SKKN Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Quang Trung

SKKN Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Quang Trung

Trong hệ thống tổ chức của các trường trung học cơ sở, yếu tố cơ bản để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học cơ sở, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Quang Trung”.

doc 16 trang thuychi01 5834
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
2
Phần II: NỘI DUNG
2
1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
2
 2. Thực trạng của vấn đề
3
 3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
 4. Kết quả
15
Phần III: KÕt luËn vÀ ĐỀ XUẤT
15
Phần nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học các cấp
16
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong hệ thống tổ chức của các trường trung học cơ sở, yếu tố cơ bản để tổ chức giảng dạy và giáo dục học sinh là lớp học. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là yêu cầu giáo dục bắt buộc của tất cả các trường trung học cơ sở, đó cũng là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường THCS Quang Trung”. 
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả làm công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường trung học cơ sở.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý trong công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trường Trung học cơ sở Quang Trung.
PHẦN II
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
Đối với giáo dục THCS, người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh. Ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, Giáo viên chủ nhiệm lớp trước hết phải là nhà giáo dục, là người tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các em. Giáo viên chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. Mặt khác, Giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục,... Có thể nói vai trò xã hội của người giáo viên chủ nhiệm trở nên lớn hơn nhiều so với chức năng của người giảng dạy bộ môn. 
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá nhân trong lớp về mọi phương diện: học tập, tu dưỡng, lao động và sinh hoạt tập thể. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người lãnh đạo, tổ chức, điều hành, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách theo đúng chương trình và kế hoạch của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ đạo để hình thành nhân cách cho từng học sinh trong tập thể lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối, là nhân vật trung gian thiết lập các mối quan hệ hai chiều: Nhà trường – tập thể học sinh, tập thể học sinh – xã hội. Như vậy, một mặt giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là đại diện cho nhà trường để giáo dục học sinh, vừa đại diện cho tập thể học sinh để liên lạc với nhà trường. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp phải làm cho quan hệ giữa tập thể học sinh với xã hội trở nên gắn bó hơn.  
 	Giáo viên chủ nhiệm xây dựng, tổ chức tập thể lớp mình thành đơn vị vững mạnh, tổ chức điều khiển, lãnh đạo các hoạt động giáo dục của tập thể lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 2. Thực trạng của vấn đề
Trường THCS Quang Trung đóng trên địa bàn phường Ba Đình, là một phường nằm ở trung tâm Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Dân cư đông đúc, chủ yếu phát triển kinh tế thương nghiệp với sự tham gia của các hộ kinh tế nhỏ lẻ. Số lượng trẻ em đông là nguồn nhân lực bổ sung dồi dào cho lực lượng nhân tài và lao động trong tương lai. Sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung, trên địa phương Phường Ba Đình nói riêng trong những năm qua đã tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thu hút được sự tham gia tích cực hầu hết các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội. Mặt khác, đời sống kinh tế được cải thiện đã khiến nhiều gia đình đầu tư cho cuộc sống sinh hoạt và học tập cho con cháu. Công tác giáo dục của nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của cấp uỷ, chính quyền địa phương, Phòng Giáo dục và các Ban ngành cấp trên. Đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp giáo dục học sinh phát triển toàn diện. 
 Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Mặt khác, nhiều gia đình do quá bận rộn với công việc nên thời gian dành cho việc giáo dục con cái không nhiều, gần như phó mặc cho nhà trường và xã hội. Hơn nữa, công tác chủ nhiệm chủ yếu là kiêm nhiệm, thực tế hiện nay chưa có một khoá đào tạo chính thức nào cho Giáo viên chủ nhiệm. Chính vì vậy, không nhiều Giáo viên chủ nhiệm thực sự có năng lực, làm chủ nhiệm chủ yếu bằng kinh nghiệm của bản thân, cộng với trao đổi học hỏi trong nhà trường. Bên cạnh đó, số tiết dành cho Giáo viên chủ nhiệm còn quá ít, chỉ 4 tiết trên tuần, chưa tương xứng công sức giáo viên đầu tư vào công tác chủ nhiệm, dẫn đến nhiều giáo viên chưa hăng say với công tác chủ nhiệm. Nội dung chương trình giảng dạy còn nặng về kiến thức thuần tuý, số tiết giành cho giáo dục công dân, giáo dục đạo đức học sinh còn quá ít, trong khi xã hội ngày càng phát triển. Hơn nữa ở lứa tuổi này, tâm sinh lí của các em đang phát triển mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu, đua đòi, thích sự khẳng định mình..., trong khi kiến thức về xã hội, gia đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều.Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận những thiếu sót về phía đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Một bộ phận giáo viên chưa thật nhiệt tình, một phần do công việc giảng dạy chiếm nhiều thời gian, hiệu quả công tác chủ nhiệm ít nhiều bị ảnh hưởng. Một thiếu sót khác là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiến hành công việc khá cảm tính, chưa có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo thích hợp. Có người quá nghiêm khắc, có người quá dễ dãi. Người nghiêm khắc gò ép học sinh theo khuôn khổ một cách máy móc. Và như thế, về mặt tâm lí, cả giáo viên và học sinh đều như bị áp lực. Người dễ dãi thì lại buông lỏng công tác quản lí, thiếu quan tâm sâu sát. Thực tế, nhiều khi giữa thầy cô chủ nhiệm và học sinh không phải bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung.
 Công tác chủ nhiệm đã được Ban giám hiệu và Phụ huynh quan tâm tạo điều kiện khá tốt. Nhà trường đã không ngừng khắc phục khó khăn, luôn tìm ra các giải pháp phù hợp với thực trạng của nhà trường để xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, tạo điều kiện cho học sinh tích cực phát triển toàn điện. 
 	3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
3.1. Lựa chọn giáo viên chủ nhiệm: Từ những giáo viên có kinh nghiệm giáo dục, có uy tín với học sinh, được Hội đồng giáo dục nhà trường nhất trí phân công chủ nhiệm lớp học để thực hiện mục tiêu giáo dục. Cụ thể: 
* Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có lòng yêu nghề và tình thương yêu học sinh:
 Lòng yêu nghề: Người thầy phải thấy được tính có ích của nghề nghiệp, nhận thấy được nét hay nét đẹp của nó; đó chính là việc người thầy được tiếp xúc với học sinh- những con người trẻ trung, tràn đầy nhựa sống và ngày một trưởng thành, trở thành người công dân có ích cho xã hội.
 Tình thương yêu học sinh:  Sự vui sướng của người thầy khi được tiếp xúc với  học sinh, khi đi vào thế giới tâm hồn rất đặc biệt của các em; người thầy thấy hạnh phúc vì khám phá ra những điều bí mật tiềm ẩn trong các em. Luôn sẵn sàng sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em. Quan tâm đầy thiện chí tới học sinh, kể cả với em học kém và vô kỷ luật. Có tình thương với học sinh                                
* Giáo viên chủ nhiệm lớp cần có phẩm chất đạo đức tốt:
 Tinh thần, nghĩa vụ, trách nhiệm: Người thầy đào tạo ra học sinh nhưng chính là đào tạo ra những con người có tinh thần, nghĩa vụ, trách nhiệm cao đối với xã hội, biết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
 Sự tôn trọng học sinh: Phải luôn coi học sinh là những chủ thể, những nhân cách đang phát triển với đặc điểm riêng của lứa tuổi và người thầy phải luôn luôn tôn trọng những đặc điểm ấy.
 Sự công bằng: Đây là phẩm chất rất cần thiết với người giáo viên. Với học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ thì giáo viên như là biểu hiện sinh động về sự công bằng và lẽ phải. Người thầy giáo phải xứng đáng với niềm tin này của trẻ. Sự công bằng thể hiện trong mọi hoạt động nhưng thể hiện rõ nhất là trong sự đánh giá của giáo viên.
 Lòng trung thực: học sinh chỉ yêu quý và noi theo người mà các em tin tưởng, các em không chịu đựng được sự giả dối, “tính cách hai mặt của người thầy giáo làm các em sửng sốt, mất niềm tin và kông tiếp nhận sự giáo dục nữa” (Gonobolin).
 Đức tính giản dị, khiêm tốn: Là những đức tính cần thiết của con người và của người giáo viên. Khiêm tốn sẽ giúp cho người thầy giáo đánh giá đúng mình, giản dị sẽ giúp cho người thầy gần gũi với học sinh
	3.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp
3.2.1 Xây dựng kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm
Xác định mục tiêu kế hoạch nhằm bồi dưỡng, các điều kiện thực hiện kế hoạch: tài liệu tham khảo, mạng Internet, đối tượng học sinh, đội ngũ giáo viên, thời gian đảm bảo thực hiện hoạch, kinh phí tổ chức các hoạt động bồi dưỡng. Các biện pháp thực hiện kế hoạch.
3.2.2. Tổ chức cho giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên
          Bước 1: Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu các văn bản: Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Trung học, các tài liệu về công tác chủ nhiệm lớp.
	Bước 2: Bồi dưỡng những biện pháp giúp người giáo viên thực hiện hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp:
	Hiểu rõ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS:
	 Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính là các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn của mình một cách đúng đắn, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa người bạn khác giới. Vì thế các nhà giáo dục cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đúng vấn đề, đừng làm cho các em băn khoan, lo ngại. 
Ở lứa tuổi này địa vị các em trong gia đình đã được thay đổi, được gia đình thừa nhận như một thành viên tích cực, được cha mẹ, anh chị giao cho những những nhiệm vụ cụ thể như chăm sóc em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, các em ý thức được các nhiệm vụ và thực hiện tích cực. Các em được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình.
Hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS có nhiều thay đổi, có tác động quan trọng đến việc hình thành những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS như: Sự thay đổi về nội dung dạy học, thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập. Tất cả những thay đổi đó là điều kiện rất quan trọng làm cho hoạt động nhận thức và nhân cách của học sinh THCS có sự thay đổi về chất so với các lứa tuổi trước.
	Ở lứa tuổi này các en đã được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực, được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: tuyên tuyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh, tham gia chăm sóc gia súc  Ở lứa tuổi này các em thích làm công tác xã hội vì: Các em có sức lực, đã hiểu biết nhiều, muốn được mọi người thừa nhận; các em cho rằng công tác xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao; lứa tuổi này các em thích làm những công việc mang tính tập thể, những công việc có lien quan đến nhiều người và được nhiều người cùng tham gia. Do tham gia công tác xã hội, mà quan hệ của học sinh THCS được mở rộng, các em được tiếp xúc với nhiều người, nhiều vấn đề của xã hội, do đó tầm hiểu biết được mở rộng, kinh nghiệm cuộc sống phong phú lên, nhân cách của các em được hình thành và phát triển.
Thái độ đối với học tập của học sinh THCS cũng rất khác nhau. Tất cả các em đều ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của học tập, nhưng thái độ sự biểu hiện rất khác nhau, được thể hiện như sau:
	- Trong thái độ học tập: từ thái độ rất tích cực, có trách nhiệm, đến thái độ lười biếng, thơ ơ thiếu trách nhiệm trong học tập.
	- Trong sự hiểu biết chung: từ mức độ phát triển cao và sự ham hiểu biết nhiều lĩnh vực tri thức khác nhau ở một số em, nhưng ở một số em khác thì mức độ phát triển rất yếu, tầm hiểu biết rất hạn chế.
	- Trong phương thức lĩnh hội tài liệu học tập: từ chỗ có kỹ năng học tập độc lập, có nhiều cách học đến mức hoàn toàn chưa có kỹ năng học tập độc lập, chỉ biết học thuộc lòng từng bài, từng câu, từng chữ.
	- Trong hứng thú học tập: từ hứng thú biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó và có những việc làm có nội dung cho đến mức độ hoàn toàn không có hứng thú nhận thức, cho việc học hoàn toàn gò ép, bắt buộc.
	Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để giúp các em có thái độ đúng đắn với việc học tập thì phải:
	- Tài liệu học tập phải súc tích về nội dung khoa học.
	- Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em, làm cho các em hiểu rõ ý nghĩa của tài liệu học.
	- Tài liệu phải gợi cảm, gây cho học sinh hứng thú học tập.
	- Trình bày tài liệu, phải gợi cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu tài liệu đó.
	- Phải giúp đỡ các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp.
- Ở lứa tuổi này trí nhớ thay đổi về chất. Trí nhớ dần dần mang tính chất của những quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Học sinh THCS có nhiều tiến bộ trong việc ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại. Khi ghi nhớ các em đã biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hoá, phân loại. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn, các em không muốn thuộc lòng mà muốn tái hiện bằng lời nói của mình. Học sinh THCS có nhu cầu mở rộng quan hệ với người lớn và mong muốn người lớn quan hệ với nó một cách bình đẳng, không muốn người lớn coi nó như trẻ con mà phải tôn trọng nhân cách, phẩm giá, tin tưởng và mở rộng tính độc lập của các em.
	Để duy trì sự thay đổi mối quan hệ giữa các em và người lớn, các em có những hình thức chống cự, không phục tùng. Tuy nhiên không phải mọi người lớn đều nhận thức được nhu cầu này của các em, nên điều này là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột giữa các em với người lớn.
	Tính độc lập và quyền bình đẳng trong quan hệ của các em với người lớn là vấn đề phức tạp và gay gắt nhất trong sự giao tiếp của các em với người lớn và trong sự giáo dục các em ở lứa tuổi này.
	Những khó khăn đặc thù này có thể giải quyết, nếu người lớn và các em xây dựng được mối quan hệ bạn bè, hoặc quan hệ có hình thức hợp tác trên cơ sở tôn trọng, tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau. Sự hợp tác này cho phép người lớn đặt các em vào vị trí mới – vị trí của người giúp việc và người bạn trong những công việc khác nhau, còn bản thân người lớn trở thành người mẫu mực và người bạn tin cậy của các em.
	Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh THCS là một hoạt động đặc biệt, mà đối tượng của hoạt động này là người khác – người bạn, người đồng chí. Nội dung của hoạt động là sự xây dựng những quan hệ qua lại và những hành động trong quan hệ đó. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được người khác và bản than mình; đồng thời qua đó làm phát triển mộtsố kỹ năng như kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát hành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng về nhân cách của bạn và của bản thân.
	Đó chính là ý nghĩa to lớn của sự giao tiếp ở lứa tuổi này đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì thế làm công tác giáo dục phải tạo điều kiện để các em giao tiếp với nhau, hướng dẫn và kiểm tra sự quan hệ của các em, tránh tình trạng ngăn cấm, hạn chế sự giao tiếp của lứa tuổi này.
	Về đặc điểm quan hệ giữa các em trai và các em gái ở lứa tuổi này: Có sự thay đổi cơ bản so với lứa tuổi trước, các em đã bắt đầu quan tâm lẫn nhau, ưa thích nhau và do đó quan tâm đến bề ngoài của mình. Lúc đầu sự quan tâm tới giới khác, các em nam có tính chất tản mạn và biểu hiện còn trẻ con như xô đẩy, trêu chọc các em gái  Các em gái rất bực và không hài lòng. Về sau những quan hệ này được thay đổi, mất tính trực tiếp, xuất hiện tính ngượng ngùng, nhút nhát, e thẹn, ở một số em điều đó được bộc lộ trực tiếp còn số khác thì được che dấu bằng thái độ thơ ơ, giả tạo “khinh bỉ” đối với khác giới. Hành vi này mang tính chất hai mặt: sự quan tâm đến nhau cùng tồn tại với sự phân biệt nam nữ.
	Có nhiều học sinh lớp 8.9, đặc biệt là em gái hay để ý đến vấn đề ai yêu ai, nhưng điều này rất bí mật, chỉ kể cho những người bạn rất thân thiết và tin cậy. Ở học sinh lớp 6,7 tình bạn nam nữ ít nẩy sinh, nhưng các học sinh lớp 8,9 thì nẩy sinh thường xuyên, sự gắn bó hai bên rất thân thiết và nó giữ một vị trí lớn trong cuộc sống của các em. Tất nhiên quan hệ nam nữ ở lứa tuổi này cũng có thể lệch lạc. Quan hệ về bạn khác giới không đúng mực, đưa đến chỗ đua đòi chơi bời, bỏ việc học tập và những công việc khác. Vì thế công tác giáo dục phải thấy được điều đó, để hướng dẫn, uốn nắn cho tình bạn giữa nam và nữ thật lành mạnh, trong sáng và nó là động lực để giúp nhau trong học tập, trong tu dưỡng.
	Học sinh THCS bắt đầu xuất hiện sự quan tâm đến bản thân, đến những phẩm chất nhân cách của mình, các em có biểu hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.
	Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lý của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành quan hệ qua lại với mọi người.
	Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu từ sự nhận thức hành vi của mình, từ những hành vi riêng lẻ, đến toàn bộ hành vi và cuối cùng là nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tính cách và khả năng của mình.
	Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là mâu thuẩn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách.
	Ý nghĩa quyết định để phát triển tự ý thức ở lứa tuổi học sinh THCS là cuộc sống tập thể của các em, nơi mà nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn, mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin và sự tự đánh giá của mình.
	Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm nẩy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản than những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm, sai lầm của mình.
	Tình cảm các em học sinh THCS sâu sắc và phức tạp. Điểm nổi bật ở lứa tuổi này là dễ xúc động, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá dễ dàng, tình cảm còn mang tính bồng bột. Đặc điểm này là do ảnh hưởng của sự phát dục và sự thay đổi một số cơ quan nội tạng gây nên.. Nhiều khi còn do hoạt động hệ thần kinh không cân bằng, thường thì quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, đã khiến các em không tự kiềm chế được. Khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động các em đều thể hiện tình cảm rõ rệt và mạnh mẽ. Đặc biệt những lúc xem phim, xem kịch  các em có biểu hiện những xúc cảm rấ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_giao_vien_chu_nhiem_lop_o_t.doc