìm được mối liên hệ giữa các đại lượng để dẫn đến lập phương trình.
Mặt khác, đối với loại toán này các bài toán đều có nội dung gắn liền với thực tế. Chính vì thế mà việc chọn ẩn thường là những số liệu có liên quan đến thực tế. Do đó khi giải học sinh thường mắc sai lầm là thoát ly với thực tế dẫn đến quên điều kiện của ẩn, hoặc không so sánh, đối chiếu kết quả với điều kiện của ẩn. Hoặc học sinh không khai thác hết các mối liên hệ ràng buộc của thực tế. Mặt khác kĩ năng phân tích, tổng hợp của học sinh trong quá trình giải bài tập còn yếu. Với những lý do đó mà học sinh rất sợ và ngại làm loại toán này. Ngoài ra, cũng có thể do trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ truyền thụ cho học sinh những kiến thức theo tinh thần của sách giáo khoa mà chưa chú ý phân loại các dạng toán, chưa khái quát được cách giải cho mỗi dạng. Chính vì thế giải bài toán bằng cách lập phương trình chỉ đạt kết quả tốt khi biết cách diễn đạt những mối quan hệ trong bài thành những mối quan hệ toán học. Vì vậy nhiệm vụ của người thầy không phải là giải bài tập cho học sinh mà vấn đề đặt ra là người thầy phải dạy học sinh cách suy nghĩ để tìm lời giải bài tập. 
Trong quá trình giảng dạy ở trường THCS, bằng kinh nghiệm của bản thân và qua sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trong trường tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến này với suy nghĩ và mong muốn được trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy về loại toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” và sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS” chỉ xét trong phạm vi chương trình của lớp 8 và lớp 9. 
II. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS” để: Giúp cho học sinh có cái nhìn tổng quát hơn về dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình, để mỗi học sinh sau khi học xong chương trình toán THCS phải nắm chắc dạng toán này, có được cách giải, phân loại được dạng toán và rèn luyện giải bài toán bằng cách lập phương trình thành thạo.
Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, xem xét bài toán dưới dạng đặc thù riêng lẻ. Mặt khác cần khuyến khích cho học sinh tìm hiểu cách giải để học sinh phát huy được khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén khi tìm lời giải bài toán, tạo được lòng say mê, sáng tạo, ngày càng tự tin, không còn tâm lí ngại ngùng đối với việc giải bài toán bằng cách lập phương trình. 
Học sinh thấy được môn toán rất gần gũi với thực tiễn cuộc sống và các môn khoa học khác. 
	Giúp giáo viên tìm ra phương pháp dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh, làm cho học sinh hứng thú khi học môn toán. 
III. Đối tượng nghiên cứu: 
Đề tài này sẽ nghiên cứu về “Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh THCS”:
+ Hướng dẫn và định hướng các dạng bài cơ bản về giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình ở môn Đại số 8, 9.
+ Hình thành cách giải và phương pháp giải bài toán bằng cách lập phương trình cho HS. 
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- Tham khảo tài liệu về một số bài soạn mẫu trong quyển một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
- Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp.
- Điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh. 
- Thực nghiệm dạy các lớp 8 và 9 nhiều năm. 
- Đánh giá kết quả của học sinh sau khi dạy thực nghiệm. 
PHẦN NỘI DUNG 
I.Cơ sở lí luận: 
Như đã nói ở phần đầu, loại toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” là bài toán có lời văn, với loại toán này vấn đề đặt ra trước hết là phải lập được phương trình từ những dữ kiện mà bài toán đã cho thông qua tìm lời giải, sau đó mới là cách giải phương trình để tìm nghiệm thoả mãn yêu cầu của đề bài. Giải bài toán bằng cách lập phương trình gồm các bước giải sau:
Bước 1: Lập phương trình:
+ Chọn ẩn và xác định điều kiện cho ẩn.
+ Biểu thị các số liệu chưa biết qua ẩn.
+ Tìm mối liên quan giữa các số liệu để lập phương trình.
Bước 2: Giải phương trình.
Bước 3: Chọn kết quả thích hợp và trả lời.
II. Thực trạng chung của học sinh khi gặp các bài toán “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”.
Trong quá trình giảng dạy toán ở trường THCS tôi thấy dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình là một dạng toán cơ bản. Dạng toán này không thể thiếu trong các bài kiểm tra chương cũng như trong các bài thi học kỳ môn toán lớp 8 và lớp 9 nhưng đại đa số các em bị mất điểm và cũng có học sinh biết cách giải nhưng không đạt điểm tối đa. Cụ thể:
- Ở các bước trên thì bước 1 là quan trọng nhất vì có lập được phương trình phù hợp với đề bài thì mới có được kết quả của bài toán. Đây chính là khâu khó nhất đối với học sinh, những khó khăn thường gặp:
+ Không biết tóm tắt bài toán để đưa bài toán từ nội dung thực tế về bài toán mang nội dung toán học. Không xác định được đại lượng nào phải tìm, đại lượng nào đã cho.
+ Không biết cách chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn.
+ Không biết biểu diễn và lập luận mối liên hệ của ẩn theo các dữ kiện của bài toán để lập phương trình.
Những lí do trên dẫn đến học sinh không thể lập được phương trình.
- Ở bước 2 có nhiều học sinh không giải được phương trình là do học sinh chưa phân dạng được phương trình để áp dụng cách giải tương ứng với phương trình, hoặc học sinh không biết cách giải phương trình.
- Đối với bước 3 học sinh thường gặp khó khăn trong các trường hợp sau:
+ Không chú trọng khâu thử lại nghiệm của phương trình với các dữ kiện của bài toán và điều kiện của ẩn.
+ Không biết biện luận: Chọn câu trả lời, các yếu tố có phù hợp với điều kiện thực tế không?
Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng giải các loại bài tập này tránh những sai lầm của học sinh hay mắc phải. Do đó, khi hướng dẫn học sinh giải loại toán này phải dựa trên các quy tắc chung là: Yêu cầu về giải bài toán, quy tắc về giải bài toán bằng cách lập phương trình, phân loại các bài toán dựa vào quá trình tham gia của các đại lượng làm sáng tỏ mối quan hệ của các đại lượng, từ đó học sinh tìm lời giải cho các bài toán. 
Kết quả khảo sát trước khi dạy thực nghiệm: Đối với học sinh gặp dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình như sau: 
Lớp
Điểm
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
8A1
42
1
3
19
16
3
8A2
45
2
4
16
17
6
9A1
44
1
5
18
16
4
9A2
45
3
5
11
19
7
III.Các giải pháp đã vận dụng:
1.Yêu cầu về giải một bài toán bằng cách lập phương trình:
Ở các bước trên thì bước 1 là quan trọng nhất vì có lập được phương trình phù hợp với đề bài thì mới có được kết quả của bài toán. Để có thể giải đúng, nhanh bài toán giải bài toán bằng cách lập phương trình cả giáo viên và học sinh cần chú ý:
 + Đọc kĩ đề bài và tóm tắt bài toán để hiểu rõ: đại lượng phải tìm,
 các đại lượng và số liệu đã cho, mô tả bằng hình vẽ nếu cần, chuyển đổi đơn vị nếu cần. 
 + Thường chọn trực tiếp đại lượng phải tìm làm ẩn, chú ý điều kiện của ẩn sao cho phù hợp với yêu cầu của bài toán và với thực tế.
 + Xem xét các tình huống xảy ra và các đại lượng nào mà số liệu chưa biết ngay được.
 + Khi đã chọn số chưa biết của một đại lượng là ẩn thì phải tìm được mối liên hệ giữa đại lượng chưa biết và các đại lượng đã biết để lập phương trình. Mối liên hệ này được thể hiện bởi sự so sánh (bằng, lớn hơn, bé hơn, gấp mấy lần ...).
 + Khi đã lập phương trình cần vận dụng tốt kỹ năng giải các dạng phương trình đã học để tìm nghiệm của phương trình.
 + Cần chú ý so sánh nghiệm tìm được của phương trình với điều kiện của bài toán và với thực tế để trả lời.
Mặc dù đã có quy tắc chung để giải loại toán này. Nhưng trong quá trình hướng dẫn học sinh giải loại toán này giáo viên nên cho học sinh vận dụng theo sát các yêu cầu sau:
1.1. Bài toán không được sai sót: 
Để bài giải của học sinh không sai sót, trước hết người giáo viên phải phân tích cho học sinh hiểu bài toán vì nếu hiểu sai đề bài thì sẽ trả lời sai. Học sinh cần hiểu rõ mục đích của các công việc đang làm, chú ý không được bỏ qua điều kiện của ẩn, đơn vị của ẩn.
1.2. Lời giải phải có lập luận:
Trong quá trình giải các bước phải có lập luận chặt chẽ với nhau. Xác định ẩn khéo léo. Mối quan hệ giữa ẩn và các dữ kiện đã cho phải làm bật lên được ý phải đi tìm. Nhờ mối tương quan giữa các đại lượng trong bài mà lập phương trình.Từ đó tìm được các giá trị của ẩn.
1.3. Lời giải phải mang tính toàn diện:
Cần hướng dẫn học sinh hiểu rằng kết quả của bài toán tìm được phải phù hợp với cái chung, với thực tế trong trường hợp đặc biệt thì kết quả vẫn còn đúng.
1.4. Lời giải phải đơn giản: 
Lời giải ngoài việc phải đảm bảo ba yêu cầu nói trên cần phải chọn cách làm đơn giản mà đa số học sinh đều hiểu và có thể tự làm lại được.
1.5. Trình bày lời giải phải ngắn gọn và khoa học:
Khoa học ở đây là mối quan hệ giữa các bước giải của bài toán phải lôgic, chặt chẽ với nhau, các bước sau tiếp nối các bước trước và được suy ra từ bước trước, nó đã được kiểm nghiệm và chứng minh là đúng hoặc những điều đó đã được biết từ trước.
1.6. Lời giải phải rõ ràng:
Nghĩa là các bước giải phải không được chồng chéo lên nhau, hoặc phủ định lẫn nhau. Các bước giải phải thật cụ thể và chính xác.
1.7. Những lưu ý khác:
- Cần chú trọng việc đưa bài toán thực tế về bài toán mang nội dung toán học thông qua việc tóm tắt và chuyển đổi đơn vị.
- Để thuận tiện và tạo điều kiện dễ dàng khi khai thác nội dung bài toán cần:
+ Vẽ hình minh họa nếu cần thiết.
+ Lập bảng biểu thị các mối liên hệ qua ẩn để lập phương trình.
2. Phân loại các bài toán giải bằng cách lập phương trình:
2.1. Dạng toán chuyển động.
2.2. Dạng toán liên quan đến số học.
2.3. Dạng toán về công việc, vòi nước. 
2.4. Dạng toán về năng suất lao động. 
2.5. Dạng toán liên quan đến hình học.
2.6. Dạng toán có nội dung Vật lý, Hoá học.
2.7. Một số bài toán cổ.
3. Những bài toán cụ thể hướng dẫn tìm tòi lời giải và học sinh thực hiện giải:
3.1. Dạng toán chuyển động:
a. Hướng dẫn học sinh tìm lời giải:
- Với dạng toán này cần khai thác ở các đại lượng:
+ Vận tốc.
+ Thời gian.
+ Quãng đường.
Lưu ý phải thống nhất đơn vị.
- Chọn ẩn và điều kiện ràng buộc cho ẩn.
- Tùy theo từng nội dung mà chọn ẩn cho phù hợp, sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác để tìm lời giải như sau:
Các trường hợp
(Hay loại phương tiện)
Vận tốc(km/h)
Thời gian(h)
Quãng đường(km)
Theo dự định
Theo thực tế
Phương trình lập được 
b. Bài toán minh họa:
Đường sông từ thành phố A đến thành phố B ngắn hơn đường bộ 10 km. Để đi từ A đến B, một ca nô đi hết 3 giờ 20 phút, một ô tô đi hết 2 giờ. Biết vận tốc của ca nô kém vận tốc của ô tô là 17km/h.Tính vận tốc của ca nô?
+ Hướng dẫn giải: 
Hướng dẫn học sinh biểu thị các đại lượng đã biết và chưa biết vào trong bảng:
Phương tiện
Vận tốc(km/h)
Thời gian(h)
Quãng đường(km)
Ca nô
x
Ô tô
x+17
2
2.(x+ 17)
Phương trình lập được
+ Lời giải :
Cách 1: Gọi vận tốc của ca nô là x (km/h) (x > 0)
 Vận tốc của ô tô là: x +17 (km/h)
 Đường sông từ A đến B dài là: (km)	
 Đường bộ từ A đến B dài là: 2.(x+17) (km)
Theo đề bài thì đường sông ngắn hơn đường bộ là 10km ta có phương trình: 
 Û x = 18 (thoả mãn điều kiện).
 Vậy vận tốc của ca nô là 18 km/h.
Cách 2: Gọi quãng đường sông dài là x (km) (x > 0)
Ta có bảng sau:
Phương tiện
s (km)
t(h)
v (km/h)
Ca nô
x
ô tô
x+10
2
(x+10):2
Phương trình lập được
Ta có phương trình:
 (thỏa mãn điều kiện)
 Vậy vận tốc của ca nô là: (km/h)
Tóm lại: Với dạng toán chuyển động thì giáo viên cần làm cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng: quãng đường, vận tốc, thời gian và các đại lượng này liên hệ với nhau bởi công thức: S = v.t 
Trong quá trình chọn ẩn nếu ẩn là quãng đường, vận tốc, hay thời gian thì điều kiện của ẩn là luôn dương. 
Cần lưu ý trong dạng toán chuyển động cũng có thể chia ra nhiều dạng và lưu ý: 
+ Nếu chuyển động trên cùng một quãng đường thì vận tốc và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau.
+ Nếu thời gian thực tế đến chậm hơn dự định thì cách lập phương trình như sau: Thời gian dự định đi với vận tốc ban đầu cộng thời gian đến chậm bằng thời gian thực tế đi trên đường. Nếu thời gian thực tế đến nhanh hơn dự định thì cách lập phương trình làm ngược lại phần trên.
+ Nếu chuyển động trên một đoạn dường không đổi từ A dến B rồi từ B về A thì thời gian cả đi lẫn về bằng thời gian thực tế chuyển động.
+ Nếu hai chuyển động ngược chiều nhau, sau một thời gian hai chuyển động gặp nhau thì có thể lập phương trình: S1 +S 2 = S
3.2. Dạng toán liên quan tới số học:
a. Hướng dẫn học sinh tìm lời giải:
- Những lưu ý khi giải các bài tâp:	 
+ Viết chữ số tự nhiên đã cho dưới dạng tổng các lũy thừa của 10:
 .
+ Số chính phương: Nếu a là số chính phương thì a = b2( )
- Hướng dẫn học sinh theo bảng thông thường như sau:
Cách trường hợp
Chữ số hàng chục
Chữ số hàng đơn vị
Mối liên hệ
Ban đầu
Về sau
Phương trình lập được
b. Bài toán minh họa:
	Một số tự nhiên có hai chữ số, tổng các chữ số bằng 7 nếu thêm chữ số 0 vào giữa hai chữ số thì được số lớn hơn số đã cho là 180. Tìm số đã cho?
* Hướng dẫn giải:
Hướng dẫn học sinh biểu thị các đại lượng đã biết và chưa biết vào trong bảng:
Các trường hợp
Chữ số hàng trăm
Chữ số hàng chục
Chữ số hàng đơn vị
Mối liên hệ
Ban đầu
0
x
7 – x
x(7 – x) = 10x + 7 – x = 9x + 7
Về sau
x
0
7 - x
= 100x + 7 - x = 99x + 7
Phương trình lập được
 (99x + 7 ) - ( 9x + 7 ) = 180
* Lời giải:
	Gọi chữ số hàng chục của chữ số đã cho là x, điều kiện 0<x ≤ 7 và xN.
	Thì chữ số hàng đơn vị của số đã cho là: 7 - x
	Số đã cho có dạng: x(7 – x) = 10x + 7 – x = 9x + 7 
	Viết thêm chữ số 0 vào giữa hai chữ số hàng chục và hàng đơn vị ta được số mới có dạng;
 = 100x + 7 - x = 99x + 7
	Theo đề bài ta có phương trình:
 ( 99x + 7 ) - ( 9x + 7 ) = 180
 90x = 180
 x = 2 (Thỏa mãn điều kiện)
	Vậy: Chữ số hàng chục là 2
 	Chữ số hàng đơn vị là 7 - 2 = 5 
 	Số phải tìm là 25
* Chú ‎ ý:
- Với dạng toán liên quan đến số học cần cho học sinh hiểu được mối liên hệ giữa các đại lượng đặc biệt hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
Biểu diễn dưới dạng chính tắc của nó:
 = 100a + 10b + c.
 ....................
- Khi đổi chỗ các chữ số hàng trăm, chục, đơn vị ta cũng biểu diễn tương tự như vậy. Dựa vào đó ta đặt điều kiện ẩn số sao cho phù hợp.
3.3. Dạng toán công việc: 
a. Hướng dẫn học sinh tìm lời giải:
 - Với dạng toán này giáo viên cần làm cho học sinh hiểu: Coi toàn bộ công việc là một đơn vị và biểu thị bằng 1, nếu thực hiện xong một công việc hết x ngày (giờ, phút...) thì trong một ngày (giờ, phút...) làm được 1/x công việc và tỉ số 1/x chính là năng suất lao động trong một ngày (giờ, phút...).
- Hướng dẫn học sinh thông qua lập một trong hai bảng sau:
Bảng 1
Cách trường hợp
Thời gian làm xong 1 công việc
Năng suất công việc
Mối liên hệ (tổng khối lượng công việc)
Theo dự định
Máy 1 (đội1)
Máy2 (đội2 )
Theo thực tế
Máy 1 (đội1)
Máy2 (đội2 )
Phương trình lập được
Bảng 2
Các sự kiện
Đội I(vòi 1)
Đội II(vòi 2)
Cả hai đội
Số ngày
Phần việc làm trong một ngày
Phương trình lập được
b. Bài toán minh họa:
Hai đội công nhân xây dựng nếu làm chung thì mất 6 ngày sẽ làm xong một công trình. Nếu làm riêng thì đội I làm lâu hơn đội II là 5 ngày. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi đội làm mất bao lâu?
*) Hướng dẫn giải:
Gọi số ngày đội I làm một mình xong công việc là: x (ngày, x > 5)
Hướng dẫn học sinh biểu thị các đại lượng đã biết và chưa biết vào trong bảng:
Các sự kiện
Đội I
Đội II
Cả hai đội
Số ngày
x
x - 5
6
Phần việc làm trong một ngày
Phương trình lập được
*) Lời giải:
Gọi số ngày đội I làm một mình xong công việc là: x (ngày, x > 5)
Số ngày đội II làm một mình xong công việc là: x - 5 (ngày)
Trong một ngày: - Đội I làm được: (công việc)
Đội II làm được: (công việc). 
Cả hai đội làm được: (công việc)
Theo đề bài thì cả hai đội làm chung hết 6 ngày mới xong vậy mỗi ngày cả hai đội làm được 1/6 (công việc)
Ta có phương trình:
 => x2 – 17x + 30 = 0 
 x2 – 2x – 15x + 30 = 0
 x(x - 2) - 15(x - 2) = 0
 (x - 2)(x - 15) = 0
 x = 2 (loại) hoặc x = 15 (thoả mãn)
Trả lời: Đội I làm riêng hết 15 ngày
 Đội II làm riêng hết 10 ngày
*) Chú ý: 
Đối với bài toán này nếu quên không đặt điều kiện cho ẩn hoặc không so sánh kết quả với điều kiện của ẩn thì không loại được nghiệm của phương trình, khi đó kết quả của bài toán sẽ sai.
3.4. Dạng toán về năng suất lao động:
a. Hướng dẫn tìm lời giải:
+ Tiến hành chọn ẩn và đặt điều kiện cho ẩn:
+ Đối với dạng toán về diện tích lập bảng như sau:
Các trường hợp
Diện tích
Năng suất
Thời gian
Dự định
Thực tế
Phương trình lập được
+ Đối với dạng toán thông thường khác hướng dẫn học sinh theo bảng sau:
Mối liên hệ
Các trường hợp
Khối lượng công việc
Năng suất công việc
Thời gian thực hiện (Tổng khối lượng công việc)
Theo dự định
Đội 1
Đội 2
Theo thực tế
Đội 1
Đội 2
Phương trình lập được.
b. Bài toán minh họa:
Bài 1: Trong tháng giêng hai tổ sản xuất được 720 chi tiết máy. Trong tháng hai tổ một vượt mức 15% , tổ hai vượt mức 12% nên sản xuất được 819 chi tiết máy. Tính xem trong tháng giêng mỗi tổ sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy?
* Hướng dẫn giải:
+ Chọn ẩn: x là số chi tiết máy tổ 1 sản xuất trong tháng đầu (0 < x < 720,)
+ Lập mối liên hệ của ẩn theo bảng sau:
Mối liên hệ
Các trường hợp
Khối lượng công việc
Năng suất công việc
Tổng khối lượng công việc
Tháng đầu
Tổ 1
x
100%
720
Tổ 2
720 - x
100%
Tháng sau
Tổ 1
x + 15%x
115%
819
Tổ 2
720 –x +(720 –x)12%
112%
Phương trình lập được.
x+ 15%x+720 – x +(720 –x)12% = 819
* Lời giải:
	Gọi số chi tiết máy tổ 1 sản xuất trong tháng đầu là x (chi tiết)
 ĐK: x Î Z, 0 < x < 720
Khi đó tháng đầu tồ 2 sản xuất được: 720 - x (chi tiết).
Tháng 2 tổ một sản xuất được: x + 15%x (chi tiết)
	Tháng 2 tổ hai sản xuất được: 720 - x + 12%(720 - x) (chi tiết)
Theo bài ra ta có phương trình:
 x+ 15%x+720 – x +(720 –x)12% = 819 
 = 99
 15x + 8640 - 12x = 9900
 3x = 9900 - 8640
 3x = 1260
 x = 420 (thỏa mãn)
Vậy trong tháng giêng tổ một sản xuất được 420 chi tiết máy, tổ hai sản xuất 
được 720 - 420 = 300 chi tiết máy.
Bài 2: Một đội máy kéo dự định mỗi ngày cày 40 ha. Khi thực hiện mỗi ngày đội đã cày được 52 ha vì vậy khôn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_bai_toan_bang_cach.doc