Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp Năm

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp NămĐể thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
1- Phương pháp nghiên cứu lý luận : 
Trên cơ sở lý luận của các vấn đề như tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy bộ môn tôi nghiên cứu để rút ra các vấn đề có liên quan đến việc dạy học chính tả ở tiểu học. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo về chữa lỗi chính tả cho học sinh, từ đó tôi tìm ra phương pháp chung cũng như tìm ra nguyên nhân và cách sửa lỗi chính tả thích hợp cho học sinh lớp Năm.
2- Phương pháp điều tra khảo sát:
 - Mục đích : Thông qua việc điều tra, khảo sát, tôi có thể nắm được thực tế của việc dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp thích hợp để sửa các lỗi chính tả cho học sinh.
- Cách tiến hành: Điều tra và khảo sát học sinh tại trường Tiểu học Cát Linh qua hình thức 
     + Phiếu điều tra. 
     + Nói chuyện, trao đổi với học sinh.
3- Phương pháp trò chuyện : 
Sử dụng phương pháp này tôi đã trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến của giáo viên trong khối để tìm hiểu thực trạng việc dạy học chính tả, những khó khăn của học sinh cũng như của giáo viên khi dạy chính tả, những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc và những biện pháp sửa lỗi cho học sinh của giáo viên.
4- Phương pháp quan sát:
- Quan sát và dự giờ dạy chính tả của đồng nghiệp.
  - Quan sát học sinh thực hiện các bài chính tả.
doc 24 trang Mai Loan 19/11/2023 2475
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn viết đúng chính tả cho học sinh Lớp Năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A- Phần mở đầu
I - Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “Nét chữ, nết người” có nghĩa là nét chữ thể hiện tính cách con người. Thông qua nét chữ người ta có thể đánh giá người viết là người như thế nào?
Cho đến nay, câu nói trên vẫn được coi là đúng. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu “ nét chữ” không phải đơn thuần là nét thanh, nét đậm mà nó bao hàm cả việc viết đẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Người xưa nói “Nét chữ, nết người” không chỉ hàm ý nét chữ thể hiện tính cách con người mà nó hàm ý rằng thông qua việc rèn luyện chữ viết mà giáo dục nhân cách con người. Như vậy việc rèn luyện cho học sinh viết chữ đẹp, viết đúng chuẩn mực Tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp vừa là mục đích vừa là phương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
Xuất phát từ nhận thức trên, ở bậc Tiểu học, phân môn chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt nói riêng, các môn học ở trường nói chung. Nó giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt.
Đối với người sử dụng tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ đó là người có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ. Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều kiện sử dụng tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ. Đồng thời viết đúng chính tả còn thể hiện sự tôn trọng của người viết đối với người đọc và với chính bản thân mình.
 Vấn đề chính tả của chữ Việt đã được bàn khá nhiều và đã đạt được những thành tựu tốt. Song đến nay chưa phải vấn đề đã được giải quyết hoàn toàn. Qua các giờ dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong dạy và học chính tả hiện nay.Trong thực tế, học sinh còn viết sai nhiều lỗi. Tình trạng đó có nguyên nhân từ cả nội dung và phương pháp dạy học phân môn này.
 Xuất phát từ thực tế trên mà tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp Năm”.
II- Mục đích - phạm vi nghiên cứu
1- Mục đích nghiên cứu 
Qua đề tài này tôi muốn mình thực sự nghiên cứu nội dung chương trình môn tiếng Việt ở tiểu học, cụ thể là phát hiện, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp Năm. Từ đó tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ việc giảng dạy tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng ở tiểu học.
2- Phạm vi nghiên cứu : Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở việc thống kê phân loại các lỗi chính tả mà học sinh lớp Năm hay mắc phải, từ đó tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giúp học sinh sửa lỗi.
III- Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
1- Phương pháp nghiên cứu lý luận : 
Trên cơ sở lý luận của các vấn đề như tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy bộ môn tôi nghiên cứu để rút ra các vấn đề có liên quan đến việc dạy học chính tả ở tiểu học. Đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tham khảo về chữa lỗi chính tả cho học sinh, từ đó tôi tìm ra phương pháp chung cũng như tìm ra nguyên nhân và cách sửa lỗi chính tả thích hợp cho học sinh lớp Năm.
2- Phương pháp điều tra khảo sát:
 - Mục đích : Thông qua việc điều tra, khảo sát, tôi có thể nắm được thực tế của việc dạy học môn tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có các biện pháp thích hợp để sửa các lỗi chính tả cho học sinh.
- Cách tiến hành: Điều tra và khảo sát học sinh tại trường Tiểu học Cát Linh qua hình thức 
 + Phiếu điều tra. 
 + Nói chuyện, trao đổi với học sinh.
3- Phương pháp trò chuyện : 
Sử dụng phương pháp này tôi đã trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến của giáo viên trong khối để tìm hiểu thực trạng việc dạy học chính tả, những khó khăn của học sinh cũng như của giáo viên khi dạy chính tả, những lỗi chính tả mà học sinh thường mắc và những biện pháp sửa lỗi cho học sinh của giáo viên.
4- Phương pháp quan sát:
- Quan sát và dự giờ dạy chính tả của đồng nghiệp.
 - Quan sát học sinh thực hiện các bài chính tả.
5- Phương pháp thực nghiệm : 
Tôi đã trực tiếp dạy các tiết chính tả để tìm ra các lỗi mà học sinh hay mắc, tìm nguyên nhân và có biện pháp thích hợp kịp thời sửa lỗi cho các em. 
B - Nội dung nghiên cứu
Chương I 
 Cơ sở lý luận
I- Cơ sở ngôn ngữ học
 Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển theo những quy luật nhất định. Các quy luật này được phát hiện, được ý thức và trở thành các nguyên tắc. Hiện tượng chính tả, trong quá trình vận động và phát triển cũng có quy luật riêng và được ý thức thành các nguyên tắc. Muốn hiểu và viết đúng chuẩn mực chính tả thì trước tiên ta phải nắm vững các nguyên tắc này.
Nguyên tắc cơ bản của chữ Việt là nguyên tắc ngữ âm học. Nghĩa là phát âm thế nào thì viết thế ấy, giữa chữ viết và phát âm có sự nhất trí cao. Như vậy, ngay từ nội dung của nguyên tắc này ta cũng thấy vai trò của việc phát âm là quan trọng. Nếu như thầy đọc đúng( phát âm đúng) thì học sinh sẽ viết đúng và ngược lại nếu như thầy đọc sai thì học sinh sẽ viết sai. Có trường hợp thầy đọc đúng nhưng học sinh nhận sai ( do qua một lần đọc lại của các em) nên vẫn viết sai. Vì vậy khi dạy chính tả ta cần kết hợp với việc rèn luyện phát âm.
 Ngoài nguyên tắc trên, chính tả còn nguyên tắc hình thái học và nguyên tắc theo truyền thống.
 Nguyên tắc hình thái học đặc biệt quan trọng với các ngôn ngữ biến hình. Tiếng Việt không phải là ngôn ngữ biến hình. Theo nguyên tắc này, cách ghi một từ tố bao giờ cũng viết như nhau mặc dù cách đọc có khác nhau. Còn nguyên tắc theo truyền thống chỉ dựa vào truyền thống chữ viết của bản ngữ hay của ngôn ngữ mà nó mượn từ hoặc của hệ thống chữ viết được dùng làm cơ sở. Nguyên tắc theo truyền thống này đã gây nhiều rắc rối, nhất là với trẻ em. Và ở mỗi địa phương, người dân có những thói quen phát âm riêng, lệch chuẩn so với hệ thống. Dấu này của phương ngôn ảnh hưởng rất lớn đến chính tả. Mỗi vùng có một số lỗi chính tả đặc thù mà địa phương khác, vùng khác không mắc phải.
II- Vấn đề chính tả trong nhà trường
 Cho đến nay chưa có văn bản chính thức về chính tả tiếng Việt. Tuy nhiên để có sự thống nhất thì Bộ đã có văn bản tạm thời về các hiện tượng chính tả.
 ở Tiểu học không có các tiết dạy riêng về nguyên tắc chính tả mà học sinh được hình thành dần qua các bài học cụ thể. Vấn đề quan trọng là với mỗi một nguyên tắc giáo viên cần tập trung vào các vấn đề học sinh dễ mắc lỗi.
 1- Yêu cầu về chính tả trong nhà trường
 Từ lâu, chính tả đã là một môn học chính thức trong nhà trường, yêu cầu về chính tả trong nhà trường đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc, cấp bách và triệt để hơn, tuyệt đối không được tuỳ tiện. Học chính tả, học sinh phải nắm được các quy tắc, rèn luyện để có kỹ năng và thói quen viết đúng chính tả. Mỗi giáo viên phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, viết nhanh.
 2- Nội dung chính tả gồm có
 - Xác định và thực hiện cách viết hoa đúng với từ ngữ.
 - Xác định và thực hiện những nguyên tắc khác của chính tả như viết hoa, viết tắt, dùng dấu, phiên âm...
 3- Cách thực hiện
 ở tiểu học hiện nay có thể dạy chính tả bằng hai phương pháp: tích cực và tiêu cực. Theo phương pháp tích cực, giáo viên cho học sinh nhìn cách viết đúng, nghe cách nói đúng để rồi bản thân sẽ viết đúng và nói đúng. Theo phương pháp tiêu cực, giáo viên tìm ra các lỗi chính tả của học sinh, rồi trên cơ sở đó chữa để các em không còn phạm lỗi như vậy nữa. 
Từ hai phương pháp trên, giáo viên thực hiện linh hoạt các kiểu bài chính tả khác nhau :
 - Tập chép (dành cho lớp 1 và 2) 
 - Chính tả nhớ - viết.
 - Chính tả nghe - đọc.
 - Bài tập chính tả.
 Với nhiều loại bài tập chính tả như :
 - Bài tập điền phụ âm đầu, vần, thanh vào từ hoặc câu.
 - Bài tập so sánh chính tả.
 - Bài tập tìm các tiếng có cùng vần, thanh hoặc phụ âm đầu
Chương II
Thực trạng việc dạy chính tả ở Tiểu học
 I- Mục đích điều tra thực trạng
 Thông qua việc điều tra, tôi có thể nắm được thực tế của việc dạy học phân môn chính tả. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp thích hợp để sửa các lỗi chính tả cho học sinh. 
 II- Phương pháp điều tra
 1-Trò chuyện với học sinh
 2- Dự giờ, trao đổi với giáo viên
 3- Kiểm tra vở, chấm bài chính tả của học sinh
 4-Thực nghiệm, dạy các giờ chính tả 
III- Nội dung điều tra
 1-Phiếu khảo sát
 2-Phiếu điều tra
 Phiếu khảo sát
Đồng chí hãy cho biết :
 - Họ và tên:...............................................................................................................................
 - Số năm công tác:................................................................................................................
 - Trường :...................................................................................................................................
* Đồng chí cho biết một số ý kiến của mình về các nội dung sau :
1. Trong môn tiếng Việt, phân môn nào cho đồng chí có hứng thú nhất khi giảng dạy :
	( ) Tập đọc	( ) Chính tả
	( ) Từ ngữ	( ) Tập làm văn
	( ) Ngữ pháp	 ( ) Kể chuyện
2. Suy nghĩ của đồng chí về vị trí của phân môn chính tả trong chương trình Tiểu học
..
..........................................................................................................................................
3. Đồng chí có đầu tư nhiều cho phân môn chính tả không ?
- Thời gian 40 phút có đủ cho 1 tiết dạy chính tả không?
- Không khí của lớp học trong những giờ chính tả ?
...
...
..............................................................................................................................................................
Những lỗi chính tả mà học sinh lớp đồng chí thường mắc?
..............................................................................................................................................................
Đồng chí sử dụng biện pháp gì để phát hiện và sửa lỗi chính tả cho học sinh : 
* Phát hiện :
* Sửa lỗi:...
Những chuyển biến của học sinh sau khi được đồng chí sửa lỗi:
.......................................................................................................................................................................
Những khó khăn khi dạy phân môn chính tả ?
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Nguyện vọng và kiến nghị của đồng chí ? .........................................................................
...............................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Phiếu điều tra
Họ và tên học sinh : ............................................................................................................
Lớp : ............................... Trường : .......................................................................................
Trong các phân môn sau, con thích học phân môn nào nhất ?
	( ) Tập đọc
	( ) Từ ngữ
	( ) Ngữ pháp
	( ) Chính tả
	( ) Tập làm văn
	( ) Kể chuyện
Vì sao con thích phân môn đó ? ...
Con có bị mắc lỗi chính tả hay không ? ............................................................
Nếu có, con thường mắc những lỗi gì ? ............................................................
Cô giáo có giúp con sửa lỗi chính tả không ? ...............................................
Cô giúp con bằng cách : ............................................................................................
Từ khi cô giúp, con có còn mắc lỗi nữa không ? ........................................ 
IV- Kết quả điều tra và phân tích
1 - Tình hình dạy và học phân môn chính tả ở lớp 5 hiện nay :
1.1-Dạy:
Mỗi tuần có một tiết chính tả :
- Có 3 kiểu bài chính tả :Nhớ - viết, nghe đọc.
- Trong khi đọc, học sinh viết những cặp từ dễ lẫn lộn phụ âm đầu như: (s/x; v/d; tr/ch; l/n), vần ( ênh/ên; uôn/uông; ươu/ưu; iêu/êu), thanh ( ? ; ~ ;) và phân biệt nghĩa các từ đó trong khi viết bài.
- Bài chính tả dài khoảng 120 chữ.
- Yêu cầu: Chữ viết đều nét, rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả thông thường. Tốc độ viết 80 chữ trong 15 phút.
b. Giáo viên tiểu học phải dạy đủ các môn nên thời gian để đầu tư thực sự cho các phân môn cụ thể là không có hoặc rất ít.
c. Giáo viên ít có tài liệu tham khảo hoặc ngại phải tìm tòi, tự nghiên cứu trong khi tiếng Việt của ta đa dạng và phong phú.
d. Giáo viên thường sử dụng phương pháp diễn giải và phương pháp đàm thoại. Đôi khi lạm dụng quá hai phương pháp này, do đó không phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh.
e. Đặc biệt việc sửa lỗi chính tả cho học sinh còn gặp khó khăn hơn. Giáo viên ít có biện pháp để sửa lỗi cho học sinh, đồ dùng trực quan có thể sử dụng là rất ít. Từ đó dẫn đến việc, trong các giờ chính tả, giáo viên thường chú trọng đến việc rèn chữ hơn là rèn chữ chính tả.
1.2- Học:
a. Từ tinh thần và phương pháp trên của giáo viên dẫn đến việc kém hiệu quả trong dạy học chính tả hiện nay. Trong thực tế học sinh khi viết còn mắc nhiều lỗi chính tả.
b. Một số ý kiến của học sinh về phân môn chính tả:
Khi được hỏi, hầu hết học sinh đều nói thích học chính tả. Trong số liệu điều tra tại lớp 5B trường Cát Linh, 49/51 học sinh ( chiếm 96%) nói thích học chính tả. Tuy nhiên các em chưa ý thức được hết tầm quan trọng cũng như khó khăn trong việc học chính tả. 50 % học sinh nói thích học vì chữ các em đang xấu, em muốn viết đẹp hơn. Em Nguyễn Minh Hiếu - lớp 5B, trường Cát Linh: “ Em thích học chính tả. Môn chính tả giúp em viết đẹp hơn, chữ em đang xấu” 
 * Bên cạnh đó còn có ý kiến khác:
 - Em Vũ Hải Nam - lớp 5B trường tiểu học Cát Linh: “Em thích học chính tả vì chính tả chỉ cần viết, không cần phải nghĩ nhiều”.
 - Em Nguyễn Tuấn Trung - lớp 5C trường tiểu học Cát Linh: “Em không thích học chính tả vì em thường bị điểm kém, em bị mắc rất nhiều lỗi”.
Các loại lỗi
Lớp 5B Trường TH Cát Linh ( 51 học sinh)
Lớp 5C Trường TH Cát Linh
 (52 học sinh)
- Thừa, thiếu nét
11
11
- Thiếu chữ
12
14
- Sót dấu, sai dấu thanh
16
14
- Viết hoa tuỳ tiện
9
7
- Không viết hoa đầu câu
5
8
- Không viết hoa danh từ riêng
10
9
- Sai vần
17
16
- Sai phụ âm đầu
+ l - n
16
15
+ s - x
13
14
+ ch - tr
11
10
+ r - d - gi
15
14
+ Một số phụ âm khác
14
13
Ng/ ngh, g/ gh
11
12
3. Thống kê lỗi chính tả mà học sinh thường mắc.
 Tôi đã sử dụng những bài chính tả sau để khảo sát học sinh :
 Bài 1- Bác lái đò
 “Tôi làm nghề lái đò đã năm năm nay. Nhà tôi là chiếc thuyền gỗ lênh đênh trên mặt nước. Tôi nắm vững nơi nào nước chảy xiết, nơi nào có đá ngầm. Lúc đêm đến, trong khi con thuyền lướt nhẹ trên dòng sông phẳng lặng, tôi nhìn chỗ này cây lưa thưa, chỗ nọ nhà nổi lên nối tiếp nhau cũng đoán biết được thuyền đã đến nơi nào.”
(Trích trong sách “ Luyện phát âm- chính tả- Giáo trình trường CĐSP Hà Nội)
 Bài 2- “ Sáng nay em dậy sớm, sửa soạn sách vở, xem lại bài một lượt, ôn bài xong, em soát lại bài tập rồi sang nhà bạn Trinh rủ bạn cùng đi học.Trường em không xa, xây bằng gạch, xinh xắn, sân xây bằng xi măng sạch sẽ. Ngoài sân có cây xoài, cây bàng lá xum xuê. Dưới bóng cây xanh học sinh xúm quanh cô giáo trẻ, sung sướng, ríu rít như đàn chim sáo.”
(Trích trong sách “ Luyện phát âm- chính tả- Giáo trình trường CĐSPHN)
 Bài 3- “ Suối bắt nguồn từ đỉnh núi. Nước chảy ri rỉ trên đỉnh núi cao, róc róc qua rừng rậm, rào rào từ trên vách đá rơi xuống xen lẫn với tiếng lá rì rào. Khi có cơn bão những cành cây đổ xuống răng rắc, thác nước như reo hò. Những ngọn suối gặp nhau thành con sông rộng chảy ra mãi đến biển.”
(Trích trong sách “ Luyện phát âm- chính tả- Giáo trình trường CĐSP HN)
 Ngoài phần chính tả trên, tôi còn chấm bài viết của học sinh qua các bài tập chính tả và các môn học khác của các em.
 4- Nguyên nhân mắc lỗi chính tả
 Từ kết quả điều tra trên, tôi thấy rằng sở dĩ học sinh lớp 5B trường tiểu học Cát Linh mắc các loại lỗi trên là do một số nguyên nhân sau :
 a- Lỗi do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương:
 ở đồng bằng Bắc Bộ các loại lỗi thường mắc là: l/ n, ch/ tr, s/ x, d/ r/ gi. ở Hà Nội việc phát âm các phụ âm trên là tương đối chuẩn. Tuy nhiên còn một số học sinh do phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả.
VD: Do học sinh phát âm sai giữa l/ n nên viết sai chính tả
- Tôi làm nghề lái đò Tôi nàm nghề nái đò
- Tôi nắm vững Tôi lắm vững
- Đất cao lanh Đất cao nanh
 Để phát hiện ra nguyên nhân này sau khi viết xong chính tả, trong phần chữa bài, tôi có yêu cầu học sinh mắc phải lỗi trên phát âm lại (đọc lại) từ mà mình viết sai.
 b- Lỗi chính tả do không hiểu biết đầy đủ về các nguyên tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của từ. 
 Loại lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu : d/ gi, ch/ tr, ng/ ngh, s/ x, ... học sinh không hiểu nghĩa của từ dẫn đến viết sai chính tả.
VD : Do không nắm vững quy tắc chính tả khi viết ch/ tr
“tr” đi với thanh huyền và nặng (trình độ, lập trường, trịnh trọng, triệu phú) còn “ch” thì không đi với hai thanh đó nên học sinh viết “tròn trĩnh” thành “chòn trĩnh”, “triều đại” thành “chiều đại” hay do không nắm vững quy tắc “ngh” thường đi với các âm “i, e, ê” nên học sinh viết “nghệ nhân” thành “ngệ nhân”, “nghĩ ngợi” thành “ngĩ ngợi”. Trường hợp học sinh không hiểu nghĩa của từ dẫn đến viết sai chính tả.
VD : 
a- Điền vào chỗ trống tr hay ch?
 Như e mọc thẳng, con người không ịu khuất. Người xưa có câu: “úc dẫu áy, đốt ngay vẫn thẳng”. e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, e lại là đồng íiến đấu của ta. e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
Có một số học sinh do không hiểu nghĩa của từ nên đã điền âm “ch” vào từ “tre”, hay “trúc”, vì vậy học sinh điền vào bài như sau:
 “ Như che mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “Chúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, che lại là đồng chí triến đấu của ta. Che vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc.
 (Theo bài của học sinh Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Thanh Loan - lớp 5B- trường tiểu học Cát Linh)
 c- Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt
 Vì không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai từ. 
VD : Quét sạch - quyét sạch Quanh co - qoanh co
 Khúc khuỷu - khúc khuỷ Ngoằn ngoèo - ngoằn nghèo
 d - Lỗi do cẩu thả của người viết
 Nhiều học sinh khi viết bài chính tả ( nghe viết hay nhớ viết) thì viết thật nhanh để ngồi chơi hay để thi với bạn bên cạnh, do đó khi viết thường mắc một số lỗi như: thiếu chữ, thiếu nét, thiếu dấu thanh, sai phụ âm đầu, sai vần.
 e - Lỗi do nhược điểm của chữ quốc ngữ
* Bên cạnh sự tương hợp giữa âm và chữ, chữ Việt còn có nhiều trường hợp không đảm bảo sự tương hợp này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh. Ví dụ ở các trường hợp sau:
- Âm đệm lúc ghi “u”, lúc ghi “o”, học sinh rất lúng túng khi gặp trường hợp này. Cùng là vần “oanh” nhưng lúc viết “oanh” lúc viết “uanh”, khi nghe giáo viên đọc “ loanh quanh” học sinh không biết ghi “loanh quanh”, “luanh quanh” hay “ loanh qoanh”. 
Để viết đúng được các âm đệm này, học sinh cần nắm vững quy tắc chính tả khi viết âm đệm. Đó là vấn đề rất khó và phức tạp đối với các em.
- Phụ âm “k” lúc ghi “c”, lúc ghi “k”, lúc ghi “q”.
Khi nghe cô giáo phát âm các tiếng đánh vần với “ c” học sinh lúng túng. Tuy đối với học sinh lớp 5 đây không phải là loại lỗi phổ biến nhưng một số em vẫn bị mắc lỗi khi viết chính tả
Hiện tượng bị đầy lưỡi, ngắn lưỡi dẫn đến trường hợp học sinh phát âm không chuẩn và viết sai chính tả. Ví dụ: Nói ngọng “bảo

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_viet_dung_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lo.doc