SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái đạt hiệu quả ở trường mầm non Đông Hưng

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái đạt hiệu quả ở trường mầm non Đông Hưng

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần có sự đóng góp của rất nhiều ngành nghề trong đó giáo dục góp phần to lớn trong sự đổi mới của đất nước. Hiện nay ngành học Mầm Non đang được Đảng và Nhà Nước hết sức quan tâm. Trong những năm qua đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non, trên phạm vi toàn quốc giáo dục mầm non đã có những bước phát triển và tiến bộ đáng kể về mạng lưới quy mô trường lớp, chất lượng giáo dục nhằm tiến tới hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non lứa tuổi 5- 6 tuổi.

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” trẻ em chính là tương lai của đất nước là chủ của thế giới ngày mai. Vì vậy ngay từ lúc chập chững bước vào đời trẻ em cần được chăm sóc, yêu thương và giáo dục. Trường mầm non là nơi các bé được chăm sóc, được vui chơi, được học tập và phát triển nhân cách một cách tốt nhất.

Trẻ mầm non như tờ giấy trắng. Ở lứa tuổi này mọi thứ mở ra trước mắt trẻ đều mới lạ, muôn màu, muôn sắc trẻ tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Do đó muốn trẻ phát triển toàn diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục các cháu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thể chất, thẩm mỹ, và có phương pháp thực hiện linh hoạt, sáng tạo, chủ động lựa chọn sắp xếp các hoạt động một cách nhẹ nhàng thoải mái, hấp dẫn lôi cuốn trẻ, qua đó trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất sẽ phát huy tốt những khả năng vốn có của trẻ.

 

doc 20 trang thuychi01 10145
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái đạt hiệu quả ở trường mầm non Đông Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI ĐẠT HIỆU QUẢ
Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG HƯNG
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Chiến
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường MN Đông Hưng
 SKKN thuộc lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
THANH HÓA NĂM 2017
I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Để đáp ứng được nhu cầu này, cần có sự đóng góp của rất nhiều ngành nghề trong đó giáo dục góp phần to lớn trong sự đổi mới của đất nước. Hiện nay ngành học Mầm Non đang được Đảng và Nhà Nước hết sức quan tâm. Trong những năm qua đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển giáo dục mầm non, trên phạm vi toàn quốc giáo dục mầm non đã có những bước phát triển và tiến bộ đáng kể về mạng lưới quy mô trường lớp, chất lượng giáo dục nhằm tiến tới hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non lứa tuổi 5- 6 tuổi.
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” trẻ em chính là tương lai của đất nước là chủ của thế giới ngày mai. Vì vậy ngay từ lúc chập chững bước vào đời trẻ em cần được chăm sóc, yêu thương và giáo dục. Trường mầm non là nơi các bé được chăm sóc, được vui chơi, được học tập và phát triển nhân cách một cách tốt nhất.
Trẻ mầm non như tờ giấy trắng. Ở lứa tuổi này mọi thứ mở ra trước mắt trẻ đều mới lạ, muôn màu, muôn sắc trẻ tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Do đó muốn trẻ phát triển toàn diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục các cháu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thể chất, thẩm mỹ, và có phương pháp thực hiện linh hoạt, sáng tạo, chủ động lựa chọn sắp xếp các hoạt động một cách nhẹ nhàng thoải mái, hấp dẫn lôi cuốn trẻ, qua đó trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất sẽ phát huy tốt những khả năng vốn có của trẻ.
Chúng ta đều biết rằng: Nội dung phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên mầm non. Mà một trong các mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, đọc, phát âm... và một số kỹ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết như: cách lật giở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay, mắt và tri giác từ trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc hoặc ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách rõ ràng, mạch lạc. Làm quen với chữ cái là một trong các môn học quan trọng giúp cho trẻ hình thành và nhận biết rõ chữ cái tiếng việt, phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ là phương tiện để chuẩn bị kỹ năng tiền biết đọc, biết viết cho trẻ. Đây cũng là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị trước khi cho trẻ vào lớp 1.
Theo nghị quyết 29 của Trung ương Đảng này 4/11/2013 “ Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong nghị quyết đã chỉ ra rằng “Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000; phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Trên thực tế địa bàn nói chung việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái còn thô cứng, không có sự mềm mại, chưa sáng tạo do nhiều nguyên nhân: Cách tổ chức của giáo viên chưa linh hoạt sáng tạo, chưa chú ý dạy theo khả năng của trẻ, cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn dẫn đến chưa lôi cuốn, thu hút, kích thích trẻ tư duy, ghi nhớ và phát âm chuẩn, rõ ràng, mạch lạc chưa phát triển được vốn từ cho trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi rất tâm huyết với nghề dạy trẻ, tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát huy hết khả năng vốn có của mình, chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất và mạnh dạn áp dụng những sáng tạo mới trong việc tổ chức các hoạt động trên trẻ đặc biệt là môn chữ cái. Do đó tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái đạt hiệu quả ở trường mầm non Đông Hưng” 
2. Mục đích nghiên cứu.
Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ, thái độ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao hứng thú cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen chữ cái, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua sách báo, truyền hình, mạng internet tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu chắt lọc những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ, những trò chơi, những hoạt động tạo hứng thú giúp trẻ làm quen với mặt chữ.
 Phương pháp điều tra thực tế, thu thập thông tin: Tôi đã điều tra khảo sát một số nhóm trẻ để thu thập thông tin, nắm bắt khả năng nhận biết của trẻ về chữ cái và chữ số từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với trẻ, giúp trẻ phát huy tốt nhất nhận thức của mình.
 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tôi đã khảo sát thông kê, phân loại trẻ theo khả năng: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái tiếng việt, số trẻ nhận biết chuẩn chữ in hoa, chữ in thường và chữ viết thường, Trẻ nhận biết chữ cái trong từ và ghép đúng các chữ thành từ có hình ảnh, Trẻ ghi nhớ và “đọc” các từ có hình ảnh kèm theo.
II : NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận:
Như chúng ta đã biết, làm quen với chữ cái là cơ sở ban đầu để sau này trẻ đọc thông, viết thạo và hiểu rõ về ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Để trẻ có được vốn từ, ngôn ngữ phong phú giúp trẻ học tốt các môn học khác và giao tiếp tốt trong cuộc sống hàng ngày thì ngay ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi trẻ sẽ được nhận biết làm quen với 29 chữ cái, đó là tiền đề cơ bản cho trẻ bước vào lớp 1 vì lên lớp 1 trẻ sẽ phải học kết hợp giữa chữ cái và âm, vầnNếu ở mẫu giáo trẻ không nắm được 29 chữ cái thì sẽ không tự tin và lúng túng, không đạt được kết quả tốt khi vào lớp 1. 
Làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua viêc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định
Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào lớp 1
Làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo dục mầm non thì trong khi dạy trẻ cần phải tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái. 
2.Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
 Luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục đào tạo thành phố, ban giám hiệu nhà trường của cấp uỷ Đảng và địa phương chăm lo cho công tác giáo dục.
 Luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị và những điều kiện khác để phục vụ công tác giảng dạy
 Bản thân tôi có nhiều năm dạy lớp 5-6 tuổi, là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, có tinh thần trách nhiệm, luôn quan sát nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp.
 Một số trẻ của lớp tôi đều được học qua các khối từ nhà trẻ, mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Vì vậy trẻ có kiến thức ở các lứa tuổi. 
 100% học sinh đều học đúng độ tuổi, 100% trẻ học bán trú tại trường có tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần cao rất thuận lợi cho việc giáo viên tổ chức hoạt động 
 Có một số cháu phát âm chuẩn, mau nhớ mặt chữ, biết cầm bút viết đúng kỹ năng, có tư thế ngồi viết đúng. 
Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
 Nhà trường tổ chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh nghiệm cho giáo viên.
 Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức khuyến khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau tại các buổi chuyên đề
 Lớp được trang bị tranh ảnh, máy chiếu, các bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay băng đĩa, giáo án điện tử, thuận lợi cho việc dạy và học.
* Khó khăn:
Nhiều trẻ là lần đầu ra lớp, chưa qua các lớp dưới nên còn nhút nhát, chưa có nề nếp, đang còn nói tiếng địa phương, nói ngọng, nói lắp nhiều, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ kiến thức gặp rất nhiều khó khăn.
 Mặc dù đã được quan tâm về cơ sở vật chất ,trang thết bị đồ dùng nhưng cũng chưa thật sự đáp ứng với nhu cầu. Tranh ảnh và phương tiện dạy học của cô, đồ dùng cho trẻ quan sát, khám phá chưa phong phú, đa dạng về chủng loại và màu sắc.
 Các cháu tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ không đồng đều, đa số cháu phát âm chưa chính xác, nói tiếng phổ thông chưa chuẩn, mau quên mặt chữ, chưa biết cầm bút viết đúng kỹ năng, có tư thế ngồi chưa đúng. 
 Số trẻ trong lớp đa phần là trẻ nam nên nề nếp còn lộn xộn, gây mất trật tự khi học bài.
 Đa số trẻ trong lớp là gia đình có hoàn cảnh khó khăn 
 Giáo viên chưa thực sự biết cách tổ chức các hình thức và phương pháp đổi mới trong việc lựa chọn trò chơi chữ cái.
 Việc sử dụng giáo án điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin, còn nhiều hạn chế, có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn, dụng cụ học tập chưa sinh động , giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc, do đó kiến thức, kỹ năng mà trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô đặt ra cho trẻ.
 Qua thực tế tiết dạy trẻ làm quen với chữ cái ở trường mầm non Đông Hưng kết quả chưa cao nhiều trẻ vẫn chưa hứng thú hoạt động, có những trẻ vẫn chưa thể hiện được một số hành vi ban đầu của việc đọc và việc viết, chưa phát huy tính sáng tạo và làm giàu được vốn từ ở trẻ trong quá trình làm quen với chữ cái. 
 Khảo sát đầu năm kết quả như sau: 
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy khi tôi chưa áp dụng biện pháp của mình, tôi thấy kết quả tiếp thu bài của trẻ chưa cao, trẻ chưa hứng thú với tiết học. Cụ thể là việc nhận biết chữ còn mang tính thụ động ép buộc, nhận biết chữ in hoa và chữ in thường chưa tốt. Kết quả thu được cụ thể như sau:
Nội dung đánh giá
Tổng số
trẻ
Kết quả
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt yêu cầu
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
 Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái tiếng việt
39
6
15,4
7
17,9
13
33,4
13
33,4
 Trẻ hứng thú tập trung vào hoạt động do cô tổ chức 
39
5
12,8
9
23
13
33,3
12
31
 Trẻ nhận biết chữ cái trong từ và ghép đúng các chữ thành từ có hình ảnh .
39
6
15,4
12
31
9
23
12
31
 Trẻ ghi nhớ và “đọc” các từ có hình ảnh kèm theo
39
6
15,4
7
17,9
17
43,6
9
23
Kỹ năng tô viết, cách cầm bút ,tư thế ngồi đúng quy chuẩn
39
5
12,8
9
23
16
41
9
23
 3: Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tạo môi trường tốt cho hoạt động làm quen với chữ cái.
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non mọi thứ mở ra trước mắt trẻ đều mới lạ, muôn màu, muôn sắc trẻ rất tò mò, ham muốn được tìm hiểu, khám phá và khẳng định mình. Vì vậy môi trường học tập là một vấn đề hết sức quan trọng kích thích cho trẻ hứng thú hoạt động. Ý thức được điều này, tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi để tạo môi trường học tập nói chung và tạo môi trường cho hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng một cách sáng tạo, khoa học, có thẩm mỹ phù hợp từng nội dung gắn liền từng chủ điểm .
a. Tạo môi trường chữ viết ở trong lớp
Đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên bé bước vào cửa lớp, phản xạ tự nhiên là nhìn xung quanh xem là có những gì và có đẹp không, đặc biệt những gì mới lạ. Vì vậy, các mảng chính trong lớp học đó là mảng chủ điểm, các góc hoạt động là đối tượng đầu tiên trẻ hướng đến khi bước vào lớp. Để trẻ hứng thú với mảng hoạt động, trước mỗi chủ điểm tôi lên kế hoạch nội dung và xác định hướng trang trí, chuẩn bị đồ dùng nguyên vật liệu sau đó tôi tập chung trẻ cùng trò chuyện, thảo luận về chủ đề dưới dạng kể chuyện sáng tạo. Cuối cùng cô và trẻ đi đến thống nhất chọn tên và gắn tên cho từng góc chơi sau đó cùng cô trang trí cho mảng chủ điểm, dưới mỗi hình ảnh đã trang trí tôi sẽ gắn tên. Các tuýp chữ có tên gọi ngây thơ, ngộ nghĩnh, gần gũi và có hình ảnh minh họa cho tiêu đề ấy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, từ đó mục đích cho trẻ làm quen với chữ cái mới, ôn luyện chữ đã học và cung cấp vốn từ cho trẻ đạt hiệu quả tối đa. 
 Một điều tôi luôn rất lưu ý khi trang trí tên gọi các góc hoặc tên gọi cho hình ảnh minh họa (dán ở dưới mỗi hình ảnh) là lựa chọn cỡ chữ cho phù hợp, dán chữ ở độ cao vừa tầm mắt trẻ sao cho trẻ dễ nhìn thấy. Đặc biệt kiểu chữ phải chuẩn, hầu hết các chữ này tôi thường để ở dạng in thường, với màu sắc đẹp phù hợp với mảng hoạt động và hình ảnh minh họa.
Ví dụ:Với chủ điểm trường mầm non
Đây là chủ điểm đầu tiên và lúc này cũng là thời điểm trẻ mới bắt đầu bước vào lớp lớn chính thức làm quen với môn chữ cái một môn học mới so với các lứa tuổi trước đó. Vì vậy tôi làm nổi chủ điểm và cuốn hút sự tò mò của trẻ bằng cách: Tôi cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm, hướng trẻ tìm hiểu về trường mầm non Đông Hưng, sau đó cùng trẻ thống nhất đặt tên cho mảng chủ điểm là “Trường mầm non Đông Hưng thân yêu của bé”, tôi cùng trẻ sưu tầm và dán các hình ảnh như: Trường mầm non, lớp học, hình ảnh các hoạt động trong ngày của bé, hình ảnh đồ dùng đồ chơi trang trí sân chơiDưới các hình ảnh tôi khéo léo gắn chữ chỉ tên gọi cho nội dung hình ảnh đó và giới thiệu cho trẻ biết ý nghĩa của những từ chỉ tên gọi đó, đồng thời trong các từ chỉ tên gọi của nội dung hình ảnh những chữ cái nào tôi sẽ cho trẻ làm quen trong chủ điểm thì tôi tạo chữ có màu sắc khác. Từ quá trình cô đàm thoại với trẻ, trẻ được cùng cô trang trí và cả những tên gọi thân quen, các chữ có màu sắc khác nhau đó đã kích thích trẻ tư duy, ghi nhớ lâu chữ cái khi làm quen và cung cấp vốn từ giúp trẻ phần nào hiểu về ý nghĩa từ đó.
Tôi luôn tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ thông qua các biểu bảng, danh sách lớp phân theo tổ trong lớp học. Ngay từ đầu năm học khi đã ổn định danh sách lớp, tôi tạo điều kiện cho trẻ làm quen với chữ, với từ chỉ tên của mình bằng cách dán tên của trẻ lên bảng bé ngoan. Tôi cùng thống nhất với trẻ lấy tên là “ Ai ngoan hơn” tôi cắt trang trí là 3 bông hoa đại diện cho 3 tổ trên mỗi bông hoa gắn lọ hoa các cháu trong tổ, dưới mỗi lọ hoa có ghi tên của từng cháu. Chữ viết tên của trẻ ở dạng chữ in thường. Hàng ngày sau khi nhận xét cuối ngày tuyên dương bé ngoan, trẻ lên cắm hoa vào lọ hoa của mình và nhìn thấy chữ ghi tên mình dưới lọ hoa trẻ sẽ được làm quen với chữ viết hoa và viết thường, ngoài ra tôi còn cho trẻ nhận biết chữ cái ở các ký hiệu. Và trẻ còn nhận ra tên của mình trong các ký hiệu của sách, vở tập tô, vở làm quen toán, khăn mặt, ca uống nước
Với các biểu bảng tôi nghĩ đây cũng là khoảng không gian không nhỏ tác động đến trẻ. Vì vậy tôi đã trang trí tên gọi bằng chữ cái tiếng việt cơ bản để hàng ngày trẻ nhìn thấy, nhận mặt chữ và ghi nhớ các từ trong biểu bảng và biết biểu bảng đó nội dung là gì? có chữ cái gì? từ gì?. 
Tôi chủ động cho trẻ được làm quen chữ cái, phát triển ngôn ngữ và làm giàu vốn từ thông qua việc gắn tên, gắn ký hiệu vào các đồ dùng đồ chơi và các giá góc. Việc làm này còn giúp tôi rèn luyện các nề nếp, thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp cho trẻ(trẻ học xong, chơi xong biết cất đồ vào đúng nơi quy định)
b. Tạo môi trường chữ ngoài lớp học
Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngoài hoạt động có chủ đích, hoạt động ăn, hoạt động ngủ, còn các thời gian khác trẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như: góc thiên nhiên, mảng tuyên truyền, khu vực để đồ dùng cá nhân của trẻ. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác dụng ôn tập củng cố chữ cái và từ rất tốt.
 Nơi để đồ dùng cá nhân của trẻ như: Mũ, ba lô, giầy dép, khăn mặt,Tôi luôn gắn tên của trẻ. Như vậy, hàng ngày trẻ cất đồ dùng hoặc sử dụng đồ dùng vừa đúng qui định, vừa biết tên của mình (của bạn), biết tên của mình có những chữ gì, biết thứ tự của từng chữ từ trái sang phải như thế nào 
Khu vực tuyên truyền ngoài lớp học của trẻ là nơi không những tạo môi trường chữ cho trẻ mà còn mang tính tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để phụ huynh hiểu biết về chữ mà con em mình đang học. Và từ đó phối kết hợp ôn luyện tại gia đình. Tránh trường hợp cô dạy chữ đúng phụ huynh lại dạy chữ chưa đúng:
Ví dụ: 
+ Chữ x đọc là “xờ”, chữ s đọc là “sờ”, nhưng có ông bà lại dạy là “ích xì” và “ét xờ”.
Hay chữ l, n, lại đọc là “e lờ” và “ e nờ”, hoặc chữ q đọc là “cu” lại dạy trẻ đọc là “quờ” hoặc “quy”
Góc thiên nhiên ngoài trời: Đây là nơi trẻ được tiếp xúc mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày. 
Ví dụ: Tôi trò truyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm, lợi ích của cây chuối đối với đời sống con người, sau đó tôi cho trẻ phát âm từ “cây chuối ”
 Làm như vậy không những cho trẻ hiểu về thế giới xung quanh, mà trẻ còn biết được tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, mà trẻ lứa tuổi mầm non học mà chơi, chơi mà học, vậy nên ngay cả trong khi chơi trẻ cũng có cơ hội rèn khả năng phát âm và phát triển ngôn ngữ, từ đó vốn từ của trẻ được mở rộng. Mỗi một môi trường hoạt động của trẻ, tôi đều chủ động tạo môi trường chữ cái để trẻ có cơ hội được luyện phát âm, ôn luyện chữ đã biết, làm quen chữ mới và làm quen từ một cách rất tự nhiên thoải mái không gò bó, áp đặt trẻ.
Biện pháp 2: Luyện phát âm cho trẻ thông qua các bài đồng dao
 Sưu tầm những bài đồng dao, có vần, có chứa những chữ cái đang học, hoặc sáng tác mới dạy cho trẻ học thuộc nhằm mục đích giúp cháu luyện phát âm đúng và dễ nhận dạng mặt chữ.
 Ví dụ: Giúp trẻ nhận dạng một số chữ cái.
	 O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì mang râu.
 	 i, t hai chữ giống nhau; i ngắn có chấm, t thì có ngang...
	 Nhớ chữ b, d: b thẳng trước, d thẳng sau.
Phân biệt chữ x, s: chữ x gió có 2 nét xiên kết hợp, chữ s không gió cuộn hình móc câu...
 Luyện phát âm cho trẻ:
Ví dụ: 	Luyện chữ n: nu na nu nống...
	Luyện chữ r: rềnh rềnh, ràng ràng...
	Luyện chữ p: pí po pí po em tập lái ôtô...
Và kết hợp nhiều bài đồng dao khác, và trong những bài hát: Vịt con học chữ... Em đánh vần... để dạy thêm cho trẻ, để trẻ làm quen và thích thú học hơn.
Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy trẻ làm quen với chữ cái
Ngày nay khoa học công nghệ thông tin phát triển đã góp phần rất lớn cho việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của các ban nghành đoàn thể và nhân dân địa phương đã đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường, giúp trường mua sắm được máy vi tính máy chiếu màn hình phục vụ cho công tác giảng dạy ở các nhóm lớp đặc biệt là đối với lớp 5-6 tuổi.
Tâm lí trẻ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên việc tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy khó khăn. Việc đưa công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác giảng dạy sẽ giúp cho giờ học thêm sinh động và trẻ cũng rất hứng thú học tập. Để đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ, đồng thời thực hiện mục tiêu chung của ngành và của trường đề ra, đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy đạt hiệu quả. Trong nhiều năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trên các tiết học nói chung và tiết cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng, tôi thấy kết quả đạt được là rất cao, trẻ rất hứng thú và mong đợi giờ ho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6.doc