SKKN Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập và giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo trong phân môn vẽ tranh – bộ môn Mĩ thuật bậc THCS

SKKN Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập và giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo trong phân môn vẽ tranh – bộ môn Mĩ thuật bậc THCS

Những định hướng cơ bản về đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh

GV cung cấp những kiến thức chung của một bài vẽ tranh, ngoài ra còn có những gợi ý, so sánh, giới thiệu mà không có công thức, cũng như quy định về lĩnh vực vẽ tranh , nhằm phát huy trí tưởng tượng, sự tìm tòi, và quan trọng hơn là tạo được sự hứng thú đam mê trong học tập cho học sinh trong các bài vẽ của phân môn vẽ tranh- bộ môn Mĩ thuật bậc THCS.

Đổi mới PPDH của phân môn vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh để các em tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh và hiệu quả hơn.

Với mục tiêu là:

- Giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên và của tác phẩm Mĩ thuật, qua đó các em sẽ có cảm hứng tìm tòi và mong muốn tạo ra cái đẹp, góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động vẽ tranh của học sinh THCS - Phát triển khả năng tư duysáng tạo hình tượng, góp phần hình thành phẩm chất con người thời đại mới, đáp ứng phần nào yêu cầu thẩm mỹ của xã hội hiện nay.

 

docx 19 trang hoathepmc36 26/02/2022 8044
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập và giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo trong phân môn vẽ tranh – bộ môn Mĩ thuật bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mĩ thuật là nghệ thuật tạo ra cái đẹp, cái đẹp đó được thể hiện bằng sự sắp xếp các đường nét, màu sắc, hình mảng ... từ thực tế để đưa vào tranh một cách hợp lí, hài hòa.
Bộ môn Mĩ thuật giúp cho học sinh có những chuyển biến tốt đẹp về nhận thức nghệ thuật. Thể hiện ở đây là những bức tranh ngộ nghĩnh do chính tay các em vẽ ra, hay đơn giản hơn là cách mà các em vận dụng những hiểu biết về thẩm mĩ của mình để ăn mặc sao cho đẹp; cùng nhau trang trí lớp học thân thiện, xanh, sạch, đẹp; sắp xếp góc học tập của mình ngăn nắp, gọn gàng  đó chính là sự cảm nhận bước đầu của các em với cái đẹp, về nghệ thuật làm đẹp, giúp các em cảm thụ và sáng tạo cái đẹp, đồng thời biết đấu tranh chống lại cái xấu làm cho cuộc sống ngày một hoàn thiện, hoàn mỹ hơn. 
 	Vì vậy, có thể nói bộ môn Mĩ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện “Đức - Trí - Thể - Mĩ” trong thời đại ngày nay! 
Vẽ tranh là phân môn khó nhất của bộ môn Mĩ thuật, bởi đó là sự tổng hòa của tất cả các phân môn khác hợp lại. Vẽ tranh đòi hỏi học sinh cần có tư duy sáng tạo, bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có tác phong khoa học. 
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy, phân môn vẽ tranh thực sự được các em học sinh có năng khiếu yêu thích, còn phần lớn các em vẽ theo cảm tính, vẽ chép theo hình gợi ý của sách giáo khoa một cách thụ động, máy móc, thiếu sự sáng tạo và dường như các em chưa cảm nhận được hết những cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Chính vì thế mà kết quả của bài vẽ chưa thật cao như mong muốn. Bên cạnh đó, một số em còn có thái độ hời hợt, chưa thực sự hào hứng trong học tập.
Với mong muốn tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nắm vững phương pháp xây dựng bài vẽ, biết phối hợp và vận dụng linh hoạt các kiến thức cơ bản của mĩ thuật, giúp các em biết cách thể hiện suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ hội họa, vẽ được tranh đạt yêu cầu về nội dung và nghệ thuật, phát huy được năng khiếu và năng lực sáng tạo của mình, và hơn thế nữa các em có thể áp dụng kiến thức đó phục vụ vào thực tế cuộc sống, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập và giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo trong phân môn vẽ tranh – bộ môn Mĩ thuật bậc THCS”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân học tập chưa hiệu quả phân môn vẽ tranh của học sinh THCS. Từ đó tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp, tạo hứng thú học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, giúp các em bộc lộ và phát triển năng lực sáng tạo của mình trong hoạt động vẽ tranh của học sinh THCS .
III. ĐỐI TƯỢNG. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THCS.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân môn vẽ tranh - thuộc môn Mĩ thuật chương trình THCS.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học phân môn vẽ tranh - thuộc bộ môn Mĩ thuật chương trình THCS.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tìm hiểu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thử nghiệm.
- Phương pháp tổng hợp.
B. NỘI DUNG
I. Những định hướng cơ bản về đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
GV cung cấp những kiến thức chung của một bài vẽ tranh, ngoài ra còn có những gợi ý, so sánh, giới thiệu mà không có công thức, cũng như quy định về lĩnh vực vẽ tranh , nhằm phát huy trí tưởng tượng, sự tìm tòi, và quan trọng hơn là tạo được sự hứng thú đam mê trong học tập cho học sinh trong các bài vẽ của phân môn vẽ tranh- bộ môn Mĩ thuật bậc THCS. 
Đổi mới PPDH của phân môn vẽ tranh trong chương trình Mĩ thuật ở bậc THCS là đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh để các em tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh và hiệu quả hơn.
Với mục tiêu là:
- Giáo dục thẩm mĩ, giúp học sinh hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên và của tác phẩm Mĩ thuật, qua đó các em sẽ có cảm hứng tìm tòi và mong muốn tạo ra cái đẹp, góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động vẽ tranh của học sinh THCS - Phát triển khả năng tư duysáng tạo hình tượng, góp phần hình thành phẩm chất con người thời đại mới, đáp ứng phần nào yêu cầu thẩm mỹ của xã hội hiện nay.
II. THỰC TRẠNG 
Môn Mĩ thuật là môn học độc lập có mục tiêu, chương trình, SGK, sách hướng dẫn cũng như họa cụ riêng cho hoạt động dạy và học, giáo viên Mĩ thuật được đào tạo cơ bản, kết quả học tập của học sinh được đánh giá một cách nghiêm túc theo quy định hiện hành.
Bên cạnh những ưu thế đã có, để việc dạy tốt và học tốt phân môn vẽ tranh của bộ môn Mĩ thuật THCS là vấn một đề rất cần được nghiên cứu:
1. Cơ sở vật chất: Phòng học bộ môn Mĩ thuật nhiều nơi chưa có, thiếu thốn các trang thiết bị họa cụ. Đồ dùng dạy học chưa đủ và chưa đảm bảo tính thẩm mĩ.
2. Quản lý và chỉ đạo: Việc phân bổ sử dụng giáo viên dạy Mĩ thuật chưa thật hợp lý, hiện tượng nơi thiếu nơi thừa là phổ biến, nhiều nơi thiếu giáo viên Mĩ thuật nhưng thừa định biên, nên giáo viên các bộ môn khác dù không được đào tạo vẫn được bố trí kiêm nhiệm giảng dạy Mĩ thuật. Bộ môn Mĩ thuật chưa được chú trọng, ít được quan tâm về nâng cao chất lượng, xem học Mĩ thuật là môn phụ không thật quan trọng. Vì vậy việc dạy và học Mĩ thuật thực sự chưa phát huy khả năng thực tế của học sinh. 
3. Đội ngũ giáo viên: Nhiều giáo viên dạy Mĩ thuật chưa chú ý đến mục tiêu là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đa phần tập trung về hướng dẫn thực hành là chủ yếu, tình trạng lên lớp còn rập khuôn cứng nhắc chưa linh hoạt sáng tạo trong cách làm dẫn đến hiệu quả bài vẽ chưa cao. 
4. Gia đình: Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy phần nhiều quan điểm của các bậc phụ huynh là coi bộ môn Mĩ thuật chỉ như môn học phụ, không mấy quan trọng, điều này dẫn đến thái độ ý thức học và sự tiếp nhận của học sinh với bộ môn là rất chủ quan, thậm chí là xem nhẹ việc học. Mặt khác có nhiều phụ huynh trực tiếp ngăn cấm con mình khi muốn tham gia Câu lạc bộ Mĩ thuật, hay các khóa học, các lớp năng khiếu Mĩ thuật trong dịp hè, vì sợ ảnh hưởng đến các môn khác, điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tư duy tự nhiên của các em, ảnh hưởng đến tâm lí lứa tuổi.
5. Dạy - học và kết quả học tập của học sinh đối với phân môn vẽ tranh hiện nay
 Dạy học theo hướng phát triển các năng lực, người ta không chỉ quan tâm tới yêu cầu thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện các kiến thức do giáo viên truyền đạt theo SGK, lặp lại đúng và thành thạo các kĩ năng đã được tập dượt trong tiết học mà còn chú ý tới năng lực nhận thức, rèn luyện các kĩ năng và phẩm chất tư duy phù hợp với nội dung bài học, chú ý đến các kĩ năng học tập, phát triển năng lực tự học. Tuy nhiên số tiết học đạt được đầy đủ các tiêu chí trên là không nhiều, bởi do điều kiện cơ sở vật chất và nhận thức như đã nói trên hầu hết chỉ dừng lại ở các giờ dạythao giảng của trường, của cụm trường. Các giờ học bình thường theo thời khóa biểu diễn ra còn trầm theo lối truyền giảng truyền thống là “Thầy giảng trò nghe”, giáo viên cũng sử dụng phương pháp vấn đáp nhưng chủ yếu vẫn là thuyết trình và luyện tập, hoạt động vẽ theo nhóm hạn chế, các phương tiện dạy học cũng không được mấy quan tâm và sử dụng thường xuyên. Các bài vẽ tranh thường lặp đi lặp lại một số nội dung quen thuộc, học sinh rất ít khi được quan sát thiên nhiên mẫu thật, dẫn đến khi vẽ các em rất khó cảm nhận để đưa ra ý tưởng mới, lười suy nghĩ, bài vẽ trở nên dễ dãi, khô khan, hời hợt qua chuyện. Mặt khác vấn đề kiểm tra, đánh giá, xếp loại cũng không được đề cao. Vào điểm thường không thật đúng với kết quả học tập của học sinh (Hiện nay quy định là Đạt và Chưa đạt). Các giờ học ngoại khóa cũng không thường xuyên thực hiện do điều kiện, do tính an toàn của học sinh khi ra ngoài khu vực trường học.
6. Nguyên nhân
Chính là do chưa thực sự nhận thức đúng đắn mục đích, vai trò, vị trí của môn Mĩ thuật trong hệ thống giáo dục phổ thông với giáo dục toàn diện cho học sinh của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, và phụ huynh học sinh.
Trong phân phối chương trình môn Mĩ thuật ở bậc THCS, phân môn vẽ tranh bao gồm 34 tiết: 
* Khối 6: 9 tiết.
* Khối 7: 11 tiết
* Khối 8: 10 tiết.
* Khối 9: 4 tiết. 
Như vậy số 34/123 tiết ta thấy phân môn vẽ tranh chiếm 1/4 trong tổng số tiết thực học, do đó có thể khẳng định việc vẽ được một tranh vẽ theo đề tài đạt hiệu quả cao là vấn đề cần được nghiên cứu
III. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Để giúp học sinh tiếp cận với bài học dễ dàng, hiểu biết về khái niệm, các nội dung của đề tài, biết cách khai thác đề tài, biết cách bố cục, cách tìm hình tượng
tôi sử dụng phương pháp tìm hiểu đề tài
Với mục tiêu là học sinh thấy được tính giáo dục, tính thực tiễn, vẻ đẹp và sự phong phú của đề tài, từ đó sẽ tạo cảm hứng tìm tòi, động lực sáng tạo ý tưởng mới trong các em. Do đó tôi đã sử dụng phương pháp này như sau:
- Truyền giảng phần này cần nhẹ nhàng, cố gắng tạo ra sự hấp dẫn, tạo cảm hứng, lôi cuốn học sinh tiếp cận bài học 
- Sử dụng đồ dùng trực quan: Hướng dẫn học sinh quan sát các bức tranh của họa sĩ và tranh của học sinh vẽ, mang chủ đề của bài học hoặc hướng dẫn các em quan sát trực tiếp ngoài thiên nhiên, cảnh sinh hoạt lao động, vui chơichỉ ra cho học sinh thấy đường nét, hình khối, màu sắc giữa thực tế và ở trong tranh.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình: Giới thiệu đề tài ở phạm vi rộng hơn, để học sinh hiểu được ý nghĩa và tính thực tiễn của chủ đề đối với cuộc sống hàng ngày.
- Sử dụng phương pháp vấn đáp gợi mở để học sinh tìm hiểu đề tài ở mức độ sâu hơn, phạm vi rộng hơn ngoài ra tôi còn gợi mở để học sinh có cảm xúc thể hiện được những ý tưởng mới.
2. Phương pháp gợi mở
Trước khi dạy bài mới, tôi đã nghiên cứu kĩ các tình huống, các vấn đề cần gợi mở và nội dung gợi mở phải phù hợp với lực học của từng đối tượng học sinh.
- Kết hợp cùng với các phương pháp khác đó là hệ thống câu hỏi gợi mở hoặc dùng lời nhận xét gợi mởđể học sinh suy nghĩ, tìm tòi. Phương pháp này phù hợp với tất cả các hoạt động trong giờ học vẽ tranh, phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh (giỏi, khá, trung bình )
- Khi sử dụng phương pháp gợi mở một cách hợp lí tôi thấy các em học sinh phát huy được tính tích cực, từ đó các em chủ động trong các hoạt động học tập, tạo điều kiện để các em phát huy khả năng và tư duy theo chiều sâu trong nhận thức thẩm mĩ, kĩ năng vẽ tranh, rèn luyện ý thức tự học, tự nghiên cứu tìm tòi ý tưởng mới của học sinh cho mỗi bài học.
Để đạt được những điều đó tôi thường thực hiện như sau:
Ví dụ: Ở bài vẽ tranh đề tài Trò chơi dân gian bài 25 - SGK Mĩ thuật lớp 7, trong hoạt động Hình thành kiến thức tôi đã gợi mở để các em có thể khai thác đề tài sâu hơn như đặt câu hỏi: “Em hãy liệt kê các trò chơi dân gian mà em biết ?
Ngoài các gợi ý vừa nêu của đề tài Trò chơi dân gian, em còn biết về những trò chơi nào khác? Em hãy miêu tả về trò chơi đó bằng hình vẽ ?”.
 Hoặc ở hoạt động Luyện tập của bài học có thể gợi mở về cách vẽ: Ví dụ: Đặt câu hỏi đối với học sinh trung bình và yếu "Em thấy nét và hình vẽ này đã đẹp chưa?”, rồi chỉ ra những sai sót một cách cụ thể đồng thời yêu cầu học sinh tự sửa theo khả năng của mình; đối với học sinh khá nên đặt câu hỏi:“Em hãy nhớ lại xem hình ảnh các bạn đang đá cầu ngoài sân trường trông như thế nào?, các động tác chuyển động ra sao ?” đối với các em học sinh giỏi tôi hỏi: “Em hãy quan sát lại bài mình và tìm ra những chỗ chưa được đẹp? Các em có thể sửa chúng đẹp hơn không?”.
Những câu hỏi trên có ý nghi vấn, đồng thời cũng tin tưởng vào khả năng, năng lực của học sinh, mang tính khích lệ, động viên để các em tự sửa bài mình đẹp hơn 
Về đánh giá bài vẽ tranh tôi sử dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài trong lớp:
VD: Quan sát những bức tranh được treo ở bảng, em thấy những bức tranh nào vẽ đúng yêu cầu của đề tài, những bức nào chưa đúng? Vì sao? 
Hoặc em thấy bài nào trong lớp đẹp nhất ? Vì sao?
Như vậy phương pháp gợi mở thường được sử dụng rộng rãi cho tất cả các môn học, đặc biệt là môn Mĩ thuật. Vì là môn nghệ thuật nên đôi khi vấn đề cần khai thác nằm ngoài những công thức, quy định bắt buộc, do đó để có được hiệu quả cao, và phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh thì người giáo viên cần sử dụng phương pháp gợi mở một cách linh hoạt, không nên rập khuôn, cứng nhắc.
3. Phương pháp trực quan: Thông qua những hình vẽ có trong tranh, ảnh tôi lồng ghép những bình luận nhận xét phù hợp để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh và cụ thể với mục tiêu là:
- Tạo cảm hứng để học sinh suy nghĩ tìm tòi ý tưởng mới của bài.
- Học sinh có cách nhìn toàn diện hơn trước mỗi dạng bài.
- Cung cấp kiến thức cho học sinh từ khái quát đến chi tiết.
Và để đạt được những mục tiêu đó tôi đã tiến hành như sau:
- Nghiên cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học, đảm bảo rõ nội dung, tránh trùng lặp. Sau đó phân loại đồ dùng dạy học như mô hình, hình ảnh, tranh vẽ hoặc tham quan.
- Sử dụng linh hoạt máy chiếu để truyền tải kiến thức thông qua thị giác, tiết kiệm thời gian.
- Sử dụng đồ dùng dạy học đúng thời điểm, không lạm dụng. Kết hợp nhịp nhàng giữa lời giảng, động tác hướng dẫn bằng đồ dùng cùng với nét vẽ minh họa nhằm tạo cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh được vận hành đồng thời, bằng cả thị giác và thính giác.
- Tùy theo nội dung bài dạy để tôi có cách trình bày đồ dùng dạy học khác nhau. Cụ thể là:
Ví dụ: trong bài 10 vẽ tranh đề tài Cuộc sống quanh em - SGK Mĩ thuật lớp 7
Phần hình thành kiến thức tôi cho các em học sinh xem các hình ảnh lao động, vui chơi, buôn bán, học tập... chỉ ra cho học sinh thấy các hoạt động thường ngày của xã hội từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng lên miền núi hay xuống miền biển để học sinh tìm hiểu, tiếp theo tôi: 
- Trình bày cùng một lúc để học sinh có cái nhìn bao quát về nội dung đề tài cuộc sống quanh em 
- Trình bày theo trình tự bài giảng để học sinh theo dõi từng vấn đề của nội dung bài học.
+ Giới thiệu đồ dùng dạy học theo từng nội dung xong, tiếp theo tôi trình bày tổng thể để chốt lại nội dung tổng quát của bài .
+ Cần chú ý tới chất lượng hình ảnh khi trình chiếu trên màn hình, sao cho tất cả các em học sinh đều nhìn rõ. Trường hợp phòng học không có máy chiếu tôi sử dụng tranh của học sinh các năm trước cùng kết hợp tranh sưu tầm của các họa sĩ để thực hiện nội dung bài dạy.
- Lên kế hoặch sưu tầm bài vẽ tranh của học sinh hoặc của họa sĩ để làm tư liệu giảng dạy, kế hoạch là mỗi năm một ít. Sau khi đã có tư liệu tôi phân loại thành từng bài dạy sao cho sát với đối tượng. Những bài vẽ của học sinhchính là minh chứng sinh động cho bài dạy,bởi chúng sát với nội dung,yêu cầu của bài học và phù hợp với khả năng của học sinh,vì vậy có tác dụng khích lệ động viên các em học tập hơn.
- Ngoài ra tôi còn nghiên cứu để làm một số đồ dùng dạy học sát với từng bài học và thực tế địa phương ví dụ như: Các hình khối cơ bản: hình lập phương, hình trụ, hình chóp tam giác...
- Sử dụng tranh của họa sĩ và học sinh làm đồ dùng trực quan.
Tranh phố của họa sĩ Bùi Xuân Phái
Tranh Những đứa trẻ chăn trâu của họa sĩ Thành Chương
Tranh đề tài an toàn giao thông của học sinh
Tranh đề tài trò chơi dân gian của học sinh
Tôi thấy rằng khi áp dụng phương pháp trực quan dạy học bằng đồ dùng giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn bởi những phương tiện trực quan đã tạo một khung cảnh sinh động trước mắt học sinh.
4. Phương pháp vấn đáp
 Là hệ thống câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời về nội dung bài học. Có khi là những câu hỏi đơn lẻ nhằm khai thác một chi tiết, một vấn đề nào đó. Để tạo được hiệu quả của phương pháp này và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tôi đã thực hiện như sau:
Về yêu cầu, không nhất thiết học sinh phải trả lời tất cả các câu hỏi của giáo viên đề ra, hay phải trả lời đúng “răm rắp” về nội dung.Có thể có những học sinh trả lời sai,hoặc không trả lời được thì phương pháp này vẫn mang lại hiệu quả vì: tất cả học sinh đều phải suy nghĩ về bài học;tôi sử dụngcác câu hỏi ngắn gọn rõ ràng và đặt ra trước khi tôi hướng dẫn.Vd: Trước khi kết thúc bài học tôi luôn dặn dò các em về nhà hoàn thiện bài cũ nếu chưa xong, và cho học sinh tìm hiểu nội dung của bài học tiếp theo, trước mỗi một bài học trong phần khởi độngtôi luôn đặt câu hỏi trước và cho 1 – 2 em học sinh trả lời, VD: Hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề gì? Em hãy nêu một vài hoạt động thuộc chủ đề trên mà em biết? Trước khi đánh giá bài tôi cũng đặt câu hỏi trước:? Theo em, bài vẽ nào đẹp ? bài vẽ nào chưa đẹp ? Vì sao?
Tôi kết hợp linh hoạt các phương pháp thuyết trình,phương pháp vấn đáp, phương pháp gợi mở. Lời giảng đan xen với câu hỏi rành mạch, ngắn gọn, tạo điều kiện cho học sinh “Lắng nghe - Suy nghĩ - Nêu dự đoán”. Với cách làm đó giúp cho học sinh phát triển tư duy tưởng tượng, rèn luyện được kỹ năng nói trước đám đông, tự tin hơn khi thể hiện những quan điểm riêng, thế giới quan của mình, mặt khác nó còn giúp cho học sinh:
+ Khai thác nội dung đề tài. 
+ Chọn được nội dung mới trong phạm vi đề tài.
+ Biết cách sắp xếp bố cục trong khổ giấy.
+ Vẽ hình phù hợp với nội dung,hài hòa giữa hình ảnh chính và hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu có đậm có nhạt,tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động.
+ Học sinh biết nhận xét và xếp loại bài vẽ trong lớp.
Để đạt được những mục tiêu đó tôi thường thực hiện như sau:
- Nghiên cứu bài trước khi dạy để xác định các tình huống cần hỏi và đặt giả thiết cho những câu trả lời của học sinh, kết hợp thêm các câu hỏi gợi mở mỗi khi học sinh chưa trả được, hoặc trả lời sai.
- Mỗi hoạt động dạy - học cần sử dụng phương pháp vấn đáp vào đúng trọng tâm kiến thức của hoạt động đó. Để đi đúng trọng tâm và đạt hiệu quả thì tôi thường làm như sau:
Ví dụ ở hoạt động 2 hình thành kiến thức bài 12 vẽ tranh đề tài gia đình - SGK Mĩ thuật lớp 8 :
Tôi sử dụng 3 bức tranh có bố cục khác nhau, (một bức bố cục nhỏ, một bức bố cục lệch, một bức bố cục cân đối) và đặt câu hỏi: Em thích bố cục nào hơn? Vì sao em lại thích bố cục đó? Có thể gọi một vài học sinh trả câu hỏi đó, lúc này nên phân tích thêm để học sinh biết về cách bố cục nói chung. 
Hoặc ở hoạt động 3 luyện tập bài 4 vẽ tranh phong cảnh - SGK Mĩ thuật 7, có thể đặt câu hỏi về cách chọn đề tài, những nội dung mới độc đáo. Ví dụ: Ngoài những phong cảnh có trong SGK, em còn biết về phong cảnh nào khác?. Khi học sinh trả lời được một vài nội dung, tôi lại đặt câu hỏi tiếp: Thế để bức tranh đẹp hơn và có tính độc đáo, tạo được vẻ đẹp riêng thì cần phải vẽ thêm những gì? Vậy các em có thể vẽ tiếp một trong những nội dung đó được không? 
Tôi nhận thấy: Thông qua vấn đáp, đã giúp cho phần lớn học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập. Và nếu thực hiện nhuần nhuyễn và có trọng tâm, thì giờ học sẽ trở nên sôi nổi tất cả học sinh sẽ được phát biểu ý kiến xây dựng bài. Để bài dạy diễn ra đúng thời gian thì hệ thống câu hỏi cần đi đúng trọng tâm, tránh rườm rà, lan man. 
5. Phương pháp luyện tập
Đặc trưng của bộ môn Mĩ thuật là lấy thực hành làm hoạt động chính, và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới được làm rõ dần.
Học Mĩ thuật học sinh cần được làm nhiều bài tập, có thể là các dạng bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành, song mỗi bài học tôi luôn gợi mở để các em có cách thể hiện khác nhau từ việc khai thác đề tài, tìm chủ đề, xây dựng bố cục hình tượng và cách xử lí màu sắc, độ đậm nhạt.., làm cho học sinhthấy rõ mục đích, trọng tâm và mức độ khó dễ khác nhau của các bài tập.
Dựa vào trình tự nội dung, vào trình độ học sinh, tôi đưa ra các bài tập thực hành Mĩ thuật phù hợp, hoặc tôi chia nhỏ nhằm củng cố phát triển một phần kiến thức nhỏ. Ví dụ: Ở phần hình thành kiến thức bài 20 vẽ tranh đề tài ngày tết và mùa xuân Tôi yêu cầu học sinh: Em hãy sắp xếp mảng hình chính, mảng hình phụ của đề tài, sau đó đưa ra 3 bức tranh có mức độ bố cục khác nhau từ chưa đẹp đến đẹp và cho học sinh nhận xét, em thấy trong các bức tranh trên, bức tranh nào có bố cục hợp lý nhất ? vì sao ?. Bức tranh nào chưa hợp lý, vì sao?.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài, tôi tìm ra những 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_day_hoc_nham_tao_hung_thu_hoc_tap_va.docx