SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành môn Hóa học 10 nâng cao trong trường trung học phổ thông

SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành môn Hóa học 10 nâng cao trong trường trung học phổ thông

 Hóa học là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi sự ra đời của các vật liệu mới, thuốc chữa bệnh.

Làm các thí nghiệm Hóa học có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, phù hợp với nguyên lý giáo dục, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, tư duy biện chứng, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, góp phần giáo dục kỹ năng sống, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tự mình tiến hành các thao tác thí nghiệm các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.

Với nhiều năm giảng dạy Hóa học THPT, qua việc thực hiện các thí nghiệm Hóa học tôi đã tổng kết, đúc rút được " Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành môn Hóa học 10 Nâng Cao trong trường Trung học phổ thông ".

Tôi trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện đề tài này, giúp cho việc thực hành, thí nghiệm môn Hóa học được thành công và làm cho học sinh tin tưởng vào chân lí khoa học, từ đó các em hứng thú học tập môn Hóa học.

 

doc 23 trang thuychi01 14696
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành môn Hóa học 10 nâng cao trong trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI :
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ DẠY TỐT CÁC BÀI THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC 10 NÂNG CAO TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Nguyễn Mạnh Tuấn
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 1
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ NĂM 2017
TRANG
1.
Mở đầu.
1
1.1.
Lí do chọn đề tài..
1
1.2.
Mục đích nghiên cứu...
1
1.3.
Đối tượng nghiên cứu..
2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu
2
2.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.1.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
a.
Về học sinh..
3
b.
Về giáo viên.
3
c.
Về cơ sở vật chất.
3
2.3.
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
a.
Thông thường giờ thực hành được tiến hành theo trình tự sau đây
4
b.
Chuẩn bị..
4
c.
Thực hiện.
5
- Bài thực hành số 1.
5
- Bài thực hành số 2.
8
- Bài thực hành số 3.
9
- Bài thực hành số 4.
11
- Bài thực hành số 5.
12
- Bài thực hành số 6.
13
- Bài thực hành số 7.
17
2.4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường..
18
3.
Kết luận, kiến nghị...
18
- Kết luận.
18
- Kiến nghị...
19
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
MỤC LỤC
1. Mở đầu :
 1.1. Lí do chọn đề tài:
 Hóa học là một trong các môn khoa học cơ bản có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Quá trình phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi sự ra đời của các vật liệu mới, thuốc chữa bệnh... 
Làm các thí nghiệm Hóa học có tác dụng to lớn trong việc phát triển nhận thức của học sinh, phù hợp với nguyên lý giáo dục, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học, vì qua đó các em được tập quan sát, tư duy biện chứng, rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, góp phần giáo dục kỹ năng sống, chuẩn bị cho học sinh tham gia hoạt động thực tế. Do được tự mình tiến hành các thao tác thí nghiệm các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.
Với nhiều năm giảng dạy Hóa học THPT, qua việc thực hiện các thí nghiệm Hóa học tôi đã tổng kết, đúc rút được " Một số kinh nghiệm để dạy tốt các bài thực hành môn Hóa học 10 Nâng Cao trong trường Trung học phổ thông ". 
Tôi trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện đề tài này, giúp cho việc thực hành, thí nghiệm môn Hóa học được thành công và làm cho học sinh tin tưởng vào chân lí khoa học, từ đó các em hứng thú học tập môn Hóa học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy thực hành Hóa học nhằm “phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự làm của học sinh ”. 
Mục đích cơ bản của đề tài là: Làm thế nào để học sinh có thể làm thí nghiệm thực hành đúng thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm giúp học sinh hình thành và củng cố vững kiến thức, học sinh yêu thích học môn Hóa học từ đó nâng cao được chất lượng dạy và học. Đồng thời có thể giúp các giáo viên dạy Hóa học nghiên cứu kĩ hơn các loại thí nghiệm Hóa học, các bước tiến hành làm thí nghiệm và các phương pháp dạy thí nghiệm để từ đó tìm ra các cách thức áp dụng cho từng bài dạy cụ thể.
Thiết lập hệ thống thí nghiệm, qua đó làm nổi bật mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau, giúp học sinh vận dụng kiến thức nhiều lần để các em nhớ kỹ và hiểu kiến thức vững chắc, sâu sắc hơn.
Hình thành và củng cố tư duy hóa học về sự biến đổi chất, các hiện tượng hóa học đặc trưng, dự đoán hiện tượng thí nghiệm 
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
 - Hệ thống thí nghiệm và các bài thực hành trong chương trình hóa học 10 Nâng cao THPT 
- Giáo viên đổi mới khâu soạn bài, thiết kế bài soạn chu đáo đồng thời tổ chức cho học sinh hoạt động tích cực, tăng cường hợp tác theo nhóm, thực hành thí nghiệm.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
 1. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học.
 -Thu thập các tư liệu có liên quan đến đề tài: Sách giáo khoa Hóa học, các bài học có làm thí nghiệm, các sách tham khảo về phương pháp dạy Hóa học.
 2. Phương pháp điều tra sư phạm
- Điều tra trực tiếp bằng cách dự giờ phỏng vấn.
- Điều tra gián tiếp bằng cách sử dụng phiếu điều tra.
3. Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy Hóa học của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề,dự giờ thăm lớp.
4. Lấy thực nghiệm việc giảng dạy Hóa học ở trên lớp đặc biệt là những bài học Hóa học có thí nghiệm để tìm ra hướng rèn kĩ năng làm thí nghiệm cho các em học sinh.
 Áp dụng sáng kiến vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh cho phù hợp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận: 
	- Thí nghiệm hóa học là nguồn gốc, xuất xứ của kiến thức, qua quan sát thí nghiệm, học sinh thấy được hiện tượng, từ đó có nhận xét và rút ra kết luận vấn đề đang nghiên cứu, tức là từ thực tiễn đi đến tư duy lôgic có cơ sở khoa học.
	- Qua thí nghiệm tạo cho học sinh hứng thú học tập, nâng cao lòng yêu khoa học , phát huy được khả năng sáng tạo, tính tò mò ham học hỏi .
	- Thí nghiệm hóa học giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống của con người.
	- Thí nghiệm hóa học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức đã học được trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào các lĩnh vực hoạt động của con người.
	- Thí nghiệm hóa học có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh, giúp học sinh hình thành những đức tính tốt của con người mới: làm việc khoa học, thận trọng, ngăn nắp, gọn gàng. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong môn hóa học ở trường THPT là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người thầy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
1- Về học sinh: 
Học sinh còn rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm. Các em làm thí nghiệm rất chậm đôi khi còn không theo đúng trình tự thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa được chính xác, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tiết học.
2- Về giáo viên:
Một số giáo viên thì ngại dạy môn Hóa học vì nó có nhiều thí nghiệm mà giáo viên nghiên cứu chưa kĩ các phương pháp dạy thí nghiệm Hóa học nên vẫn còn lúng túng trong cách tổ chức hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. Một số giáo viên khác lại ngại không cho học sinh thực hành thí nghiệm mà chỉ giáo viên làm cho học sinh quan sát vì kĩ năng làm của các em quá chậm ảnh hưởng đến thời lượng 45 phút của tiết học. 
Ở một số thí nghiệm giáo viên làm không thành công từ đó làm học sinh hoang mang tiếp thu kiến thức một cách bị thụ động ép buộc
3- Về cơ sở vật chất:
Một số thiết bị và hóa chất thí nghiệm qua một thời gian sử dụng đã bị hỏng không còn đáp ứng được yêu cầu của bộ môn nên có một số thí nghiệm giáo viên chỉ thông báo kết quả, học sinh không được trực tiếp làm thí nghiệm.
Nhà trường đã có phòng học bộ môn rất thuận lợi cho việc tổ chức các tiết học có thực hành, thí nghiệm
Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa học được thành công.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề :
a. Thông thường giờ thực hành được tiến hành theo trình tự sau đây:
- Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, giải thích ngắn gọn quá trình tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình sau thí nghiệm. Giáo viên cần lưu ý học sinh những quy tắc kĩ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm, đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong thí nghiệm. 
 - Khi học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm học sinh, uốn nắn những sai sót khi cần thiết nhưng tránh không làm thay học sinh. Nói chung, trong giờ thực hành mỗi học sinh phải được làm tất cả các thí nghiệm. Nhưng do khả năng trang bị hóa chất và dụng cụ thí nghiệm hạn chế, nội dung của giờ thực hành thường được thực hiện theo nhóm từ 5 đến 6 học sinh. Trong trường hợp này cũng cần phân công việc làm rõ ràng, hợp lí giữa các học sinh trong nhóm.
- Cuối giờ thực hành mỗi học sinh phải hoàn thành bản tường trình thí nghiệm. Mẫu tường trình thí nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây:
 + Tên thí nghiệm.
 + Mô tả cách tiến hành thí nghiệm, vẽ hình.
 + Mô tả những hiện tượng đã quan sát được. Nhận xét.
 + Giải thích và kết luận. Viết các phương trình phản ứng có liên quan.
 - Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp ngăn nắp các hóa chất và dụng cụ vào nơi đã được quy định.
b. Chuẩn bị:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà những phần như sau: tên thí nghiệm, mục đích thí nghiệm, dụng cụ và hóa chất, cách tiến hành và vẽ hình.
- Hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung thí nghiệm biết cách soạn dụng cụ và hóa chất cho thí nghiệm đó.
- Hướng dẫn học sinh dựa vào thông tin sách giáo khoa và kiến thức đã học nêu cách tiến hành thí nghiệm, cách lắp ráp dụng cụ được minh họa bằng hình vẽ.
- Hướng dẫn các em vào phần mềm hóa học vẽ hình, tôi muốn tập dần cho các em làm quen và ứng dụng với công nghệ thông tin vào bộ môn hóa.
- Yêu cầu các nhóm ghi rõ phân công cụ thể các thành viên làm những công việc gì như nhóm 1 gồm 5 bạn thì: một bạn chuẩn bị lên báo cáo, một bạn làm vệ sinh, một bạn viết tường trình, 2 bạn làm các thí nghiệm.., tránh trường hợp một bạn làm hết các thí nghiệm, một bạn viết tường trình, còn các bạn khác thiếu tập trung. Và sự phân công này được thay đổi luân phiên giữa các bài thực hành.
- Phần còn lại của bảng tường trình là quan sát hiện tượng, giải thích, viết phương trình hóa học và kết luận thì vào lớp các em thực hiện thí nghiệm rồi hoàn thành bản tường trình.
c. Thực hiện:
- Yêu cầu học sinh nêu phần chuẩn bị, đại diện các nhóm lần lượt nêu tên, mục tiêu, cách tiến hành thí nghiệm. Phần này tôi cho học sinh báo cáo trước lớp hoăc có thể trình chiếu trên máy vi tính ( thời gian 8 phút ).
- Giáo viên nhận xét các phần trình bày của học sinh, bổ sung, chỉnh sửa nếu có ( thời gian 2 phút ).
- Sau đó giáo viên nêu yêu cầu kĩ thuật tiến hành thành công các thí nghiệm ( 5 phút ).
- Học sinh tiến hành thí nghiệm thực hành ( 21 phút ).
- Học sinh viết tường trình thí nghiệm ( 5 phút ).
- Học sinh dọn rửa dụng cụ ( 2 phút ).
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, rút kinh nghiệm ( 2 phút ).
* Nếu các em có sự chuẩn bị tốt và phân công rõ ràng thì tiết thực hành rất thành công và giáo viên đứng lớp dạy rất nhẹ nhàng vì đã chuyển sang vai trò tổ chức điều khiển các em, còn học sinh lại chủ động trong tiết học tập của mình, càng làm tăng thêm tính hứng thú say mê học bộ môn Hóa hơn.
 BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
Bài học số: 15
---10NC---
MỘT SỐ THAO TÁC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM HÓA HỌC. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT TRONG CHU KỲ VÀ NHÓM
Tiết số: 24
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
1. Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học.
a) Lấy hoá chất.
- Không nên làm: 
 * Không lấy tay bốc lấy hoá chất.
 * Không để úp nắp hoá đậy hoá chất xuống bàn ( làm mất độ tinh khiết của hoá chất).
- Nên và phải làm:
 * Lầy thìa để xúc lấy hoá chất.
 * Để ngửa nắp hoá chất lên bàn.
Đối với chất lỏng:
- Không nên làm: 
 * Không rót trực tiếp từ lọ này sang lọ kia hoặc ống nghiệm này sang ống nghiệm kia.
- Nên và phải làm:
 * Dùng phễu hoăc ống nhỏ giọt .
 - Không nên làm: 
 * Dùng tay cầm trực tiếp ống nghiệm hoặc lọ hoá chất
.- Nên và phải làm: Phải dùng giá sắt hoặc cặp ống nghiệm khí rót hoá hoá chất.
 * Dùng ống nhỏ giọt để nhỏ hoá chất lỏng vào ống nghiệm. 
b) Trộn hoặc hoà tan các hoá chất trong ống nghiệm.
- Trộn các hoá chất trong cốc: Dùng đũa thuỷ tinh khuấy trộn.
- Trộn các hoá chất trong ống nghiệm: Tay phải, dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa cầm ống nghiệm đập nhẹ vào ngón trỏ của bàn tay trái hoặc đập nhẹ và lòng bàn tay trái.
- Không dùng ngón tay bịt miệng ống để lắc. Vì hoá chất dính vào tay gây độc hại.
( Hình vẽ và nội dung lí thuyết kết hợp thêm SGK)
c) Đun nóng hoá chất.
- Đun hoá chất rắn trong ống nghiệm, cặp ống nghiệm miệng ống hơi chút xuống tránh khi đun có hơi nước đông tụ chảy xuống đáy ống nghiệm gặp nóng dễ bị nứt ống.
- Khi đun hoá chất lỏng trong cốc phải dùng lưới sắt hoặc màng amiăng), không đun trực tiếp cốc với đèn cồn dễ làm với cốc. 
- Không cúi mặt sát cốc đang đun nóng.
- Cặp ống nghiệm theo đúng qui cách như hình vẽ.
2. Thực hành về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
a) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Lấy 2 mẩu kali và natri cùng bằng hạt đậu cho vào 2 cốc nước pha sẵn dung dịch phenolphtalein. Quan sát, giải thích, viết phương trình hoá học.
b) Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì.
- Chuẩn bị 3 cốc đều chứa 60ml nước và vài giọt phenolphtalein, cốc (3) có đun nóng.
- Chuẩn bị 3 mẩu Na, Mg ( 1 của Na, 2 của Mg) 3 mẩu đều có kích thước giống nhau. Cho Na vào cốc (1) và 2 mẩu Mg vào cốc (2) và (3). Quan sát, nhận xét, rút ra kết luận về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì.
Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
Bài học số: 28
---10NC--- 
PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
Tiết số: 46
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
a) Cách tiến hành:
 Cho vào ống nghiệm một viên kẽm nhỏ chứa sẵn 2ml dd H2SO4 15%.
b) Quan sát hiện tượng , giải thích, viết PTHH. ()
 + " +
2.Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
a) Cách tiến hành:
 Cho đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào ống nghiệm chứa sẵn 2 ml dd CuSO4.
b) Đợi 10 phút sau quan sát hiện tượng , giải thích, viết PTHH. ()
Fe + CuSO4 " Cu + FeSO4
Vai trò các chất tham gia phản ứng:
3. Phản ứng oxi hoá - khử giữa Mg và CO2.
- Chuẩn bị bình khí CO2, cho vào dáy bình lớp cát mỏng bảo vệ.
- Dây thép nhỏ xoắn lò xo có gắn băng Mg.
- Đốt băng Mg trên đền cồn đến khi cháy rồi đưa nhanh vào bình khí CO2. Quan sát hiện tượng xảy ra ( chú ý bột trắng của MgO và muội đen của C)
- Viết PTHH, xác định số oxi hoá các chất, vai trò các chất trong phản ứng. Cho biết có thể dập ngọn lửa Mg đang cháy bằng CO2 được không?
4.Phản ứng oxi hoá khử trong môi trường axit
a) Cách tiến hành:
 Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4 thêm vào đó 1ml dd H2SO4 loãng, nhỏ tiếp từng giọt dd KMnO4 lắc nhẹ sau mỗi lần nhỏ giọt.
b) Quan sát hiện tượng , giải thích, viết PTHH. ()
10FeSO4+2KMnO4 +8H2SO4 " 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
HỌC KỲ II
Chương 5: NHÓM HALOGEN
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
Bài học số: 38
 ---10NC--- 
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA HALOGEN
Tiết số: 46 
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Điều chế clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
- Lắp dụng cụ và dùng hoá chất như hình vẽ.
- Bóp nhẹ cao su của ống nhỏ giọt để dung dịch HCl chảy xuống ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Gợi ý:
Phản ứng:
KClO3 + HCl " KCl + HClO3
HClO3 có tính oxi hoá mạnh và dễ bị 
phân huỷ trong môi trương axit: 
2HClO3 + 10HCl" 6Cl2 + 6H2O
 Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hoá của clo, brom và iot.
 Lần 1:
Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn, mỗi ống chứa riêng biệt các dung dịch: NaCl, NaBr và NaI ( Có thể đều là muối Kali). Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo. Quan sát hiện tượng và giải thích, viết PTHH.
 Lần 2:
Làm tương tự như trên:
Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn, mỗi ống chứa riêng biệt các dung dịch: NaCl, NaBr và NaI ( Có thể đều là muối Kali). Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước brom. Quan sát hiện tượng và giải thích, viết PTHH.
 Lần 3:
Làm tương tự như trên:
Lấy 3 ống nghiệm có ghi nhãn, mỗi ống chứa riêng biệt các dung dịch: NaCl, NaBr và NaI ( Có thể đều là muối Kali). Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước iot. Quan sát hiện tượng và giải thích, viết PTHH.
Rút ra kết luận chung về tính oxi hoá của clo, brom và iot.
3. Tác dụng của iot với hồ tinh bột.
- Cho vào ống nghiệm một ít hồ tinh bột, nhỏ một giọt iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và nêu nguyên nhân.
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
Bài học số: 39
---10NC--- 
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA HALOGEN
Tiết số: 55 
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Tính axit của axit HCl
- Lấy 4 ống nghiệm để trên giá gỗ, cho vào mỗi ống các hoá chất như hình vẽ.
- Nhỏ lần lượt vào mỗi ống một ít dung dịch HCl, lắc nhẹ từng ống.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm
- Giải thích và viết PTHH xảy ra trong từng ống nghiệm.
Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Ja – ven.
- Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Ja –ven. Bỏ tiếp và một miếng vải màu hoặc giấy màu. Để yên một thời gian. Quan sát hiện tượng, nêu nguyên nhân.
Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch
- Mỗi bình mất nhãn chứa riêng biệt một trong các dung dịch: NaBr, HCl, NaI và NaCl.
- Tìm hoá chất, dụng và tiến trình thí nghiệm để biết được mỗi bình chứa dung dịch gì. Viết các phản ứng ( nếu có).
Chương 6: NHÓM OXI
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5
Bài học số: 47
---10NC--- 
TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH
Tiết số: 68 
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1:Tính oxi hoá của các dơn chất oxi và lưu huỳnh
- Đốt nóng đỏ một đoạn dây thép xoắn có gắn cục thn là mồi trên ngọn lửa đèn cồn, khi cục than bén lửa đỏ thì đưa nhanh vào bình khí oxi.
-Quan sát hiện tượng, viết PTHH và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
- Cho một ít hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh vào ống nghiệm. Đốt nóng hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra.
- Quan sát hiện tượng, viết PTHH và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
Thí nghiệm 2: Tính khử của lưu huỳnh
- Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình khí oxi.
- Quan sát hiện tượng, viết PTHH và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
Thí nghiệm 3: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ:
- Đun nóng liên tục một ít lưu huỳnh trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh khi nghiệt độ tăng. Giải thích sự biến đỏi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ.
Chương 6: NHÓM OXI
 BÀI THỰC HÀNH SỐ 6
Bài học số: 48
---10NC--- 
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA
LƯU HUỲNH
Tiết số: 76 
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hđrosunfua
Lắp dụng cụ và sử dụng hoá chất như hình vẽ.
Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.
Quan sát hiện tượng, viết PTHH, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit
Lắp dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 như hình vẽ.
Tính khử của SO2:
Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 loãng. Quan sát hiện tượng, viết PTHH, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Bước 1)
 tạo dd H2S
Bước 2)
 Tính oxi hoá của SO2:
- Dẫn khí H2S điều chế được ở thí nghiệm 1 vào nước, được dung dịch axit sunfuhiđric.
- Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S.
- Quan sát hiện tượng, viết PTHH, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Thí nghiệm 3: Tính oxi hoá và tính háo nước của axit sufuric đậm đặc.
* Tính oxi hoá:
- Cho vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm ( hết sức cẩn thận), cho tiếp vài mảnh nhỏ Cu vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. 
- Quan sát hiện tượng, viết PTHH và xác định vai trò các chất tham gia phản ứng.
- Thử khí SO2 thoát ra băng quì tím ở ống nghiêm có nước (2).
* Tính háo nước.
- Cho một thìa nhỏ đường kính hoặc bột gạo vào ống nghiệm. Nhỏ vài giọt axit H2SO4 đặc vào ống nghiệm,đợi 3-4 phút.
- Quan sát hiệt tượng, viết PTHH và giải thích.
Chương 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
Bài học số: 52
 ---10NC--- 
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC
Tiết số: 85
HÌNH VẼ
CÁCH TIẾN HÀNH
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.
Chuẩn bị 2 ống nghiệm để trên giá gỗ.
Rót vào ống (1) 3 ml dung dịch HCl 18% , ống (2) 3ml dung dịch HCl 6%.
Cùng cho vào 2 ống 2 viên kẽm có kích thước giống nhau.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai ống nghiệm, rút ra kết luận và giải thích. Viết PTHH cảu phản ứng xảy ra.
Gợi ý: Hiện tượng:
Cả 2 ống đều có bọt khí bay lên nhưng bọt khí ở ống (1) bay l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_de_day_tot_cac_bai_thuc_hanh_mon_hoa.doc