SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy

Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng nghe – nói – viết. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như: miêu tả, kể chuyện, viết thư và một số loại văn bản khác (làm đơn, biên bản, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận ).

Trong chương trình Tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả, biên bản, góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả cảnh và người.

Khi học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Phân tích đề tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Các bài luyện tập làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.

Qua thực tế giảng dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Châu, trực tiếp giảng dạy tại lớp 5B, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Có thể nói, việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không làm thay, chỉ gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn bài, giáo viên thường gặp khó khăn, kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, học sinh nhà trường chủ yếu là học sinh dân tộc, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, các em thường thiếu vốn từ để diễn đạt nên việc giúp các em đạt được những yêu cầu của phân môn này còn gặp rất nhiều khó khăn.

Để giúp các em học sinh lớp 5 học tốt hơn. Trong phạm vi tài liệu hướng dẫn học tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy” nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn này ở Trường Tiểu học.

 

doc 21 trang thuychi01 6471
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
Ghi chú
1
1. Mở đầu
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2
2. Nội dung sáng kiến
3
2.1. Cơ sở lí luận
3
2.2. Thực trạng .
3
2.3. Một số biện pháp dạy HS lớp 5 làm văn miêu tả
5
2.4. Hiệu quả của SKKN
14
3
3. Kết luận, kiến nghị
15
1. PHẦN MỞ ĐẦU
	1.1. Lý do chọn đề tài
	Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp cao nhất, nó có vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trọng là các kĩ năng nghe – nói – viết. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như: miêu tả, kể chuyện, viết thư và một số loại văn bản khác (làm đơn, biên bản, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận ).	
Trong chương trình Tiểu học, các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả, biên bản,góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả cảnh và người.
Khi học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Phân tích đề tập làm văn, học sinh có dịp hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong các đề bài. Các bài luyện tập làm báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động,  cũng tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Qua thực tế giảng dạy tại Trường Tiểu học Cẩm Châu, trực tiếp giảng dạy tại lớp 5B, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn khó trong các phân môn của môn Tiếng Việt. Có thể nói, việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập làm văn nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp, không áp đặt, không làm thay, chỉ gợi mở để học sinh sắp xếp ý, viết câu, lập dàn bài, giáo viên thường gặp khó khăn, kết quả học tập của học sinh còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, học sinh nhà trường chủ yếu là học sinh dân tộc, kĩ năng giao tiếp còn hạn chế, các em thường thiếu vốn từ để diễn đạt nên việc giúp các em đạt được những yêu cầu của phân môn này còn gặp rất nhiều khó khăn.
Để giúp các em học sinh lớp 5 học tốt hơn. Trong phạm vi tài liệu hướng dẫn học tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy” nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn này ở Trường Tiểu học.
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	1. Xác định mục tiêu của việc dạy học văn miêu tả
	2. Thực trạng dạy văn miêu tả
	3. Các biện pháp rèn kĩ năng cần thiết để viết tốt bài văn miêu tả
	1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu và tổng kết về các biện pháp và kinh nghiệm rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Đọc, phân tích, nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu sách tham khảo
	- Điều tra khảo sát thực tế.
	+ Dự giờ thăm lớp
	+ Kiểm tra chất lượng học tập
	+ Quan sát hoạt động dạy và học
	+ Lấy ý kiến của đồng nghiệp 
	- So sánh đối chiếu
	- Phương pháp thực hành.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận
	2.1.1. Khái niệm văn miêu tả
	 Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Cũng có thể hiểu văn miêu tả chính là tái tạo lại hình ảnh của đối tượng thông qua những cảm nhận chủ quan thông qua những năng lực quan sát, liên tưởng so sánh...[7]
	2.1.2. Nội dung – yêu cầu dạy văn miêu tả lớp 5
	- Về lý thuyết: Học sinh hiểu thế nào là văn miêu tả?
	- Tả cảnh: Biết quan sát tìm ý, lập dàn ý và viết được bài văn tả cảnh.
	- Tả người: Biết quan sát tìm ý, lập dàn ý và viết được văn tả người.
	2.1.3. Những năng lực cần có khi viết văn miêu tả:
	- Quan sát: Nhìn nhận, xem xét sự vật.
	- Nhận xét, liên tưởng, hình dung sự vật trong mối quan hệ tương quan với các sự vật xung quanh.
	- Ví von, so sánh: Thể hiện sự liên tưởng riêng, độc đáo của người viết khi cảm nhận về sự vật hiện tượng miêu tả.
2.2. Thực trạng
2.2.1 Về phía học sinh:
* Thuận lợi:
	Đa số học sinh có đầy đủ tài liệu HDH và đồ dùng học tập.
	Trong quá trình tiếp thu môn học, các em muốn thể hiện những điều mà mình quan sát và cảm nhận được trong quá trình quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Tuy nhiên các em không biết viết thế nào, diễn đạt làm sao để người khác cũng cảm nhận được cái hay, cái đẹp đó.
	* Hạn chế:
	Phần lớn học sinh là người dân tộc. Học sinh có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, cho nên khả năng phát triển ngôn ngữ của các em còn kém do ảnh hưởng của lối sống, sinh hoạt, giao tiếp của gia đình.
	Nhiều học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt; chưa biết tích hợp các kiến thức của môn học khác; chưa vận dụng linh hoạt kiến thức đã học ở các lớp dưới vào học Tập làm văn.
	Với đối tượng học sinh chưa hoàn thành, vốn Tiếng việt của các em rất hạn chế, khả năng hiểu từ của các em còn chậm. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5 lại yêu cầu phải có vốn từ ngữ, năng lực tư duy lớn nên sử dụng từ ngữ vào bài làm còn nhiều thiếu sót. Khả năng quan sát của các em còn hạn chế; chưa biết sắp xếp các ý cho phù hợp; liên kết các câu, đoạn chưa chặt chẽ nên diễn đạt còn lủng củng, rời rạc.
	Đa số học sinh thiếu vốn sống nên không thể viết được bài văn, chỉ viết được đoạn văn ngắn là hết ý; các em còn lệ thuộc vào các gợi ý của giáo viên hoặc các đoạn văn mẫu.
	Một số em viết chữ chưa đẹp, tuỳ tiện trong cách trình bày bài.
	2.2.2 Về phía giáo viên:
	Bản thân đã có nhiều năm giảng dạy ở khối 5 nên cũng tích luỹ được một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
	Giáo viên có ý thức áp dụng đổi mới phương pháp, hình thức trong giảng dạy.
* Hạn chế:
Kiến thức cung cấp cho học sinh trong một tiết Tập làm văn khá nhiều.
Trong lớp khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều nên giáo viên phải hướng dẫn mẫu để tạo đà giúp học sinh chưa hoàn thành biết cách làm bài dựa vào gợi ý. Tuy nhiên lại ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo của các học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành.
2.2.3. Về phía cha mẹ học sinh
Phần lớn các em là con em dân tộc, cha mẹ đi làm ăn xa không có thời gian quan tâm đến con cái.
Có một số phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình. Chính vì vậy mà khoán trắng việc dạy dỗ con em mình cho giáo viên trên lớp.
	Qua khảo sát lớp 5B có 23 học sinh, kết quả như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
3
13
14
61
6
26
 Qua kết quả khảo sát ban đầu cho thấy kĩ năng làm văn miêu tả của học sinh còn hạn chế. Nhận thấy kết quả chưa cao do nguyên nhân cả hai phía: Người dạy và người học. Do vậy, tôi thấy cần phải trau dồi kiến thức tìm ra phương pháp đổi mới trong hướng dẫn giảng dạy để khắc phục thực trạng trên, để kết quả dạy học được nâng lên, thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động học.
2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5
	Để rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5, giúp các em có hứng thú với môn Tiếng Việt nói chung, tôi có áp dụng một số biện pháp sau:
	2.3.1. Rèn kĩ năng quan sát
	Quan sát là cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách chi tiết và có phân tích. Quan sát hướng đến và phục vụ cho mục đích, chủ ý rõ ràng. Kỹ năng quan sát rất cần thiết cho cuộc sống của mỗi người và có thể được rèn luyện để phát triển. Muốn quan sát tốt, cần có sự tập trung và gắn óc phân tích, so sánh sự vật vào đó. Chẳng hạn khi nhìn một người, hãy thử đưa ra những nhận xét như: người ấy tóc màu gì, cao hay thấp hơn mình, trang phục thế nào so với những người xung quanh Hay khi ngắm nhìn một cánh đồng hoa, ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hãy tập thêm việc phân loại có bao nhiêu loại hoa, ...
	Khi dạy học sinh Tiểu học giáo viên cần hướng dẫn, giao nhiệm vụ quan sát đối tượng miêu tả cụ thể cho học sinh ở mỗi dạng bài văn. 
	* Văn tả cảnh
	Đối tượng của bài văn tả cảnh là những vật quen thuộc xung quanh học sinh Tiểu học: một dòng sông, một cánh đồng, một góc phố, những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh ở mọi miền đất nước.
 	Mỗi cảnh đều được xác định bởi một phạm vi không gian và thời gian nhất định.Ví như cảnh một ngôi trường thì có các lớp học, khu vực hành chính, sân trường, vườn trường, khu tập thể dục thể thao tất cả thường được bao bọc bởi những bức tường hay hàng rào và có cổng trường để ra vào. Vượt ra ngoài phạm vi đó sẽ không còn là cảnh trường nữa. Mỗi cảnh gắn với một thời gian nhất định như sáng sớm, trưa hay chiều tối.. Thời gian đi liền với ánh sáng, thời tiết hoạt động của người và vật làm cho cảnh có những nét riêng biệt.
Sau khi xác định được đối tường miêu tả với một phạm vi không gian và thời gian cụ thể, tôi thường yêu cầu học sinh phải xác định vị trí quan sát. Khi đã xác định được vị trí quan sát cần có cái nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát.
 	Khi quan sát cần phối hợp các giác quan như tai nghe, mũi ngửi, tay sờ, da cảm nhận và có cả cảm xúc của bản thân. 
 	Ghi chép những điều đã quan sát được: Giúp học sinh lưu giữ những cảm xúc về đối tượng quan sát, giúp cho việc làm bài hiệu quả hơn. Để học sinh quen dần với việc khai thác những điều mình quan sát được, giáo viên nêu những câu hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát:
	Ví dụ: Tả cánh đồng lúa và hoa màu quê em vào một buổi sáng đẹp trời
	- Cánh đồng em tả là ở vùng nào?
	- Em quan sát cánh đồng đó trong hoàn cảnh nào? Và buổi sáng đẹp trời mà em tả là vào mùa nào?
	- Cánh đồng đó có rộng hay không? Chạy từ đâu đến đâu?
	- Cánh đồng đang trồng lúa vào vụ nào và những loại hoa màu nào?
	- Vùng trồng lúa là ruộng cạn hay ruộng sâu ? Giống lúa gì?
	 Lúa đang ở thời kì nào? Từng thửa ruộng lớn hay nhỏ?
	- Vùng trồng hoa màu ở cao hay thấp? Trồng những loại hoa màu gì? Từng loại hoa màu tươi tốt ra sao ? Loại nào mới trồng ? Loại nào sắp thu hoạch?
	- Có người làm việc ở ngoài đồng không ? Họ đang làm gì ? Có cây bóng mát không ? Có chim chóc không ? Chúng ở đâu và đang làm gì ?
- Cảm nghĩ của em về cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê ?
 	Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định một trình tự phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, tả từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong  một phần phụ thuộc vào được đặc điểm của mỗi cảnh.
	* Văn tả người
	Bài văn tả người trong chương trình Tiểu học thường lấy đối tượng miêu tả là những người thân quen, những gương tốt gần gũi, thân thuộc và để lại nhiều ấn tượng đối với các em. Để tả người, trước hết học sinh phải tập trung quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài, học sinh phải nhớ lại những gì đã quan sát được về người đó. Khi quan sát, phải hình thành những nhận xét về người định tả. Quan sát phải tìm ý gắn với tìm lời ( từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt) để diễn tả điều quan sát được.
 	Quan sát trực tiếp là điều quan trọng nhất nhưng cũng có khi ta cần phải dùng cách quan sát gián tiếp, thông qua trí nhớ của mình: cũng có thể thông qua nhận xét của một người khác về người đó. 
	 Ví dụ : Tả ngoại hình của một cô giáo.
Khi quan sát, giáo viên nên cùng học sinh hệ thống một số câu hỏi sau đó tự trả lời:
- Cô giáo (thầy giáo) ấy bao nhiêu tuổi, tầm vóc ra sao, khuân mặt, mái tóc, đôi mắt, mũi, miệng, làn da ?
- Quần áo thường ngày mặc như thế nào?
- Dáng đi đứng, giọng nói, cách nói khi giảng bài và khi trò chuyện có gì đặc biệt?...
2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Dàn ý là hệ thống các ý, là cách sắp xếp các ý đó như thế nào trong bài văn. Dàn ý là một cách để người viết không bỏ xót ý và trình bày bài một cách rõ ràng logic hơn.
Với học sinh tiểu học, lập dàn ý là một việc làm khó nhưng vô cùng quan trọng, có lập được dàn ý thì các em mới có thể tìm, sắp xếp ý để viết thành bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng. Đối với kĩ năng này tôi thường yêu cầu các em lập dàn ý từ ở nhà, quan sát, ghi những điều quan sát được vào dàn ý. Khi đến giờ, đặc biệt sử dụng nhiều trong tiết Thực hành Tiếng Việt tôi cùng các em thiết lập một dàn ý đại cương và sau đó là thời gian cho thực hành.
Thông thường, dàn ý gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Căn cứ từng kiểu bài mà giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp ý ở mỗi phần cho phù hợp. Đặc biệt, khi sắp xếp các ý cần xác định mức độ trình bày mỗi ý. Trong một bài văn, khi sắp xếp các ý ta phải cân nhắc, định trước tỉ lệ dành cho mỗi ý. Thông thường nên chọn các ý trọng tâm của bài để nói kĩ hơn.
	Với bài văn tả cảnh có thể lập dàn ý chi tiết theo các gợi ý sau:
	Bước 1: Đọc ngữ liệu ( thường là những bài, đoạn văn tả cảnh,.. ).
	Bước 2: Phân tích ngữ liệu:
	- Đề bài yêu cầu tả đối tượng nào ? ( Cảnh nào, vào thời điểm nào? )
	- Bài văn gồm mấy đoạn ? Tương ứng với mỗi đoạn là phần nào ?
	- Phần mở bài nêu điều gì ?
	- Những chi tiết nào được chọn tả trong phần thân bài ?
	- Phần kết bài nêu những gì ?
	- Cảnh trong bài văn được tả theo trình tự nào ? Còn có thể tả theo trình tự nào khác ?
	- Cảnh được tả theo cảm nhận của giác quan nào ? 
	- Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ?
	Bước 3: Dùng phiếu học tập 
	* Dạng 1: 
Mở bài
Đoạn 
Giới thiêu .
Thân bài
Đoạn 
- Tả đặc điểm, sự thay đổi của cảnh ...................
.
Đoạn 
- Tả hoạt động của con người 
Kết bài
Đoạn 
Nêu cảm nhận về .
	* Dạng 2: Ghi những hình ảnh, chi tiết thích hợp vào sơ đồ sau:
Cây cối 	
Ánh mặt trời 
Cảnh
Con vật .
Con người 
Mùi hương 
Âm thanh 
2.3.3. Hướng dẫn học sinh luyện tập theo mẫu
Dựa trên một đoạn văn cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để làm nhiều bài khác nhau với các yêu cầu như:
Đọc thầm bài văn sau: Chiếc áo của ba
Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài, viết kết quả vào phiếu học tập.
Mở bài
- Từ đầu đến 
- Cách mở bài: mở bài theo kiểu 
Thân bài
-Từ  đến .
- Các chi tiết thể hiện cách thức miêu tả cái áo:
+ Tả bao quát: 
+ Tả những bộ phận có đặc điểm cụ thể: 
+ Nêu công dụng và tình cảm với cái áo: 
Kết bài
- Phần còn lại
- Cách kết bài: Kết bài theo kiểu 
 Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài Chiếc áo của ba
Viết một câu có hình ảnh so sánh và một câu có hình ảnh nhân hoá mà em thích vào vở.
Gợi ý để học sinh hoàn thành bài làm, trình bày câu, đoạn văn trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét, giáo viên chốt lại những điều đạt được và chưa đạt trong bài làm của bạn để học sinh khác học tập, rút kinh nghiệm. Điểu quan trọng mẫu phải có sự hấp dẫn, giúp học sinh hứng thú và sáng tạo khi tạo lập theo mẫu. Mẫu cần đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo việc giáo dục cho học sinh biết nhìn nhận, thưởng thức và đánh giá cái đẹp một cách đúng đắn. Phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh.
Qua các bài mẫu đó, giáo viên giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ. Qua đó các em học được cách hành văn của tác giả, áp dụng vào các bài làm của mình.
2.3.4. Dạy học theo năng lực của từng đối tượng học sinh
Dạy học theo năng lực của từng đối tượng học sinh là việc làm rất cần thiết vì trong một lớp hiện nay khả năng tiếp thu và trình độ của học sinh không đồng đều. Tuy nhiên, việc dạy theo hướng này không dễ dàng, nhất là những lớp có số học sinh đông.
Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả trong dạy phân môn Tập làm văn, giáo viên cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:
- Có sự đầu tư kĩ lưỡng chu đáo ngay từ khi nhận lớp và chuẩn bị bài dạy. Giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, dạy cho từng cá nhân nên không có một khuân mẫu, một trình tự lên lớp, một giáo án chuẩn để làm theo, mà nó tuỳ thuộc vào từng cá nhân học sinh ở lớp mình đang giảng dạy, tuỳ vào nội dung kiến thức cần truyền đạt của từng bài học. 
- Trước tiên, người thầy cần nắm chắc năng lực tiếp thu, trình độ kiến thức của mỗi học sinh. Việc nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí, hiểu được cá tính của từng cá nhân là điều hết sức quan trong. 
- Giáo viên cần lưu ý đến chuẩn kiến thức của từng bài, tránh dạy dưới chuẩn cho học sinh chưa hoàn thành, phải nhớ chuẩn kiến thức là lượng kiến thức bắt buộc phải truyền thụ đến học sinh và học sinh phải tiếp nhận đúng, đủ lượng kiến thức đó. 
- Hệ thống câu hỏi phải chặt chẽ, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để đảm bảo được học sinh chưa hoàn thành cũng có thể tham gia tìm hiểu và kích thích được khả năng tư duy của học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt. 
- Ngoài những nội dung trong tài liệu hướng dẫn học giáo viên có thể đổi hoặc thêm nội dung đơn giản hơn cho các em chưa hoàn thành dễ tiếp thu kiến thức mới, rồi sau đó cho học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt phân tích nội dung trong sách. 
- Yêu cầu cần đạt đối với mỗi đối tượng học sinh cũng khác nhau. Với học sinh chưa hoàn thành, trong phân môn Tập làm văn chỉ cần các em dựng được đoạn mở bài, kết bài hợp lí là đã đạt yêu cầu. 
Ví dụ: Đất nước ta có rất nhiều con đường khác nhau, mỗi con đường có một vẻ đẹp riêng. Nhưng em yêu nhất là con đường làng quê em.
Nhưng với học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt thì cần yêu cầu cao hơn. Chẳng hạn các em phải:
+ Đi từ cảm xúc, suy nghĩ riêng để dẫn dắt vào đối tượng định tả.
Ví dụ: Người đã gần gũi với em từ khi mới lọt lòng là bà ngoại. Bà như cơn mưa tưới mát tuổi thơ em.
+ Đi từ một câu thơ, một bài hát để dẫn dắt vào đối tượng miêu tả.
Ví dụ: “ Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà, con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi ” mỗi khi nghe lời ca đó, trong lòng em lại trào dâng biết bao cảm xúc, lại thương nhớ khôn nguôi về dòng sông quê mình.
	2.3.5. Bồi dưỡng, làm giàu vốn từ cho học sinh
	Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện đã nghe, đã học là đã đạt yêu cầu cơ bản của đề bài thì kiểu bài miêu tả lại đòi hỏi phải có một vốn từ phong phú.
	Làm giàu vốn từ cho học sinh là giúp cung cấp cho học sinh một số từ ngữ thường dùng trong miêu tả.
	Đối với thể loại văn tả người, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm các từ gợi tả:
	+ Miêu tả vóc người: Vạm vỡ, mập mạp, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh, còm nhom, gầy đét, dong dỏng, cao lớn, thấp bé, lùn tịt, 
	+ Miêu tả khuân mặt: Trái xoan, vuông vức, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt lưỡi cày, gân guốc, xanh xao, 
	+ Miêu tả làn da: Trắng trẻo, trắng hồng, ngăm đen, bánh mật, mịn màng, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô nháp, 
	+ Miêu tả đôi mắt: Một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen nhánh, nâu đen, xanh lơ, lanh lợi, linh hoạt, tinh anh, gian xảo, soi mói, sáng long lanh, mờ đục, lim dim, hiền hậu, mơ màng, 
	+ Miêu tả mái tóc: Đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng ả, óng mượt, lơ thơ, xơ xác, dày dặn, cứng như rễ tre, 
	+ Miêu tả cách ăn mặc: Chỉnh tề, tươm tất, kín đáo, gọn gàng, giản dị, tha thướt, sách sẽ, đơn sơ, sang trọng, lịch sự, 
	+ Miêu tả giọng nói: Ấm áp, trong trẻo, ngân nga, thỏ thẻ, lanh lảnh, sang sảng, ồm ồm, ngắc ngứ, 
	+ Miêu tả tính tình: Khoác lác, ba hoa, trầm tĩnh, láu cá, nghiêm nghị, thật thà, nhút nhát, lười nhác, siêng năng, tham lam, hiền hậu, vui vẻ, thân thiện, cẩu thả, dễ gần, 
	...
	Ngoài ra còn có thể cho học sinh tìm từ bằng quan sát thực tế (quan sát bạn, ông bà, bố mẹ, em bé, thầy cô giáo, ), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc các đoạn văn miêu tả trong sách (đặc biệt là tài liệu HDH Tiếng Việt).
Sau khi giúp mở rộng vốn từ cho học sinh, giáo viên cần giúp các em hiện thực hoá vốn từ đó bằng cách lựa chọn các từ ngữ phù hợp để viết vào dàn ý bài văn miêu tả của mình.
Cũng có thể cho học sinh tập đặt câu với từ có sẵn hoặc tìm các từ đồn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_lam_van_mieu_ta_cho_hoc.doc