SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh
Khi vừa lọt lòng ta đã được nghe câu hát ru ầu ơ của bà của mẹ :
“ Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang ”
Rồi thì :
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ”
Vậy là khi vừa chào đời, mỗi chúng ta đã được trò chuyện giao tiếp với những người xung quanh mà không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Chỉ cần sử dụng biện pháp so sánh trong câu ca dao trên , tâm tư tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh. Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
A .MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Khi vừa lọt lòng ta đã được nghe câu hát ru ầu ơ của bà của mẹ : “ Ơn cha nặng lắm ai ơi Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang ” Rồi thì : “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra ” Vậy là khi vừa chào đời, mỗi chúng ta đã được trò chuyện giao tiếp với những người xung quanh mà không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Chỉ cần sử dụng biện pháp so sánh trong câu ca dao trên , tâm tư tình cảm của con người sẽ được bộc lộ một cách kín đáo và tế nhị. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh... Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5. Trong thực tế, GV và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này hầu như chưa có, vì vậy, GV tiểu học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo. Xuất phát từ những lí do trên, trong quá trình dạy học nhiều năm qua, tôi đã rút ra: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh”. Điều đó khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh về kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Đó chính là mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm này. II. Mục đích nghiên cứu Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó học sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ. Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3. III. Đối tượng nghiên cứu - Phương pháp và quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt. - Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. - Đưa ra Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt biện pháp tu từ so sánh - Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của Sáng kiến kinh nghiệm. -Thực nghiệm với học sinh lớp 3 . IV. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy và học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp. - Phương pháp thực nghiệm dạy học. B .NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm : + Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, mục tiêu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua việc giải bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của phép tu từ so sánh. Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh, chương trình còn yêu cầu HS biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Đây cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép so sánh tu từ khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4 hoặc lớp 5. Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho HS lớp 3 còn ở mức độ sơ giản song thông qua đó chương trình còn muốn bước đầu trang bị cho HS những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm và nhân cách HS. + Nội dung dạy học biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 Nội dung về biện pháp tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả chỉ có 7 tiết học, khoảng 1/5 tổng số thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt. Phép tu từ so sánh được dạy ở học kì I, cứ 2 tuần một tiết. Có thể thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh cụ thể như sau: Thống kê nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu: Tuần Chủ điểm Nội dung dạy học Trang 1 Măng non Làm quen với phép so sánh 8 3 Mái ấm Tìm hình ảnh so sánh và nhận biết các từ chỉ sự so sánh 24 5 Tới trường So sánh hơn kém, cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh 43 7 Cộng đồng So sánh sự vật với con người 58 10 Quê hương Làm quen so sánh âm thanh với âm thanh 79 12 Bắc- Trung-Nam So sánh hoạt động với hoạt động 98 15 Anh em một nhà Đặt câu có hình ảnh so sánh 126 Qua phân tích nội dung dạy học, chúng ta thấy rằng, lớp 3 dạy phép tu từ cho HS thông qua hệ thống các bài tập, Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có hai loại bài tập sau: a. Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh: Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh: Dạng 3: Tìm các từ so sánh Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh b. Bài tập vận dụng phép tu từ so sánh Dạng 1: Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh ( Bài tập điền khuyết) Dạng 2: Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh ( Nhìn tranh đặt câu) II. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm . + Thực trạng dạy học của giáo viên Nhìn chung, nhiều GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh cho HS. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình. GV biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học giúp các em tiếp cận với phép so sánh một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một số giáo viên còn gặp khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt. + Thực trạng học của học sinh Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học của học sinh còn nghèo .Một số em chưa có khả năng nhận biết về nghệ thuật, học sinh chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể. Nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỷ mỉ thực tế. Trong quá trình dạy học tôi thấy HS thường mắc các lỗi về phép tu từ so sánh sau đây: - Tìm sai từ so sánh - Nhận diện sai các yếu tố so sánh - Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí - Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh. Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh của học sinh lớp 3B năm học 2015 - 2016 tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng số học sinh lớp 3B Số học sinh đạt yêu cầu về nhận biết tu từ so sánh Số học sinh chưa có kỹ năng nhận biết tu từ so sánh Số học sinh không nhận biết tu từ so sánh 34 em 13/34 ≈ 38,2% 11/34 ≈ 32,3% 10/34 ≈ 29,5% III. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề : 1. Dạy học theo quy trình Để học sinh học tốt dạng bài tu từ so sánh ,bất cứ một bài tập nào, GV cần dạy theo quy trình sau: - Bước 1: Đọc kỹ đề bài; xác định đúng yêu cầu; phân tích yêu cầu của bài - Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập để làm mẫu - Bước 3: Học sinh làm bài vào vở bài tập, phiếu hoặc bảng con - Bước 4: Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét về kết quả, so sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án ( HS phải lí giải được đáp án của mình ) - Bước 5: GV phải giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó và kết luận đáp án đúng. - Bước 6:. Học sinh rút ra những điều cần ghi nhớ về bài học. * Ví dụ : Bài tập 2 (Trang 8 Sách Tiếng Việt 3 tập 1): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau: Ơ cái dấu hỏi Trông ngộ ngộ nghê Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe - Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu, xác định đúng yêu cầu của đề bài; phân tích yêu cầu của bài - Giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sự vật. - HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào SGK - Học sinh trình bày bài làm, trao đổi, nhận xét về kết quả, so sánh đối chiếu kết quả của học sinh với đáp án. - Giáo viên có thể hỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó - Giáo viên đưa ra đáp án Sự vật so sánh Từ so sánh Sự vật được so sánh Cái dấu hỏi như vành tai nhỏ + Giáo viên có thể vẽ lên bảng hoặc giải thích cho học sinh hiểu Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. (Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn). * Chú ý : Phương pháp này có hiệu quả nhất là sử dụng khi tìm hiểu bài . 2. Dạy theo dạng bài tập Bài tập về so sánh lớp 3 được chia làm 2 loại: Loại 1: Bài tập theo mẫu (Bài tập nhận diện) gồm các dạng bài tập sau: Dạng 1: Tìm những sự vật được so sánh: Dạng 2: Tìm những hình ảnh so sánh: Dạng 3: Tìm các từ so sánh Dạng 4: Tìm các đặc điểm so sánh Loại 2: Bài tập sáng tạo ( Bài tập vận dụng ) gồm các dạng bài tập sau: Dạng 1: Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh (bài tập điền khuyết) Dạng 2: Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh ( Nhìn tranh đặt câu) a . Đối với loại bài tập nhận diện - Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết các từ chỉ sự vật được so sánh; những hình ảnh so sánh; các từ so sánh và các đặc điểm so sánh . Dạng bài tập này rất đơn giản, nhận dạng rất dễ vì trong câu thường xuất hiện các từ so sánh (như, là , giống , tựa, chẳng bằng ...). Chủ yếu là nhận biết các sự vật so sánh thông qua các bài tập . Dạng này chiếm đa số trong chương trình . Nó được xây dựng dựa trên 4 mô hình sau:. a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật. b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người. c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động. d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh. Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới. - Cách tiến hành Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động . Bước 2: HS tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu hoặc vở bài tập. Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả Bước 4: GV tổ chức cho HS rút ra bài học, thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý. Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới về phép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu. Hướng phân tích tập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra 2 yếu tố quan trọng của phép tu từ so sánh là cái so sánh và cái được so sánh. - Hình thức tổ chức Khi sử dụng phương pháp này với hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy học theo nhóm, học cá nhân có sự hỗ trợ của phiếu giao việc. Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 1(Tiếng Việt 3) Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây: Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. c. Cánh diều như dấu “á” Ai vừa tung lên trời. d. Ơ, cái dấu hỏi Trông ngồ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe. (TV3, T.1, Tr.8) Để giúp HS làm bài tập này GV có thể tiến hành như sau: Hoạt động của GV - Đọc yêu cầu bài tập? - Bài tập yêu cầu tìm gì? - Muốn tìm được những sự vật được so sánh với nhau, các em phải làm gì? GV yêu cầu HS làm mẫu BT a. GV kẻ sẵn lên bảng: Sự vật so sánh Sự vật được so sánh Hai bàn tay em Hoa đầu cành ? Nhận xét xem bạn tìm đúng chưa? GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp về các câu còn lại. GV yêu cầu 3 HS lần lượt điền từng câu vào bảng. GV tổ chức cho HS nhận xét bài làm trên bảng. GV chốt lại lời giải đúng: Câu b: mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ. Câu c: cánh diều được so sánh với dấu “ á”. Câu d: dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ. GV lưu ý HS về cách trả lời: ở câu b, các em có thể nói “ mặt biển” hoặc “mặt biển sáng trong” hay “tấm thảm khổng lồ” hoặc “ tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”. Tương tự với các câu còn lại. GV kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau. Ví dụ: ? Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành? (Câu a) ? Vì sao nói mặt biển như một tấm thảm khổng lồ? Mặt biển và tấm thảm có gì giống nhau? (Câu b) - Màu ngọc thạch là màu thế nào? (GV cho HS xem một chiếc vòng ngọc thạch hoặc ảnh một đồ vật bằng ngọc thạch, nếu có.) GV: Khi gió lặng, không có dông bão, mặt biển phẳng lặng, sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. (GV cho HS xem tranh minh hoạ cảnh biển lúc bình yên, nếu có.) ? Vì sao cánh diều được so sánh với dấu “á”? (GV treo bảng tranh minh họa cánh diều, mời 1 HS lên bảng vẽ một dấu “á” thật to để các em thấy sự giống nhau giữa cánh diều và dấu “á”.) ? Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ? (GV viết bảng một dấu hỏi rất to, giúp HS thấy sự giống nhau giữa cánh diều và dấu hỏi và vành tai.) GV kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta. Hoạt động của HS - 2 HS đọc to bài tập - Tìm những sự vật được so sánh với nhau. - Tìm các từ chỉ sự vật - 1 HS lên bảng điền. - HS nhận xét, GV bổ sung. - HS thảo luận theo cặp. - HS nhận xét. - Vì hai bàn tay của bé nhỏ, xinh như một bông hoa. - Đều phẳng, êm và đẹp - Xanh biếc, sáng trong - Vì cánh diều hình cong cong, võng xuống, giống hệt một dấu “á”. - Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì một vành tai. - Cả lớp chữa bài tập vào vở. b .Đối với loại bài tập vận dụng Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và biết đặt câu có dùng phép tu từ so sánh. Với loại bài này, khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu là thao tác phân tích chứng minh và phân tích phán đoán. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS các điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó. Cách tiến hành Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập Bước 2: Quan sát kĩ các cặp từ trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh trong tranh hoặc đọc thầm ngữ liệu bài tập. Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh) Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu Bước 5: HS trình bày kết quả - Hình thức tổ chức Khi sử dụng phương pháp này với hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy học theo nhóm, học cá nhân có sự hỗ trợ của phiếu giao việc. Loại bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn .Tuy nhiên , nó tập trung ở cuối chương trình Học kì 1 gồm 2 dạng bài tập . b1: Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh (Nhìn tranh đặt câu) Tương tự Bài tập 3/SGKtrang126: Ta có thể đưa ra bài tập sau: Ví dụ : Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh Cây thông cao như ngọn tháp . Nụ cười của cô ấy xinh như hoa hồng - Thỏ thì hiền hơn hổ. b2:Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh ( Dạng bài tập điền khuyết) Ví dụ: Bài tập 4 / SGKtrang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như..., như... b.Trời mưa, đường đất sét trơn như... c. Ở thành phố có nhiều toà nhà cao như .... Ở mỗi câu, giáo viên nên để học sinh xác định sự vật đã cho để cho học sinh có thể tìm nhiều từ cần điền . Ví dụ: a. như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển b. như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu ... c. núi, những ngọn tháp ... Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy, nhất là các tiết Tiếng Việt (Tăng cường) Giáo viên nên đưa thêm những bài tập tương tự hai dạng trên để học sinh khắc sâu kiến thức . 3. Dạy biện pháp tu từ so sánh tích hợp vào các môn học : a) Tích hợp dạy học phép tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt: Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng Việt, giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với nhau. * Tích hợp dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc ở lớp 3 Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Cửa Tùng ”, để giải thích từ ngữ (chiếc thau đồng ,bờ biển Cửa Tùng) GV có thể cho học sinh tìm câu văn có sử dụng biện pháp so sánh. học sinh sẽ rất dễ dàng tìm ra câu: - Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển. - Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Với những câu văn hay như thế, học sinh đã tìm được thì sẽ nhớ rất lâu và sẽ áp dụng tốt trong việc viết văn của mình . *Tích hợp dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 3: Một tiết Tập làm văn thuộc kiểu bài Nói viết theo chủ điểm thường có 2 bài tập: một bài tập rèn kĩ năng nói, một bài tập rèn kĩ năng viết. Sau đây, là ví dụ minh hoạ các bước dạy bài tập nói, viết có vận dụng phép tu từ so sánh. Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 12 (Tiếng Việt 3) Bài 1: Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,... ). Nói những điều em biết theo gợi ý dưới đây: a. Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở nơi nào? b. Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? c. Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp? d. Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì? Sau khi cho học sinh quan sát tranh và trả lời các câu hỏi gợi ý trên, Giáo viên yêu cầu học sinh: - Em hãy viết những câu văn trên cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng phép so sánh? M: Những dãy núi xanh uốn lượn như những nét vẽ mềm mại của người họa sĩ. - Học sinh đặt câu GV hướng dẫn cả lớp nhận xét: - Cách dùng từ đặt câu có gì hay? Bạn đã sử dụng phép so sánh như thế nào? HS phát biểu, GV chốt lại. b) Tích hợp Biện pháp tu từ so sánh qua các môn học khác: * Dạy Tự nhiên xã hội : Khi dạy bài “ Các thế hệ trong gia đình’’ Giáo viên có thể cho học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói về tình cảm của những người thân trong gia đình. Học sinh đại trà tìm tự do. Học sinh hoàn thành mức độ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_bien_pha.doc