SKKN Áp dụng âm nhạc vào dạy học môn thể dục học sinh lớp 5 trường tiểu học Nga an - Nga Sơn

SKKN Áp dụng âm nhạc vào dạy học môn thể dục học sinh lớp 5 trường tiểu học Nga an - Nga Sơn

Thể dục thể thao trong nhà trường nói chung và trong Trường Tiểu học nói riêng là hoạt động rất cần thiết không thể thiếu. Để hoàn thành tốt một giờ học thể dục, giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc giáo dục thể chất, trong đó nguyên tắc trực quan sinh động là nguyên tắc cơ bản không thể thiếu trong giảng dạy. Ngoài việc dùng hình ảnh minh họa thị phạm trực tiếp bằng động tác mẫu thì Âm nhạc là một trong những yếu tố vừa có tính thẩm mỹ, vừa có tính hiện đại khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh rất cao.

 Giáo dục Tiểu học nhằm phát triển tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản của học sinh. Bộ môn Thể dục trong các trường Tiểu học là một trong các bộ môn có đặc thù riêng, bởi nó không mang lại cho học sinh những kiến thức văn hoá như những môn học khác. Mục đích là nhằm rèn luyện cho học sinh về thể chất, giúp các em có sức khoẻ tốt, có ý trí, có tính tự giác, tinh thần đồng đội, qua đó giúp các em học tập tốt hơn và bộc lộ năng khiếu của bản thân mình.

 

doc 20 trang thuychi01 20705
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng âm nhạc vào dạy học môn thể dục học sinh lớp 5 trường tiểu học Nga an - Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
----------– & —---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG ÂM NHẠC VÀO DẠY HỌC MÔN THỂ DỤC 
 HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA AN - NGA SƠN
Người thực hiện: Mai Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Nga An
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1.Mở đầu
1
1.1 Lý do chọn đề tài
2
1.2 Mục đích nghiên cứu
2-3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kimh nghiệm
3-4
2.Nội dung sáng kiến kimh nghiệm
4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sang kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
5-15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
3. Kết luận, kiến nghị
16
3.1. Kết luận
16
3.2 kiến nghị
17-18
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Thể dục thể thao trong nhà trường nói chung và trong Trường Tiểu học nói riêng là hoạt động rất cần thiết không thể thiếu. Để hoàn thành tốt một giờ học thể dục, giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc giáo dục thể chất, trong đó nguyên tắc trực quan sinh động là nguyên tắc cơ bản không thể thiếu trong giảng dạy. Ngoài việc dùng hình ảnh minh họa thị phạm trực tiếp bằng động tác mẫu thì Âm nhạc là một trong những yếu tố vừa có tính thẩm mỹ, vừa có tính hiện đại khoa học và tạo hứng thú học tập cho học sinh rất cao.
	Giáo dục Tiểu học nhằm phát triển tình cảm, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản của học sinh. Bộ môn Thể dục trong các trường Tiểu học là một trong các bộ môn có đặc thù riêng, bởi nó không mang lại cho học sinh những kiến thức văn hoá như những môn học khác. Mục đích là nhằm rèn luyện cho học sinh về thể chất, giúp các em có sức khoẻ tốt, có ý trí, có tính tự giác, tinh thần đồng đội, qua đó giúp các em học tập tốt hơn và bộc lộ năng khiếu của bản thân mình.
 Sử dụng âm nhạc trong dạy Thể dục được coi như một phương tiện truyền thụ kiến thức rất hiệu quả cho học sinh. Bởi vậy, đưa âm nhạc vào tiết thể dục làm nhạc nền sử dụng âm nhạc vào giai đoạn của các bước lên lớp chính là góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy. Dùng âm nhạc có thể di chuyển từ đội hình hàng ngang thành vòng tròn, để khởi động chơi trò chơi. Trước đây khi di chuyển cần khẩu lệnh thì nay được áp dụng âm nhạc,các em sẽ vừa hát theo nhạc vừa vỗ tay vừa di chuyển về vị trí đã được qui định trên sân.
	Xuất phát từ đặc điểm đổi mới phương pháp, mục tiêu, nội dung chương trình, do vậy phương pháp giảng dạy cũng được thay đổi theo hướng tích cực hoá học sinh. Chính vì vậy tôi xin đưa ra sáng kiến: "Áp dụng âm nhạc vào dạy học môn Thể dục lớp 5 Trường Tiểu học Nga An - Nga Sơn.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	+ Nhằm giúp cho các em học sinh lớp 5 trường tiểu học Nga An
 nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện: Đức; Trí; Thể; Mỹ.
 + Trang bị cho học sinh hiểu biết về những kỹ năng cơ bản.
 + Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện TDTT, có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới.
 + Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thường xuyên luyện tập và thi đấu các môn thể thao, góp phần phát triển giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe, góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các loại dịch bệnh như"cảm cúm do thời tiết thay đổi và tiêu chảy cấp.. cho học sinh trong trường học.
	+ Phát hiện và tuyển chọn những em có tài năng thể thao, bổ sung cho lực lượng vận động viên năng khiếu tham gia hội khỏe phù đổng do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hàng năm.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Nga An; Phương pháp dạy học môn Thể dục
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp giảng dạy và làm mẫu :
- Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Giáo dục thể chất trong nhà trường còn có phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước
- Để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên dạy chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý nhất đưa âm nhạc vào dạy học để học sinh hứng thú trong khi học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Âm nhạc đóng vai trò kết nối sự vận động của cơ thể nhưng ít người chú ý đến điều này. Họ vẫn nghe nhạc theo sở thích trong khi tập luyện và không quan tâm đến nhịp điệu bản nhạc tác động như thế nào đến cơ thể. Trong khi đó, theo nhiều nhà nghiên cứu khoa học, Âm nhạc sẽ gây ra một số tác động tới nhịp tim và sự hô hấp của người tập.
- Mối liên hệ giữa nhịp tim và nhịp điệu nhạc:
Các nhà tâm lý học chuyên về thể thao đã tìm hiểu mối liên quan giữa thói quen nghe nhạc và chuyển động của cơ thể. Theo các nhà khoa học, có 4 yếu tố tạo nên chất lượng vận động trong lúc đang nghe nhạc:
 + Khả năng phản ứng của cơ thể đối với giai điệu.
 + Nhạc tính.
 + Sự tác động của văn hoá.
 + Sự kết hợp.
 Trong đó, hai yếu tố đầu tiên có liên quan đến cấu trúc của bản nhạc. Phản ứng của cơ thể có liên quan đến tốc độ nhịp điệu của bản nhạc và sự phối hợp hài hoà của bước chân hoặc nhịp tim của người tập. Hai yếu tố còn lại phản ánh sự cảm nhận của chúng ta khi nghe nhạc. Đây chính là yếu tố tác động đến việc bạn chọn nhạc để làm nhạc nền cho bài tập.
- Chọn nhạc sao cho phù hợp với bài tập.
 Để làm rõ hơn mối liên hệ giữa nhịp điệu âm nhạc với chuyển động cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu với nhiều nhóm người nghe các nhạc điệu khác nhau khi tập luyện. Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận tốc độ âm nhạc có tác động đến tốc độ vận động. Như vây chọn nhạc cho bài tập thể dục có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Khi mới bước vào buổi tập, nên chọn bài nhạc có nhịp điệu nhẹ nhàng và tăng dần và giảm dần vào cuối buổi tập.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 *. Thực trạng giáo viên:
 Qua quá trình dạy và học của thầy và trò thời gian đầu năm học 2016 - 2017; Qua quá trình dự giờ, thăm lớp, tìm hiểu sách báo, tài liệu và qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở nhà trường tôi nhận thấy: Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học và học tập trong giờ thể dục còn bị gò bó, đơn điệu, nghèo nàn, nhàm chán và khô khan. Trong giảng dạy việc sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức các trò chơi của giáo viên thực sự chưa phát huy được hiệu quả, đôi khi còn không sử dụng ĐDDH khi lên lớp. 
 *. Thực trạng học sinh: 
 Học sinh luyện tập nhàm chán, không hứng thú luyện tập, tạo cho giờ học không đạt hiệu quả cao. Học sinh chưa chủ động, chưa phát huy được tính tích cực, tính linh hoạt, chưa nắm vững được kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo. Đặc biệt tính độc lập sáng tạo, luyện tập theo nhóm của học sinh chưa thực hiện được tốt. 
Chính vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 5 đầu năm học 2016 - 2017
kết quả như sau:
 Kết quả
Số lượng
Hoàn thành tốt(T)
Hoàn thành(H)
Chưa hoàn thành(C)
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
94
3
31,9
51
54,3
13
13,8
Từ những nhu cầu thực tế trên, tôi nhận thấy việc: “Áp dụng phương pháp dạy học kết hợp giữa Âm nhạc vào trong môn thể dục lớp 5 ở Tiểu học” là hết sức cần thiết. Nó sẽ giúp cho các em yêu thích, say mê, nhiệt tình, chủ động hơn khi tham gia học tập bộ môn thể dục. 
2.3CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HOẶC CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
* GI¶I PH¸P THø NHÊT: Nắm vững quy trình , phương pháp dạy học và vận dụng linh hoạt phù hợp đối với tâm lý học sinh lớp 5.
 Các yêu cầu cần thực hiện cho một tiết lên lớp.
+ Mục tiêu dạy học
 Nhằm vào mục tiêu chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội khoẻ để học tập - khoẻ để bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục vào rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, tính tổ chức kỷ luật cao, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, tính tập thể, tinh thần trách nhiệm tôn trọng nhu cầu, hứng thú và khả năng lợi ích của học sinh.
+ Nội dung dạy học
 Chú trọng những tiết thực hành, luyện tập phát triển các tố chất thể lực, góp phần củng cố và tăng cường sức khỏe cho học sinh. Kết hợp với những trò chơi mang tính tập thể, sự đa dạng phong phú, thực tiễn, lôi cuốn, thu hút học sinh muốn tìm tòi học hỏi và từ đó dẫn tới bản thân tự trau dồi và chủ động trong các hoạt động.
+ Phương pháp dạy học
Sử dụng các phương pháp tối ưu thích nghi với điều kiện ở mỗi trường học, mỗi lớp học. Coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự luyện tập ở nhà, phát huy tính tích cực của học sinh về 2 mặt;
 + Nắm vững kĩ thuật.
 + Rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
 Một mặt quan trọng khác đó là giáo viên cần phải xây dựng, đào tạo được cán sự lớp để chỉ đạo các hoạt động luyện tập trong giờ học, rèn tính tự quản cho các em trong học tập cũng như vui chơi.
+ Hình thức tổ chức dạy học
 Đội hình lớp học được bố trí linh hoạt tuỳ theo nội dung bài giảng, kết hợp với điều kiện thời tiết, dụng cụ, sân bãi tạo mọi điều kiện cho học sinh tiếp thu và tập luyện tốt nội dung bài.
+ Đánh giá
 Giáo viên chịu trách nhiệm đánh giá, nhận xét, tuy nhiên cần phải kết hợp cho học sinh tham gia tự đánh giá và các học sinh đánh giá lẫn nhau. Nội dung đánh giá chú trọng đến các mặt kỹ thuật, kỹ năng, kỹ sảo. Cần khuyến khích động viên những học sinh đạt hay chưa đạt.
Đội hình nhận lớp
Đội hình tập luyện
+ Đối với Giáo viên
 Luôn biết dẫn dắt học sinh giải quyết tình huống có vấn đề, biết khơi dậy lòng ham mê tập luyện, tạo cơ hội cho học sinh nhận xét đánh giá và đề xuất yêu cầu.
- Tạo không khí thi đua giữa các tổ, nhóm 
- Quan tâm đến năng lực, sở trường của từng học sinh, để phân nhóm sao cho mọi học sinh đều có cơ hội phấn đấu và hoàn thành mục tiêu dạy học.
- Sử dụng một cách có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực vào điều kiện cơ sở vật chất để kích thích học sinh tính tự giác, tính tích cực khi luyện tập.
- Biết khuyến khích động viên kịp thời khi học sinh có tiến bộ.
 + Đối với học sinh
Học sinh có nhu cầu và hứng thú tập luyện
Học sinh được chia tổ, nhóm luyện tập để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Giờ học luôn sinh động bởi mọi học sinh đều có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ vận động, học sinh thi đua hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao.
Nhiều học sinh thích và muốn thể hiện kết quả học tập trước thầy và bạn.
 Học sinh luôn gắng sức để hoàn thành tốt bài tập, không thoả mãn với kết quả hiện tại.
+ Vai trò của Giáo Viên
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học không chỉ là thách thức với học sinh mà còn cả đối với giáo viên. Từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm thầy giảng trò nghe, (học sinh thụ động) chuyển sang đổi mới phương pháp dạy học là lấy học sinh làm trung tâm, hoạt động dạy học hướng vào người học. Học sinh là chủ thể của hoạt động học, giáo viên làm chủ thể của hoạt động dạy học. Hai chủ thể phải hợp tác với nhau trong quá trình dạy học. Giáo viên lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn phù hợp với năng lực từng học sinh, khi triển khai kế hoạch, giáo viên kết hợp chặt chẽ với học sinh, hỗ trợ học sinh giải quyết vấn đề do chính học sinh phát hiện để chủ động chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng trong thực tế.
+ Tính tích cực trong học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như :
Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên
Thích phát biểu ý kiến
Hay nêu thắc mắc
Chủ động vận dụng kiến thức đã học vào thức tiễn.
Tính tích cực của học sinh trong học tập theo nhóm
* GIẢI PHÁP THỨ 2:
 Kết hợp linh hoạt âm nhạc vào giở dạy Thể dục nhằm tạo hứng thú cho học sinh học tập môn Thể dục.
 Áp dụng Âm nhạc trong môn Thể dục giúp cho quá trình truyền đạt nội dung bài học được diễn ra rất nhanh gọn và khoa học. Qua các bài khởi động liên hoàn, các bài tập, các trò chơi hỗ trợ dưới tiếng nhạc nền, phù hợp với nội dung bài học sẽ giúp tiết học sinh động,tăng khả năng tiếp thu của học sinh lên nhiều lần. Âm nhạc đưa vào phần chuyển tiếp nội dung cũng giúp cho học sinh thư giãn hơn, tránh được khoảng thời gian chết đôi khi vẫn xảy ra trong giờ học.
Kết hợp âm nhạc tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học thể dục
 Thiết kế bài dạy Thể dục lớp 5 theo hướng đổi mới để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Thể dục lớp 5 theo nội dung, chương trình đào tạo mới. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một tiết dạy Thể dục là vấn đề thiết kế bài dạy của giáo viên. Thiết kế bài dạy thực chất là lập kế hoạch để tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, học tập tích cực, chủ động sáng tạo, nhằm đạt được mục tiêu của bài dạy. Thiết kế bài dạy cần ngắn gọn, dễ hiểu, sáng tạo, dễ sử dụng dễ bổ xung và điều chỉnh. Sử dụng kế hoạch bài học, giáo viên sẽ chủ động, linh hoạt trong cách tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, nêu kế hoạch tổ chức và hướng dẫn từng hoạt động học tập của học sinh theo mục tiêu đã xác định. Cần xác định từng tên loại hoạt động (nội dung học tập) cách tiến hành (phương pháp tổ chức). Để dạy theo hình thức tích cực hoá người học, khi chia tổ tập luyện, cần có sự giúp đỡ của cán sự quản lý tổ và điều khiển các nội dung ôn tập, đây chính là điều kiện để học sinh chủ động học tập và tự quản theo phương pháp dạy học tích cực hoá học sinh.
Đánh giá khuyến khích học sinh trong tiết học
 * Dưới đây là thiết kế của bài thể dục lớp 5 mà tôi đang nghiên cứu và áp dụng âm nhạc trong môn thể dục ở tiểu học:
BÀI : 28 BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
 TRÒ CHƠI THĂNG BẰNG
I. Mục tiêu:
 Tên bài: Thể dục phát triển chung 8 động tác:
 Vươn thở, Tay, Chân, Vặn mình, Toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hoà cuả bài thể dục phát triển chung 
Yêu cầu: Hs biết cách thực hiện các động tác vươn thở, Tay, Chân,Vặn mình. Toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hoà của bài thể dục phát triển chung. Biết kết hợp với nhạc. . 
 - Trò chơi: Thăng bằng yêu cầu HS nắm cách chơi nhiệt tình, khéo léo, nhanh nhẹn, chủ động an toàn. 
II. Địa điểm – Phương Tiện
 - Địa điểm: Sân trường, thoáng mát, bằng phẳng vệ sinh nơi tập, đảm bao an toàn tập luyện.
 - Đài, Đĩa, bài hát: Con cào cào..
 - Phương tiện: còi, đồng hồ, dụng cụ cho trò chơi, trang phục: GV và HS trang phục thể thao.
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung thực hiện
Định lượng
Phương pháp giảng dạy
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Nhận lớp:
- GV nhận lớp
- Kiểm tra sĩ số HS 	
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học
.Khởi động :
Kết hợp với nhạc bài hát Chiếc đèn ông sao.
Khởi động các khớp: vai, hông, gối ép ngang, ép dọc, cổ chân cổ tay. 
B. PHẦN CƠ BẢN 
1.1. Ôn bài TD phát triển chung.
 + Động tác: Vươn thở
 + Động tác: Tay
 + Động tác: Chân
 + Động tác: Vặn mình
 + Động tác: Toàn thân 
 + Động tác: Thăng bằng. 
 + Động tác: Nhảy
 + Động tác: Điều hòa.
1.2. Học bài thể dục phát triển chung
a)+ 8 Động tác bài thể dục phát triển chung:
 + Động tác: Vươn thở
 + Động tác: Tay
 + Động tác: Chân
 + Động tác: Vặn mình
 + Động tác: Toàn thân 
 + Động tác: Thăng bằng. 
 + Động tác: Nhảy
 + Động tác: Điều hoà 
 . GV nêu 8 động tác như trên
 .GV treo tranh và phân tích 8 động tác đó
b.Kết hợp 8 động tác với nhạc bài hát Con cào cào.
 + Động tác: Vươn thở
 + Động tác: Tay
 + Động tác: Chân
 + Động tác: Vặn mình
 + Động tác: Toàn thân 
 + Động tác: Thăng bằng. 
 + Động tác: Nhảy
 + Động tác: Điều hoà 
*Chia tổ tập luyện 
1.3. Trò chơi: Thăng Bằng.
- GV nêu tên trò chơi
- GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi chính thưc.
* Tổ chức chơi: chia lớp thành 2 tổ: 
- Chơi thắng thua và có thưởng phạt. 
C.PHẦN KẾT THÚC:
1.Học sinh thả lỏng hồi tĩnh theo nhạc.
2. GV củng cố bài và nhận xét tiết học. 
3.GV ra bài tập về nhà: tự tập thêm ở nhà.
6- 10’
1-2ln
2lx8n
18-22’
2lx8n
2lx8n
4lx8n 
5-6’
4-6’
Đội hình nhận lớp
 cs	
 GV
GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học 
 ĐH khởi động
 cs GV
 ĐH tập luyện. 
 cs	
 GV
HS quan sát – nhận xét
GV nhận xét – sửa sai
GV đứng lên phân tích 8 động tác trên
 cs GV
GV nhận xét và sửa sai cho HS
 ĐH hoàn chỉnh 
cs
GV
*GV cho cả lớp phối hợp tập 8 động tác: 
 + Động tác: Vươn thở
 + Động tác: Tay
 + Động tác: Chân
 + Động tác: Vặn mình
 + Động tác: Toàn thân 
 + Động tác: Thăng bằng. 
 + Động tác: Nhảy
 + Động tác: Điều hoà 
GV quan sát và sửa sai cho HS
 ĐHTL
 T1 T2
 GV 
- GV theo dõi các tổ tập luyện và sửa sai cho HS 
 ĐH Trò chơi 
GV
GV làm trọng tài và tổ chức cho HS chơi
 ĐH Xuống Lớp
 GV
GV
2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC,VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG. .
+ Kinh nghiệm của bản thân sau khi nghiên cứu đúc rút sáng kiến này: 
 Để đạt được kết quả tốt tôi đã sử dụng tốt đội ngũ cán sự lớp (cán sự tổ). Có thể nói đội ngũ cán sự là những phương pháp hỗ trợ đắc lực trong việc chỉ huy, giám sát và rèn luyện, sửa chữa động tác sai của các bạn; giúp đỡ giáo viên rất nhiều. Giáo viên kết hợp cùng với cán sự theo dõi sửa sai các HS chưa làm chuẩn, giáo viên động viên các em kịp thời HS rất phấn khởi và tích cực hoạt động tham gia phong trào TDTT của lớp của trường. Để đổi mới phương pháp dạy học trong môn thể dục lớp 5 và thiết kế bài theo hướng đổi mới thì yếu tố cơ bản, nhất là giáo viên cần chú ý lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung bài dạy, phối hợp hài hoà cách tổ chức và tập luyện lần lượt với tập đồng loạt. Phân chia tổ tập luyện để HS được tập,vui chơi, thi đấu và tạo tình huống cho HS tự quản, tham gia đánh giá một cách có hiệu quả nhưng nhẹ nhàng, giờ học sinh động, hấp dẫn, đạt kết quả cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn thể dục ở tiểu học.
 +Đối với học sinh: Sau học kỳ I năm học 2016 – 2017 tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh lớp 5 kết quả như sau:
 Kết quả
Số lượmg
Hoàn thành tốt(T)
Hoàn thành(H)
Chưa hoàn thành(C)
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
94
54
57,4
40
43,6
0
0
	Từ số liệu mà ta thấy khi đưa âm nhạc kết hợp vào dạy môn Thể dục lớp 5 cho thấy kết quả rất khả quan.
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận: 
 + Sự cần thiết của việc áp dụng đưa môn âm nhạc vào dạy học phân môn Thể dục lớp 5 cho học sinh Tiểu học.
 Môn thể dục chủ yếu là dạy học ngoài trời nên điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự tập trung của học sinh. Việc đưa Âm nhạc vào giờ thể dục là một trong những biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học. Đối với học sinh tiểu học, là thời kỳ đầu tiên để phát triển thể chất thì việc áp dụng Âm nhạc vào môn thể dục sẽ góp phần rèn luyện cho học sinh có nếp sống lành mạnh, luyện tập và vui chơi có ý thức kỷ luật, từ đó hình thành phẩm chất đạo đức tốt, tạo tiền đề cho các em phát triển trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
 Trong quá trình sử dụng phương pháp áp dụng Âm nhạc theo hướng tích cực để nâng cao chất lượng môn thể dục tiểu học. Đây là vấn đề đổi mới phù hợp với nền Giáo dục phát triển chung của nước ta nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Qua đó giáo dục cho các em sáng tạo, chủ động, tự giác, nhất là ý trí luôn rèn luyện cho thân thể khoẻ mạnh và không ngừng rèn luyện ở trong nhà trường mà các em còn tự giác tập luyện ở nhà và tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao của địa phương.
Ngoài các giờ học chính khoá, các hoạt động ngoại khoá của nhà trường ngày càng được đổi mới như: duy trì nề nếp thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, các trò chơi tập thể tạo cho các em một sân chơi lành mạnh.
 2.Kiến nghị: 
 Đề nghị các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên thể dục để giúp giáo viên tăng cường học hỏi nâng cao trình độ.
 Tăng cường và hỗ trợ thêm đồ dùng dạy học như SGK, Tài liệu tham khảo, sách luật, băng hình. Các đồ dùng trang thiết bị khác có liên quan đến giảng dạy. 
 Cải tạo sân bãi luyện tập hợp vệ sinh, đủ bóng mát và khoa học đó là môi trường tốt để rèn luyện và giáo dục đạo đức cho HS. Rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện cho phong trào TDTT của ngành ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_am_nhac_vao_day_hoc_mon_the_duc_hoc_sinh_lop_5.doc