SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng làm phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Dành cho học sinh lớp 9b trường THCS Quảng Hùng)

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng làm phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Dành cho học sinh lớp 9b trường THCS Quảng Hùng)

Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ Giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.

Năm học 2018 – 2019, Sở GD và ĐT Thanh Hóa tiến hành lớp chuyên đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn học theo định hướng phát triển năng lực người học” đối với tất cả các môn. Riêng môn Ngữ văn, yêu cầu đề thi môn gồm có hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Chuyên đề được triển khai rộng khắp trong cả tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục triển khai đến toàn thể giáo viên trên địa bàn các thành phố, thị xã, cũng như các huyện. Sở Giáo dục cũng yêu cầu các trường lưu ý việc ra đề phải phù hợp với đối tượng học sinh. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và tạo lập văn bản, trong đó tỷ lệ điểm của phần tạo lập văn bản nhiều hơn phần Đọc hiểu. Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản). Cũng từ đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em). Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 44206
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng làm phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Dành cho học sinh lớp 9b trường THCS Quảng Hùng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU 
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1.1.1. Cơ sở lý luận 
Tháng 10/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết 29 - NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ Giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước. 
Năm học 2018 – 2019, Sở GD và ĐT Thanh Hóa tiến hành lớp chuyên đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn học theo định hướng phát triển năng lực người học” đối với tất cả các môn. Riêng môn Ngữ văn, yêu cầu đề thi môn gồm có hai phần: Đọc hiểu và làm văn. Chuyên đề được triển khai rộng khắp trong cả tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục triển khai đến toàn thể giáo viên trên địa bàn các thành phố, thị xã, cũng như các huyện. Sở Giáo dục cũng yêu cầu các trường lưu ý việc ra đề phải phù hợp với đối tượng học sinh. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng tạo lập văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và tạo lập văn bản, trong đó tỷ lệ điểm của phần tạo lập văn bản nhiều hơn phần Đọc hiểu. Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh chuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản). Cũng từ đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung thấp, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em). Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 
1.1.2. Cơ sở thực tiễn :
Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THCS nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc THCS. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa. Hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ lớp 6 đến lớp 9. Chính vì thế mà không ít giáo viên ôn thi vào lớp 10 THPT tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. 
Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi vào lớp 10 THPT. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trọng bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 điểm 8,0 thậm chí là điểm 9,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em có cơ hội đậu vào lớp 10 THPT để học cao hơn nữa. 
Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 9 làm tốt phần đọc – hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết. 
Đối với học sinh trường THCS Quảng Hùng, đây là phần kiến thức mà các em đang rất quan tâm, mong muốn được các thầy cô củng cố để chuẩn bị cho kì thi vào lớp 10 THPT. 
Xuất phát từ thực tiễn giảng dạy cũng như vai trò của một giáo viên tâm huyết với nghề, nhiều năm ôn thi vào lớp 10 THPT, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng làm phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Dành cho học sinh lớp 9b trường THCS Quảng Hùng)
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
Đưa ra đề tài này, thông qua việc hướng dẫn các em học sinh ôn luyện kiến thức lý thuyết, lưu ý cách làm bài, luyện tập các dạng đề Đọc hiểu, tôi muốn nâng cao chất lượng làm dạng câu hỏi Đọc hiểu của học sinh THCS nói chung, học sinh trường THCS Quảng Hùng nói riêng, nhất là các em học sinh lớp 9 chuẩn bị bước vào kì thi vào lớp 10 THPT. Vì thế khi nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã hướng tới các mục đích cụ thể sau: 
- Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu 
- Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức. 
- Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao. 
- Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài 
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn 
- Đề tài này cũng có thể coi là tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi học kì, ôn thi vào lớp 10 THPT, ôn thi học sinh giỏi. 
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng làm phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Dành cho học sinh lớp 9b trường THCS Quảng Hùng).
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Sáng kiến đã sử dụng các phương pháp sau 
- Phương pháp thống kê 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp 
- Phương pháp so sánh 
- Phương pháp điều tra 
1.5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Hướng dẫn chi tiết cách xác định PTBĐ, các biện pháp tu từ, từ. câu, 
- Định hướng cách làm bài đọc hiểu.
- Có bài tập minh họa.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Quan niệm về Đọc hiểu 
Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để chiếm lĩnh văn hóa. Khái niệm Đọc hiểu (comprehension reading) có nội hàm khoa học phong phú có nhiều cấp độ gắn liền với lí luận dạy học văn, lí thuyết tiếp nhận tâm lí học nghệ thuật, lí thuyết giao tiếp thi pháp học,  
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe. Hiểu là 
phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý 
nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu còn là sự bao quát hết nội dung và có thể vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào? 
Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt. Mục đích trong tác phẩm văn chương, Đọc hiểu là phải thấy được:
+ Nội dung của văn bản.; Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng; Ý đồ, mục đích. 
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm; Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật. 
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản; Thể lọai của văn bản, hình tượng nghệ thuật 
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng “Đọc hiểu là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động đọc; đọc hiểu đồng thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”. “Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa văn bản”. Còn với Giáo sư Trần Đình Sử “Đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá trong việc đổi mới dạy học và thi môn Ngữ văn, là yêu cầu bức thiết đối với việc đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước tiến theo các nước tiên tiến”. Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định : “ Đọc hiểu là một hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động đọc cho mình” 
Như vậy, Đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của học sinh. Đọc hiểu là tiếp úc với văn bản, hiểu được nghĩa hiển ngôn, nghĩa hàm ẩn, các biện pháp nghệ thuật, thông hiểu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật. Với quan điểm phát huy vai trò chủ thể của học sinh, xuất phát từ đặc thù của văn chương (nghệ thuật ngôn từ), mà vấn đề Đọc hiểu văn bản ngày càng được quan tâm . 
2.1.2. Văn bản Đọc hiểu 
Trong chương trình Ngữ văn của Việt Nam nêu hai loại văn bản để dạy Đọc hiểu, đó là: Văn bản văn học và văn bản nhật dụng. Trong đó các văn bản được xếp theo tiến trình lịch sử hoặc theo thể loại. Các văn bản văn học đa dạng hơn các văn bản nhật dụng. Hai loại văn bản này cũng chính là các ngữ liệu để học sinh khai thác. 
Thực tế cho thấy văn bản Đọc hiểu nói chung và văn bản Đọc hiểu trong nhà trường nói riêng rất đa dạng và phong phú. Có bao nhiêu loại văn bản trong cuộc sống thì có bấy nhiêu loại được dạy trong nhà trường. Điều đó cũng có nghĩa là văn bản Đọc hiểu trong các đề thi rất rộng. Đề thi có thể là văn bản các em đã được tiếp cận, đã được học, hoặc cũng có thể là văn bản hoàn toàn xa lạ. Từ năm 2014 Bộ GD & ĐT đưa phần Đọc hiểu vào đề thi môn Ngữ văn đã đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực Đọc hiểu của học sinh. Và năm học 2018 – 2019 Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đưa vào chương trình thi vào lớp 10 THPT cũng như thi học sinh giỏi các cấp. Việc làm này có tác động tích cực đến quá trình rèn khả năng tiếp nhận văn bản Đọc hiểu của các em. 
2.1.3. Vấn đề Đọc hiểu môn Ngữ văn trong nhà trường THCS 
Nhằm phát huy khả năng chủ động tiếp cận văn bản của học sinh, từ đề thi học sinh giỏi các cấp và đề thi vào lớp 10 THPT chính thức đưa câu hỏi Đọc hiểu vào đề thi. Khi có quyết định nhiều học sinh, các thầy cô tỏ ra lung túng vì cho rằng đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thực chất bản chất của vấn đề không hoàn toàn mới. Vì hoạt động đọc hiểu vẫn diễn ra thường xuyên trong các bài giảng văn. Các thầy cô vẫn thường cho học sinh tiếp cận văn bản bằng cách đọc ngữ liệu, sau đó đặt câu hỏi để học sinh trả lời, nghĩa là đang diễn ra hoạt động đoc hiểu. Tuy nhiên giữa hoạt động đọc hiểu và dạng câu hỏi đọc hiểu có nét tương đồng và khác biệt. Nét tương đồng là phương thức tiếp cận văn bản là giống nhau: bắt đầu từ đọc rồi đến hiểu. Còn nét khác biệt là Đọc hiểu trong dạy học văn nói chung là hoạt động trên lớp có sự định hướng của người thầy, còn câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi là hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh, nhằm đánh giá năng lực người học. Hơn nữa những kiến thức trong dạng câu hỏi Đọc hiểu rất phong phú, học sinh phải biết huy động những kiến thức đã học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi. Như vậy hoạt động đọc hiểu vẫn thường xuyên diễn ra trong môn Ngữ văn ở các nhà trường. 
Đọc hiểu là quá trình thâm nhập vào văn bản với thái độ tích cực, chủ động. Đây là một năng lực cần thiết mà người học nói chung và học sinh THCS cần quan tâm. Nếu chúng ta không có trình độ năng lực đọc thì hiểu đúng, đánh giá đúng văn bản. Không nắm vững, đánh giá được văn bản thì không thể tiếp thu, bồi đắp được tri thức và cũng không có cơ sở để sáng tạo. Vì thế vấn đề Đọc hiểu môn ngữ văn trong nhà trường là rất cần thiết. Hiện nay Đọc hiểu văn học trong nhà trường THCS thường hướng tới các vấn đề cụ thể sau: 
- Nhận biết đúng, chính xác về văn bản 
+ Thể loại của văn bản: Các thể thơ, truyện, kí,...
+ Hiểu đề tài, nhan đề, chủ đề, tóm tắt được các nội dung của văn bản 
+ Hiểu các phương thức biểu đạt của văn bản (phương thức tự sự, biểu cảm, thuyết minh, miêu tả,...) 
+ Hiểu các thao tác lập luận (thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, bác bỏ...) 
- Thông hiểu, đánh giá đúng văn bản 
+ Cảm nhận được những đặc sắc, nổi bật của văn bản: từ ngữ, hình ảnh, chi tiết quan trọng, đặc sắc, các biện pháp tu từ... 
+ Hiểu được ý nghĩa hàm ẩn của văn bản, đánh giá được nội dung, ý nghĩa của văn bản bằng kiến thức, kinh nghiệm của mình. 
- Vận dụng văn bản để giải quyết một vấn đề cụ thể. 
+ Liên hệ mở rộng một vấn đề nào đó từ văn bản bằng suy nghĩ, ý kiến của mình 
+ Vận dụng văn bản để trình bày phƣơng hƣớng, biện pháp giải quyết một vấn đề cụ thể của cuộc sống, của xã hội. 
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 
2.2.1.Thực trạng nghiên cứu đề Đọc hiểu môn Văn THCS 
Ngay từ khi Sở GD&ĐT thông báo và hướng dẫn, các trường THCS thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trong kì thi học sinh giỏi, thi khảo sát chất lượng cuối học kì và sắp tới là kì thi vào lớp 10 THPT . Vấn đề Đọc hiểu thu hút sự chú ý của rất nhiều các thầy cô và học sinh nhất là học sinh lớp 9. Cùng với việc chuyên viên của Sở GD & ĐT giải đáp những thắc mắc về hướng ra đề phần Đọc hiểu (liên quan đến phần ngữ pháp, Tiếng Việt, ngữ liệu chủ yếu lấy phần đọc thêm, trong chương trình, ngoài chương trình) thì nhiều thầy cô giáo luyện thi có nhiều kinh nghiệm cũng đăng trên trang cá nhân của mình những bài ôn tập Đọc hiểu. Song những hướng dẫn ôn tập đó chưa chi tiết, chưa cụ thể và chưa có tính hệ thống. Riêng phần Đọc hiểu một cách bài bản những kiến thức lý thuyết, bài tập thường gặp trong đề Đọc hiểu và cũng chưa phân loại quy cũ, chi tiết, hệ thống kiến thức để học sinh dễ ôn tập. Chính vì thế đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kỹ năng làm phần Đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn”(Dành cho học sinh lớp 9b trường THCS Quảng Hùng)vẫn là một đề tài mới, có tính ứng dụng, cần thiết rất cao. 
2.1.2. Thực trạng đề thi môn Văn có câu hỏi Đọc hiểu 
Năm học 2018- 2019 Sở GD& ĐT quyết định đổi mới kiểm tra đánh giá. Đề thi môn Ngữ văn bắt buộc có thêm phần Đọc hiểu. Trong đề thi vào lớp 10 THPT phần Đọc hiểu chiếm 3/10 điểm toàn bài. Xét về mức độ kiến thức và tương quan thời gian trong toàn bài thi thì cấu trúc phần Đọc - hiểu như thế là hợp lí. 
Như phần đặt vấn đề chúng tôi có giới thiệu, dạng câu hỏi đọc hiểu đã xuất hiện thường niên trong các kì thi Đại học, Cao đẳng, các kì thi học sinh giỏi... Thậm chí trong các nhà trường phổ thông cơ sở dạng đề này cũng thường xuyên được các thầy cô sử dụng cho các bài kiểm tra, thường xuyên, định kì. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
Thực trạng đề thi có dạng câu hỏi Đọc hiểu xuất hiện phong phú như vậy nhưng trong chương trình sách giáo khoa môn Ngữ văn của trung học cơ sở lại không có một kiểu bài dạy riêng để hướng dẫn cho thầy cô giáo cũng như các em học sinh nắm được phương pháp làm dạng đề này một cách hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọn đề tài nhiều em học sinh tỏ ra rất lúng túng, băn khoăn về cung cấp kiến thức lý thuyết như thế nào, rèn luyện kĩ năng ra sao để các em tự làm tốt được phần đọc hiểu trong bài thi. Đứng trước thực trạng đó, bằng kinh nghiệm của bản thân đang trực tiếp ôn thi vào lớp 10 THPT, qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy chuyên đề cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cách hướng dẫn học sinh thi vào lớp 10 THPT ôn tập dạng câu hỏi Đọc hiểu theo hướng sau: 
2.3.1. Ôn luyện lý thuyết Đọc hiểu: 
2.3.1.1. Những vấn đề liên quan đến đọc hiểu: Giáo viên nghiên cứu tài liệu và hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được những dạng kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi Đọc hiểu trong đề thi. Bao gồm các dạng như: 
- Các phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận.
- Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá,  
 - Các câu hỏi liên quan đến kiến thức Tiếng Việt lớp 9: Các phương châm hội thoại; Sự phát triển của từ vựng; Khởi ngữ; Các thành phần biệt lập;....
- Các câu hỏi liên quan đến kiến thức tiếng Việt lớp 9: Các phương châm hội thoại; Sự phát triển của từ vựng; Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp; Nghĩa tường minh và hàm ý; Các thành phần biệt lập; Khởi ngữ. 
- Xác định nội dung, chi tiết, hình ảnh chính trong văn bản (nhan đề, chủ đề, chi tiết, hình ảnh đặc sắc) 
2.3.1.2. Cách xác định và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu:
a) Các phương thức biểu đạt và cách xác định đúng phương thức biểu đạt:
Nhìn chung trong giao tiếp con người ít khi sử dụng một phương thức biểu đạt thuần túy mà thường sử dụng nhiều phương thức biểu đạt một lúc. Dù có vận dụng bao nhiêu phương thức biểu đạt trong một văn bản thì trong đó vẫn phải có một phương thức chủ đạo. 
* Phương thức tự sự: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, hay một chuỗi các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả - Trình bày theo diễn biến sự vật, sự việc. 
- Cách nhận biết: 
+ Dạng tồn tại: Văn bản tự sự: tác phẩm truyện, tiểu thuyết; bản tin báo chí; bản tường thuật, bản tường trình 
+ Đặc trưng của văn bản tự sự: Có cốt truyện; có nhân vật tự sự, sự việc; có tư tưởng, chủ đề; có ngôi kể thích hợp. 
* Phương thức miêu tả: Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng. 
- Cách nhận biết: 
+ Từ ngữ, câu văn giàu sức gợi giúp người đọc, người nghe có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả. 
+ Dạng văn bản: Các bài văn tả cảnh, tả người, vật; đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự. 
* Phương thức biểu cảm: Bày tỏ, bộc lộ cảm xúc, tâm trạng trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật... 
- Cách nhận biết: 
+ Các văn bản: thơ trữ tình, tùy bút; các bức điện mừng, thăm hỏi, chia buồn 
+ Mật độ các từ ngữ biểu cảm xuất hiện trong văn bản. 
* Phương thức nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết – nêu ý kiến đánh giá, bình luận. 
- Cách nhận biết: 
+ Dạng văn bản tồn tại: các văn bản chính luận, trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục. 
- Thể loại: 
+ Văn nghị luận trung đại: hịch, cáo, chiếu, biểu 
+ Văn nghị luận hiện đại: xã luận, bình luận, lời kêu gọi; sách lí luận; bài viết tranh luận về một vấn đề trính trị, xã hội, văn hóa. 
* Phương thức thuyết minh: Giới thiệu, cung cấp, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe - Giới thiệu đặc điểm tình chất, cấu tạo, công dụng. 
- Cách nhận biết: 
+ Dạng văn bản: Các văn bản giới thiệu sản phẩm, giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật; trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học. 
Sau khi hướng dẫn cụ thể cách nhận biết các phương thức biểu đạt, giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống bằng bản đồ tư duy để giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
b) Các biện pháp tu từ
Các biện pháp tu từ thường gặp khi các em làm bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn bao gồm: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, nói giảm nói tránh, liệt kê, tương phản, đối lập, Câu hỏi tư từ.
Để làm tốt nội dung này, giáo viên gợi dẫn, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về những nội dung có liên quan bằng bản đồ tư duy, từ đó giúp các em ghi nhớ, khắc sâu kiến thức.
c) Các câu hỏi liên quan đến kiến thức tiếng Việt lớp 9:
Riêng phần kiến thức tiếng Việt lớp 9, học sinh mới học, do đó, giáo viên gợi dẫn để học sinh nhớ lại nội dung và khái quát bằng bản đồ tư duy.
* Các phương châm hội thoại
* Sự phát triển của từ vựng:
* Khởi ngữ:
* Các thành phần biệt lập:
2.3.1.3. Một số lưu ý về phương pháp làm Đọc hiểu 
Để làm tốt bài đọc hiểu, học sinh cần chú ý các vấn đề sau:
- Đọc kĩ ngữ liệu trong đề.
- Đọc câu hỏi, tìm các kiến thức có liên quan.
- Đối chiếu với lý thuyết đã hướng dẫn để nhận diện phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ,
- Đọc kĩ, tìm hiểu từ ngữ quan trọng, thông điệp hay nội dung ý nghĩa, bài học cuộc sống, mà ngữ liệu hướng tới.
- Về cách trả lời câu hỏi phần đọc hiểu: Thường là câu trả lời ngắn, do đó, giáo viên định hướng cho học sinh không nên viết dài dẫn đến không đúng ý. Phải trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Riêng phương thức biểu đạt, phải xác định đúng phương thức biểu đạt chính, tránh hiện tượng liệt kê tất cả các phương thức biểu đạt được học. Với câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa, cảm nhận đòi hỏi h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_ky_nang_lam_phan.doc